Chương 346: Chia binh hai đường.
Chương 346: Chia binh hai đường.Chương 346: Chia binh hai đường.
Nửa đêm, Chủng Sư Đạo hạ lệnh khao ba quân. Mấy vạn quân Tống hoan hô như sấm dậy. Giữa đêm khuya khắt, ánh lửa sáng rực rỡ không ngừng, núi thịt biển rượu, ba quân tướng sĩ nâng ly rượu ngon, chúc mừng thắng lợi không dễ kiếm.
Đại quân nghỉ ngơi ba ngày. Hôm sau, trời vừa sáng, Chủng Sư Đạo gửi một phong ưng thư về Lân Châu, lệnh cho chủ tướng Lân Châu Chủng Sư Trung suất quân xuất phát tới Tây Hạ.
Đối diện Lân Châu là vùng đông bắc bộ của Tây Hạ, qua chừng mấy chục dặm đồi núi sẽ tiến vào vùng qua bích hoang dã mấy trăm dặm, lại đi nữa sẽ tới đại sa mạc mênh mông vô bờ.
Ý nghĩa chiến lược của qua bích và sa mạc không lớn, mấu chốt là mấy chục dặm đồi núi này, kéo dài mấy trăm dặm theo hướng tây nam, có thể chống đỡ trọng binh Tây Hạ phòng ngự đông nam bộ, sau lưng là ba quân ti lớn Tả Sương Thần Dũng, Tường Hữu và Gia Ninh. Mà đại quân bắc thượng của Chủng Sư Đạo hiện đang ở giữa quân ti Tả Sương Thần Dũng và Tường Hữu.
Nhưng xưa nay Lân Châu không phải là con đường để quân Tống tấn công Tây Hạ. Phòng ngự thực sự của nơi này là phủ Tây Kinh giáp với nước Liêu ở mặt phía tây bắc, trăm năm qua, kẻ địch của Lân Châu đều là quân Liêu ở phía bắc. Một khi quân Tống uy hiếp Tây Hạ, nước Liêu sẽ xuất binh từ Tây Kinh, lao thẳng tới phủ Thái Nguyên, vây Ngụy cứu Triệu, chi viện cho Tây Hạ, đứng mũi chịu sào chính là Lân Châu.
Cũng chính vì nguyên nhân này, quân Tây Hạ cũng không coi trọng phòng ngự ở Lân Châu, nhiều nhất cũng chỉ có hơn vạn người trú quân. Bọn họ biết quân Tống không thể dễ dàng bỏ trống Lân Châu, cho nước Liêu thời cơ lợi dụng.
Nhưng ba nước Tống Liêu Hạ cũng không nghĩ tới người Nữ Châu sẽ quật khởi, đem lại cái họa diệt quốc cho nước Liêu. Bắt đầu từ năm ngoái, người Nữ Chân đã chia binh hai đường tấn công Trung Kinh và Thượng Kinh. Trung Kinh đã bị nước Kim cướp được, hiện đang bị tám vạn đại quân Nữ Chân vây công, tình thế tràn ngập nguy hiểm. Da Luật Đại Thạch trấn thủ Tây Kinh suất năm vạn quân chi viện Trung Kinh, đến mức binh lực của nước Liêu tại Tây Kinh chẳng còn gì, Lân Châu không có áp lực ở mặt phía bắc, không cần lo hậu hoạn.
Hạ tuần tháng tám, Chủng Sư Trung trấn thủ Lân Châu nhận được thư của huynh trưởng Chủng Sư Đạo, để lại năm ngán người trấn thủ Lân Châu, tự mình suất lĩnh hai vạn đại quân dọc theo thung lũng Thố Mao Xuyên tiến vào Tây Hạ.
Tây Hạ cũng không thiết lập quân ti đơn độc ở đông bắc bộ, chỉ thiết lập ba trại lớn là trại Noãn Tuyền, Trọc Luân và Đại Hoành Thủy, mỗi tòa quân trại được xây theo quy củ một vạn người, ba toà đều ở khu vực đồi núi, cách nhau chừng hai mươi dặm, vừa vặn chặn con đường từ Lân Châu xuôi nam của quân Tống.
