Hãn Thích

Chương 531

Tào Tháo hiện giờ đang khốn khó.

Hy vọng bức thiết của lão bây giờ là có người đủ lực vì lão mà chia sẻ một phần áp lực, chỉ vì Viên Thiệu mang đến cho lão một cảm giác bức bách, thực sự là quá mạnh.

Nơi đóng quân của Lê Dương có hơn mười vạn binh.

Thanh Châu Viên Đàm cũng đang gay go khốc liệt nghe nói là cũng có mấy vạn đại quân.

Ngoài ra, Cao Can ở Tịnh Châu cũng như hổ rình mồi có ý dùng binh về phía Hà Đông... Trong Tam quốc diễn nghĩa có ghi lại, Viên Thiệu tập kết tám mươi vạn đại quân phát động trận chiến Quan Độ thực sự là có hơi khoa trương. Nhưng hơn mười vạn đại quân xếp hàng mở ra thanh thế lớn kinh người, lại càng không cần hơn 10 vạn kỵ quân dưới tay Viên Thiệu. Ở trong thời đại này có được hơn vạn kỵ binh chắc chắn là một chuyện vô cùng đáng sợ. Trong tay Tào Tháo ngoài đội Hổ báo kỵ ra thì gần như không có gì để đối phó với kỵ quân của Viên Thiệu. Kể từ đó lão phải đối mặt với áp lực rất lớn.

Cố thủ Quan Độ! Đây là sách lược của Tào Tháo.

Nhưng vấn đề là, Quan Độ vẫn chưa bố trí phòng bị xong. Trước đó Tào Tháo tất yếu bám trụ đại quân Viên Thiệu qua sông.

Đây là một nhiệm vụ cực kì gian khổ, cũng là nguyên nhân chủ yếu mà Tào Tháo nghĩ mọi cách để thỉnh cầu Lưu Sấm xuất binh Liêu Đông.

Nếu Lưu Sấm có thể bám trụ người Ô Hoàn thì có thể sẽ chặt đứt được một cánh tay của Viên Thiệu.

Còn nếu như thiết kỵ Ô Hoàn cũng xuất hiện trên chiến trường thì sẽ có một tai họa không thể tưởng tượng nổi sẽ xảy ra.

Còn về sau?

Mặc dù Tào Tháo coi trọng Lưu Sấm nhưng cũng không sợ hãi gì.

Dù sao hiện tại sức mạnh của Lưu Sấm vẫn còn nhỏ mà ở Liêu Đông lạnh khủng khiếp. Lưu Sấm muốn phát triển cũng là một việc khó khăn.

Cuối tháng ba năm Kiến An thứ năm. Tào Tháo trở về Hứa Đô chưa được lâu. Viên Thiệu mạng lớn dẫn Nhan Lương qua sông tấn công Bạch Mã.

Tướng Lưu Diên phòng thủ Bạch Mã, hiển nhiên là không thể ngăn cản được thế tấn công mạnh mẽ của Nhan Lương. Y ứng chiến gấp gáp lệnh cho Xương Hi đến ngăn cản Nhan Lương đồng thời phái người đi Hứa Đô cầu viện. Xương Hi từ quân Hải Đông vào Bạch Mã sốt ruột muốn lập công. Y cũng muốn nhân cơ hội này lấy được lòng tin của Tào Tháo vì thế mà chủ động tấn công với ý đồ đánh tan Nhan Lương. Không ngờ kỵ binh của Nhan Lương qua sông bất ngờ đánh trận tuyến đầu Xương Hi, chém lấy thủ cấp của Xương Hi trong đám loạn quân.

Mở màn trận chiến đã thất bại khiến cho Lưu Diên kinh hãi.

Y không dám tiếp tục đi khiêu chiến Nhan Lương nữa mà sai người trấn thủ Bạch Mã chờ viện quân đến.

Bạch Mã này là yếu điểm bờ nam sông Hoàng Hà.

