Những vùng đất của Tào Tháo phần lớn là lục địa. Tuy nhiên đường bờ biển của Thanh Châu và Từ Châu bị hải quân của Lưu Sấm quấy nhiễu, cũng khiến lão khổ hết mức.
Từ lúc Cam Ninh đổ bộ đến Đông Lai, Tào Tháo còn có ý định lập ra hải quân. Chỉ có điều kỹ thuật tạo thuyền phương bắc tương đối lạc hậu, mà bến tàu của Thanh Châu và những nơi khác đều không dùng được, muốn xây sửa lại, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mà hiện giờ, lực lượng chủ yếu của Tào Tháo đều được dùng để đối kháng lại Lưu Sấm. Nhưng dù là như vậy, lão vẫn phải để cho Mãn Sủng ở Thanh Châu lắp lại thuyền. Điều này cũng biểu lộ rằng sự chú ý của Tào Tháo không chỉ còn là lục địa mà giờ đã chuyển đến trên biển…Nói đến, cũng coi như là sự thay đổi mà Lưu Sấm đã mang đến cho Tào Tháo.
Mà những điều Lưu Sấm để Lư Dục truyền đạt lại, có hai ý nghĩa.
Tôn Quyền đã lấy được kỹ thuật tạo thuyền của ta, tất nhiên sẽ đẩy mạnh tấn công Kinh châu. Giang Đông Tôn thị sớm đã nhòm ngó Kinh Tương. Mà Tháp Thượng Sách của Lỗ Túc, ở một mức độ nào đó đã hoàn thiện chiến lược bố trí ở Giang Đông. Nếu như nói Tôn Sách khai chiến Kinh Châu, thì đó chính là bản năng. Như vậy một khi Tôn Quyền động thủ với Kinh Châu, tất nhiên là sớm đã có chuẩn bị…
Tầm quan trọng của Kinh Tương không cần Lưu Sấm nhắc nhở, Tào Tháo cũng biết rõ
Một khi để Tôn Quyền lấy được bảy quận ở Kinh Châu, 115 huyện thành với tổng cộng hơn sáu trặm vạn nhân khẩu cũng sẽ rời vào tay Giang Đông, thực lực của Tôn Quyền tất nhiên là sẽ tăng lên nhiều. Tôn Quyền không phải là Lưu Biểu, tuy rằng chí tiến thủ của y không bằng Tôn Sách, nhưng cũng là kẻ đầy dã tâm.
Lưu Sấm đang nhắc nhở Tào Tháo, nếu Tôn Quyền đã có được kỹ thuật tạo thuyền, như vậy Kinh Châu ắt sẽ rơi vào một phen trấn động.
Đến lúc đó, kẻ phải đứng mũi chịu sự uy hiếp chính là Tào Tháo…Đừng thấy Tôn Quyền hiện tại giống như Tôn Tử, nhưng chỉ cần có được lợi thế, y tất sẽ lấy oán trả ơn.
Tào Tháo sao có thể không hiểu được điều này.
Tùy nhiên, cùng với việc nhắc nhở Tào Tháo, Lưu Sấm còn muốn truyền đạt một tin tức khác cho lão.
Anh hùng thiên hạ này, chỉ có ta và Thào Tháo ngươi. Phục hưng Hán thất cũng được, tranh giành thiên hạ cũng không sao, những chuyện này chỉ có ta và Tào Tháo ngươi làm được. Bây giờ ta tranh chấp với ngươi, không phải vì tư thù, mà là xuất phát từ công nghĩa. Nhờ ngươi giúp ta trông giữ được Trung Nguyên, đợi một ngày ta sẽ lấy lại. Chớ đừng để đến lúc đó ta còn chưa ta tay, mà ngươi đã bị Tôn Quyền đánh bại. Nếu vậy, Tào Tháo ngươi quả là khiến một tên tiểu tử như ta thất vọng rồi.
Cái này cũng giống như ý nghĩa khi trước Tào Tháo với Lưu Bị luận anh hùng đã nói đến.
Tuy nhiên khi đó Tào Tháo đã khen Lưu Bị, cũng có ý thăm dò. Mà nay Lưu Sấm đã tỏ rõ dã tâm của hắn, kẻ có thể tranh chấp cùng hắn, chỉ có thể là Tào Tháo ngươi. Trên đời naỳ kẻ được tính làm đối thủ của ta chỉ có Tào Mạnh Đức ngươi. Cho nên, đừng thua kẻ khác trước khi ta đánh bại ngươi.
Đối với sự khiêu chiến của Lưu Sấm, Tào Tháo cũng vui vẻ đón nhận. Thậm chí, trong tâm của lão còn có một chút hưng phấn, chính vì bị khiêu chiến mà bị kích thích.
Lư Dục sau khi đạt được mục đích, liền cáo từ rời đi.
Tuân Du không thể nhẫn nãi nổi, hoỉ: - Chủ công, Lưu Sấm rốt cuộc là có ý gì?
Tào Tháo vê râu khẽ mỉm cười.
Lão không trả lời câu hỏi của Tuân Du. Bời vì lão biết rõ, có một số chuyện chỉ có lão và Lưu Sấm hiểu, nhưng lại không thể nói ra.
Trong ánh mắt lộ ra một chút chờ mong.
Tên Lưu Sấm này, đừng có làm cho ta thất vọng…
*******
Tháng bảy năm Kiến An thứ tám, Tào Tháo hạ lệnh thu quân hồi triều. Lão để lại Lã Càn làm thái thú Ngụy quận. Còn để Triệu Tiễn người Kinh Triệu Trường Lăng làm Triệu Quốc Tướng, lệnh Lã Khoáng thủ Võ An, Tào Hữu đóng ở Tùng Đài…
Triệu Tiễn này tự Thúc Mậu, Tăng Tích Công Phủ, giữ chứ bộ lang Thượng Thư Tuyển.
Lúc ấy Đổng Trác đã chuẩn bị cho người của ông ta tiến vào đài các, nhưng Triệu Tiễn không nghe theo, khiến Đổng Trác phẫn nộ, muốn giết Triệu Tiễn. Nhưng Triệu Tiễn thì vẫn vô cùng ung dung, sau khi gặp Đổng Trác nói rõ phải trái, khiến Đổng Trác xấu hổ vô cùng, cuối cùng đã nói xin lỗi gã, cũng phong gã chức Bình Lăng lệnh.
Sau khi Vương Doãn chết, chỉ có Triệu Tiễn đến thu dọn. Sau đó vẫn luôn ở tại Kinh Châu, đến khi Tào Tháo ban bố lệnh chiêu hiền, Triệu Tiễn từ Kinh Châu đến đầu quân. Người này rất có danh vọng, mặc dù ở tại một vùng đất phía ngoài như Kinh Châu, nhưng được rất nhiều người khen ngợi.
Tào Tháo để gã làm Triệu Quốc Tướng, ý muốn mượn danh vọng của Triệu Tiễn, để đến trấn an Ký Châu. Lão đã cảm nhận được, muốn đối phó với Lưu Sấm không phải là một chuyện dễ. Trước đây do lão quá muốn tốc chiến tốc thắng, nên mọi chuyện đều rơi vào kế hoạch của Lưu Sấm.
Nếu không có khả năng tốc chiến tốc thắng, vậy chỉ còn cách đánh từ từ.
Tình hình hiện giờ của Lưu Sấm là cho dù đã lấy được Hà Đông, nhưng nếu muốn thâu tóm được nó thì cần một khoảng thời gian.
Giờ chỉ xem xem tốc độ của ai nhanh, ai có thể thâu tóm được địa bàn của mình trước mà thôi.
Tào Tháo biết rõ, muốn xử lý Lưu Sấm nhất định phải cẩn thận tính kế, đi từng bước một không được nóng vội…
Sau khi đại chiến lần lần Ký Châu xảy ra, trong suy nghĩ của Tào Tháo, Lưu Sấm đã biến thành kẻ địch. Sự uy hiếp của hắn thậm chí còn hơn cả Viên Thiệu, khiến lão không thể không suy tính cẩn thận. Trước kia Tào Tháo cũng có đề phòng Lưu Sấm, nhưng xét cho cùng thì vẫn không xem ra cái gì.
Nhưng tiếp theo đây….
Thời điểm Tào Tháo rời đi Nghiệp Thành, phái Tào Hưu đi sứ Chân Định.
- Tiểu tử bảo trọng, đợi đến khi ta trở lại, chúng ta sẽ đọ sức với nhau.
Đây là một mối quan hệ vô cùng kì diệu, cho dù là Tào Tháo hay Lưu Sấm, họ đều vô tình biến mối quan hệ này trờ thành tri kỉ.
Tào Tháo rời khỏi, Ký Châu cũng dần lấy lại sự yên bình.
Sau khi Lưu Sấm chiếm lĩnh Hà Đông, phong Đỗ Kỳ làm thái thú Hà Đông. Đỗ Kỳ khi trước đi theo Lưu Sấm từ Hứa Đô đến Liêu Đông, biểu hiện vô cùng khiêm tốn. Tuy vậy nhưng Lưu Sấm cũng rất chú ý đến gã, mục đích chính vì cái danh là cháu trai của Đỗ Dự.
Đỗ Kỳ khiêm tốn, nhưng tài năng cũng không phải hạng thường.
Năm năm trước, gã lần lượt làm phụ quan ở Xương Lê, Cao Cú Lệ, phụ tá Tiên Vu Phụ, Diêm Nhu cai quản địa phương, chiến tích cũng rất tốt. Nếu không phải lần này Lưu Sấm điều động Đỗ Kỳ trở về, Diêm Nhu cũng chuẩn bị tiến cử gã lên làm thái thú Cao Cú Lệ. Hiện giờ Cao Cú Lệ đã hoàn toàn nằm trong tay Lưu Sấm. Sau khi suy xét kỹ, Lưu Sấm quyết định để Điền Trù làm thái thú Cao Cú Lệ, còn Diêm Nhu làm Triều Tiên đô đốc. Đựa theo báo cáo của Diêm Nhu, mấy năm qua, diện tích lúa nước lớn được bán đảo Triều Tiên mở rộng, có thể trở thành kho lúa lớn của Lưu Sấm. Như vậy vừa hay, tránh khỏi việc phải đổi lại một người khác, đến lúc đó còn cần thích ứng lại từ đầu.