Theo như tình báo quân Tống có được, Tây Hạ vẫn đóng ba vạn quân ở đối diện Lân Châu, nhưng theo như tin tình báo tuyệt mật mới nhất mà quân Tống nhận được thì trong ba tòa quân trại này không tới ba vạn người, chỉ có hơn hai ngàn, trong mỗi tòa quân trại trú đóng không đến một ngàn người, bọn họ đã dùng đủ mọi thủ đoạn để quân Tống tưởng rằng trong này có trọng binh.
Hai vạn quân Tống được Chủng Sư Trung suất lĩnh đi dọc theo thung lũng Nhất Điều tiến thẳng về hướng nam. Chủng Sư Trung là đường đệ của chủ soái quân Hà Đông Chủng Sư Đạo, kém Chủng Sư Đạo năm tuổi nhưng cũng là lão tương ngoài sáu mươi, dáng người khôi ngô, mày rậm mắt hổ mặt vuông đỏ thẫm, nhìn râdt giống huynh trưởng Chủng Sư Đạo, bên hông đeo một thanh đao răng hổ nặng năm mươi cân, vạn người không bằng.
Chủng Sư Đạo là nhập sĩ theo phúc tổ tiên, trước kia làm quan văn, về sau lấy thân phận quan văn tòng quân, văn võ song toàn, từ văn chức Thừa Tuyên Sứ quân Ứng Đạo nhập quân làm chủ soái quân Hà Đông. Còn Chủng Sư Trung lại là võ tướng đơn thuần ngay từ đầu, theo bá phụ Chủng Ngạc nam chinh bắc chiến, lập được chiến công hiển hách, quan bái tới Điện Tiền Mã Đô Ngu Hậu, phong Du Kích Tướng quân, tòng ngũ phẩm.
- Khởi bẩm Chủng Tướng quân, đi thêm mười dặm nữa chính là trại Trọc Luân của quân Tây Hạ!
Một viên trinh sát chạy vội về cao giọng bẩm báo với Chủng Sư Trung.
Mặc dù huynh trưởng đã gửi thư báo trong ba tòa quân trại của quân Tây Hạ không có hơn ba ngàn người, chỉ là ba tòa hư trại, nhưng Chủng Sư Loại vẫn hết sức cẩn thận, phái người đi thăm dò địa hình xung quanh. Thung lũng nơi lão đang đứng rộng chừng hai dặm, hai bên là núi cao, rừng cây dày đặc, nếu quân Tây Hạ chỉ cần có một vạn người cũng có thể trốn trong rừng cây hai bên đánh lén.
Chủng Sư Trung quay lại hỏi:
- Mã Tướng quân, Khúc Tướng quân đâu?
Hai viên Thiên tướng tiến lên ôm quyền hành lễ:
- Xin Chủ tướng ra lệnh!
- Hai người các ngươi dẫn theo một ngàn người, lục soát rừng cây hai bên, thăm dò doanh trại Trọc Luân!
- Tuân lệnh!
Hai viên Thiên tướng dẫn theo một ngàn người lùi vào hai bên rừng cây trái phải. Chủng Sư Trung lệnh cho đại quân nghỉ ngơi tại chỗ, chờ kết quả.
Sau một canh giờ, một đội kỵ binh quay lại bẩm báo:
- Khởi bẩm Chủ tướng, hai bên không có mai phục gì, quân đội đã tiến vào địa phận trại Trọc Luân, trong trại không có lính địch, chỉ là một tòa trại rỗng.
Chủng Sư Trung vui mừng quá đỗi, lập tức hạ lệnh địa quân tiến lên.
