Hàn Môn Kiêu Sĩ (Dịch-Hoàn)

Chương 994 - Chương 851: Thay Đổi Bị Động.

Chương 851: Thay đổi bị động. Chương 851: Thay đổi bị động.Chương 851: Thay đổi bị động.

Nghiêm Tham quân chính là Nghiêm Cửu Linh, là Tả chủ sự tham quân của quân nha Thái Nguyên. Khi thành Thái Nguyên bị phá, Nghiêm Cửu Linh cùng mười chín người đi theo bại binh của Hàn Thế Trung rút lui đến phủ Kinh Triệu. Bọn họ cũng là bộ hạ cũ của Chủng Sư Đạo, khi Chủng Sư Đạo xây dựng quân nha trùng kiến phòng ngự Thiểm Tây Lộ đã dùng. Nghiêm Cửu Linh hiện đang là Lục sự tham quân của quân nha.

Nghe nói Lý Thái bảo tới, đám người nhao nhao rời quân nha đi đón Lý Diên Khánh.

Đây cũng là chuyện vui. Lý Diên Khánh rất lo bọn họ sẽ xảy ra chuyện ở Thái Nguyên, cuối cùng lại gặp lại nhau ở phủ Kinh Triệu.

Nghiêm Cửu Linh thăng làm Lục sự tham quân, hai người quen cũ Trương Khúc cùng Tuần Ngạn đảm nhiệm tả hữu Chủ sự Tham quân. Ba người bọn họ chủ quản quân vụ, cũng nắm trong tay hậu cần quân nhu của hai vạn năm ngàn quân Thiểm Tây Lộ.

Đám người nhiệt tình bái kiến Lý Diên Khánh, vây quanh hắn vào trong quân nha. Mã Thiện không có quan hệ về công việc nhưng do dự một chút vẫn đi vào theo.

Ở phủ Lâm An, Lý Diên Khánh đã chuyển giao quân quyền với Chủng Sư Đạo, trực tiếp ngồi lên ghế chủ soái, sau đó cho mấy quan văn chủ yếu ngồi xuống.

- Nghiêm Tham quân, ta muốn hỏi mấy câu về tình hình quân phí. Có thể nói qua một chút không?

Nghiêm Cửu Linh gật gật đầu. Y nắm rõ tình hình quân phí Thiểm Tây Lộ như lòng bàn tay, đứng dậy báo:

- Quân Thiểm Tây Lộ có hai mươi lăm ngàn, cộng cả hai vạn quân Kinh Triệu trấn thủ Đồng Quan cùng năm ngàn sương quân giữ gìn trị an các huyện, tổng cộng có năm vạn người. Theo như tiêu chuẩn mỗi người mỗi tháng có mười quan tiền cùng tiền cơm áo, mỗi tháng phải chi năm mươi vạn xâu, một năm là sáu trăm vạn quan. Thuế phú Thiểm Tây Lộ khoảng năm trăm vạn quan, toàn bộ dùng để thanh toán quân phí. Mặt khác, năm ngoái Ba Thục cũng điều cho Thiểm Tây Lộ ba trăm vạn xâu quân phí, trên thực tế, tổng thu nhập có tám trăm vạn xâu.

- Trừ đi sáu trăm vạn quân phí, còn lại hai trăm vạn, chi tiêu thế nào?

- Chi tiết rất nhiều. Tỉ như bổng lộc của quân nhân văn chức, chăn nuôi quân mã, chế tạo chuẩn bị các vật dụng cho quân đội như đao mâu, lều vải, khôi giáp, súng đạn, máy ném đá, vân vân. Thực ra tốn kém nhất là sửa chữa trùng kiến hơn một trăm quân trại ở biên cảnh phương bắc. Năm ngoái, riêng khoản này đã tốn gần tám mươi vạn xâu, cộng các khoản chi khác nữa, quả thực không có tiền dư.