Đỗ Kỳ, người Kinh Triệu. Lần này có thể trở lại Hà Đông, cũng là một điều vô cùng bất ngờ. Khi gã đến Chân Định, Lưu Sấm lập tức đem mời gã đến phủ nha.
- Trong hai năm qua, Hà Đông liên tiếp gặp chiến tranh, đã rối loạn không ngừng.
- Năm Kiến An thứ tư, nhân khẩu Hà Đông là sáu mươi vạn. Vậy mà lần này tuy rằng đã nắm Hà Động trong tay, nhưng nhân khẩu đã giảm bớt rất nhiều. Ta muốn ngươi trong vòng một năm, sẽ phải ổn định thế cục Hà Đông, để Hà Đông có thể khôi phục được số lượng nhân khẩu vốn có.
Đây là con đường quan trọng để ta có thể thông đến Lương Châu. Năm sau có thể thuận lợi lấy được Quan Trung hay không, cần phải nhở đến sự cố gắng của ngươi.
Bá Hầu, kể từ khi ngươi đi theo ta, biểu hiện vô cùng khiêm tốn, không thích tranh đấu với kẻ khác, vì vậy nên thanh danh không lớn. Nhưng ta biết rằng ngươi là người có tài, nên tin rằng ngươi có thể cai quản tốt Hà Đông. Nay Hà Đông trộm cướp hung hăng ngang ngược, ta sẽ mệnh Văn Trường ở lại Hà Đông giúp ngươi một tay.
Ngụy Diên chiến công hiển hách. Đi theo Lưu Sấm chinh chiến bốn phương, bắt đầu quật khởi từ Liêu Đông, từ trước đến nay đã tham gia mấy lần đại chiến, là một trong số mười đại tướng dưới trướng Lưu Sấm. Nhưng những lời này của Lưu Sấm, rõ ràng là muốn để Đỗ Kỳ làm chính, còn Ngụy Diên chỉ là phụ.
Trong lòng Đỗ Kỳ cảm kích, liên tục gật đầu.
- Kỳ nhận ân sâu của Hoàng Thúc, đến nay chưa lập được một tấc công. Nay nguyện vì Hoàng Thúc bình định Hà Đông, khiến Hà Đông lập lại an ninh trật tự.
Lưu Sấm gật đầu, rồi mở miệng nói: - Tình hình ở Hà Đông có chút phưc tạp. Mặc dù nơi này không giống Dự Châu, Ký Châu thế tộc san sát, nhưng phần đông là cường hào. Vệ thị ở Hà Đông đã sống ở đây đến mấy trăm năm, căn cơ thâm hậu. Vệ Ký là tâm phúc của Tào Tháo, gia tộc này nhất định sẽ không dễ dàng cúi đầu trước ta. Phải áp chế Vệ thị, còn cần tốn nhiều công sức. Vọng tộc Vệ thị tuy hiện giờ không còn quá hùng mạnh, nhưng cũng không được coi nhẹ. Phần đông cường hào ở Hà Đông này đều có liên lạc hay quan hệ với họ.
Văn Hỉ Bùi thị, đã từng đi theo tiên phụ, có thể trọng dụng, ta trang bị cho ngươi thêm một trợ thủ, chính là Giáng Ấp Trường Giả Quỳ Giả Lương Đạo. Y rất có tiếng ở đất Hà Đông này, chắc chắn sẽ giao lưu với nhiều kẻ. Tóm lại, Hà Đông ta giao phó cho ngươi, còn về phía Bá Hầu, chớ phụ sự nhờ vả của ta…
Nếu chỉ nghe những lời Lưu Sấm nói thì có vẻ vấn đề là không nhiều.
Nhưng trong lòng Đỗ Kỳ lại khá lo lắng, gã cảm nhận được, khi Lưu Sấm nhắc đến bốn chữ “Vệ Thị Hà Đông” giọng điệu có chút nhấn mạnh.
Vệ thị là một con hổ yếu? Đứng từ bên ngoài mà nhìn, Vệ Thị Hà Đông vẫn là một quái vật lớn. Dòng họ này chiếm cứ Hà Đông đã được 400 năm, tộc nhân mấy ngàn, đồng khách hơn vạn, có thể coi là cường hào bậc nhất ở Hà Đông. Được thừa hưởng từ đại tướng quân Vệ Thanh, 400 năm qua, cho dù trong lúc triều đình đã có nhiều biến đổi, nhưng thế lực của họ ở Hà Đông thì ngày càng mạnh. Một dòng họ lớn mạnh như vậy, hơn nữa lại thân với Tào Tháo.
Đỗ Kỳ lập tức hiểu được ý của Lưu Sấm: hắn không hy vọng cũng không muốn một dòng họ mạnh như vậy tồn tại ngay trước mắt.
Chủ công ngài muốn diệt trừ Vệ thị sao?
Trong lòng Đỗ Kỳ có chút run run, nhưng lại không dám nói ra, gật đầu nói: - Tâm ý của chủ công, Kỳ đã hiểu được, nhất định sẽ không phụ sự nhờ vả của ngài.
Sau đó, Lưu Sấm lại triệu kiến Giả Quỳ, ý muốn chia sẻ tâm tư với y.
Ý của Lưu Sấm vốn là muốn mang theo Giả Quỳ trở về U Châu. Nhưng hiện giờ Giả Quỳ lại không muốn rời Hà Đông, hy vọng có thể để lại một chút sự nghiệp. Đối với thỉnh cầu này, Lưu Sấm tất nhiên sẽ không cự tuyệt. Giả Quỳ lưu lại, cũng là một chuyện tốt. Đỗ Kỳ mới đến, chưa quen với cuộc sống ở đây, khó tránh khỏi phiền toái. Nếu có Giả Quỳ giúp đỡ, cộng với sức mạnh của Ngụy Diên, Hà Đông nhất định có thể nhanh chóng lấy lại nguyên khí.
Sau khi an bài hết mọi chuyện, lúc này Lưu Sấm mới trở về Yến Kinh.
Trước khi đi, hắn còn thỉnh cầu ý kiến của Trương Liêu, để Hách Chiêu làm Quảng Niên Trường, Đàn Đài giáo úy.
Sau đó, hắn gia phong Trương Liêu là Phấn Võ tướng quân, đóng quân Tương Quốc, là khu Hình Đài sau này…Phong Từ Thịnh làm Cự Lộc quận thái thú, thêm quân hàm Chấn Võ tướng quân, Vận Đình hầu. Từ Thịnh cũng là cận thần sớm nhất đi theo Lưu Sấm, thê tử lại là nghĩa muội của Lưu Sấm, trước kia là nha hoàn đi theo bên cạnh Mi Hoán. Mấy năm gần đây, Từ Thịnh phần lớn chỉ đứng phía sau, để lo chuyện của Lưu Sấm, làm việc vô cùng cẩn trọng.
Mà nay Lưu Sấm coi như đã hoàn toàn ổn định được thế cục, Từ Thịnh cũng từ một người đứng phía sau trợ giúp, được ra làm thái thú một quận.
Trước đây, Từ Thịnh đã làm Định Tương Thái thú, cũng có kinh nghiệm làm chính trị.
Nhưng để mang ra so sánh, Cự Lộc và Định Tương thuộc hai cấp độ khác nhau. Cự Lộc vừa phồn hoa, dân số lại hơn Định Tương rất nhiều.
Đối với Từ Thịnh mà nói, chức Thái thú Cự Lộc cũng coi như là một khởi điểm cho gã.
Chương 464: Người Lương trị Lương châu (2)Sau khi chiến trận ở Ký Châu kết thúc, chiến cục ở Đông Lai cũng từ đây mà phát sinh biến hóa.
Lưu Sấm lấy thuật tạo thuyền đổi lấy khu buôn bán tự do Đông Lai, cũng khiến bán đảo Giao Đông có thể nhanh chóng phát triển.
Lục Tốn được Cam Ninh trợ giúp nên rất nhanh đã có thể khôi phục được thế cục ở Đông Lai.
Còn Tào Tháo thấy Lưu Sấm mở rộng về phía tây, vì thế đồng ý lấy Cô Thủy làm ranh giới, hai bên tạm thời đình chiến. Tuy nhiên, cho dù là Lưu Sấm hay Tào Tháo, đều biết rằng đây chỉ là đình chiến tạm thời. Một khi hai bên khôi phục lại sức mạnh, tất nhiên sẽ lại tranh giành giằng xé.
Đến lúc đó, toàn bộ Giao Đông sẽ trở nên vô cùng gay cấn.
Cho nên sau khi Lục Tốn nhận được thông báo, liền nhanh chóng thay đổi phương châm, bắt đầu tăng thêm phát triển và khai thác Giao Đông.
Rất nhiều tù binh Tam Hàn bị đưa đến Giao Đông làm khổ sai, ngoài ra còn có một số lượng lớn tù binh Tiên Ti cũng bị đưa đến đây…Trong khi Lục Tốn đang cố gắng khống chế nhân khẩu, vậy mà giờ đã tăng vọt lên mấy lần. Y lệnh Ngụy Việt lập một Ổ Bảo từ Dương Khâu đến đến Cô Thủy, mở quân trấn, cũng mở rộng đồn điền. Từ năm Kiến An thứ hai nơi đây đã bắt đầu đồn điền, nên đã có nền tảng nhất định. Tuy nhiên, Lục Tốn dựa vào chế độ Phủ Binh để tập hợp quân binh, ngoài ra còn tăng thêm một số quân sở lực và tù binh, trên thực tế, cũng có chút làm tăng thêm sự phòng ngự của Giao Đông.
Nhưng hiệu quả của việc này thì vẫn cần thời gian để kiểm chứng.
Chiến sự Đông Lai bình ổn, Lương Châu cũng ngừng tiến công.
Sau khi Mã Siêu chiếm được Phùng Nghĩa Sơn, thì vẫn chậm chạp không chịu đông tiếp; Lưu Sấm lệnh Trương Kí làm thái thú, để gã tiếp tục ở lại đất bắc.
Việc bổ nhiệm Trương Kí làm thái thú Bắc Địa chính là để nghị của Chung Diêu.
- Lương Châu tuy rằng hoang dã, nhưng cũng không muốn cái mới xâm nhập vào.