Quả nhiên trại Trọc Luân chỉ là một tòa trại trống không, trong trại ngay cả một hạt lương thực cũng không có, chỉ có mấy trăm căn lều vải trống, trong trướng bồng mọc đầy cỏ dại, cao bằng thân người, trong phòng bếp còn sót lại chút thịt ăn thừa đã hỏng từ lâu, chốt cửa lớn bằng sắt han rỉ, đủ loại dấu hiệu không thể ngụy trang cho thấy tòa trại lớn này ít nhất đã ba tháng không có ai ở. Nếu như từng có một vạn quân tới trú đóng, chỉ riêng vận chuyển lương thực thôi cũng đã rất hoành tráng rồi, thám tử của bọn họ không thể không phát hiện ra.
Tới xế chiều, quân đội trước đó phái tới trại Noãn Tuyền và Đại Hoành Thủy cũng phái người tới bẩm báo, hai tòa trại lớn kia cũng trống không. Trại Đại Hoành Thủy đã mấy tháng không có người ở, còn ở trại Noãn Tuyền, căn cứ theo vết tích sót lại, nơi này đã từng có người, không quá hai ngàn, có điều đã vội vàng rút lui.
Xem ra tin tình báo của huynh trưởng không sai, quả nhiên quân Tây Hạ không trú quân ở phía đông bắc. Chủng Sư Trung không cố kỵ nữa, lập tức chỉ huy quân xuôi nam, suất lĩnh hai vạn đại quân lao thẳng tới quân ti Tường Hữu, phối hợp với quân chủ lực quân Tống ở phía nam đánh Thạch Châu.
Sau khi đoạt được thành Ngân Xuyên, quân Tống tiếp tục lên phương bắc. Thảnh Ngân Xuyên chỉ là đầu lô cốt của Tây Hạ, qua Hoành Sơn là một mảnh bình nguyên dài trăm dặm, sau đó liền tiến vào khu phòng ngự của Bình Hạ. Nơi này là nơi phòng ngự chủ yếu của Tây Hạ, là nơi đồi núi, từ đông sang tây phân bổ ba Quân ti lớn là Tả Sương Thần Dũng, Tường Hữu và Gia Ninh, tổng cộng binh lực đạt tới hơn mười vạn người.
Quân Tống chủ lực đối diện với quân thảnh Thạch Châu. Nếu thành Ngan Xuyên là lối vào đông nam Tây Hạ, thì Thạch Châu kia chính là yết hầu. Đằng sau Thạch Châu là Hạ Châu, nhưng thành Hạ Châu là thành dân, rất đông dân thường cư ngụ, không có năng lực phòng ngự, cho nên, chỉ cần đoạt được Thạch Châu, về cơ bản Tây Hạ không thể giữ được nửa phía đông.
Quân ti Trường Hữu vốn có năm vạn quân trú đóng, chỉ huy sứ là Lý Lương Phụ. Từ khi Lý Lương Phụ bỏ mình cùng hai vạn quân coi giữ Ngân Xuyên bị diệt hoàn toàn, Phó Chỉ huy Sát Tạp tập trung ba vạn quân ở quân ti Tường Hòa ở Thạch Châu, chuẩn bị chèo chống thành đánh một trận với quân Tống.
Quân Tống hạ đại doanh trên một trảng đất cao cách thành Thạch Châu ba dặm, dựng doanh trướng. Thái úy Đồng Quán lệnh cho Chủng Sư Đạo trước cuối tháng tám phải đoạt được thành Ngân Xuyên, mở ra cục diện ở phía đông Tây Hạ. Cuối cùng Chủng Sư Đạo đã hoàn thành nhiệm vụ, tiếp theo, lão không bị hạn chế thời gian gì, hoàn toàn có thể đánh trận theo ý mình, thận trọng từng bước, cuối cùng cướp lấy thành Thạch Châu.
Trong đại trướng, chủ soái Chủng Sư Đạo triệu tập các vị cao quan thương nghị quân tình. Từ sau khi Lý Diên Khánh xuất kỳ binh lấy được thành Ngân Xuyên rất có tiếng nói trong quân Hà Đông, Chủng Sư Đạo xếp hắn vào trong vòng cao tầng quyết sách.
