Hãn Thích

Chương 152

Rốt cuộc Ngụy Việt là người thế nào? Trong bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa không nói về y. Thế nên đời sau rất nhiều người chỉ biết đến Ngụy Tục mà không ai biết Ngụy Việt là ai.

Cho dù là Lưu Sấm cũng không nhớ rõ người này có lưu danh sử sách hay không? Trên thực tế là trong sử sách có ghi lại một câu có liên quan đến Ngụy Việt, chính đã cùng Lã Bố hạ được Trương Yến tại Thường Sơn. Năng lực của y thật sự là như thế nào? Bản lĩnh mạnh ra sao? Y là nhân sĩ phương nào? Thậm chí ngay cả kết cục cuối cùng thế nào cũng không được ghi lại, cho nên mọi người sẽ xem y và Ngụy Tục là một.

Tuy nhiên, Ngụy Tục là Ngụy Tục, Ngụy Việt là Ngụy Việt.

Lại nói đến Ngụy Việt cũng không phải thuộc hạ chính của Lã Bố, mà chính là Phi Hùng quân thuộc Tây Lương.

Cũng vì tính tình y quá ngay thẳng nên không được Lý Thôi yêu thích, sau khi Lã Bố quy thuận Đổng Trác, thấy Ngụy Việt thương mã thuần thục, liền sinh ra tâm tư yêu người tài.

Ngay sau đó, Lý Thôi vì muốn lấy lòng Lã Bố nên mang Ngụy Việt tặng cho Lã Bố.

Nhưng dù có nói thế nào, Ngụy Việt cũng không phải là thân tín của Lã Bố.

Cho nên tám kiện tướng đó cũng không có tên của Ngụy Việt, y vẫn chưa có tiếng tăm gì.

Sở dĩ lần này đảm nhiệm chức Thái thú Bành Thành, thứ nhất chính dưới tay Lã Bố không có người dùng, thứ hai được Trương Liêu tiến cử Ngụy Việt mới được trọng dụng như vậy.

Y muốn nhân cơ hội này tạo nên tên tuổi, không nghĩ Bành Thành lại có Kẻ tặc đến cửa.

Sáng sớm hôm sau khi đã phái người đưa tin đi, Ngụy Việt liển chuẩn bị ba nghìn bộ tốt, trùng trùng điệp điệp chạy đến Huyện Tiêu. Tuy nhiên, Ngụy Việt không phải là hạng người vô năng, dù Tần Nghị có phân tích đạo lý rõ ràng làm y có cũng khá cảm động nhưng thật sự lai lịch đối phương thế nào Ngụy Việt vẫn chưa biết, nên y rất thận trọng. Lúc hành uân, y luôn phái ra nhiều thám báo đi phía trước tìm hiểu tin tức.

Đồng thời hạ lệnh binh mã duy trì đội hình, bất cứ lúc nào cũng có thể nghênh chiến.

Tuy nhiên đi tới nửa đường Ngụy Việt nhận được tin tức đối phương là một đội thổ phỉ đã bao vây Huyện Tiêu.

Ngụy Việt nhẹ nhàng thở ra, theo kết quả thám báo gửi cho y binh mã bọn chúng hết sức hoãn loạn, chính là tác phong điển hình của bọn sơn tăc … Một khi đã như vậy, vậy cũng không cần khách khí.

Ngụy Việt lập tức hạ lệnh, ba quân tiến nhanh tốc độ.

Binh lực Huyện Tiêu tuy không nhiều nhưng dựa vào tường thành Huyện Tiêu có thể đủ ngăn cản được một ngày.

Từ Bành Thành đến Huyện Tiêu khoảng cách cũng không gần lắm.

Nếu toàn bộ lấy kỵ binh chạy đi đoán chừng mất nửa ngày đường.

Từ Châu thiếu ngựa, dù trong tay Lã Bố thì số lượng ky binh cũng không nhiều lắm, hơn nữa phần lớn là ở bên cạnh Lã Bố.

Dường như bộ khúc của đám người Trương Liêu, Tào Tính đều lấy bộ tốt là chính, mà Hãm Trận Doanh được xưng là hãn quân dũng mãnh nhất dưới trướng Lã Bố toàn bộ do bộ binh mà thành, căn bản không có kỵ binh tham dự. Điều này cũng giải thích vì sao binh lính Lã Bố thu mua ngựa khá nhiều, nếu kỵ binh chuyển sang làm bộ binh, ưu thế của Lã Bố không thể nào phát huy được hết sức mạnh. Nên hiểu rằng Lã Bố khá am hiểu về kỵ chiến, có thể nói là vô địch thiên hạ.