Lý Diên Khánh cũng từng chiêu mộ binh sĩ, cũng biết chi tiêu rất lớn. Tống triều không có chế độ phủ binh như tiền triều, mà hoàn toàn là quân nhân chuyên nghiệp, mỗi tháng đều phải trả bổng lộc, nuôi binh sĩ và gia thuộc. Thời chiến, bổng lộc còn phải tăng gấp bội. Cho nên quân phí triều Tống bắt đầu trở nên cực kỳ nặng nề. Khi Tống Hiếu Tông thoái vị cũng thở dài với Thái tử:

- Chia tài phú hiện nay của thiên hạ làm mười phần thì tới hơn tám phần là dùng để nuôi quân rồi.

Phần rất lớn thu nhập của triều Tống đều dùng để nuôi quân, bổng lộc mỗi tháng cho binh sĩ là tám quan tiền, coi như chừng sáu ngàn văn, mỗi ngày hai trăm văn tiền. Đây chỉ là thu nhập của binh sĩ thôi. Họ còn phải chi cho ăn cho mặc, chi cho quân phục khí giới, coi như mỗi binh sĩ cần chi mười quan tiền một tháng.

Quân đội tăng lên một vạn, khoản chi mỗi tháng tăng thêm mười vạn xâu, còn chi phí phụ như lều vải quân mã, vân vân. Mười vạn quan tiền vẫn còn chưa đủ.

Lần này Lý Dien Khánh kinh lực Tây Bắc, Thiên tử Triệu Cấu hứa hẹn sẽ chi toàn bộ thuế phú Ba Thục cho hắn làm phụ cấp. Nhưng hơn phần nửa thuế phú Ba Thục đều cấp cho ba đạo Tây Bắc rồi, đến tay hắn cũng chẳng được bao nhiêu. Hắn tính, tối đa cũng chỉ có thêm bốn tới năm vạn quân đội.

- Ta nắm được tình hình rồi. Hiện giờ quân lương Thiểm Tây Lộ còn bao nhiêu?

- Khởi bẩm Thái bảo, còn chừng bốn mươi vạn thạch.

- Có bốn mươi vạn thạch thôi?

Lý Diên Khánh nhíu mày đi qua đi lại.

Hắn biết, bốn mươi vạn thạch quân lương, nghe thì nhiều, nhưng trên thực tế, trừ đi hao tổn, tối đa cũng chỉ đủ cho binh sĩ ăn nửa năm. Mà địa khu Tây Bắc không ẩm ướt ấm áp như triều Đường mà một năm thu hai vụ. Vùng tây bắc triều Tống cũng chỉ có khu Quan Trung là tốt một chút, có thể thu hoạch ba vụ một năm, các nơi khác chỉ có thể một vụ một năm, mà sản lượng cũng không cao, mỗi mẫu đất nhiều nhất cũng chỉ thu được hơn hai trăm cân lúa mạch.

Cũng may, bây giờ là tháng tám, tháng sau sẽ là ngày mùa. Lý Diên Khánh đau cả đầu, tạm thời hiện giờ không cần nghĩ quá nhiều về chuyện này.

- Nói một chút về phủ Duyên An và Tuy Châu đi. Quân Tây Hạ có từng xâm phạm không?

Nghiêm Cửu Linh gật gật đầu:

“Có! Nhưng chỉ là quấy rối quy mô nhỏ thôi. Có điều nếu không phòng bỉ, quấy rối nhỏ sẽ lập tức biến thành xâm lược quy mô lớn. Biên cảnh Tây Hạ có hai vạn quân đội đồn trú, Chủng Đại soái cực kỳ đau đầu.

Lý Diên Khánh hiểu ra. Quân Tây Hạ quấy rối, Thiểm Tây Lộ là dùng để ngăn quân đội của Chủng Sư Đạo, không cho ông ta suất quân cần vương, cũng không cho ông ta chi viện đường sông Hi Hà. Thực ra chưa chắc quân Tây Lương đã muốn xâm chiếm Thiểm Tây Lộ, nếu không đã không chỉ bố trí hai vạn quân đội. Đánh nghi binh Thiểm Tây Lộ, thực chiếm đường sông Hi Hà mới là chiến lược thực sự của quân Tây Hạ.