Nếu không phải là kẻ sĩ ở Lương Châu thì sẽ rất khó được chấp nhận. Nay Mã Siêu cho dù càn quét Lương Châu, nhưng luận về kinh nghiệm hay danh vọng đều khó mà khiến người ta khâm phục. Nhớ ngày đó cha y là Mã Đằng đã hùng mạnh thế nào, nhưng cũng chỉ là quân tốt của Hàn Toại. Sao đây? Nguyên nhân là vì Hàn Toại là danh sĩ Lương Châu, nên Mã Đằng dù mạnh cũng khó có thể sưng hùng. Mạnh Ngạn muốn có Lương Châu, cần phải biết nguyên tắc lương nhân trị lương châu, nếu không tất loạn.
Kỳ thật, chuyện này không phải chỉ có ở Lương Châu.
Gần như các nơi đều có những sự bảo vệ nhất định, người ngoài khó mà có thể đặt chân đến.
Cuối thời Đông Hán, từng có một vị quan nhận chức Nam Dương.
Kết quả khi đến Nam Dương mới phát hiện ra là căn bản không thể nhúng tay vào việc ở nơi này, rơi vào đường cùng, y đành phải mời một một gã hiệp sĩ địa phương đến giúp mình cai quản. Nói là giúp đỡ, nhưng thực ra mọi chuyện lớn nhỏ đều giao cho tên danh sĩ kia. Còn y thì cơ bản là bất lực. Cũng may là tên danh sĩ đó cũng có tài năng, nên đã khiến Nam Dương trở nên yên bình ổn định. Viên quan đó sau ba năm nhậm chức, cuối cùng sốt ruột phải rời Nam Dương.
Lương Châu cũng giống như vậy.
Nhìn chung quan viên lớn nhỏ ở Lương Châu gần như đều là người đất này, người ngoài khó mà nhúng tay vào.
Những lời Chung Diêu nói đều là lời vàng ý ngọc.
Gã đã làm quan nhiều năm, trải qua nhiều thăng trầm, nên có thể nói là rất rõ về mấy chuyện này. Dựa vào năng lực mà nói, Tuân Kham cũng không kém gì Chung Diêu, nhưng nếu nói đến sự hiểu biết về trốn quan trường, có đến mười Tuân Kham cũng không địch nổi một Chung Diêu. Người này là một kẻ vô cùng giảo hoạt nơi quan trường. Nếu sau này Lưu Sấm thống lĩnh triều đình thì vô cùng cần những người như vậy.
Nghe xong lời nhắc nhở của Chung Diêu, Lưu Sấm cũng thấy giật mình.
- Ta đã nghe nói qua về tên Trương Đức Dung này. Tuy rằng không có nhiều tiếng tăm, nhưng thực lực thì không phải thường.
`Nếu để gã hành quân đánh giặc, thì cũng làm khó gã. Nhưng nếu như để gã cai quản địa phương thì thừa sức. Lúc trước khi gã ở Tân Phong, là đệ nhất tam phụ. Cho dù là đám người Vi Đoan cũng rất ủng hộ gã. Người này, khi ta làm Ti Lệ giáo úy đã từng nghe nói qua. Cũng định là mấy năm tới sẽ đề bạt, nhưng không nghĩ rằng…Nếu người muốn thống trị được Lương Châu, nhất định phải dùng người này…
Trương Đức Dung, đó là Trương Ký.
Lưu Sấm vốn định để Dương Hàng làm Bắc Dại thái thú, nhưng hiện giờ nghe vậy thì đúng là phải suy nghĩ lại.
- Nhưng làm thế nào để khiến người này quy thuận?
Chung Diêu cười nói: - Chuyện này có đáng gì? Ta sẽ thảo một phong thư, gã nhất định sẽ không cự tuyệt.
Đây là điểm khác biệt giữa Chung Diêu và Tuân Kham.
Cùng xuất thân là danh sĩ Dĩnh Xuyên, cùng xuất thân là vọng tộc.
Nhưng nếu xét theo địa vị, Tuân Kham cao hơn một bậc so với Chung Diêu.
Nhưng nếu xét về sức ảnh hưởng, Tuân Kham không thể bằng y được. Chung Diêu tám mặt tinh thông, giao tiếp rất rộng. Mà nay nếu gã không được Lưu Sấm tin tưởng, tất sẽ không cam lòng đứng dưới Tuân Kham? Chung Diêu tự nhận mình không cao minh bằng Tuân Kham, nhưng so về mặt giao tiếp và mạng lưới quan hệ hay danh vọng, Tuân Kham sao có thể đem ra so sánh cùng Chung Diêu.
Từ chuyện Trương Ký lần này, Lưu Sấm nhìn ra được khả năng của Chung Diêu, thấy được trí tuệ của người này.
Nếu nói về chuyện bày mưu tính kế, Chung Diêu cho dù có lợi hại, nhưng cũng chỉ ngang hàng với Tuân Kham.
Nhưng Tuân Kham đã đi theo Lưu Sấm lâu ngày, mà khi Lưu Sấm gặp khó khăn thì luôn trợ giúp hắn, nên tình cảm rất sâu đậm.
Cho nên, khi vừa bắt đầu Chung Diêu cũng không muốn tranh đoạt vị trí bảy mưu tính kế.
Y biết nhìn ra trông rộng, chọn con đường phụ tá.
Ta giúp ngài mở các mối quan hệ, ngài nhất định sẽ không khinh thường ta.
Có những lúc, có mối quan hệ cũng là một thế mạnh…
Quả đúng như dự đoán, sau khi Trương Ký nhận được tư của Chung Diêu, liền không chút do dự quyết ý quy hàng.
Trước đây Trương Ký đã mở Bắc Đại quan ải cho Triệu Vân, nhưng trong thâm tâm cũng không nguyện ý quy hàng như vậy. Ai mà ngờ được một phong thư của Chung Diêu, liền có thể khiến gã thay đổi chủ ý. Trương Ký rất tin tưởng Chung Diêu, mà cũng có chút tôn kính với thân phận Hoàng Thúc của Lưu Sấm.
Lưu Sấm lập tức mệnh Trương Ký làm Bắc Địa thái thú, để Dương Hàng làm Linh Châu giáo úy.
Nhân vật giáo úy Linh Châu này chính là người canh giữ cửa núi Thạch Chủy cho Lưu Sấm, bảo đảm liên lạc giữa Sóc Phương và Tây Lương.
Dương Hàng mới đầu quân Lưu Sấm không lâu, nhưng được Khổng Dung đề cử, hơn nữa lại tham gia trận chiến ở Tây Lương, làm Linh Châu giáo úy là chuyện xứng tầm.
Sau khi Trương Ký quy hàng, liền tiến cửa Hán Dương quận Ký nhân Triệu Ngang Triệu Vĩ Chương.
Triệu Ngang này, có chút danh tiếng ở Lương Châu.
Trong lịch sử vốn có, vào năm Kiến An thứ mười tám, Mã Siêu vây Kí thành, trong thành khốn khổ, cì thế Lương Châu thứ sử Vi Khang, mà hiện nay là con của Lương Châu thứ sử đương nhiệm không chịu tái chiến, vì thế Cử thành hiến hàng. Lúc ấy Triệu Ngang khuyên can Vi Khan, nhưng Vi Khang lại không chịu nghe.
Sau đó, Mã Siêu bội tín giết Vi Khang, bắt cóc con trai của Triệu Ngang Triệu Nguyệt làm con tin, bắt Triệu Ngang phải làm theo ý y.
Tuy nhiên Vi Khang là người trung nghĩa, bí mật liên kết với đám người Lương Khoan mưu đố báo thù, Vi Khang khởi binh thảo phạt Mã Siêu…năm Kiến An thứ mười chín, Triệu Ngang và thê tử Vương Dị kiên cường giữ Kỳ Sơn ba mươi ngày, chờ viện binh của Hạ Hầu Uyên đến. Nhưng con trai gã thì lại bị Mã Siêu chém chết.
Bắt đầu từ cuộc chiến Ký Châu, đến cuộc chiến Kỳ Sơn, Triệu Ngang cửu xuất kỳ sách, công huân trác trứ.
Mà Vương Dị vợ của gã cũng là người phụ nữ hiếm có, ở trận chiến trong Ký thành đã lừa được sự tin tưởng của Dương thị vợ của Mã Siêu, vì thế Triệu Ngang mới có thể tranh thủ cơ hội.
Có lúc, chuyện chỉ đơn giản như vậy.
Lúc trước Lưu Sấm còn đang lo xem cai quản Lương Châu ra sao, thì nay lại xuất hiện ngay một người hiền tài.
Sau khi Triệu Ngang đầu quân, Chung Diêu lại viết một bức thư gửi cho Dương Phụ.
Trước đây, Dương Phụ là tù binh của Triệu Vân vẫn bị giam giữ ở Võ Uy, kiên quyết không muốn đầu hàng. Nhưng chỉ cần một phong thư của Chung Diêu, Dương Phụ liền thay đổi thái độ. Điều này cũng khiến cho Lưu Sấm không khỏi thầm khen ngợi, có nhiều mưu hay kế tài có đôi lúc cũng không bằng được quan hệ, Chung Diêu quả nhiên lợi hại.
Chỉ bằng cách mượn hai phong thư, Chung Diêu đã có thể ổn định được tình hình.
Khi Lưu Sấm chuẩn bị rời khỏi Chân Định, Tuân Kham liền cười nói với hắn rằng: - Ta quả là đã xem thường cậu rồi.
- Khi trước ở dưới trướng của Tào Tháo gã vô cùng khiêm tốn. Nhưng cũng là bất đắc dĩ nên thế…thân là trọng thần đông quy của Thiên tử, nên Tào Tháo cũng có chút đề phòng với gã, làm gã không dám hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng hiện giờ, có người cháu trai như vậy, ngươi tất nhiên sẽ không còn cần phải núp mình nữa. Chỉ cần chú ý quan sát ông ta, lão già ấy quả là khôn khéo vô cùng. Có những lúc, ngươi phải ép buộc thì kẻ đó mới có thể hiến những kế hay.
Thật là một lão giảo hoạt điển hình quan trường!
Lưu Sấm không kìm nổi xúc động một hồi, nhưng lại thầm cảm thấy may mắn…
Tháng 7 năm Kiến An thứ 8, Lưu Sấm khải hoàn hồi kinh.
Cùng lúc đó, thế cục Lương Châu trở nên vô cùng hỗn loạn.
Hạ Hầu Lan suất bộ tiến vào chiếm giữ Lương Châu, nhận lấy Phùng Nghĩa sơn từ tay Mã Siêu, tiếp tục duy trì áp lực đối với An Định.