Ngụy Việt hành quân từ sáng sớm đến trưa người ngựa đều đã mỏi mệt không gắng gượng được.

Thấy quân lính uể oải chạy đi, Ngụy Việt cũng biết nếu kéo dài như vậy cũng khó có thể làm được gì.

Dù sao trong thời gian ngắn, Huyện Tiêu cũng sẽ không nguy hiểm gì … Vì thế Ngụy Việt hạ lệnh ba quân tạm ngừng bước, nghỉ ngơi tại chỗ, bắt nồi nấu cơm.

Bọn lính nghe thế cũng reo hò hoan hô.

Đội hình lập tức toán ra, tụm năm tụm ba nơi ven đường.

Nhìn đội ngũ phân tán, Ngụy Việt không khỏi thở dài.

Mặc dù Từ Châu tốt, binh lính quá ít … Giống như năm đó Phi Hùng quân thủ hạ của Thừa tướng, giờ phút này hẳn là đã đến Huyện Tiêu rồi, tuyệt nhiên không xuất hiện với tư thế tản mạn như thế, nhưng không có cách nào, những quân sĩ này phần lớn là binh lính tạm thời, trước đây chưa bao giờ trải qua cuộc chiến nào, thậm chí trước giờ họ chưa cầm lấy vũ khí, họ chỉ là người nông dân chân chất … Thời Hán tới này, Từ Châu không có tinh binh, chính sách này và đời Hán có quan hệ khá lớn.

Cao tổ lập ra Huyện Bái, rồi Huyện Bái thành một phần của Bành Thành cho đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi.

Có lẽ, lúc Tần mạt Hán sơ, Bành Thành có nhiều tinh binh.

Nhưng từ khi nhà Hán cai trị đến nay, đặc biệt Đông Hán, thuế đất Từ Châu mở rộng hưng thịnh nên là một nơi giàu có đông đúc.

Quận Bành Thành vốn thuộc về nước Bành Thành, toàn bộ thuộc Phiên vương, là nơi giàu có của thiên hạ, cho nên dân chúng nơi này lười nhác, sông xa hoa … Kể từ đó sức chến đấu của Bành Thành cũng giảm dần.

Hơn nữa, từ khi Tào Tháo tàn sát đẫm máu ở Bành Thành khiến nhân khẩu giảm mạnh. Hiện dân chúng Bành Thành này hơn phân nữa là lưu dân, chính vì thế tạo nên lòng trung thành không cao, sức chiến đấu thấp, thậm chí họ chưa từng được huấn luyện qua. Thời gian quá ngắn không thể nào cải thiện được, cũng không phải Ngụy Việt y có thể giải quyết được, nhưng dù vậy theo Ngụy Việt, ba nghìn binh mã này cũng đủ đánh tan sơn tặc.

- Tướng quân, uống nước đi.

Một người tùy tùng mang túi nước đến.

- Hôm nay khí trời có chút kỳ lạ, đã tháng chín sao vẫn còn nóng như thế?

Ngụy Việt tiếp nhận túi nước, uống một hơi lớn, không kìm nổi thấp giọng mắng:

- Bảo mọi người nghỉ ngơi một lát, Sau đó tiến quân.

- Vâng!

Ngụy Việt ngồi dưới bóng cây, uống hai phần nước ăn hai miếng lương khô, tựa vào cành cây nhắm mắt nghỉ ngơi.

Đột nhiên từ xa truyền đến tiếng vó ngựa.

Y vội vàng mở to mắt, đưa mắt nhìn xem thế nào.

Chỉ thấy bụi mù cuồn cuộn, hình như có đại đội binh mã đang ngày càng tiến gần.

Ngụy Việt giật mình, vội nhanh chóng la lớn:

- Toàn bộ đứng lên, toàn bộ đứng lên, chuẩn bị chiến đấu!

Nhưng quân lính chạy đường xa như vậy nếu không được nghỉ ngơi dưỡng sức, chỉ nghỉ một lát khi chiến đấu sẽ thấy toàn thân đau nhức.