Trên đường tây tiến, Lý Diên Khánh đã cân nhắc đi cân nhắc lại biện pháp phá võ cục diện tây bắc. Quân Tống nhiều lần thất bại ở tây bắc không phải vì không đủ binh lực, mà là vì sách lược phòng ngự, cứ mặc cho quân Tây Hạ thích đánh thì đánh, cực kỳ bị động. Muốn thay đổi cục diện bị động bị đánh, biện pháp tốt nhất là chủ động tấn công.



Nghỉ ngơi dưỡng sức hai hôm ở phủ Kinh Triệu, Lý Diên Khánh lại suất lĩnh một vạn năm ngàn quân đội rời Kinh Triệu bắc thượng phủ Duyên An.

Chủng Sư Đạo đã sắp xếp hai vạn năm ngàn quân đội dọc tuyến phủ Duyên An, Tuy Châu, Bảo Châu, do phó Đô thống Trương Tuấn thống nhất chỉ huy. Trương Tuấn kiêm nhiệm cả Tri phủ Duyên An, tự mình suất lĩnh một vạn năm ngàn quân tọa trấn phủ Duyên An. Hai Thống chế khác là Ngô Giai Hòa và Ngô Lâm chia ra đóng giữ năm ngàn quân ở Tuy Châu và Bảo Châu.

Quân Tống thủ một tuyến Thiểm Bắc không phải trong quân doanh mà là phân tán ra các hiểm quan yếu ải, mỗi một quan ải đóng ba đến năm trăm người. Các quan ải này đều ở nơi hiểm trở, dễ thủ khó công, bình thường dùng bồ câu đưa thư qua lại. Chủng Sư Đạo đã tốn hơn tám mươi vạn quan tiền sửa chữa mấy cửa hiểm quan yếu ải này, ngoài ra, phủ Duyên An cũng chi ra năm ngàn quân đội chi viện, chỉ cần quân Tây Hạ xuôi nam, quân chi viện sẽ lập tức xuất phát.

Đương nhiên phương thức phòng ngự này cũng có hiệu quả nhất định. Nhưng quân Tây Hạ thường dùng biện pháp giương đông kích tây, khiến cho quân chi viện phải chạy ngược chạy xuôi, chạy đến nghèo luôn.

Sáng hôm nay, Lý Diên Khánh suất lĩnh hai ngàn quân đội đã tới phủ Duyên An, đã có binh sĩ đi thông báo cho quân đội Thiểm Bắc.

Khi quân đội của Lý Diên Khánh đến phủ Duyên An, Trương Tuấn tự mình ra khỏi thành nghênh đón hắn. Trương Tuấn quỳ một chân xuống hành lễ:

“Ty chức Trương Tuấn tham kiến Thái bảo!”

Thái bảo chỉ là chức quan phẩm giai của Lý Dien Khánh, thực quyền của hắn là Kinh lược chế trí sử ba lộ tây bắc, có nghĩa là hắn ôm hết đại quyền quân chính ba đường tây bắc.

- Xin Trương Tướng quân đứng lên!

Các danh tướng trong lịch sử kháng Kim của Nam Tống như Trương Tuấn, Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế, Ngô Giai, Lưu Kỹ đều xuất thân từ tây quân. Lý Diên Khánh nhìn danh sách chư tướng, trong hai mươi lăm ngàn quân Thiểm Bắc này đã có Trương Tuấn, Ngô Giai, Ngô Lân, Lưu Tử Vũ, Dương Tái Hưng, toàn tướng lĩnh trứ danh. Nếu có thể sử dụng các danh tướng này đúng chỗ, sẽ trở thành phụ tá đắc lực cho mình trên đường chống lại lính Kim thu phục non sông.

- Đa tạ Thái bảo!

Trương Tuấn đứng dậy, giới thiệu mấy đại tướng sau lưng cho Lý Diên Khánh:

- Đây là Ngô Giai Tướng quân, Quân sử Tuy Châu!

Ngô Giai chừng hơn ba mươi tuổi, dáng người tầm tầm, ánh mắt trầm tĩnh, cằm giữ lại một nhúm râu dài, người mặc sơn văn giáp, đầu đội phượng sí đâu mâu, oai ùng mà lại nho nhã, không chút hoang mang thi lễ với Lý Diên Khánh:

- Ty chức Ngô Giai tham kiến Lý Thái bảo.

