Hàn Môn Kiêu Sĩ (Dịch-Hoàn)

Chương 530 - Chương 422: Công Kỳ Tất Cứu (Hạ)

Chương 422: Công kỳ tất cứu (hạ) Chương 422: Công kỳ tất cứu (hạ)Chương 422: Công kỳ tất cứu (hạ)

Huyện thành Thọ Trương ngủ say trong bóng đêm thâm trầm, vào lúc canh ba, tất cả binh sĩ và bình dân đều đã say ngủ, ngoài một đội binh lính tuần tra của thành lâu cùng với phu canh xuất hiện đúng giờ giống như con rối. Đương nhiên, còn một số nhân vật đặc biệt không cách nào chìm vào giấc ngủ.

Hai bóng đen xuất hiện bên cạnh cửa thành bắc, giống như hai u linh lặng lẽ hiện lên. Bên cửa thành, mười mấy tên lính đang nghiêng ngả tựa dưới chân tường ngủ say.

Hai người nhìn nhau, nhanh chóng tách ra. Hai người nhanh chóng xuất hiện hai bên cửa thành, họ chính là hai tên trinh sát lẩn vào trong thành ban ngày, chẳng qua họ đã xử lý hai tên binh lính tuần tra trong thành, thay đổi khôi giáp của họ, nhìn như hai tên lính thủ thành.

Hai người ngồi dưới chân tường, tựa vào mười mấy tên binh sĩ ngủ say, không ngừng di chuyển, binh sĩ ngủ say sau lưng đều bị vô tình cắt đứt yết hầu. Họ đi vào động cửa thành không bao lâu liền đi ra, trong thời gian ngắn ngủi, hai mươi binh lính thủ cửa thành đều chết trong tay họ, đều một đao mất mạng gọn gàng.

Một trinh sát bước nhanh tới chỗ tối, nhanh chóng ốm tới một quả Chấn Thiên Lôi. Họ đặt Chấn Thiên Lôi tựa cửa thành, nhanh chóng châm lửa đốt kíp nổ. Hai người quay người chậy hối hả, lấy một quả Chấn Thiên Lôi khác chạy về phía quân doanh cách đó mấy trăm bước.

Nhưng chỉ chạy không tới hai trăm bước, sau lưng truyền đến tiếng nổ kinh thiên động địa. Vụ nổ lớn khiến cửa thành vỡ nát, mảnh gỗ vụn bay ra xa vài chục trượng, cầu treo cũng bị sóng xung kích nặng nề làm đứt gãy, nện mạnh lên sông hộ thành.

Tường thành phía trên cửa bị nổ sụp một góc, mười mấy binh sĩ ngủ trên đầu thành bị Chấn Thiên Lôi nổ ngay dưới chân khiến cho chết tươi.

Nhìn lại từ đằng xa, một ánh sáng đỏ lóe lên, sau đó khói đặc nuốt sống cửa thành. Đây chính là tín hiệu tốt nhất, Lý Diên Khánh lập tức hô lớn một tiếng:

- Giết!

- Giết!

Hai ngàn kỵ binh một ngựa đi đầu đánh thẳng tới cửa thành, bốn ngàn kỵ binh phía sau phi nước đại theo sau, giống như thủy triều, tuôn tới cửa thành bị nổ vỡ.

Quân phòng thủ đầu tường còn chưa tỉnh táo khỏi vụ nổ, mãi đến khi kỵ binh giết tới bên cửa thành, họ mới tỉnh táo lại, bắt đầu thất kinh, cố gắng gõ vang cảnh báo. Rất nhiều binh sĩ chạy xuống đầu tướng, chạy trốn vào trong huyện thành.

Trên thực tế, không cần cảnh báo gì, tiếng nổ kinh thiên động địa đã sớm đánh thức dân chúng toàn thành. Hai ngàn binh sĩ ngủ say trong quân doanh cũng bị bừng tỉnh, họ cực kỳ bối rối vọt ra khỏi doanh trại, phần lớn đều chưa khoác khôi giáp, thậm chí không ít người chạy chân trần ra.

Trong đêm vẫn tối đen, nhưng tiếng người lại huyên náo ở sân huấn luyện, hơn hai ngàn binh sĩ chen chúc một chỗ, mấy tên tướng lĩnh đang mắng chửi binh sĩ, ra lệnh binh sĩ trở về khoác khôi giáp.

Đúng lúc này, một vật đen nhánh bỗng nhiên ném vào qua tường rào quân doanh, nhanh chóng lăng tới sân huấn luyện, phía trên lóe ra đốm lửa, mấy binh lính tuần tra vội vàng chạy tới xem xét.

Nhưng chưa chờ họ tới gần, quả Chấn Thiên Lôi này nổ tung, lửa đỏ bốc lên không, miếng sắt bắn ra, mười mấy binh sĩ bị nổ bay lên không, chung quanh vang lên tiếng rên thảm thiết, khói đặc cuồn cuộn tràn ngập sân huấn luyện. Tiếng nổ lớn khiến vô số binh sĩ vỡ cả tim gan, hai tai không thông, các binh sĩ vội vàng ngồi xuống, mặt mũi đau đớn che lỗ tai.

Đúng lúc này, trên đường cái truyền đến tiếng vó ngựa dày đặc, binh sĩ và tướng lĩnh trong quân doanh đều bảo phủ trong sợ hãi bởi tiếng nổ lớn, phần lớn binh sĩ thậm chí không nghe được gì, nhưng một số binh sĩ đứng gần cửa lớn quân doanh phát hiện sự khác thường.

- Kỵ binh tới rồi!

Họ vừa mới hét lớn, liền thấy cửa lớn quân doanh bị phá tan, một dòng kỵ binh như nước lũ vọt vào quân doanh, trường mâu và chiến đao mang theo sát khí ngập trời càn quét về phía binh sĩ trên sân huấn luyện.