Nếu Nhan Lương cướp được Bạch Mã rất có thể sẽ tạo thành một trận tuyến tan tác. Đặc biệt là Bạch Mã ở Đông quận, nếu có được Nhan Lương thì chắc chắn Duyện Châu sẽ rung chuyển. Đáng sợ nhất là, sẽ chặt đứt mối liên hệ giữa Thanh Châu và Dự Châu. Đến lúc đó chắc chắn sẽ xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tào Tháo rơi vào đường cùng quyết tâm xuất binh gấp rút tiếp viện cho Bạch Mã.

- Viên Thiệu nhiều binh không thể cứng rắn địch được.

Dùng kế dương đông kích tây làm Viên Thiệu nhiễu loạn, khiến cho binh lực phân tán rồi sau đó bất ngờ đánh Bạch Mã.

Cho nên, thuộc hạ cho rằng điểm quan trọng của trận chiến này là phải để viện quân cho Bạch Mã phân tán. Thuộc hạ có một kế, sao chủ động không dẫn binh tới Diên Tân rồi sau đó tấn công Lê Dương cắt đứt đường lui của Nhan Lương. Sau đó, Nhan Lương chắc chắn sẽ chi quân đến Diên Tân hoặc phái mãnh tướng, kỵ binh nhẹ xuất kích, dẫn Hổ báo kỵ đánh bất ngờ đánh Bạch Mã sẽ khiến Nhan Lương trở tay không kịp, đến lúc đó sẽ giải được vòng vây Bạch Mã.

Từ chiến thuật mà nói, Tuân Du chắc chắn là sự chủ mưu của Tào Tháo.

Có lẽ đại cục của y không lợi hại như Tuân Úc nhưng ở phương diện tùy cơ ứng biến và lâm trận chiến đầu lại không hề kém cỏi hơn đám người Tuân Úc.

Cho dù là Quách Gia ở phương diện này cũng không bằng Tuân Du.

Sau khi Tào Tháo nghe xong thì rất đồng tình.

Nhưng rồi lão lại chợt lộ ra vẻ buồn rầu: - Đại trướng dưới trướng của Viên Thiệu là Nhan Lương đều có tướng vũ dũng hơn người.

Trận chiến này ta có thể đích thân dẫn binh đánh Diên Tân thu hút sự chú ý của Nhan Lương, nhưng ai có thể dẫn Hổ Báo Kỵ, cởi vòng vây Bạch Mã đây?

Lời này vừa nói ra cả sảnh dường đều im lặng.

Nhan Lương là mãnh tướng dưới trướng của Viên Thiệu, vũ dũng vô cùng.

Tuy dưới trướng của Tào Tháo cũng nhiều mãnh tướng nhưng so với Nhan Lương thì vẫn còn kém hơn một bậc.

Tuy Việt Hề thiện chiến nhưng lại không có tài cầm binh. Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên có thể một mình đảm đương một phương nhưng luận về vũ dũng thì vẫn còn kém hơn Nhan Lương.

Tuân Úc khẽ mỉm cười trầm giọng nói: - Hà tất Tư Không phải lo lắng như vậy?

Thuộc hạ tiến cử một người nhất định còn hơn cả Nhan Lương?

- Không biết người nào có thể đảm nhiệm được?

- Quan Vũ kia có năng lực hơn người, chẳng phải Từ Không vẫn kính trọng y đấy chứ?

Từ lúc y quy hàng tới nay, Tư Không ba ngày tổ chức một bữa yến tiệc nhỏ, năm ngày tổ chức một bữa yến tiệc lớn, đối đã như thượng khách. Lúc này mới là lúc mời Vân Trường ra tay. Y theo Lưu Bị cũng có khả năng cầm binh. Còn bàn về vũ dũng, người có thể thắng được y e rằng cũng không có mấy người thích hợp nhất.

Tâm trạng của Tào Tháo lập tức được thả lỏng, lão liên tục gật đầu: - Văn Nhược nói rất đúng.

Tào Tháo lập tức sai người đi tìm Quan Vũ đến.

