Hàn Môn Kiêu Sĩ (Dịch-Hoàn)

Chương 1029 - Chương 887: Triều Nghị Khẩn Cấp.

Chương 887: Triều nghị khẩn cấp. Chương 887: Triều nghị khẩn cấp.Chương 887: Triều nghị khẩn cấp.

Bảy tám kỵ sĩ thúc ngựa chạy gấp trong bóng đêm tối om, bên tai ù ù tiếng gió, móng ngựa nện xuống mặt đất bốc lên bụi vàng cuồn cuộn.

Kỵ sĩ trên ngựa mặc công phục màu đen, sau lưng người đi đầu có một thùng thư được bao bằng lụa màu đỏ. Trên đó viết năm chữ to: “Kim tự cấp cước đệ” (lệnh khẩn, level màu vàng), mấy tùy tùng sau lưng vung linh đang, tiếng chuông đinh đương truyền khắp quan đạo.

Không bao lâu sau, đội thư hộ tống lệnh khẩn chạy tới trước cửa Dư Hàng ở thành bắc Lâm An. Kỵ sĩ đi đầu hô lên với đầu tường:

- Chúng ta là kim tự cấp cước tốc đệ của phủ Bình Giang tới. Có quân tình khẩn cấp cần báo lên, mời lập tức mở cửa thành!

Kim tự cấp cước tốc đệ có đặc quyền vào thành ban đêm, nhưng lý do của bọn họ thì khó mà thông được, binh sĩ trên thành hỏi:

- Tô Châu có quân tình gì?

- Không phải TÔ Châu. Là bồ câu đưa thư màu cam của Tây Bắc, ban đêm không cách nào gửi bồ câu, chỉ có thể do chúng ta đưa tin.

Quân tình màu cam là quân tình cấp bậc cao nhất, không thể chậm trễ dù chỉ một khắc. Cửa thành lập tức được mở ra, cầu treo buông xuống, mấy người lính đưa tin vội vàng chạy vào trong thành Lâm An, vung vẩy linh đang chạy gấp tới hoàng cung ở phía nam.



Trời còn chưa sáng rõ, văn võ bá quan vẫn đang cưỡi xe bò, ngồi kiệu, cưỡi ngựa từ bốn phương tám hướng tới Lâm An Cung tảo triều. Thiên tử Triệu Cấu là một Hoàng đế tương đối chăm chỉ, kiên trì chế độ tảo triều, gió mặc gió, mưa mặc mưa, nhưng lần tảo triều gần nhất lại khiến cho đám đại thần không vui, tâm tình rất nặng nề. Chiến sự Trung Nguyên và Sơn Đông căng thẳng khiến cho moi người cũng căng thẳng theo, chỉ sợ vào cung rồi lại nghe tin đội quân nào đó bị diệt, châu huyện nào đó thất thủ.

Hữu tướng Phạm Trí Hư vẫn như ngày thường, giờ mão hai khắc đến cửa cung. Nhưng lão phát hiện bầu không khí hôm nay có vẻ khác lạ. Trên quảng trường Đại Khánh Điện, từng đám đại thần tụm năm tụm ba tập hợp nói cuyện gì đó, xem ra khá hưng phấn.

- Phan Ngự sử, đã xảy ra chuyện gì?

Phạm Trí Hư hỏi Thị Ngự Sử Phan Lượng gần mình nhất.

Phan Lượng vội vàng tiến tới hành lễ:

- Khởi bẩm Tướng công, có tin tức truyền tới, quân Tống đã công chiếm phủ Thái Nguyên, không biết là thật hay là giả?

- Làm sao có thể? Nào có quân đội biết bay đi Thái Nguyên?

Vừa dứt lời, lão chợt tỉnh ngộ. CHẳng lẽ là quân Kinh Triệu của Lý Diên Khánh?

- Tin tức này từ đâu truyền ra?

Phan Lượng lắc đầu:

- Hạ quan cũng không rõ, chỉ nghe người ta nói vậy.

Có tiếng chuông trầm thấp vang lên trước Đại Khánh Điện. Đây là tiếng chuông triệu tập.

Bách quan nhao nhao đi tới thềm ngọc. Thái giám Chu Uẩn trong điện cao giọng hô:

- Truyền khẩu dụ của Bệ hạ, hôm nay hủy bỏ đại triều, đổi thành tiểu triều. Mời quan viên từ tam phẩm trở lên tới Thùy Củng Điện tham dự triều nghị.

Trên quảng trường ầm ĩ. Hủy bỏ đại triều, nhất định là có sự kiện trọng đai hoặc quân tình khẩn cấp phát sinh. Chẳng lẽ quân Tống cướp được phủ Thái Nguyên thật?