Từ sau khi Sài Tiến dẫn tám ngàn quân đội tiến vào huyện Tu Thành, khiến tổng binh lực huyện Tu Thành đạt tới hơn một vạn một ngàn người, huyện Tu Thành đứng trước nguy cơ cuối cùng được làm dịu xuống.

Chẳng qua mặc dù nguy cơ dịu xuống, nhưng một số mâu thuẫn mới lại sinh ra. Một số mâu thuẫn còn dễ giải quyết, ví dụ như binh sĩ sống chen chúc, vốn bốn người một gian doanh trại, hiện giờ thành mười người một gian, căn bản không ở nổi, quân đội đành phải dựng đầy lều vải trong mấy sân huấn luyện.

Cho dù như vậy, quân doanh vẫn có vẻ chen chúc khó chịu, để giải quyết vấn đề cư ngụ của binh sĩ, Châu Học Vận Châu và hai chùa chiền cũng bị quân đội trưng dụng.

Còn vấn đề ăn cơm, bởi vì phần lớn lương thực vận chuyển từ các Châu tới đều tập trung trong kho hàng tại bến tàu ngoài thành, chưa kịp chở vào trong thành liền bị quan quân đột nhiên đánh tới thiêu hủy. Lương thực tồn trong thành chỉ đủ hai vạn quân đội ăn trong ba tháng, mặc dù cách thu hoạch lương thực chỉ ba tháng, bản thân lương thực không phải vấn đề. Nhưng có một mâu thuẫn rất hiện thực, khiến cho cư ngụ và lương thực đều trở thành vấn đề lớn.

Đó chính là vấn đề ai làm chủ huyện Tu Thành, trước mắt huyện Tu Thành có hai chủ tướng, một là chủ tướng huyện Tu Thành trước đó là Vương Anh, một người khác là chủ tướng viện quân Sài Tiến. Theo lý, Sài Tiến dẫn hai vạn đại quân bắc thượng, là Vương Anh lưu thủ Tu Thành chỉ có ba ngàn quân, chủ tướng hẳn là Sài Tiến.

Nhưng Vương Anh tự cho là tâm phúc của Tống Giang, gã làm sao có thể nghe theo mệnh lệnh của Sài Tiến. Gã lợi dụng Sài Tiến bị phục kích binh bại làm lý do, yêu cầu Sài Tiến giao quân đội cho mình.

Vương Anh nhân phẩm ti tiện, tàn nhẫn háo sắc, quan hệ cực kém trong các chư tướng Lương Sơn, phần lớn chư tướng Lương Sơn coi thường gã. Cho dù Sài Tiến chịu nhường quân quyền cho Vương Anh, hai tên Phó tướng Sử Tiến và Thạch Tú lại không nhường. Chính vì duyên cớ này, từ đầu đến cuối Sài Tiến không chịu giao quân quyền cho Vương Anh.

Chỉ là như vậy, Vương Anh nắm giữ quân doanh và tài nguyên vật tư lại gây khó dễ cho binh lính thủ hạ của Sài Tiến, dù là điều kiện cư ngụ hay ăn uống đều vô cùng khắc nghiệt.

Vì thế, Sài Tiến nóng giận viết thư cho Tống Giang, yêu cầu Tống Giang chủ trì công đạo, giải quyết vấn đề ăn ở cho binh sĩ.

Trưa hôm đó, huyện Tu Thành liên tiếp nhận được hai lá thư cấp báo, một là thư điều giải do Tống Giang viết. Tiếp theo là thư bồ câu do Đại tướng Lưu Đường lưu thủ Lương Sơn khẩn cấp gửi tới, Thọ Trương thất thủ, tình thế Lương Sơn nguy cấp, yêu cầu huyện Tu Thành lập tức xuất binh tiếp viện Lương Sơn.

Quân Nha của Sài Tiến thiết lập trong Châu Học, bởi vì chiến loạn, Châu Học đã sớm ngừng học, học sinh hoặc gia nhập quân Lương Sơn hoặc trở về nhà, Châu Học vẫn không đóng cửa, chẳng qua hiện giờ binh sĩ ở đầy trong Châu học.

Trong một căn phòng, Sài Tiến đưa thư của Tống Giang cho Sử Tiến và Thạch Tú:

- Tự các ngươi xem một chút đi!

Sử Tiến nhận thư nhìn một lần, hơi ngẩn người. Gã đưa thư cho Thạch Tú, thận trọng nói:

- Ai là chủ tướng sao có thể tự mình thương lượng được, hắn nói một câu liền quyết định, tại sao lại cần đại tướng phía dưới thương lượng xử lý?

Sài Tiến thở dài:

- Ta đoán chừng Đại ca muốn ta chủ động tặng vị trí chủ tướng cho Vương Anh, nếu không lá thư này hắn sẽ không viết cho ta, hắn chỉ không tiện nói rõ, mới để ta và Vương Anh thương lượng.

- Thế nhưng hắn có tài đức gì có thể đảm nhiệm chủ tướng?

Thạch Tú hết sức bất mãn nói.

- Hắn có lương thực! Hiện giờ các huynh đệ ăn không đủ no, hắn không chịu phát lương, đại ca cũng không có cách nào với hắn.

- Vậy tướng quân định làm thế nào?

Sử Tiến trầm ngâm một chút hỏi.

- Ta dự định đi nói chuyện với hắn một chút, xem có thể tìm được một biện pháp thỏa hiệp với nhau hay không?

- Tướng quân cảm thấy có tác dụng không?

Thạch Tú lạnh lùng nói.

Sài Tiến thở dài;

- Có tác dụng hay không cũng phải nói chuyện mới được!

Bình Luận (0)
Comment