Lý Diên Khánh mỉm cười:

- Đại danh huynh đệ tây quân Ngô thị ta đã nghe từ lâu. Lệnh đệ có đó không?

- Ty chức Ngô Lân ở đây!

Một người bước ra từ sau lưng Ngô Giai, ngoại hình rất giống Ngô Giai, nhưng hình thể khí chất lại khác nhau rất lớn, cao lớn uy mãnh, trọn vẹn cao hơn huynh trưởng nửa cái đầu, cũng cường tráng hơn nhiều.

- Không hổ là mãnh tướng tây quân, danh bất hư truyền!

Lý Diên Khánh khen một tiếng lại quay sang một vị đại tướng có khí chất nho nhã bên cạnh, cười nói:

- Nếu ta đoàn không lầm thì vị này chính là Lưu Tử Vũ Tướng quân đi.

Lưu Tử Vũ là trưởng tử của Tuyên phủ sứ Tần Phượng lộ Lưu Cáp, chừng ba lăm ba sáu tuổi, văn võ song toàn, rất giống phụ thân, Lý Diên Khánh nhìn một cái là nhận ra.

- Tại hạ Lưu Tử Vũ tham kiến Thái bảo!

Lý Diên Khánh tiếp tục gặp các tướng lĩnh khác, xong xuôi hết mới cùng chung tướng đến thành Duyên An.

Trong quân nha, đầu tiên, hắn thống nhất với Trương Tuấn về kế hoạch xuất binh của mình. Cho dù là thân phận hay kinh nghiệm tác chiến với quân Tây Hạ, Lý Diên Khánh vẫn có quyền lên tiếng nhất ngôn cửu đỉnh với chiến dịch Tây Hạ, nhưng hắn vẫn bàn với Trương Tuấn là vì nể mặt y. Điều này y cũng biết rõ.

Nhưng Trương Tuấn vẫn hơi do dự:

- Thái bảo muốn chủ động tấn công Tây Hạ, ty chức không có ý kiến. Ty chức chỉ lo lắng liệu quân kim có thừa cơ tấn công Thiểm Tây lộ không?

Lý Diên Khánh khẽ cười nói:

- Bây giờ là tháng tám, còn ba bốn tháng nữa Hoàng Hà mới kết băng, trận này ta chỉ đánh nhiều nhất hai tháng, vẫn kịp quay lại trước khi Hoàng Hà kết băng. Mà ta có để một đội trọng binh ở tuyến Đồng Quan và Bồ Tân Quan, khi quân đội ta bắc thượng, hy vọng Trương Tướng quân chia ra một bộ phận quân đội ở ven bờ Hoàng Hà, phòng ngừa quân địch dùng bè da qua sông đánh lén Thiểm Tây lộ. Chỉ cần bố trí thỏa đáng thì vấn đề cũng không lớn.

Lý Diên Khánh đã nắm chắc, Trương Tuấn cũng không còn lo lắng về chuyện lính Kim nữa, lại hỏi:

- Vậy Thái bảo chuẩn bị suất lĩnh bao nhiêu quân đội bắc thượng?

- Khoảng ba vạn người là đủ rồi. Lần này ta tới phủ Duyên An, một là tới thăm chư tướng biên cảnh Thiểm Bắc, mục đích khác là muốn mượn bảy ngàn binh của Trương Tướng quân.

Lý Diên Khánh nói rất khách khí, Trương Tuấn hơi ngỡ ngàng, vội vàng nói:

- Điều binh khiển tướng là quyền của Thái bảo, ty chức sao dám làm chủ. Quân Thiểm Tây xin nghe theo Thái bảo điều khiển.

Lý Diên Khánh tương đối hài lòng với thái độ của Trương Tuấn, gật đầu cười:

- Vậy để Lưu Tử Vũ và Dương Tái Hưng suất lĩnh bảy ngàn quân theo ta bắc thượng đi!

Bình Luận (0)
Comment