Hãn Thích

Chương 624

Mi Hoán nói: - Phu quân nếu như chàng thật lòng thương tiếc nàng ấy thì nên lấy nàng làm vợ mới phải, cho nàng ấy một danh phận. Hơn xa việc trong lòng nhung nhớ như vậy.

- Ta không có!

Nào biết được này lời ra khỏi miệng, lại khiến hai người Mi Hoán và Gia Cát Linh xem thường bằng nửa con mắt.

Cho dù là bản thân Lưu Sấm cũng cảm nhận được, lời này nói ra dường như hơi có chút đuối lý...

- Dù sao cũng đã là như vậy, phu quân hiện nay đã là một hoàng thúc, bậc quý tộc, lại là chư hầu một phương, cho dù cưới Chân nương tử cũng không coi là quá phận.

- Nhưng…

- Dù sao chuyện này, thiếp thân cũng không tiện mở miệng.

Nếu quả thật muốn để Chân nương tử trở về, chỉ sợ cuối cùng chính là một hồi thảm kịch.

Lưu Sấm không khỏi im lặng...

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Lưu Sấm không mở miệng, nhưng cũng không có nghĩa là hắn không đồng ý.

Trên thực tế đối với một nữ nhân có thần sắc “Lạc thần” khiến người ta mê mẩn như Chân Mật, nếu là nam nhân đều không thể cưỡng lại nét phong tình của nàng.

Tuy nhiên chuyện này hắn lại không thích hợp ra mặt, cũng tự có có Mi Hoán và Gia Cát Linh phụ trách xử lý. Nói ra thì Tuân Đán và Tào Hiến đều là bình thê nhưng dù sao hai nàng tuổi còn quá nhỏ, đặc biệt Tuân Đán, trên cơ bản còn là một tiểu nha đầu không hiểu chuyện, cho nên tất cả mọi chuyện trong nhà căn bản là một mình Mi Hoán nắm giữ, Gia Cát Linh một bên phụ tá. Hai nữ nhân này quản lí chuyện trong nhà thì ngăn nắp, đâu ra đấy miễn chê.

Chuyện mà Lưu Sấm kế tiếp phải xử lí chính là an bài cho Thái Văn Cơ.

- Chiêu Cơ tuyệt đối không thể đến Giang Đông!

Nào biết được, Lưu Sấm vừa mới đề xuất đưa Thái Văn Cơ đến Giang Đông, liền nhận lấy sự phản đối kịch liệt của Trịnh Huyền và Khổng Dung.

- Mạnh Ngạn, tuy ta không phải lão già cổ hủ, cũng không nói là Chiêu Cơ không thể gả cho người ta.

Chỉ là chuyện này, tuyệt đối không thể để cháu đến làm, nếu không sẽ trở thành vô duyên vô cớ đắc tội người khác… Mặc kệ như thế nào, Chiêu Cơ cũng từng gả cho Vệ Trọng Đạo ở Hà Đông, là thê tử của Vệ Trọng. Cho dù sau đó nàng đã ra khỏi Vệ gia nhưng trên danh nghĩa vẫn có mối quan hệ không hề tầm thường.

Vệ gia là vọng tộc Hà Đông, Mạnh Ngạn sau này không biết chừng còn cần đến sự giúp đỡ của Vệ gia.

Nếu như cháu đưa Chiêu Cơ đi Giang Đông, làm không tốt có thể khiến Vệ gia ôm hận, thậm chí sẽ đối địch với cháu... Mà nay cháu có được U Châu, hùng cứ Tái bắc, nhìn có vẻ hùng mạnh, kì thực căn cơ vẫn chưa vững chắc. Những danh môn vọng tộc như vậy vẫn nên tận lực giao hảo, tuyệt đối không thể đắc tội. Cháu nghênh đón Chiêu Cơ về Hán là một chuyện tốt, nhưng ngoài chuyện đó ra cháu không nên có thêm bất cứ hành động nào, để xem tình hình rồi mới quyết định.

Mặt khác, chuyện cháu nghênh đón Chiêu Cơ trở về, ta phái người thông báo cho Bá Nho, để Vệ gia của y cũng dễ dàng nhận lấy phần tình nghĩa này của cháu … Nhưng mặc kệ như thế nào, việc này không liên quan gì đến Cố Ung.

Lưu Sấm nào ngờ đến chuyện này còn nhiều vướng víu như vậy.

