l
Lý Diên Khánh coi như cũng biết thêm chút tình hình. Hộ tịch của thời Đại Tống chia thành hộ nông thôn và hộ trên phố. Nó tương đương với hộ khẩu ở nông thôn và thành phố bây giờ. Nông thôn thì phải nộp thuế ruộng, thàn hphố thì phải nộp thuế theo hộ, tiền miễn dịch thì ở đâu cũng phải nộp.
Nhưng dù là thành thị hay nông thôn thì cứ có tài sản là định giá theo mức độ. Ở quê là chỉ ruộng đất, thành thị chỉ nhà ở. Tài sản càng lớn thì đương nhiên thuế đóng càng nhiều, tiền miễn dịch cũng nhiều theo.
Khi Lý Đại Khí túng quẫn nhất không phải nộp thuế vì lão không có ruộng đất, là điển hình cho giai cấp vô sản. Không những không phải nộp thuế, ngay cả tiền miễn dịch hàng năm lão cũng phải đóng ở mức thấp nhất. Đây coi như là một phúc lợi của triều đình dành cho người nghèo nhất.
Nhưng từ cổ chí kim, quan niệm về tiền tài phú quý của người Trung Quốc rất nặng, nhất là đời Tống. Người nông thôn thích mua ruộng, người thành thị thích mua nhà, chủ yếu là con cái nhiều, thế nên phải tích cóp nhiều của cải, khiến con cháu đời sau sinh sống được tốt hơn.
Tuy nhiên, tài sản càng nhiều đồng nghĩa với thuế và tiền miễn dịch càng nhiều. Đây là một gánh nặng với tất cả các gia đình.
Người trong thành mua nhiều nhà rồi lại thiếu tieenf nộp thuế. Mọi người đều nghĩ đủ cách để giấu bất động sản. Cách phổ biến nhất là làm khế ước mập mờ, khi báo quan phủ thì dùng khế ước giả, cố gắng giảm bớt số điền sản xuống mức thấp nhất. Diện tích một mẫu đất nhưng trong hồ sơ quan phủ chỉ còn có một phần, còn lại ẩn đi.
Nhưng làm như vậy rủi ro cũng rất lớn. Tướng quốc Lữ Huệ Khanh đã thúc đẩy “thủ thực pháp” (Luật thực) yêu cầu các gia đình các hộ thực hiện báo cáo theo đúng thực tế và cổ vũ hàng xóm láng giềng tố cáo nếu phát hiện. Nếu báo lên có sự thật sẽ lấy ngay 1 phần ba giá trị làm tiền thưởng.
Một khi tài sản giấu kín bị tố cáo, người giấu tài sản sẽ bị tịch thu đấu giá. Người tố cáo có thể đạt được 30% tiền thưởng.
Thế cho nên biện pháp tốt nhất là đọc sách làm quan, thi đậu cử nhân mới được miễn thuế dịch. Cái gì gọi là trong sách tự khắc có ngôi nhà vàng chính là như vậy. Tại sao người đời Tống cứ liều mạng cho con đi học, cố gắng kiếm chút danh tiếng, một phần hiện thực chính là có cân nhắc đến lợi ích này.
Nhưng mật độ dân số Biện Kinh đã vượt quá xa con số của thành phố lớn trên thế giới đời sau này. Thế nên bắt buộc phải kiểm soát chặt chẽ, không được nể nang Nếu không làm sao ó thể chứa được gần hai triệu nhân khẩu.
Đầu tiên Biện Kinh cũng phải xem xét tới nhà ở. có nhà ở Biện Kinh gọil à chủ hộ, không có gọi là khách hộ, cũng có chính là nhân khẩu lưu động. Không có hạn chế chủ hộ, có bao nhiêu nhà thì ở bấy nhiêu, chỉ cần nộp đủ thuế là được
Nhưng khách hộ thì bị hạn chế rất nghiêm ngặt. Không phải ngươi thích thuê mấy nhà liền có thể thuê được. Triều đình phải liệt khách hộ vào diện ngũ đẳng (5 cấp) trước. Mỗi một đẳng (cấp) sẽ có tiêu chuẩn lưu trú riêng.
Nhân khẩu lưu động mới tới kinh thành đều mặc nhiên được liệt vào cấp năm. Cả nhà chỉ được thuê một gian phòng.
Nếu muốn mở thêm mấy gian nữa thì phải mở cửa hàng, nộp thuế. Cửa hàng càng lớn thì tiền thuế càng nặng. Nếu không làm được thì mở quán trà, quan phủ sẽ đưa bạn vào diện cấp 4, có thể ở hai gian nhà. Có điều tiền thuế nhà và tiền dịch cũng lên gấp đôi.
Thế nên tuyệt đại bộ phận dân chúng ở tầng lớp dưới đều chỉ có thể ở một gian nhà. Triều đình cho xây dựng một loạt các nhà công đem cho thuê. Mỗi tháng tiền thuê nhà bốn trăm ba mươi văn. Tuy nhiên, một nhà mỗi tháng ít nhất cũng phải thu nhập ba ngàn văn. Thế nên cơ bản là không gánh nổi.
Nếu không phải Biện kinh tấc đất tấc vàng, dân chúng tầng lớp thấp làm sao có được chỗ dung thân đấy? Nếu vi phạm ở nhiều nhà, bị người ta báo lên, mất đi quyền được thuê phòng, phạt nặng chủ thuê, khiến chủ nhà bị tổn thất lớn.
Đương nhiên, điều kiện nhà công đều không ổn lắm, chật chội chen chúc phức tạp, môi trường bẩn thỉu loạn, tiền tuy đắt hơn nhưng chủ nhà vẫnc ó cách bù vào. Ví như diện tích phòng lớn hơn chút, ngày thường dùng rèm vải hoặc tấm bình phong ngăn ra liền thành hai gian.
Lại như có nhà, nếu nhiều người liền là mthêm cái gác xép.
Đương nhiên, cửa hàng không hạn chế phạm vi, có thể thuê và ở luôn. Chỉ cần là mỗi tháng chín mười quan tiền thuê nhà là người thường đã không chịu nổi. Kẻ có tiền thực sự thì chẳng bao giờ cần thuê cửa hàng để ở mà mua thẳng nhà riêng luôn. Như vậy cũng không phải bị hạn chế gì.
Lúc này, Lý Đông Đông ghé sát tai Lý Diên Khánh, cười hi hí, nói:
- Ngươi giải ngyê n Tương Châu, có thể được đưa vào hộ cấp 1. ý ta là thuê phòng với tên của ngươi. Phụ thân ngươi có thể ở năm gian rồi. Còn đối với ngươi thì, có thể ở Thái Học. Điều kiện ăn ở ở Thái học tốt hơn nhiều so với bên ngoài.
- Phụ thân ta giờ ở mấy gian?
- Ông ấy ở Biện Kinh không lâu, đầu tiên ở cấp 5, chỉ được thuê một gian, có điều đó là tư phòng, điều kiện tốt hơn chỗ khác một tí.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, chả mấy chốc đã tới Tân Kiều. Tân Kiều là một cây cầu cánh tả của dòng Việt Thái. Việt Thái cũng gọi là Hội Dân Hà. Phía Nam bờ sông là khu trường học đan xen, bao gồm các trường như Thái Học, Quốc tử học, võ học, toán học. Cả Quốc Tử GIám của giáo dục Đại Tống cũng ở bên này. Ở đây có tới vạn học sinh đang sinh sống.