Đây vốn là một sự thay đổi bình thường, nên mọi người đều cho rằng, tiếp theo Mã Siêu tất sẽ xuất binh Hán Dương, uy hiếp Lũng Tây.
Chính Tào Nhân cũng cho là như vậy.
Khi quân Tây Lương và quân Hán kết hợp, y lập tức đóng quân ở Nhai Truyền đình, để tránh được sự đánh lén của Mã Siêu.
Vốn dĩ Từ Thứ dẫn quân tấn công Tổ Lệ, nóng lòng muốn chiếm được quận Hán Dương…Nhưng ai ngờ rằng, sau khi Hạ Hầu Lan và Mã Siêu kết nối ở Phùng Nghĩa sơn, trong lúc đó Mã Siêu Triệu Vân hợp binh một chỗ, tổng cộng có hai vạn đại quân xuôi nam, xuất binh đánh Du Trung.
Vùng Du Trung này thuộc vào sự cai quản của Hàn Toại.
Mã Siêu đột nhiên chuyển hướng, khiến Hàn Toại phải sợ hãi.
Tuy nhiên, điều khiến y giật mình chính là, sau khi Mã Siêu chiếm lĩnh Du Trung, Vi Đoan không ngờ lại lệnh Bàng Cung là tướng trấn giữ Lương Châu trở về giữ Địch Đạo. Đồng thời, đại tướng của Vi Đoan là Triệu Cù lại nhân cơ hội xuất binh, cướp lấy Tổ Lệ. Quân Tây Lương lại không thèm để ý chút nào đến chuyện này.
Chuyện này là sao?
Hàn Toại lập tức bối rối!
Sự tình biến hóa liên tiếp, làm cho ai nấy đều cảm thấy hoa mắt.
Đặc biệt là lần trao đổi này giữa Mã Siêu và Vi Đoan, càng làm cho Hàn Toại thấy được sự uy hiếp chưa từng có…
Khi Mã Siêu mới xuất binh, Hàn Toại đã cẩn thận hơn.
Nhưng sau khi Mã Siêu công chiếm Phùng Nghĩa sơn, Từ Thứ cướp lấy Tổ Lệ, Triệu Vân bắt tù Trương Ký, Hàn Toại cũng liền nhẹ nhàng thở ra.
Diễn biến của quân Tây Lương lần này, rõ ràng là muốn gây phiền phức cho Tào Tháo.
Mà khi Thiêu Khương xảy ra rung chuyển, Vệ Ký Vi Đoan đã phái người đến cầu viện y, Hàn Toại không nói lời nào mà đã cự tuyệt đối phương.
Nhưng mà hiện giờ…
Hàn Toại cảm thấy không ổn, lập tức phái người cầu cứu Vi Đoan.
Cùng lúc đó, Mã siêu cũng phất lên ngọn cờ báo thù cho cha, binh mã Tây Lương toàn bộ đốt giấy để tang, Mã Siêu thì ở Du Trung giết người tế cờ, thề phải giết chết Hàn Toại.nhưng khẩu hiệu của y thì vô cùng thú vị: Giết Hàn Toại, kẻ theo vô tội. Cứ như vậy, lòng người quận Kim thành cũng trở nên hoang mang, quan viên như thế nào thì sẽ thống lĩnh người như vậy…Lúc trước Hàn Cửu Khúc y bội bạc, mà nay Mã Siêu báo thù cho cha là hoàn toàn chính đáng, thậm chí, có nhiều cường hào Kim thành cũng thay đổi thái độ với Hàn Toại…
Hay là Mã Siêu đã giải hòa với Vi Đoan?
Không thể nào!
Vi Đoan là ai, trong lòng Hàn Toại có lẽ là rõ nhất, y sao có thể nể mặt Mã Sieu, giải hòa cùng gã được?
Trong lòng Hàn Toại càng thêm sợ hãi!
Chương 465: Người Lương trị Lương Châu (3)- Công Anh, Vi Đoan nói sao?
Trong huyện nha Doãn Ngô, Hàn Toại kéo đến Thành Công Anh gấp gáp hỏi.
Thành Công Anh là người quận Kim Thành, thưở nhỏ có quan hệ thân thiết với Hàn Toại, Cũng là tâm phúc của y, rất được y coi trọng. Nếu nói trên đời này người mà Công Anh không nghi ngờ là ai…. đó tất nhiên là Thành Công Anh. Hai người này rất tâm đầu ý hợp, cũng xuất phát từ lợi ích của Hàn Toại và Mã Đằng. Chỉ có điều, Thành Công Anh không tán thành lắm về cách làm việc của Hàn Toại. Y cho rằng Hàn Toại tuy rằng thông minh, nhưng lại không biết tính kế…nói cách khác Hàn Toại chỉ biết đấu lại những kẻ ở trước mắt, những người hợp tác với y gần như đều không có kết quả tốt. Tâm tư thì nhiều, tính kế quá sâu thì sớm muộn gì cũng sẽ bị làm hại.
Giao lưu với kẻ khác thì nên chân thành một chút. Không phải là không đề phòng kẻ khác, nhưng không thể có tâm hại kẻ khác. Một lần hai lần có thể thành công, nhưng thời gian trôi đi, kẻ khác nhất định sẽ có đề phòng với ngươi, đến lúc đó ngươi đang hại chính bản thân mình.
Vì thế, Thành Công Anh cũng đã nhiều lần nguyên ngăn Hàn Toại, nhưng Hàn Toại không nghe. Lần này đi sứ Địch Đạo, Thành Công Anh cũng cảm thấy được, Hàn Toại e rằng đã bị kẻ khác giăng bẫy…
Đi đêm lắm có ngày gặp ma!
Hàn Toại, gặp phải đối thủ rồi…
Thành Công Anh thở dài, hạ giọng nói: - Văn Ước, lần này ta đi Lũng Tây, không hề gặp được Vi Đoan. Người tiếp ta là Vi Khang con trai của Vi Đoan, hơn nữa sau khi Nguyên tướng nhìn thấy ta, cũng chỉ nói một vài câu chứ không hề để ý gì….
- Nói cái gì?
Thành Công Anh cười khổ nói: - Dân ở đó tác loạn, khiến cha con tôi không thể tiếp viện kịp thời.
Câu nói đó khiến Hàn Toại lập tức ngẩn ra, rung mình. Khi trước, y đã nói với Vi Khang, Thiêu Đương Lão Khương tác loạn, cho nên y điều động binh mã giúp Vi Đoan được, giờ thì tốt rồi, gieo nhân nào gặp quả ấy. Vi Đoan chỉ nói một câu Tham Lang Khương tác loạn, rồi đuổi Thành Công Anh về. Nhưng Hàn Toại biết, Tham Lang Khương sao có thể làm loạn?
Đời sau khi nói đến người Khương, nhất định sẽ nghĩ đến loạn của người Khương trong Ngũ Hồ Loạn Hoa.
Nhưng trên thực tế, ở cuối thời Đông Hán, giới hạn giữa người Khương và người Hán cũng không rõ ràng. Người Hán một mặt đề phòng người Khương, mặt khác lại hợp tác cùng họ về nhiều mặt. Mà người Khương cũng như vậy, bọn họ cũng phòng bị người Hán, tuy nhiên lại không tránh khỏi việc phải dựa vào họ. Ở vùng đất Lương Châu, chuyện Khương Hán hỗn hợp là chuyện thường, bọn họ cũng giao lưu với nhau thường xuyên.
Hàn Toại và Tham Lang Khương tuy không có mối quan hệ mật hiết với nhau, nhưng y sao không biết tình hình của Tham Lang Khương được?
Tham Lang Khương và Bạch Mã Khương nay còn đang lo tranh đấu, hai bên đều tìm kiếm sự ủng hộ, cầu cứu đến Vi Đoan sao mà kịp, thì làm sao có thể gây phiền phức cho Vi Đoan vào lúc này? Nói cách khác, Vi Đaon đang làm nhục Hàn Toại mà thôi…
Ta đây không xuất binh, ngươi làm được gì?
Lần này Hàn Toại thực sự luống cuống rồi.
- Công Anh, ta nên làm gì bây giờ?
Thành Công Anh dùng sức day day hai má của mình, trầm giọng nói: - Văn Ước, lúc này ngươi nhất định không được làm rối lòng người…Chuyện rút củi dưới đáy nồi, cũng không phải những kẻ lỗ mãng như Mã Siêu kia có thể tính ra được. Hiện giờ suy nghĩ lại cẩn thận, lần này Mã Siêu xuất binh, đúng là có vẻ không bình thường. Người nghĩ xem, người có thù giết cha với y, nhưng sau khi trở về y lại không lập tức báo thù. Tuy nói chuyện giữa phụ tử Mã Đằng Mã Siêu không rõ ràng, nhưng về lý mà nói, nếu dựa vào tính khí của Mã Siêu, thì y nên tìm người báo thù mới phải…Nhưng y không làm vậy, ngược lại còn binh phát Quan Trung, trực tiếp đanh chiếm Bắc Địa, dẹp yên Hán Dương. Về mặt này, có nhiều điểm không bình thường.
Hàn Toại nghe xong, lập tức trở nên trầm tư.
Nếu Thành Công Anh không đề cập đến, có lẽ y cũng không phát hiện ra. Nhưng hiện giờ nghĩ lại, hình như là có chút không bình thường... Hàn Toại hiểu rất rõ về Mã Siêu! Tên hiệu của y là Hàn Cửu Khúc, tìm ai hợp tác rồi đều thanh toán người ta. Y cũng đã hợp tác khá lâu với Mã Đằng, nhưng cũng không có nghĩa là y sẽ không đối phó với người này. Nói cách khác, nếu không phải cần sự trợ giúp của Mã Đằng, y đã sớm bán đứng kẻ này rồi! Nếu hợp tác cùng Mã Đằng, Hàn Toại tất nhiên sẽ hiểu rất rõ về tình hình của Mã Đằng. Thật ra, Hàn Toại vẫn còn khác có hứng thú với Mã Siêu... nguyên nhân là y thấy Mã Siêu và bố y giống nhau, đều là mãng phu.
Nhưng lần này Mã Siêu xuất binh, rõ ràng là không giống với tính toán của y, nên khiến cho Hàn Toại vô cùng đề phòng.
Để tránh cho khỏi bị Mã Siêu công kích, Hàn Toại còn phái người di chuyển đến Thiêu Đương Lão Khương, vậy nên giữa họ xảy ra xung đột, đến này vẫn chưa bình định.