Bách quan vẫn không chịu tản ra, vẫn đứng trên quảng trường chờ tin tức. Lúc này, Cao Thâm bước ra cười nói với bách quan:

- Tất cả mọi người về phòng nghỉ của mình làm việc đi!

Có người lớn tiếng hỏi:

- Cao Tướng công, lời đồn là thật sao? Quân Tống cướp được phủ Thái Nguyên?

Cao Thâm mỉm cười:

- Ta có thể trả lời. Tin đồn là thật. Mới nửa đêm hôm qua mới nhận được tin, Đô thóng quân Kinh Triệu đã suất quân đi dẹp xong phủ Thái Nguyên từ ba ngày trước.

Trên quảng trường xôn xao vui mừng, có người kich động đến ôm nhau, cũng có người siết chặt nắm tay vung vẩy, lớn tiếng reo hò.

Phạm Trí Hư mừng như điên. Đây là điều mà Lý Diên Khánh đã nói. Hắn sẽ từ phía sau kiềm chế quân Kim, khiến cho quân kim không thể nào xuôi nam tới sông Hoài. Quả nhiên đã làm được, đánh hạ Thái Nguyên, nhất định sẽ kiềm chế bước chân quân Kim đáng kể.

Nhưng Phạm Trí Hư vẫn còn hơi nghi hoặc. Không phải Lý Diên Khánh đang kịch chiến với Hoàn Nhan Lâu Thất ở Thiểm Tây lộ sao? Nhanh như vậy đã tiêu diệt xong mấy vạn quân Kim xâm lược sao?

Phạm Trí Hư rất muốn biết chi tiết, vội quay đầu tới Thùy Củng Điện.

Thùy Củng Điện là nơi thường ngày Quan gia xử lý chính vụ, triệu kiến chúng thần, còn có tên Thường Triêu Điện, ở phía nam tòa đại điện thứ hai của Lâm An Cung Ninh Phúc Điện, là một cung điện nhỏ, so với đại điện rộng lớn thì nó khá là nhỏ nhắn ấm áp, đằng sau là ngự thư phòng, nửa trước là Nghị Sự Đường nơi tổ chức triều hội.

Hai mươi mấy trọng thần từ tam phẩm trở lên đều vào trong điện, tìm chỗ của mình ngồi xuông. Phạm Trí Hư hỏi Cao Thâm bên cạnh:

- Tình huống cụ thể thế nào?

Cao Thâm cười khổ:

- Tuy tối qua là ta trực, là ta nhận thư của phủ Bình Giang đưa tới, nhưng nội dung trong thư tương đối đơn giản, chỉ nói là Lý Thái bảo đã suất lĩnh ba vạn quân đội đánh chiếm thành Thái Nguyên.

- Vậy quân Kim ở Thiểm Tây lộ đâu? Có nói tới không?

Phạm Trí Hư hỏi gấp.

- Không nói kỹ, chỉ nói là đang bị vây khốn ở Phu Châu.

- Chờ một chút! Là vây khốn ở đâu?

Bỗng Phạm Trí Hư nghe ra được chút manh mối.

- Phu Châu!

Cao Thâm khẳng định.

Trước đó Phạm Trí Hư từng đảm nhiệm Kinh lược sử sáu lộ Thiểm Tây, ở đó một năm, hiểu rất rõ tình hình Thiểm Tây lộ. Không phải Phu Châu có đại hạp cốc Lạc Thủy sao? Chẳng lẽ là…

Có thị vệ hô lớn:

- Bệ hạ giá lâm!

Đám người nhao nhao đứng dậy. Thiên tử Triệu Cấu bước nhẹ nhàng từ trong ngự thư phòng ra, khoát khoát tay với chúng thần tử, cười nói:

- Để các vị ái khanh chờ lâu rồi!

Triệu Cấu ngồi xuống, cười tủm tỉm:

- Hôm nay là ngày trẫm thư thái nhất nửa tháng nay đấy. Hẳn mọi người cũng biết nguyên nhân rồi.

Tất cả đều cười:

- Tin tức vô cùng tốt. Chúc mừng Bệ hạ.

Triệu Cấu gật gật đầu, lại thở ra nhè nhẹ:

- Chỉ tiếc là một lá thư bồ câu chỉ có mười mấy chữ, có rất nhiều chi tiết không thể nói rõ. Trẫm rất muốn biết tình hình quân Kim tấn công Thiểm Tây lộ thế nào rồi. Trong lòng vẫn không thể thanh thản.

