Hán Hương ( Dịch Full )

Chương 6 - Q1- Chương 006: Thái Tể Của Tần Thủy Hoàng. (2)

Q1- Chương 006: Thái Tể của Tần Thủy Hoàng. (2) Q1- Chương 006: Thái Tể của Tần Thủy Hoàng. (2)

“ Người Hung Nô?” Sơn thần hình như đã nhận ra vấn đề, chuyên môn nói chậm từng chữ một:

Có phải là ông ta vừa nói Hung Nô? Vân Lang chưa nghe rõ lắm, chỉ thấy tay ông ta có vẻ nắm chặt lấy chuôi kiếm, y lắc đầu thật nhanh.

“ Thứ dân?”

Nghe giọng điệu ông ta rõ ràng là coi thường, Vân Lang lắc đầu, y nghe rõ rồi, không muốn làm nhân vật ở tầng chót của xã hội.

“ Lương gia tử?”

Lương gia tử? Cái này nghe rất chính xác, là từ cổ, chẳng biết từ đời nào, cơ mà nghĩ chung của nó là nói tới con nhà lành, thân thế trong sạch, là người tự do, trên lương gia tử là quan viên và quý tộc, Đổng Trác nhà Hán cũng là lương gia tử đấy, nghe có vẻ không tệ.

Sơn thần thấy Vân Lang xác nhận có vẻ thở phào, tay cũng nhẹ hơn, không còn thô bạo như trước nữa.

Một bát sữa hươu lại đổ vào miệng, Vân Lang tin rằng không bị biến thành lương thực cho hổ nữa, uống càng tích cực.

Đời người có rất nhiều cái ngưỡng phải vượt qua, với Vân Lang đây là cái quan trọng nhất, y vẫn hồ đồ, nhưng khao khát sống của y lại vô cùng rõ ràng mãnh liệt.

Cứ thế thời gian thắm thoắt trôi đi, Vân Lang ghi nhớ trong đầu đã mười lần mặt trời mọc rồi lặn từ khi y tới nhà đá, được sự chăm sóc đơn giản mà tận tình của sơn thần, cổ họng của y đã phát ra được vài âm thanh đơn giản, tuy khàn, nhưng y vô cùng cao hứng, vậy là có tiến triển, Bà Hổ thăng lên làm sơn thần cũng cao hứng thay cho y.

Làm Vân Lang vui nhất không phải cổ họng đang khôi phục, mà cái mùi cháy trên người y đang dần nhạt đi.

Con hổ cứ rảnh rỗi lại sán tới dùng cái mũi to tổ bố hít hít mùi thịt nướng tỏa ra trên người làm Vân Lang thấy vô cùng áp lực, về sau Vân Lang mới phát hiện đó là trò đùa ác của nó thôi, con hổ không hề có ý định ăn thịt y, biết thế nhưng bố ai không sợ cho được?

Không đau nữa rồi, giờ chuyển sang ngứa điên người, nước ở bên trong da bị cháy bốc hơi hết, dần dần mất đi tính đàn hồi, trở nên cứng đờ, y cảm nhận được mình đang thay da, nói đúng hơn là lột da, ngứa kinh khủng ... Cũng là hiện tượng tốt, chứng tỏ là thân thể y đang phục hồi, chỉ là sự phục hồi này lần nữa dày vò y chết đi sống lại, lắm lúc y muốn bất chấp hết tất cả để cọ người xuống sàn cho giảm bớt ngứa ngáy, nhưng cũng hiểu ở nơi cực kỳ nguyên thủy này, một vết thương nhỏ cũng có thể lấy mạng mình, Vân Lang cắn răng chịu đựng.

Con người, một khi chưa từng trải qua, sẽ không biết được bản thân có thể kiên cường tới mức nào.

Bên ngoài căn nhà đá có một cái võng đan bằng dây mây, cách mặt đất rất cao, được treo qua hai cây tùng cổ thụ, cây tùng mọc nghiêng nghiêng vươn ra ngoài, phía dưới là khe sâu, có dòng suối không quá lớn từ trong khe chảy ra.

Vân Lang bây giờ đại bộ phận thời gian được đội cái mái che sống qua ngày ở cái võng, điều này khiến y cảm thấy nhẹ nhõm, vì y không thể cử động, nên tiêu hóa bài tiết tại chỗ luôn, nếu ở trong hang thì thảm rồi, còn ở đây thì vô tư, chẳng cần phiền sơn thần giúp.