Trước kia không có nghĩ sâu xa, hiện giờ suy nghĩ cẩn thận hơn, thì Hàn Toại càng nghĩa lại càng thấy sợ.
Sau lưng Mã Siêu có người bày mưu tính kế cho gã!
Nhưng tính tình lỗ mãng như Mã Siêu, sao có thể có kẻ nào mời gã đến tương trợ? Vậy kết quả chỉ có một, người đứng sau lưng Mã Siêu đã trực tiếp nhugns tay vào việc của Lương Châu.
Sau lưng Mã Siêu là ai?
Không cần nói cũng biết!
Đáng sợ nhất là, vừa mới bắt đầu, mọi hành động và cử chỉ của y đã nằm trong dự liệu của đối phương.
Di chuyển Lão Khương, tuyệt đối không xuất bih...
Đúng rồi, người đánh hạ Tổ Lệ là ai? Hình như tên là Từ Thứ!
Trước đây, Hàn Toại cũng không để ý Từ Thứ là thần thánh phương nào. Một tên vô danh tiểu tốt thì có bản lãnh gì? Nhưng hiện tại y hiểu được Từ Thứ chính là chủ mưu mà Lưu Sấm phái đến cho Mã Siêu. Người này tâm tư kín đáo, mọi cử động của y đều bị người này đoán trúng. Sau khi Từ Thứ công chiếm Tổ Lệ, thì lại không tiếp tục công kích nữa? Hiện giờ nghĩ lại, đó cũng chỉ là bàn đạp cho hành động ngày hôm nay!
Nói cách khác, trước đó Từ Thứ cũng đã liên hệ với Vi Đoan.
Gã mượn danh nghĩa tấn công Hán Dương để che mắt thiên hạ, kì thực mục tiêu chính là Hàn Toại...
Cho đến nay, Hàn Toại đều lấy mưu trí mà nổi danh, lấy việc tính sổ kẻ khác mà trở nên nổi tiếng. Nhưng lúc này đâ, y phát hiện ra là đang bọ kẻ khác đưa vào tròng. Hơn nữa đối phương tính kế vô cùng cao minh. Khi Hàn Toại gặp được kẻ không phải là đối thủ của mình thì vô cùng đắc ý, nhưng hiện giờ tình hình đã khác, những tính toán của y đều nằm trong sự dự tính của Từ Thứ.
Nghĩ đến đây, Hàn Toại không khỏi giật nảy mình, run người một cái.
Y đột nhiên cảm thấy vô cùng sợ hãi, một cảm giác khó hiểu liền xuất hiện.
- Công Anh, ngươi phải giúp ta.
Hàn Toại kéo Thành Công Anh lại, nước mắt giàn giụa.
Nếu đối thủ là Mã Siêu? Mười Mã Siêu thì Hàn Văn Ước cũng không sợ hãi,... nhưng hiện tại đối thủ của y là Lưu Sấm.
Vậy Lưu Sấm là ai?
Là Hoàng Thúc Đại Hán, là tướng quân Đại Hán, là Hán Vũ xã hầu, ngay cả một kẻ gian hùng nhơ Tào Tháo cũng khó mà ăn đứt được hắn....
Không lâu trước đó, Hàn Toại cũng không hề xem trọng Lưu Sấm.
Nhưng hiện tại, trong lòng của y vô cùng rõ, sau khi Lưu Sấm khai thông Hà Đông, chiếm lấy Bắc Địa, địa bàn của hắn thực tế đã là cả Lương Châu. Nếu hắn nguyện ý ủng hộ Mã Siêu, vậy Hàn Toại tuyệt đối không phải là đối thủ. Không phải nói gì khác, chỉ cần biết lần này hắn hô mưa hô gió ở Ký Châu, ai có thể đối địch? Cho dù Hàn Toại biết những chuyện đó có chút khoa trương, nhưng cũng hiểu được lực của mình không đấu được lại với Lưu Sấm. Trước kia y còn có thể liên minh với kẻ sĩ Lương Châu, lấy danh nghĩa là người ngoài ngăn cản Lưu Sấm. Nhưng hiện giờ Lưu Sấm đã cắt đứt mọi con đường của y, y chỉ có thể dựa vào bản thân mà đối phó với Mã Siêu.
Hàn Toại nghĩ đến những điều này, không khỏi cảm thấy sợ hãi.
Thành Công Anh cũng không lộ ra chút cảm xúc gì, nhưng cũng đang cảm thấy khổ sở cho y.
Trầm ngâm một lát sau, gã hạ giọng nói: - Lúc trước ngài sai Ngạn Minh đi tới U Châu thăm hỏi Hoàng Thúc, vốn là một lựa chọn vô cùng chính xác. Nhưng do ngài thấy Tào Tháo và Lưu Sấm xảy ra tranh chấp, nên đã thay đổi chủ ý. Chúng ta đã bỏ qua thời cơ tốt nhất để liên lạc với Lưu Hoàng Thíc... mà nay quân của Mã Siêu đến Kim thành, trừ phi Lưu Hoàng thúc hạ lệnh, nếu không y nhất định sẽ không từ bỏ ý đồ.
Hàn Toại giật mình, dường như hiểu ra điều gì đó.
- Công Anh, ý của ngươi là...
- Nay Vi Đoan không muốn tương trợ, mà quân Quan Trung còn chưa lo xong cho thân mình. Tào Công thất bại ở Ký Châu, nhất định không dám đối diện với quân tiên phong của Hoàng Thúc, phải chăng đổi An Bình quốc và Cự Lộc để đổi lấy một chút cơ hôi.
Văn Ước có hai mươi vạn Thiêu Đương, nhìn thì hùng mạnh nhưng trên thực tế không đủ mạnh. Kế sách hiện nay, chỉ có lấy được sự cảm thông của Lưu Hoàng Thúc, khiến Mã Siêu đình chiến... Văn Ước kinh donah nhiều năm ở Lương Châu, trong tay có hai trăm ngàn Thiêu Đương làm vốn. Mã Siêu siêu có mạnh, nhưng nếu không có sự ủng hộ của Lưu Hoàng Thúc thì cũng không là cái gì. Nếu Văn Ước có được sự ủng hộ của Lưu Hoàng Thúc tất sẽ có thể chuyển nguy thành an. Theo ta thấy, Lưu Hoàng Thúc chưa chắc đã thật sự ủng hộ tên Mã Mạnh Khởi kia.
Lưu Sấm và Mã Siêu có quan hệ thế nào rất ít người biết. Cho nên theo Thành Công Anh, giữa Hàn Toại và Mã Siêu, Lưu Sấm sẽ chọn Hàn Toại.
Hàn Toại nhắm mắt lại, cố gắng lấy lại bình tĩnh.
Sau một lúc lâu, y cắn răng nói: - Công Anh, thỉnh cầu ngươi đi một lần nữa, thay ta đi sứ U Châu, bái kiến Lưu Hoàng Thúc. Ta nguyện ý dùng hai mươi vạn Thiêu Khương làm đồ lễ, đổi lấy sự ủng hộ của Lưu Hoàng Thúc... sau khi ngươi đi U Châu, ta sẽ lệnh Trình Ngân Dương Thu và Hưng Tam ba nhánh binh mã, tử thủ Kim thành, ngăn cản Mã Siêu công kích. Chỉ là hiện tại ta không rõ ràng lắm Lưu Hoàng Thúc đã ủng hộ Mã Siêu bao nhiêu, cũng không biết bí quyết gì để hắn có thể hô mưa gọi gió được như thế. Ta sẽ hết sức ngăn cản người này, có thể bảo toàn Kim thành được hay không, đều dựa vào Công Anh ngươi... TA biết rằng trước đây mình làm không đúng, nhưng xin hãy nhìn đến mấy vạn dân Kim thành, xin Công Anh cố hết sức. Ta không biết có thể duy trì bao lâu, nhưng nhất định sẽ nghĩ cách kìm châm Mã Siêu.
Chuyện cho tới bây giờ, Hàn Toại không còn để ý đến chuyện gì nữa.
Ngay cả danh nghĩa “dân Kim thành” cũng đã bị mất đi, nên hy vọng Thành Công Anh có thể tận tâm tận lực.
Chuyện này, Thành Công Anh sao có thể cự tuyệt được nữa? Gã ngẫm nghĩ một chút, liền mở miệng nói: - Ta đã làm hết sức, tuy nhiên Văn Ước cũng phải nghĩ đến chuyện chúng ta sẽ phải liên hệ cùng với Quan Trung Vệ Ký. Vi Đoan, Vệ Ký, một tên là đồng hương Lương Châu, kẻ kia lấy đại cục làm trọng. Văn Ước cần phải hạ thấp thế của mình xuống, ta tin rằng, dựa vào còn mắt của Vệ Ký và Vi Đoan, sẽ không nhìn ra mối nguy Mã Siêu độc bá Tây Lương...
Tìm Lưu Sấm là một cách, còn việc cầu viện binh cũng không được chậm trễ.
Sau khi Hàn Toại nghe xong, gật đầu nói: - Công Anh yên tâm, ta sẽ nhận sai với Vi Đoan, cầu viện phía Vệ Ký.
Đêm đó Thành Công Anh liền thu thập một ít hành lý, mang theo người hầu cận rời khỏi Doãn Ngô.
Tuy nhiên, vào lúc Thành Công Anh xuất phát thì trong huyện thành Võ Uy Trương Dịch cũng đưa ra một đội binh mã, đi về phía sông Hoàng Tây…
Chương 466: Lão Khương (1)Sông Hoàng chính là chỉ Hoàng Hà; còn Hoàng là chỉ Hoàng Thủy, trong đó bao gồm mấy nhánh sông lớn thông nhau.
Mùa xuân là lúc tuyết tan, cũng là lúc sông Hoàng Hà phong thủy, thời cổ gọi là Hà Gian. Khu vực Hoàng Hà là chỉ vùng cốc địa được tạo ra bởi sự giao nhau giữa Hoàng Thủy và Hoàng Hàm tây tiếp giáp với cao nguyên Thanh Tạng, gần với cao nguyên Hoàng Thổ và cao nguyên Thanh Tạng, cũng là con đường giao thông giữa Lũng Tây và Lương Châu.
Cốc địa Hoàng Hà, cây cối tốt tươi, đất đai phì nhiêu. Khương Hồ sống ở vùng này, đất đai dễ sống. Vào cuối thời Đông Hán, người Khương đã không còn đơn thuần là dựa vào việc du mục mà sinh sống, cũng có nhiều người đã học theo người Hán là nông canh, trồng trọt bên sông.