Phạm Trí Hư khẽ cười lên tiếng:

- Vi thần có thể giải lo cho Bệ hạ!

- Phạm Tướng công biết sao?

- Vi thần từng nhậm chức Kinh lược sử sáu lộ Thiểm Tây, tương đối quen thuộc tình huống Thiểm Tây lộ. Vi thần có thể phân tích một chút. Nhưng vi thần cần một tấm địa đồ nơi này.

- Trong ngự thư phòng của trẫm có!

Triệu Cấu vội lệnh cho hai hoạn quan:

- Mau mang tới!

Hai hoạn quan chạy như bay, một lát sau, cả giá gỗ nhỏ và địa đồ đều được chuyển ra. Phạm Trí Hư bảo hoạn quan để giá gỗ ở giữa đại điện, đối diện với Thiên tử Triệu cấu. Đám đại thần nhao nhao vây lên trước đứng hai bên xem.

Lão dùng cây gỗ chỉ vào địa đồ:

- Thiểm Bắc là khu đất núi vàng, hạp cốc tung hoành, mặt đất bị xẻ vụn, có rất nhiều dãy núi. Từ Thiểm Bắc tiến vào Quan Trung tương đối khó khăn. Từ xưa đến nay chỉ có hai con đường, một là theo Mã Lĩnh Hà ở phía tây, đường Kính Thủy Cốc. Trên cơ bản là Hồ kỵ từ phương bắc giết vào Quan Trung đều đi đường nay. Con đường còn lại là đi qua Lạc Thủy Cốc, cũng là qua hẻm núi Lạc Thủy tiến vào Quan Trung. Nhưng cốc này không dễ đi. Thủy Hoàng Đế triều Tần đã xây Tần Trực Đạo ở sườn núi, hiện giờ vẫn có thể sử dụng, từ phủ Duyên An có thể xuôi theo Tần Trực Đạo xuôi nam, tiến vào Quan Trung. Đầu tiên là phải hiểu rõ hai con đường này, cực kỳ quan trọng, hiểu được mới hiểu được phân tích bên dưới.

Phạm Tri Hư hỏi Triệu Cấu:

- Xin hỏi Bệ hạ, có phải trong thư có một câu “Quân kim đang bị vây khốn ở Phu Châu” ?

Triệu Cấu gật đầu:

- Xác thực có câu này!

- Đây chính là mấu chốt! Phu Châu ở đâu? Xin mọi người nhìn kỹ, nó ở phía đông Lạc Thủy đạo. Nếu có thể vây khốn quân Kim ở đây, chỉ có một khả năng, quân Kim đang bị vây trên Tần Trực đạo.

- Cho dù ở trên Tần Trực đạo, chẳng lẽ không thể phá vây sao?

Tả tướng Lữ Di Hạo không hiểu, hỏi.

- Tả Tướng quốc hỏi rất đúng. CHẳng lẽ quân Tống xây công sự ở hai đầu trực đạo, khiến cho quân Kim không cách nào phá vây sao? Nếu là nguyên nhân này, thì Lý Diên Khánh cũng sẽ không dám dẫn quân tới Thái Nguyên đâu. Dù sao, chỉ cần quân Kim liều mạng, vẫn có khả năng phá vây. Cho nên, ta suy đoán, sẽ là một tình huống khác mà quân Kim không thể phá vây.

Triệu Cấu không nhịn được hỏi:

- Tình huống thế nào?

- Bệ hạ, vi thần đang nói tới tuyết lớn chặn đường.

- A!

Chúng thần xung quanh hô lên kinh ngạc.

Phạm Trí Hư cười nhạt, tiếp tục giải thích:

- Phủ Duyên An có một câu nói, bão tuyết tới Quan Trung, cẩn thận dâng mạng lên. Có nghĩa là, nếu bị tuyết lớn khóa đường ở trực đạo, sẽ tiến thối lưỡng nan, nhất là nếu gặp tuyết lở, trên cơ bản là cửu tử nhất sinh. Cho nên, trong thư có nói, quân Kim bị vây khốn ở Phu Châu, vi thần liền đoán nhất định quân Kim đã bị tuyết lớn chặn đường, thậm chí còn gặp tuyết lở nên mới có thể bị vây khốn.

- Vậy quân Kim có thể đào thoát không?

Triệu Cấu lại hỏi.

Phạm Trí Hư lắc đầu:

- Nếu gặp tuyết lở thật, khẳng định không thể đào thoát. Có thể sống đến mùa xuân sang năm không còn phải chờ xem ý trời.