Từ sau khi Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo cũng được sống qua những ngày thoải mái. Tào Tháo còn phân cho y một khu nhà cao cấp ở Hứa Đô, còn cho cả tỳ thiếp đến hầu hạ nhưng thực ta y cũng không để ý. Y chỉ thích ở trong nhà dạy võ công cho Quan Bình, đồng thời mời cả người đến dạy học cho con trai mình.

Trên núi, Quan Vũ đã phát hiện ra sát lực của Quan Bình không kém.

Lúc đó quân Tào bao vây núi, y cảm thấy ý đồ của Tào Tháo, Võ công, Quan Bình đến cái tuổi này rồi cho dù là lại phải chịu khổ thì tiến bộ cũng sẽ rất chậm. Căn cơ của anh ta đã kém, có thể đạt đến đỉnh cáo của Dưỡng khí đã là cực hạn rồi, muốn đột phá đến Luyện thần e rằng không có khả năng.

Nếu đã như vậy, Quan Vũ cảm thấy cần phải bồi dưỡng ở một phương diện khác cho Quan Bình.

Sở dĩ Trần Đáo được Lưu Bị coi trọng như vậy, ngoài việc võ nghệ của gã cao cường ra thì điều quan trọng hơn là Trần Đáo có tài luyện binh, khéo trị quân. Luận về võ công hay mối quan hệ thì căn bản là Trần Đáo không thể so sánh được với Trương Phi. Nhưng trên thực tế Trần Đáo là nhân vật số ba dưới trướng của Lưu Bị. Thậm chí mơ hồ còn có thể đặt hàng với Trương Phi. Quan Vũ cảm thấy Quan Bình có thể học được binh pháp, có lẽ sẽ không có được thành tích như vậy.

Hôm nay y đang dạy võ công cho Quan Bình thì nghe nói Tào Tháo cho mời.

- Thản Chi, bây giờ Tào Tháo tìm ta, không biết là có chuyện gì?

Quan Bình cười nói: - Con nghe nói, Viên Thiệu phái Nhan Lương qua sông bao vây Bạch Mã.

Xương Hi bị Nham Lương giết chết, Thái thú Đông quận Lưu Diên đóng thành không ra, không dám ứng chiến... Bạch Mã là vùng đất quan trọng của Hà Nam, nếu Bạch Mã loạn thì tất yếu sẽ dẫn đến Duyện Châu loạn. Con cho rằng Tào Tháo tìm cha rất có thể là vì chuyện này. Phụ thân không cần phải phiền não, nếu có thể giúp được Tào Tháo thì cứ đi mình cũng sẽ không áy náy. Có được một cuộc sống như thế này còn điều gì tốt hơn.

Quan Vũ vê râu cười nói: - Lời con nói chính là điều mà ta suy nghĩ.

Lập tức Quan Vũ ra khỏi phủ đi thẳng đển phủ Tư Không.

Quả là không nằm ngoài dự tính của Quan Bình, Tào Tháo tìm y đúng là vì cuộc chiến Bạch Mã.

Đương nhiên Quan Vũ không từ chối mà vui vẻ nhận lời.

Nhưng lúc ra khỏi phủ Tư Không, Tào Tháo thấy chiến mã của Quan Vũ gầy trơ cả xương liền không khỏi ngạc nhiên.

- Mãnh tướng đương thời Vân Trường sao lại không có ngựa tốt chứ?

Lão xoay người thét lệnh dắt một chiến mã tới.

Con ngựa kia cao hơn một trượng, toàn thân lông màu đỏ, không có lẫn màu lông khác, trên ót có một khối màu trắng hình lưỡi liềm. Ba người dắt ngựa cầm dây cương không cách nào làm cho con ngựa này thuần phục được. Chỉ thấy nó ngẩng cao đầu, bốn vó đạp lên ra sức giãy dụa hí hài như hổ gầm khiến người ta không khỏi kinh hãi.
Bình Luận (0)
Comment