Hiện giờ là lúc cuối thu. Trung Nguyên hay thậm chí là Quan Trung thì khí trời vẫn khá oi bức, còn sông Hoàng Hà thì đã có gió lạnh.
Một đội ỵ quân vượt qua sông lớn, ngược dòng mà đi. Hai người cầm đầu một là Gia Cát Quân, hai là Triệu Vân.
- Tử Long đại ca, nếu tiếp tục đi lên phía trước sẽ đến lãnh địa Tiêu Đương của người Khương, xin hãy chú ý hơn.
Gia Cát Quân đột nhiên lên tiếng nhắc nhở, Triệu Vân yên lặng gật đầu, chặn tên tiểu giáo phía sau lại, đám kỵ sĩ cũng lấy tấm chắn ra, rồi chuẩn bị cung tiễn, trường đaoc ũng được lấy ra khỏi vỏ. Đoàn người ngựa này ban đầu là Phi Hùng kỵ, tuy nhiên Triệu Vân và Hạ Hầu Lan cùng thống lĩnh quân, nên bị tách ra làm hai…
Thủ hạ của Triệu Vân chính là đám kỵ quân này, tên là Thỉ Phong kỵ, ý muốn nói hành động của họ nhanh như chớp, lẹ như tên bắn.
Còn bộ đội sở thuộc của Hạ Hầu Lan thì được gọi là Vô Đương kỵ.
Một màu xanh kết với áo giáp, binh khí của họ sử dụng cũng là đại trường mâu.
Vô Đương, chính là không ai có thể ngăn cản được, cũng chính là thể hiện cho đặc điểm của Hạ Hầu Lan.
Hai nhánh kỵ quân này cũng là hai nhóm kỵ quân quan trọng nhất của Lưu Sấm. Lần này họ hộ tống Hạ Hầu Lan, Triệu Vân tác chiến, một phần nào đó cũng thể hiện được sự quyết tâm của Lưu Sấm đối với tình hình Lương Châu. Hạ Hầu Lan hiện giờ đóng quân ở tại Phùng Nghĩa sơn, phụ trách hãm chân quân Tào.
Còn nhánh khinh binh này của Triệu Vân, sau khi hội hợp cùng Mã Siêu, phụng mệnh Từ Thứ bảo vệ Gia Cát Quân tiến đến Hoàng Hà.
Sứ mệnh lần này của Gia Cát Quân vô cùng quan trọng. Gã giữ trọng trách phân tách đám người Khương ở bên sông Hoàng Hà, bảo đảm Mã Siêu sẽ đánh thắng Kim thành Hàn Toại. Khi trước đã từng nói, số lượng người Hán ở Kim thành không nhiều lắm, mà những người đăng kí ở đó còn ít hơn. Toàn bộ Kim thành, phần lớn đều là Khương Hồ làm chủ. Mà chỗ dựa chủ yếu của Hàn Toại là Thiêu Đương Lão Khương. Tuy nhiên, sau lần Thiêu Đương Lão Khương thực hiện một đợt di dời lớn, khiến Hoàng Hà rung chuyển. Rất nhiều người Khương cố thủ không đi, đặc biệt một số người dựa vào nông nghiệp thì càng không muốn rời.
Quan trọng nhất là, Thiêu Đương Lão Khương Vương Kha vô cùng độc bá. Bộ tộc của y chiếm giữ vùng đất tốt nhất ở cốc địa Hoàng Hà, còn Khương Hồ đang di dời, thò không có cách nào có được không gian sinh tồn đầy đủ.
Khương Hồ cũng giống như người Hung Nô Tiên Ti, giữa bọn họ luôn xảy ra những cuộc chiến không ngừng.
Thiêu Đương Lão Khương sớm đã có dã tâm độc bá sông Hoàng Hà, chỉ có điều vẫn chưa tìm được cơ hội nào phù hợp.
Một khi bộ lạc người Khương mất đi lãnh thổ của mình, cũng giống như mất đi gốc rẽ. Không bao lâu sẽ bị Lão Khương thâu tóm hoàn toàn.
Những thành viên bộ lạc người Khương tất sẽ không đồng ý với những điều này.
Lão Khương nhân cơ hội này thảo phạt, đã chọc giận không ít thủ lĩnh bộ lạc người Khương. Những tủ lĩnh này lập tức kiên minh với nhau, chuẩn bị đối kháng Lão Khương.
Thân là đại biểu của Lưu Sấm, cũng là chủ tọa chủ mưu bên bạn Mã Siêu.
Từ Thứ vẫn luôn chú ý đến thế cục Lương Châu, nên chuyện nội loạn Hoàng Hà, gã tất nhiên là đã để mắt đến.
Nếu Lão Khương thống nhất Hoàng Hàm chắc chắn sẽ trở thành họa của Lương Châu. Đến lúc đó những người Khương Hồ chắc sẽ đều quy thuận y, làm hại Lương Châu. Đây cũng không phải là kết quả mà Từ Thứ muốn thấy, vì thế đầu tháng năm gã đã gửi thư đến cho Lưu Sấm, cố ý lợi dụng cơ hội đến thảo phạt Hàn Toại để giảo quết loạn Hoàng Hà Khương.
Lưu Sấm khá coi trọng chuyện này.
Mặc dù trong lịch sử thời kỳ Tam Quốc người Khương vẫn chưa thống nhất, cũng không trở thành mối uy hiếp lớn của Trung Nguyên. Nhưng cũng phải thừa nhận, trong trăm năm loạn thời tam quốc, thì Lương Châu Khương loạn chưa bao giờ dừng lại.
Mấy lần Tào Tháo dẹp yên, nhưng hiệu quả cũng không rõ ràng.
Trong chuyện này cũng có công lao của Gia Cát thừa tướng, sau khi y trợ giúp Lưu Bị chiếm giữ Tây Thục, thì luôn lôi kéo mời chào Khương Hồ.
Tuy nhiên, sau khi chiến loạn Trung Nguyên chấm dứt, tam Quốc thuộc về nhà Tấn.
Người Khươg thực chất đã có lúc thống nhất tạm thời, còn gây uy hiếp lớn đến người Hán ở Trung Nguyên.
Lưu Sấm đương nhiên sẽ không ngồi yên xem Thiêu Đương lớn mạnh hơn, nếu thêm vào là tên Hàn Toại dã tâm bừng bừng. Cho nên sau khi Từ Thứ báo cho hắn chuyện đó, Lưu Sấm liền tỏ vẻ đồng ý, toàn quyền giao cho Từ Thứ phụ trách việc này.
Sau khi Từ Thứ chiếm lĩnh Tổ Lệ, vẫn chưa tiếp tục công kích.
Gã ngầm nghĩ cách liên lạc với Tờ Thứ và Vi Đoan, giải danh Lưu Sấm, trấn an kỉ sĩ Lương Châu.
Sau khi Chung Diêu quy hàng, thái độ của đám người Vi Đoan cũng có thay đổi. Khi đàm phán cùng Từ Thứ, Vi Đoan đồng ý Mã Siêu báo thù Hàn Toại, còn cường hào Lương Châu sẽ không nhúng tay vào việc này. Còn về cái giá phải trả là Từ Thứ phải trả lại Tổ Lệ, lui về giữ sông Chiêm Âm.
Từ Thứ không có phản đối điều này.
Gã biết rõ, hiện giờ Lưu Sấm không đủ lực lượng để thâu tóm Lương Châu.
Nếu cưỡng ép dụng binh, kết quả cuối cùng chỉ lợi cho Tào Tháo, khiến Vi Đoan hoàn toàn hướng về Quan Trung.
Đó cũng không phải là chuyện gì tốt…Phải biết rằng, kẻ sĩ Lương Châu mặc dù ngoài mặt thần phục Tào Tháo, nhưng trên thức tế vẫn là một cá thể độc lập. Bọn họ hướng triều đình xưng thần, nên nguyện ý nghe theo mệnh Tào Tháo. Nhưng, nếu Tào Tháo thật sự phải nhúng tay vào việc của Lương Châu, lại cực kỳ khó khăn. Mà trong lịch sử, Mã Siêu khởi binh, giết Vi Khang con trai của Vi Đoan, đã thực sự uy hiếp được ích lợi của kẻ sĩ ở Lương Châu. Khiến kẻ sĩ ở Lương Châu hoàn toàn quy thuận Tào Tháo, vậy nên Tào Tháo mới có thể lợi dụng được thời cơ, dần dần chiếm cứ Lương Châu.
Đôi khi, càng bế tắc thì càng bài ngoại, càng là vùng hoang vu thì càng là những nơi khủng khiếp.
Ngược lại, nếu là nơi giàu có đông đúc, nhân khẩu đông, buôn bán phồn thịnh thừ tư tưởng bài ngoại sẽ àng ít…
Hiện giờ Lưu Sấm nắm Lương Châu trong tay, nếu không lập mối quan hệ với kẻ sĩ Lương Châu, thì không được. Chỉ có khiến bọn người Vi Đoan chân tâm thật ý phối hợp thì hắn mới có thể nhúng tay vào.
Từ Thứ cũng rất rõ chuyện này, cho nên đến lúc mấu chốt thì tỏ ra nhượng bộ.
Vi Đoan bảo toàn được Hán Dương, Lũng Tây và An Định, lại còn có thể nhận được sự viện trợ của Lưu Sấm.nếu như vậy, y có thể tồn tại và phát triển được, lợi dụng mâu thuẫn giữa Tào Tháo và Lưu Sấm để phát triển, cái thu được sẽ rất nhiều…
Tuy nhiên, làm thế nào quy phục được Hoàng Hà, cũng là một vấn đề mà Từ Thứ nhất định phải đối mặt. Sau khi cầu xin Dương Phụ, Từ Thứ quyết ý phái sứ giả đi tới Hoàng Hà, phân chia Khương Hồ. Thiêu Đương không phải là muốn một mình độc đại hay sao? Những bộ lạc Khương tộc phản đối Lão Khươg, đều trở thành lực lượng đối địch của y.