Nhanh chóng có người dẫn ngựa đến, Ngụy Việt cầm thương lên ngựa.

Y phóng lên ngựa, vội vàng phi nhanh về phía trước dường như muốn lấy lại khí thế cho quân lính.

Nhưng đám quân lính uể oải đứng trên mặt đấy, nắm lấy binh khí, bày trận cong vẹo không có chút tinh thần nào cả.

Ngụy Việt thấy vậy trong lòng vô cùng lo lắng.

Y vừa muốn quát muốn mắng, tiếng chân dồn dập, nhân mã đối phương đã đến trước mặt.

Một viên đại tướng cưỡi Sư Tử Thông tay cầm cường cung, đang giương cung tên, nhanh chóng bắn ra một mũi.

Mũi tên bay rít trong không trung, nghe chói tai.

Ngay khi Ngụy Việt muốn nhắc nhở quân lính thì mũi tên kia đã đến trước mặt, một gã kỵ binh vừa mới ngồi trên ngựa vững vàng đã bị mũi tên kia bắn ngay trán rơi phịch xuống ngựa. Theo sát sau, liền phóng ngựa bay nhanh, mũi tên khắp nơi bay như mưa.

Mà phía sau y, hơn trăm kỵ phóng theo bám chặt, tên rơi xuống như mưa.

Binh Bành Thành đứng trước nhất bị trận mưa tên như vũ bão công kích, ngay lập tức trở nên hỗn loạn.

Cùng lúc đó đối phương cũng đã đến trước mặt.

Lập tức đại tướng vứt bỏ cung tên, giơ cao thương hét giọng la lớn:

- Đông lai Thái Sử Từ nghênh chiến, tặc tướng còn chưa chịu trói.

Tiếng ngựa đến, thương cũng đến … Hai kỵ tướng phóng ngựa tiến lên ngăn cản đã bị Thái Sử Từ trên ngựa vung thương đánh hai tên rời khỏi chiến mã.

Ngụy Việt vừa nhìn thấy liền cảm giác không tốt.

Y thúc ngựa giơ cao thương muốn đi cản lại nhưng chợt nghe tiếng trống trận vang lên, phía sau đại đại đội nhân mã đột nhiên giết ra.

Tiểu tướng đi đầu mặc áo giáp màu đen, cưỡi con Tượng Long, trong tay cầm thanh Bàn Long Côn, đi theo người này còn có mấy trăm quân lính dũng mãnh đi theo. Viên tiểu tướng kia lực lớn vô cùng, côn thế kinh người, trên ngựa dường như không dùng chút sức lực nào, nơi hắn đi qua binh lính Bành Thành đều ngã ngựa, không một ai có thể cản được. Ở phía xa, bụi mờ mịt cuồn cuộn, trời mới biết có bao nhiêu nhân mã đến gần.

Ngụy Việt trong lòng run sợ, cảm thấy vô cùng bối rối.

Y lúc này tâm thần bấn loạn, chỉ thấy Thái Sử Từ đến trước mặt, giơ thương đâm tới.

Thái Sử Từ dùng Hạc Vũ thương cũng khá nặng, khoảng sáu bảy mươi cân, với thương lớn nặng như thế mà trong tay y lại không cần cố dùng sức chút nào, Ngụy Việt quát to một tiếng giơ thương đón chào, hai cây thương lớn chạm nhau, hai mắt Thái Sử Từ mở sáng rực.

- Thương pháp giỏi.

Thái Sử Từ vốn là người chuyên dùng thương, có thể được y khen ngợi, cho thấy bản lĩnh của Ngụy Việt không kém chút nào.

Cũng khó trách, có thể được Lã Bố xem trọng cũng đâu phải tầm thường.

Ngụy Việt khó khăn lắm mới tiến vào giai đoạn Luyện Thần, thương pháp xuất chúng, tinh diệu hơn người … Và cùng Thái Sử Từ đấu mười mấy hiệp lúc này mới lộ ra sơ hở. Ngụy Việt bị Thái Sử Từ ngăn lại nhưng bên kia Tiêu Lăng dẫn kỵ binh sát nhập vào trận Bành Thành.

Y và Lưu Sấm ở trung quân hội hợp, không hợp lại một chỗ là chỉ thoáng qua, lại tiếp tục vội vàng chiến đấu.
Bình Luận (0)
Comment