Trong ấn tượng của hắn, sau khi Thái Văn Cơ quy Hán, Tào Tháo cũng đem nàng gả cho người khác, mà hình như Vệ gia cũng không có phản đối.

Nhưng thực tế khi Tào Tháo nghênh đón Thái Văn Cơ trở về, lão đã làm thừa tướng, trong tay nắm quyền, căn cơ đã vững.

Lúc ấy gia chủ Vệ gia là Vệ Ký, đã kiếm ăn dưới tay tt. Trong tình huống như vậy, người Vệ gia đương nhiên không thể có nửa câu oán hận.

Nhưng Lưu Sấm không như vậy, uy vọng của hắn còn kém xa Tào Tháo, còn chưa nói đến căn cơ chưa vững.

Nếu trong tình huống này mà đắc tội với vọng tộc Hà Đông tuyệt đối không có điểm nào tốt cả.

Lưu Sấm nào biết được những điều huyền diệu sâu xa trong đó, nhưng Trịnh Huyền đã nói như vậy, hắn tự nhiên cũng không nên nói thêm. Nhưng Khổng Dung ở một bên đột nhiên con ngươi đảo một vòng: - Chiêu Cơ tài năng mẫn tiệp, học vấn uyên thâm.

Khi Bá Dê còn sống từng tàng thư vạn cuốn, không kể những cuốn sách độc và sách quý. Đáng tiếc Trường An rung chuyển, Bá Dê bỏ mình, thế nên rất nhiều điển tịch cũng tổn thất. Chiêu Cơ quy Hán, nếu không có nơi khác để đi, không bằng trước tiên để nàng đến thành Cô Trúc, cũng có thể giúp đỡ mấy lão hủ chúng ta.

Đề nghị này của Khổng Dung tức thì được Trịnh Huyền đồng ý.

Đối với việc này, Lưu Sấm cũng không quá lưu tâm. Nếu như Thái Văn Cơ có thể ở lại thành Cô Trúc, dường như cũng là một lựa chọn tốt.

- Đúng rồi, Chiêu Cơ về Hán, cơ khổ không nơi nương tựa.

Trên đời này nàng chỉ có một tiểu muội hiện nay gả cho Tử Lộ, ở Bình Dương.

Theo ta thấy, không bằng ta gửi một phong thư cho Tử Lộ, để y dẫn Trinh Cơ đến U châu… Tử Lộ cũng có phần tài cán, so với việc sống phí hoài ở nhà, chẳng bằng để y đến U Châu, cũng có thể san sẽ phần nào gánh nặng cho hoàng thúc. Khang Thành Công, ông thấy an bài như vậy có được không?

Trịnh Huyền nghe vậy cười to, chỉ vào Khổng Dung lắc đầu liên tục.

- Cái lão già này, thương yêu con rể, vì hắn trù tính trước sau, tôn bao nhiêu tâm huyết.

Khổng Dung bị Trịnh Huyền đoán dược dụng ý, lại không hề ngại ngùng ngược lại ngẩng đầu ha hả cười, cực kì đắc ý.

Dương Hàng là ai?

Lưu Sấm cũng không mấy bận tâm.

Nhưng được Khổng Dung tôn sùng như vậy, mà Trịnh Huyền cũng không có ngăn cản, hẳn là có chút bản lĩnh. Lưu Sấm hiện tại nhu cầu cấp bách nhất là nhân tài. Mưu sĩ cao nhất có đám người Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý, Từ Thứ là đủ, nhưng nhân tài cơ sở thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu trong tay không có người Lưu Sấm nói không chừng đã sớm triệu Bộ Chất về. Dù sao y cũng đã theo Lưu Sấm lâu nhất, có rất nhiều việc phối hợp càng thêm ăn ý.

Nếu không được thì để Dương Hàng đến Nam Sơn thư viện làm thầy giáo, cũng không đến mức làm xấu mặt Khổng Dung…

Phải đến sau này Lưu Sấm nghe từ lời trong miệng Trịnh Huyền nói ra mới biết nguyên nhân Khổng Dung nhiệt tình đề cử Dương Hàng đến vậy.

Sau khi con gái Khổng Dung gả cho Dương Hàng, sinh hạ một đứa con tên là Dương Phát. Sau khi con gái Khổng Dung qua đời, Dương Hàng lại cưới Thái Trinh Cơ, chính là là muội muội của Thái Văn Cơ, con gái thứ hai của Thái Ung. Sau khi Thái Trinh Cơ gả cho Dương Hàng không lâu cũng sinh hạ một đứa con, tên là Dương Thừa. Năm Kiến An thứ năm, ở quận Thái Sơn phát sinh bệnh dịch, Dương Phát và Dương Thừa đều bệnh nặng khó qua khỏi, lúc ấy Dương gia sa sút, gia đạo xuống dốc, gia cảnh bần hàn.