Tuy nhiên, phái người nào tới? Ngay tại lúc Từ Thứ do dự, Gia Cát Quân tự động xin đi giết giặc. Đứa nhỏ này tuổi cũng không còn nhỏ nữa, hơn nữa đang dần dần tỏ rõ tài năng của mình. Một trận đánh Bắc Địa, chính là Gia Cát Quân bày mưu tính kế, nhờ vào Kiếm Sĩ doanh thần của Lưu Sấm để lấy được Liêm huyện, rồi sau đó dẫn đến Trương Ký xuất binh cứu viện, nhưng đã bị bị Triệu Vân đánh tan. Trận chiến này, Gia Cát Quân mưu tính chu đáo, tính kế không khéo không bỏ sót điểm nào.
Mà nghe nói Từ Thứ phái người đi tới Hoàng Hà, Gia Cát Quân liền tỏ vẻ đồng ý.
Tên tiểu tử này muốn đối mặt cùng nhị ca của mình!
Không giống với Gia Cát Quân ở trong lịch sử, phát triển trên mọi mặt, gã đi theo Lưu Sấm từ rất sớm, lại nhập học ở Nam Sơn thư viện, học thức không tầm thường, tài hùng biện rất tốt. Trong lòng gã còn muốn vượt qua Gia Cát Lượng, cho nên nếu có cơ hội nhất định sẽ không buông tha. Từ Thứ cũng vô cùng tán thưởng lòng háo thắng này của gã, hai người còn có mối quan hệ hảo hữu với nhau.
Ông ta đương nhiên là muốn trợ giúp Gia Cát Quân, nếu để cho một mình Gia Cát Quân đi, ông ta đương nhiên sẽ không yên lòng.
Cho nên đã nhờ đến Triệu Vân, mời Triệu Vân đi theo. Thứ nhất sức mạnh của Triệu Vân hơn người.có thể bảo vệ được Gia Cát Quân, thứ hai cuộc chiến báo thù Kim thành của Mã Siêu, Triệu Vân tuy là con rể của Mã gia, nhưng Mã Siêu lại không muốn Triệu Vân nhúng tay vào, y hy vọng sẽ tự dựa vào sức mình để giải quyết Hàn Toại.
Triệu Vân không còn cách nào, đành phải rời khỏi. Nhưng Từ Thứ lại cho rằng, để Triệu Vân rảnh rỗi như vậy quả là đáng tiếc. Bên cạnh đó Triệu Vân cũng là em rể của Mã Siêu. Nếu để gã đi Hoàng Hà một lần, coi như là báo thù cho cha vợ, nhất định sẽ không khiến Mã Siêu cảm thấy không vui.
Triệu Vân vui vẻ lĩnh mệnh.
Trời xanh xanh, gió thổi nhè nhẹ lên những cây cỏ, đàn dê núi đang thung thăng gặm cỏ.
Đây gần như là những nét vẽ vô cùng sinh động cho cảnh sông Hoàng Hà, khiến cho Gia Cát Quân cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Gã vừa đi vừa nói chuyện với Triệu Vân.
Đúng lúc này, tiền phương chợt truyền đến một tin, một đội Khương Kỵ đang đi về phía bọn họ…
- Lên dây cung, kết trận!
Triệu Vân lập tức truyền lệnh.
Mũi tên được lấy ra bởi Phi Hùng Kỵ, mỗi dũng sĩ đều là người mà hàng trăm dặm mới tìm thấy một, hơn nữa đã trải qua sự huấn luyện nghiêm khắc cùng bao lần ẩu đả.
Nghe nói có địch đến, bọn họ không hề có chút bối rối, trong phút chốc đã kết thành Nhạn Hành trận, một đám người hướng cung tên nhọn lên.
Xa xa, một đội Khương Kỵ đang cưỡi ngựa đến gần.
Từ tốc độ của đối phương lao đến, Triệu Vân liền nhìn ra mah mối: - Kẻ đến không phải kẻ tốt.
- Tử Hành, hãy lùi về trung quân, đưa người chết đến đây.
Triệu Vân vừa nói vừa giục ngựa tiến lên, đưa tay tháo thương lớn xuống.
Kẻ kia tháo mặt nạ giáp bạc xuống, liền che hơn nửa khuôn mặt, chỉ lộ ra miệng với cằm.
Ánh sáng mặt trời chiếu lên chiếc mặt nạ, làm người ta lóa mắt. Chỉ thấy đội Khương Kỵ kia tiến ngày càng gần, tốc độ cũng vô cùng nhanh.
Triệu Vân càng nắm chắc rằng, bọn chúng không phải kẻ lương thiện.
- Thỉ Phong, bắn!
Y ra lệnh một tiếng, phía sau 800 mũi tên lao đến, vọt đến phía đám Khương Kỵ kia.
Sau khi thấy bọn chúng lao vào đến tầm bắn, Thỉ Phong Kỵ liền bắn tên ra. Trong phút chốc tên như mưa lao đến phía chúng. Khương Kỵ vọt đến, bọn chúng không ngờ rằng quân Hán dám cả gan ra tay, vì đây là địa bàn của người Khương?
Tuy nhiên có hối cũng không kịp nữa rồi.
Tên Khương kỵ xông lên đầu tiên chỉ còn biết kêu gào thảm thiết ngã xuống khỏi ngựa.
Sau một vòng bắn đuổi, hai bên đã gần nhau hơn. Bọn họ lập tức thu hồi cung tiễn, rút đao ra, xông lên liều chết với đối phương.
- Là Khương tặc phương nào?
Trên mặt Gia Cát Quân không hề sợ hãi, giục ngựa đi vào, hỏi nhỏ bên cạnh Triệu Vân.
Triệu Vân mặt không cảm xúc - Một đám tôm tép nhãi nhép, không cần biết lai lịch chúng là gì?
Chương 467: Lão Khương (2)Thân là thập đại tướng dưới trướng Lưu Sấm, tuy rằng Lưu Sấm không có xếp thứ tự gì, nhưng nếu đem họ ra so sánh, xét về dũng lực thì Triệu Vân đứng hàng thứ nhất. Đương nhiên, nếu xảy ra ẩu đả, Triệu Vân và Hoàng Trung sàn sàn như nhau. Nhưng Hoàng Trung tuổi đã già, tất nhiên là không so sánh được với Triệu Vân còn đang sức trẻ cường tráng. Trăm hiệp đầu tiên có lẽ sẽ chưa phân định được ai thắng, nhưng sau trăm hiệp đó thò nhất định Triệu Vân sẽ thắng Hoàng Trung, đó không là điều lạ gì.
Ngày thường Triệu Vân không phô trương, làm người cũng rất khiêm tốn. Nhưng thân là võ tướng luyện đến trình độ Luyện thần trung kì, nên bên trong vẫn lộ ra chút kiêu ngạo. Gã vô cùng tin tưởng mũi tên cũng như chiến mã trong tay mình, tuy rằng đã chuẩn bị để chiến đấu, nhưng chưa lập tức ra tay.
Trên thực tế, dưới sự tấn công của Thỉ Phong kỵ, Khương kỵ nhanh chóng tan tác. Kỵ đội hơn ba trăm tên đều bị giết hết, không còn một ai.
Cuộc chiến chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó ngừng lại. Triệu Vân sai người dọn dẹp chiến trường, thu dọn lại đám ngựa vô chủ, không ngờ thu được năm trăm thượng đẳng chiến mã.
- Có thể nhìn ra, là Khương Kỵ phương nào?
Triệu Vân không hề để ý đến đối thủ, chỉ hỏi xem đối thủ là người phương nào.
Nhưng Gia Cát Quân thì không thể không hỏi, liền ra hiệu cho kẻ dẫn đường. Người dẫn đường kia là một tên người Khương đã quy phục và chịu thuần hóa, khi cuộc chiến mới bắt đầu, y đứng đằng sau xem xét. Nhìn quân Hán xử lý hơn ba trăm Khương kỵ giống như máy cắt cỏ, kẻ này không khỏi cảm thấy hết hồn…Nghe được câu hỏi của Gia Cát Quân, y vội vàng xuống ngựa chạy đến xem xét. Sau một lúc lâu, y lại chạy đến trước mặt của Gia Cát Quân, hạ giọng nói: - Đây chắc hẳn là quân của Lão Khương mã tặc.
Cái gọi là Lão Khương mã tặc, thật ra là đám người Khương ủng hộ Hàn Toại.
Thiêu Đương Lão Khương sống dựa vào cách du mục, nhưng nếu muốn sống một cuộc sống yên bình, chỉ dựa vào du mục thì không được. Vì thế có rất nhiều kẻ đã bắt đầu tập kích Thương đội, thậm chí là cướp Phạm Thôn trấn.bắt người cướp của đủ loại, lại thông qua Kim thành để hưởng thụ cuộc sống hào hoa xa xỉ.
Đám Lão Khương này, cũng được gọi là Sinh Khương, để hình dung bọn chúng dã man hiếu sát. Còn một bộ phận dựa vào nông nghiệp để giao dịch, thì bị gọi là Thục Khương. Bọn họ vô cùng ngưỡng mộ người Hán, tập quán sinh hoạt cũng gần giống với phương thức của người Hán.
Gia Cát Quân nói: - Xem ra, đám Lão Khương này thật sự là quá càn rỡ.
Những điều gã nói đều có ẩn ý, Khương mã tặc tiến hành cướp bóc ở cố địa Hoàng Hà, đã được coi là kẻ không nề hà gì. Tuy trước khi lên đường gã đã biết rằng Lão Khương càn rỡ, nhưng hiện tại xem ra là đã đánh giá thấp chúng…Mới vừa rồi bọn chúng xuất kích không có chút dấu hiệu gì báo trước, đã trực tiếp xông đến. Nếu không phải là Thương đội thì e rằng lành ít dữ nhiều.
- Đối tượng mà chúng tiến hành cướp bóc, e rằng là không chỉ giới hạn bởi Thương đội. Chắc rằng những bộ lạc bình thường sinh sống ở sông Hoàng Hà, cũng nhiều lần bị bọn chúng quấy nhiễu. Tử Long tướng quân, nếu còn gặp lại chúng, không cần nương tay. Chúng ta một đường tây tiến, phải làm lung lạc được Thục Khương, có thể dùng đầu của bọn Sinh Khương này là lễ vật.
Triệu Vân sau khi nghe xong, lập ức mỉm cười.
- Nếu tiểu lang quân đã có chỉ bảo, Vân sẽ tuân mệnh.
********
Trên đường đi tiếp theo. Đám người Gia Cát Quân lại gặp phải mấy lần tập kích.