Đến bây giờ mọi người mới hiểu được ảo diệu bên trong, sau cơn hưng phấn, quay sang suy tính xem bước kế tiếp nên ứng đối thế nào.

Triệu Cấu chắp tay đi mấy bước trên bậc thang, nói với mọi người:

- Trẫm hy vọng Lý Thái bảo có thể giữ vưỡng Thái Nguyên. Không biết chúng ta nên viện trợ quân Kinh Triệu thế nào, moi người nói một chút đi!

Phủ doãn phủ Lâm An Tào Nghiễm đứng lên thưa:

- Bệ hạ, chúng ta đang đánh với nước Kim, trên thực tế là so quốc lực. Quân Kinh Triệu có thể kiên trì hay không thì phải xem tiền lương vật chất có sung túc hay không, nguồn mộ lính tới chèo chống có dồi dào hay không. Về nguồn mộ lính, vi thần tin tưởng quân Kinh Triệu có thể giải quyết. Mấu chốt là ở tiền lương vật chất. Vi thần đề nghị điều chỉnh chức quyền của Lý Thái bảo, mau chóng áp dụng Xuyên Thiểm nhất thể, dùng vật tư tiền lương của Ba Thục chi viện cho Thiểm Tây lộ kháng Kim.

Cao Thâm cũng nói theo:

- Đề nghị của Tào Phủ doãn vô cùng chính xác. Lúc trước, Lý Thái bảo đảm nhiệm Kinh lược sử ba lộ Tây Bắc, chủ yếu là cân nhắc ứng đối với nguy cơ từ Tây Hạ. Hiện giờ nguy cơ Tây Hạ đã giải quyết xong, Lý Thái bảo cũng chuyển từ đối kháng Tây Hạ sang đối kháng nước Kim, quả thực cần phải áp dụng Xuyên Thiểm một thể.

- Ý Phạm Tướng công thế nào?

Triệu Cấu hỏi ý Phạm Trí Hư.

Lão gật dầu:

- Vi thần cho rằng có thể thực hiện!

Sau đó, Lữ Di Hạo và Trịnh Vọng Chi cũng tỏ vẻ đồng ý. Ngoại trừ Tướng quốc mới Chu Thắng chưa từng tuần sát Kinh Tương, và một Tướng quốc mới lên Phạm Tông Doãn nói rằng cần bản lại, bốn trong số sáu Tướng quốc đã tỏ rõ thái độ ủng hộ, cũng có nghĩa là Tri Chính Đường đã thông qua phương án này.

Triệu Cấu liền hạ chỉ:

- Đã như vậy, miễn chức Kinh lược sử ba lộ Tây Bắc của Lý Diên Khánh. Đổi sang thành Kinh lược sử Xuyên Thiểm, đồng thời kiêm nhiệm Phòng ngự sử Hà Đông. Ngoài ra, bổ nhiệm Lưu Cáp đảm nhiệm Kinh lược sử Hi Hà lộ, Chuyển Vận sử Tần Phượng lộ Trương Sở thăng lên làm Kinh lược sử Tần Phượng lộ.

Triệu Cấu lại hạ thêm một ý chỉ nữa, lập tức vận chuyển thuế ruộng trong kho các châu phủ hai đường Tứ Xuyên vào Quan Trung, chi viện cho đại nghiệp kháng Kim của quân Kinh Triệu Thiểm Tây.

Đồng thời, để phòng ngừa quân Kim đột phá tuyến phòng ngự sông Hoài, đoạt lại Trung Nguyên và Sơn Đông, Triệu Cấu lại phong Trương Tuấn, Lưu Quang Thế, Vương Ngạn, Nhạc Phi và Hàn Thế Trung làm Đô Thống chế, dẫn dắt tinh binh kháng kim ở sông Hoài và Trung Nguyên.

Để giải quyết nan đề binh lực không đủ, Triệu Cấu đặc biệt phát Tự Mộ Lệnh, cho phép tướng lĩnh các lộ kháng Kim được tự chiêu mộ thành lập quân đội. Quân đội mới được chiêu mộ sẽ giao cho Binh bộ lập hồ sơ, cũng do Xu Mật Viện giám thị thống nhất.

Đây cũng là biện pháp có tính ứng đối giải quyết khó khăn về tài lực của triều đình, không thể mộ binh. Không ít đại thần cho rằng điều này sẽ dẫn tới nguy cơ võ tướng tự lập binh, nhưng sau khi cân nhắc lợi hại, Triệu Cấu vẫn quyết định lấy đại kế kháng Kim làm trọng, cho phép tướng lĩnh các lộ tự chiêu mộ quân đội.

Bình Luận (0)
Comment