Thái Trinh Cơ không có khả năng chăm sóc cả hai đứa bé, rơi vào đường cùng, lại lựa chọn Dương Phát.

Kết quả Dương Phát khỏi bệnh, mà Dương Thừa lại bởi vì tuổi nhỏ, thể chất yếu ớt mà chết. Nếu như nhìn với con mắt một người hiện đại, lựa chọn của Thái Trinh Cơ không sai lầm. Dương Phát lớn hơn, khả năng chống đỡ bệnh tật cũng cao hơn Dê Thừa. Nếu Thái Trinh Cơ phân tán sức lực, rất có thể là hai đứa bé đều không thể sống sót. Cho nên nàng lựa chọn chăm sóc Dương Phát, mà bỏ qua Dương Thừa tuổi nhỏ, thân thể yếu nhược, cũng là hợp tình hợp lý.

Chỉ có điều Dương Thừa dù sao cũng là cốt nhục thân sinh của Thái Trinh Cơ.

Dương Thừa chết đi, Thái Trinh Cơ trở nên ngẩn ngơ, mất hồn mất vía…

Thêm với đại dịch qua đi, Bình Dương tiêu điều, lòng người bàng hoàng. Dương Hàng lúc này thanh danh vẫn chưa hiển hách, gia đạo sa sút nên cuộc sống cũng có phần khó khăn.

Y thật ra không có ý gì, chỉ muốn nói ra nỗi khổ tâm trong lòng Khổng Dung.

Nếu Dương Hàng nhìn vào thì thấy U Châu lạnh khủng khiếp, mà cuộc sống của Khổng Dung ở Liêu Tây chỉ sợ cũng chẳng dễ dàng gì. Nhưng y làm sao biết được, Lưu Sấm ủng hộ Nam Sơn thư viện đến đâu? Chuyện khác không nói, có Trịnh Huyền trấn thủ thành Cô Trúc, đủ để cam đoan cuộc sống ở Nam Sơn thư viện sẽ không quá khổ cực. Chẳng lo Lưu Sấm ác chiến không ngừng với bên ngoài, nếu toàn bộ U châu dốc sức ủng hộ thì điều kiện sống ở Nam Sơn thư viện vẫn sẽ chưa bị ảnh hưởng.

Khổng Dung vô cùng yêu mến đứa con rể này.

Cho dù con gái đã chết nhưng y vẫn quan tâm đến Dương Hàng đến vậy.

Biết được tin tức cơn dư ba bệnh tật ở Bình Dương còn chưa tan biến hết, cuộc sống của Dương Hàng còn vất vả kho khăn, Khổng Dung liền động tâm suy nghĩ muốn giúp đỡ Dương Hàng một phen. Chẳng vì điều gì khác, Dương Phát là cháu ngoại của Khổng Dung. Thái Trinh Cơ vì chăm sóc cháu ngoại của y mà mất đi cốt nhục thân inh của chính mình, phần nhân tình này ý Khổng Dung nhớ kỹ trong lòng. Thái Trinh Cơ ở lại Bình Dương, nhìn vật nhớ người sẽ càng thêm thống khổ, chẳng bằng rời khỏi Bình Dương cho vơi nỗi sầu…

Chỉ có điều suy nghĩ này của Khổng Dung vẫn chưa có cơ hội thích hợp để nói cho Lưu Sấm.

Cũng vì Lưu Sấm quá mức bận rộn, từ khi xuất binh U Châu tới nay chiến sự không ngừng, khiến Khổng Dung thật sự không nỡ đến làm phiền Lưu Sấm. Đương nhiên, trong chuyện này còn có một ý tứ khác: Khi chiến sự ở U Châu còn chưa dứt, tiền đồ của Lưu Sấm còn chưa biết, lúc ấy mà đưa Dương Hàng đến, chưa chắc là lựa chọn tốt nhất. Bản thân đã bước lên chiếc thuyền này của Lưu Sấm, nếu chẳng may phát sinh nếu chẳng may phát sinh chuyện gì, rất có thể sẽ liên lụy đến cả con rể của mình. (chưa xong còn tiếp..)
Bình Luận (0)
Comment