Xung quanh chẳng có ai sống nữa, sơn thần thích nói chuyện với người khác dạy Vân Lang nói từng chữ một, tuy từ miệng Vân Lang phát ra âm thanh chẳng có ý nghĩa gì, ông ta vẫn không biết chán.

Rồi dần dần khi Vân Lang hiểu nhiều hơn lời sơn thần, được ông ta nói cho thân phận, đó là điều ông ta rất tự hào, sẵn lòng để Vân Lang biết.

Sơn thần chính là thái tể của Thủy hoàng đế, quan chức này cực cao, ở thời Chu, thái tể nắm giữ sáu bộ điển tịch là trì điển, giáo điển, lễ điển, chính điền và hình điển, có thể nói là chức quan tương đương với tể tướng.

Nhưng tới thời Thủy hoàng đế, thái tể liền biến thành gia thần, chuyên môn phụ trách ăn ở đi lại của hoàng đế, đây là vinh diệu vô thượng.

Tới ông ta đã là đời thứ tư, vì đời nào cũng làm thái tể, nên tên ông ta là Thái Tể.

Đây rõ ràng không phù hợp với ước vọng về Đào Hoa Nguyên của Vân Lang.

Đào Hoa Nguyên chỉ là nơi bí ẩn hẻo lánh tách biệt với trần thế mà thôi, còn bốn đời sau Thủy hoàng đế, chính là ... Vân Lang khi mới nghĩ tới đó liền lạnh sống lưng ... Đó là thời Tây Hán ... Điều ấy là nghĩa là ...

Vân Lang thấy chắc là mình nghe nhầm thôi, hoặc là Thái Tể nói không được rõ, chắc là bốn mươi mấy đời mới phải chứ, tạm tính mỗi đời năm mấy năm đi, thế là hai nghìn năm.

Đó là đề toán đơn giản, tính rất dễ.

Ánh mắt liếc nhìn cái đồi đất nhổ lên giữa bình nguyên, nó cân đối một cách kỳ lạ, giống ... thoáng cái có làn hơi lạnh chạy dọc toàn thân, chẳng trách lần đầu tiên thấy nó, mình lại có cảm giác quen thuộc.

Cha mẹ ơi, chính là Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, không thể sai, nếu kết hợp với lời kể của Thái Tể thì chắc chắn cả trăm phần.

Vị hoàng đế đầu tiên của dân tộc Trung Hoa đang ở dưới y không quá xa, Vân Lang muốn nhổm dậy, nhìn kỹ hơn, chỉ là y cũng mau chóng ném chuyện đó ra sau đầu, vì một cánh tay của y rụng rồi.

Chính xác mà nói là cái vỏ cháy bên ngoài cánh tay của Vân Lang rụng rồi, hôm đó giống như mọi ngày, Thái Tể dẫn con hổ kia đi đâu không rõ, đặt y lên cái võng mây với một ít hoa quả dại. Lúc đó Vân Lang đang gặm quả lê thì nhận ra dưới kia là vị hoàng đế khét tiếng trong lịch sử, theo bản năng định nhận nhổm dậy nhìn thì quả lê rơi mất, y theo thói quen vươn tay lấy, kết quả là dây mây lột đi một lớp da trên tay y, sau đó y đột nhiên dùng sức được, thế là cả cánh tay cứ như rút tay khỏi găng tay vậy.

Một cánh tay trắng tới lóa mắt xuất hiện trước mặt Vân Lang, y như người trong mơ, cánh tay nhẹ bẫng, nâng lên hạ xuống, xòe ra nắm vào, động tác nhỏ thôi làm Vân Lang ứa nước mắt, sống rồi, mình sống rồi.

Niềm vui vỡ òa, nước mắt giàn giụa.

Vân Lang từ từ đưa cánh tay lên, đẹp như tay mỹ nhân vậy, không có chút tì vết, huyết quản màu xanh hiện ra dưới lớp da mỏng, lộ ra ánh mặt trời một lúc, làn da trắng biến thành màu hồng.

Quá đẹp.

Chỉ là nhỏ quá, nhỏ bằng nửa so với trước kia.

Nhưng tay có thể hoạt động tự do rồi, Vân Lang chìm đắm trong hạnh phúc, y không yêu cầu quá nhiều nữa, từ một cục than cháy quay lại làm người đã là tiến bộ vượt bậc.

Cho dù cuối cùng tứ chi đều nhỏ hơn, y cũng chấp nhận, chấp nhận hết, chỉ cần y có thể lần nữa đứng lên.

Bình Luận (0)
Comment