Trước đó, các buổi họp chúng tướng mà Lý Diên Khánh tham gia chỉ là họp tất cả các tướng lĩnh từ Chỉ Huy Sứ trở lên. Mà sau khi lập được hai đại công là đoạt và giữ được đập nước, cộng với đánh hạ thành Ngân Xuyên, địa vị củaTình Báo Ti cùng với Lý Diên Khánh đều được nâng lên cao hơn nhiều. Hắn được tiến vào vòng bàn bạc quyết sách là một loại ban thưởng, cũng là một loại ủng hộ.
Trong đại trướng có bảy người, ngoại trừ chủ soái Chủng Sư Đạo và phó tướng Diêu Trọng Binh còn có Đại tướng Dương Khả Thế và Khúc Khắc. Ngoài ra còn có chủ tướng quân hậu cần Tông Trạch, thủ tịch phụ tá Tào Khánh. Hiện giờ thêm Chủ sự tham quân Tình Báo Ty Lý Diên Khánh.
Trước địa đồ, Chủng Sư Đạo chỉ vào phía bắc Thạch Châu:
- Sáng hôm nay ta đã nhận được ưng thư của huynh đệ, từ khi rời Lân Châu, ba ngày trước quân Tống đã tiến vào Tây Hạ, hiện đang thẳng tiến tới Thạch Châu, trước mắt đã ở trấn Đức Tĩnh ở vùng đông bắc bộ nước ta, còn cách Hạ Châu chừng hai trăm bốn mươi dặm, cách Thạch Châu một trăm tám mươi dặm. Hiện giờ vấn đề lớn nhất của bọn họ là tiếp tế không đủ, lương khô mang theo chỉ đủ dùng trong ba ngày!
Chủng Sư Đạo lại chỉ vào trấn Đức Tĩnh trên bản đồ:
- Trấn Đức Tĩnh vốn có một hầm tiếp tế lương thực của quân Tây Hạ, quân Lân Châu dự định cướp lấy tòa hầm này, lấy lương thực tiép tế. Nhưng bọn họ không ngờ được là lương thực trong tòa thành này đều đã được chuyển toàn bộ đến thành Ngan Xuyên, người trên trấn cũng rút lui toàn bộ tới thành Hạ Châu. Hiện tại quân Tống ở thành Lân Châu cực kỳ bị động. Chúng ta bàn bạc một chút xem có thể viện trợ chút gì không?
Chủng Sư Đạo nhìn thoáng qua Tông Trạch. Tông Trạch là chủ tướng hậu cần, việc này do lão quản lý. Tông Trạch trầm ngâm một lát rồi đáp:
- Ta có hai phương án. Một là dùng xe ngựa vận chuyển lương thực lên phương bắc, đại soái phái kỵ binh hộ vệ. Vì cũng không xa, nên chỉ đi mất khoảng ba ngày. Nếu quân Lân Châu tiếp tục xuôi nam thì nhiều nhất là hai ngày sẽ có thể gặp nhau. Phương án thứ hai là kỵ binh trực tiếp mang theo lương thực lên phía bắc, năm ngàn kỵ binh mỗi người có thể mang năm đấu lương. Chỉ cần một ngày là có thể tới trấn Đức Tĩnh, quân Lâu Châu sẽ có được lương thực cho mười mấy ngày, đủ để giải quyết nhu cầu khẩn cấp.
Lý Diên Khánh chậm rãi lên tiếng:
- Cho dù là phương án thứ nhất hay thứ hai thì quân Tây Hạ cũng sẽ phái quân đội chặn đường. Có điều, chúng ta có thể tương kế tựu kế, lấy lương thực làm mồi nhử, dụ quân địch ra chặn đường, đại quân thừa cơ bao vây. Đại soái cảm thấy quân Tây Hạ trong thành Thạch Châu có cứu không?