Một lần trong đó, số lượng của đám người Khương đã lên đến mấy ngàn người. Tuy nhiên Triệu Vân sớm đã có phòng bị, Thỉ Phong Kỵ có thể đánh tan bọn chúng, giết chết hơn ba trăm người. Chiến đấu liên tiếp, cũng khiến cho Gia Cát Quân biết được bọn họ ngày càng được Thục Khương bộ Lạc hoan nghênh.
Người Lương Châu có tính bài ngoại, người Khươg cũng như vậy.
Ngay từ đầu bọn họ cũng không rõ rằng lắm về lai lịch của những người Hán này, nhưng nhìn thấy máu của những tên mã tặc kia thì thái độ cũng dần thay đổi.
Càng đi về phía tây, càng giúp Gia Cát Quân có thể mở rộng tầm mắt. Như hôm nay, gã chỉ vào đám bò Tây Tạng trên đám cỏ, không kìm nổi hỏi: - Đây là loại gia súc gì, sao lại có thể lớn như vậy?
Bò tây tạng, là loại động vật chỉ có ở những khu lạnh, Gia Cát Quân chưa bao giờ thấy qua. Có người đã giải thích cho gã về loài bò Tây Tạng này, còn gọi nó là bảo bối Hoàng Hà.
Sau khi Gia Cát Quân nghe qua, cảm thấy khá tò mò, không kìm nổi liền nói với Triệu Vân: - Sóc Phương vô cùng lạnh, dê bò thiếu thốn. Loài bò Tây Tạng này có khả năng chịu rét, sao không mang chúng đến Bắc Cương? Đặc biệt là Liêu Đông, Cao Cú Lậ và những nơi cao khác, những nơi cần để khai khẩn đát hoang, ta nghĩ loại bò này là thích hợp nhất. Đợi sau khi trở về Lương Châu, ta sẽ đề nghị với huynh trưởng, xem có thể dùng được không.
Trên thực tế, lúc đầu bò Tây Tạng chủ yếu sống ở chỗ lạnh, Bắc Cương cũng không có. Tuy nhiên sau đó, nhiều người ngày càng khai thác về phía Bắc Cương, bò Tây TẠng cũng dần xuất hiện ở vùng này, nhưng cũng phát triển thành rất nhiều loại. Ví dụ như bò Tây Tạng Nga, hay bò Tây Tạng Kyrgyzstan, khởi nguồn chính là bò sông Hoàng Hà, rồi sau đó lai dần.
Triệu Vân gật gật đầu, có chút tán thưởng chủ ý của Gia Cát Quân.
- Tử Hành, tiến xa hơn chúng ta sẽ đến bộ lạc Đường Đề, đến lúc đó nếu như đàm phán thuận lợi, thì chuyện này không còn khó khăn nữa.
Đường Đề lạc lấy theo tên của thủ lĩnh bộ lạc.
Lcus ban đầu, bộ lạc này chỉ là những tiểu bộ lạc nhỏ lẻ rời rạc.
Nhưng sau khi vùng Tây Lương ngày càng xuất hiện nhiều xung đột, người Khương cũng bắt đàu phân liệt, vì thế chiến loạn nhiều làn xảy ra. Vì thế, sau khi những bộ lạc này trải qua thương lượng, thì quyết định thành lập một bộ lạc cỡ lớn, đề ra một người làm thủ lĩnh.
Đường Đề này là người có dũng lực, vả lại tính cách hào sảng, có chút trọng nghĩa khinh tài.
Sau khi bộ lạc Đường Đề được lập nên, nhanh chóng trở nên lớn mạnh, trở thành bộ lạc cỡ lớn tổng số dân đạt trên năm vạn. Bọn họ dựa vào Lão Khương, sống bên nhánh Tứ Chi, khai khẩn ruộng hoang, là một bộ lạc bán du mục. Lần này Thiêu Đương di chuyển, bộ lạc Đường Đề cũng được thông báo. Chỉ là, bọn họ sao có thể dễ dàng rời khỏi?
Mà Đường Đề bộ lạc này là một bộ lạc lớn, bọn họ không chịu di chuyển, những tiểu bộ lạc khác cũng sẽ không chịu tuân lệnh.
Điều này làm cho Lão Khương vô cùng tức giận, vì thế xuất binh uy hiếp.
Thủ lĩnh bộ lạc Đường Đề cũng là một kẻ mạnh…Lão Khương ngươi uy hiếp, ta cũng không thấy sợ. kết quả là hai bên liền xảy ra xung đột, đến hiện giờ đã trở thành quy mô lớn hơn, khiến cho toàn bộ Hoàng Hà cốc địa trơ nên hỗn loạn.
Triệu Vân muốn nhắc nhở Gia Cát Quân, lúc này không nên suy nghĩ đến mấy chuyện lung tung.
Chỉ cần có thể thuyết phục Đường Đề, khiến Đường Đề chịu quy phục. Đến lúc đó có muốn bò Tây Tạng cũng không còn tốn nhiều sức.
Gia Cát Quân sao có thể không nghe ra được ý của Triệu Vân trong đó chứ, gã cười nói: - Tướng quân yên tâm, ta hiểu được.
Hai người đang nói chuyện, chợt thấy tiền phương có tiếng chân rung chuyển đất trời.
Triệu Vân biến sắc, lớn tiếng quát: - Thỉ Phong Kỵ, kết trận.
Từ khi nhập sông Hoàng Hà đến nay, Thỉ Phong Kỵ đã trải qua mấy lần đại chiến, sớm đã có kinh nghiệm.
Cho nên chỉ cần Triệu Vân ra lệnh một tiếng, Thỉ Phong Kỵ lập tức kết thành Nhạn Hành trận, rút đao ra khỏi vò, chuẩn bị tác chiến.
- Tướng quân không cần xung động, hình như là người bộ lạc Đường Đề.
Gia Cát Quân thấy được cờ của đối phương, liền vội vàng lên tiếng ngăn cản Triệu Vân. Chỉ thấy có một đội kỵ sĩ đi đến cách mũi tên khoảng ba trăm bướ thì dừng lại.trong đó có một người cưỡi Long Câu chạy đến phía trước la lớn: - Phía trước có phải sứ giả nhà Hán? Ta là Y Kiện Kỹ Thiếp dưới trướng Đường Đề Đại vương, phụng mệnh của đại vương ta, đến đón tiếp sứ giả nhà Hán.
- Là người của Đường Đề!
Gia Cát Quân, Triệu Vân nhìn nhau, liền thấy Gia Cát Quân đi lên từ trong đám quân.
- Ta là Gia Cát Quân sứ giả nhà Hán, xin hỏi Đường Đề đại vương ở đâu?
Nhìn thấy Gia Cát Quân, Y Kiện Kỹ Thiếp liền ngẩn người ra, cười ha hả: - Nhóc con, ngươi chính là sứ giả nhà Hán? Chứ không phải là nhà Hán không có người nên phải phái một đứa nhóc con như vậy đến sao…Ngươi đến định đùa sao? Còn không mau gọi đại nhân nhà ngươi lại đây.
Gia Cát Quân tuổi còn nhỏ, khuôn mặt lại có vẻ hơi trẻ.
Điều này cũng khiến cho gã nhìn có vẻ trẻ con, rất dễ khiến kẻ khác hiểu lầm.
Gia Cát Quân nhăn mày lại, trầm giọng nói: - Hán Khương hai tộc thương lượng, chính là đại sự, sao có thể đùa được? Nếu như ngươi không tin, hãy dẫn ta đến gặp Đường Đề vương các ngươi, ông ta tất sẽ rõ.
Nào biết được, Gia Cát Quân vừa nói ra, Y Kiện Kỹ Thiếp liền giận tím mặt: - Nhà Hán bắt nạt người quá đáng, đã nói là phải người có thể làm chủ đến, nào biết lại phái một tên nhóc con đến, chẳng lẽ là khinh thường Đại Đương ta. Khinh thường Đường Đề Lão Khương ta sao?
Tên này nói chuyện bừa bãi, không hề coi trọng Gia Cát Quân. Triệu Vân nhăn mày lại, đột nhiên hai chân thúc vào bụng ngựa, Trảo Điện Phi Hoàng hí dài một tiếng, lao nhanh như tên rời cung ra phía trước.
Y Kiện Kỹ Thiếp không kịp phản ứng, chỉ thấy một viên đại tướng của quân Hán lao đến, trong chớp mắt liền đến trước mặt y. Y Kiện Kỹ Thiếp rút đao ra theo bản năng muốn ngăn cản đối phươgn, nào biết được Triệu Vân nghiêng nghiêng người trên ngựa, bắt lấy đai lưng của đối phương. Chỉ thấy một tiếng khẽ quát của Triệu Vân, lập tức khiến Y Kiện Kỹ Thiếp ngã trên mặt đất.
Tên Y Kiện Kỹ Thiếp này được mệnh danh là vũ dũng, nhưng trong tay Triệu Vân lại không phải là đối thủ. Sau khi binh mã ngã trên mặt đất, Y Kiện Kỹ Thiếp bị ngã xuống khiến đầu chóng váng.
Y đứng dậy, giận quát mắng: - Hán cẩu dám cả gan đánh lén.
Y vừa nói vừa trở mình lên ngựa, đoạt lấy một cây trường mâu trong tay gã tùy tùng, đâm về phía Triệu Vân.
Triệu Vân ngồi ngay ngắn trên ngựa, thấy trường mâu trong tay Y Kiện Kỹ Thiếp đâm tới, gã ngồi trên ngựa, giơ tay ra liền bắt được trường mâu.
Phịch, Y Kiện Kỹ Thiếp lại một lần nữa bị ngã xuống dưới ngựa.
Không đến lúc y đứng dậy, một cây trường mâu liền đặt vào trước ngực y.
Triệu Vân nhìn những kẻ bên cạnh đang sốt ruột, muốn đến để cứu việc, liền lên tiếng quát lớn: - Kẻ nào dám xông lên, ta sẽ lấy mạng chó của y.
- Dừng tay, tất cả dừng tay!
Đúng lúc này tiếng vó ngựa vang lên.
Từ đằng xa có một đám người đi tới, tên cầm đầu nhảy xuống ngựa, người này cao khoảng 1,75m, nhìn có vẻ tráng kiện và lực lưỡng. Trên đầu người này còn đeo một chiếc vòng vàng. Đến trước mặt, liền nhìn thấy huôn mặt hiện lên vẻ xấu hổ của Y Kiện Kỹ Thiếp, không khỏi biến sắc.
- Tướng quân nhà Hán, ta là Đường Đề.
Vì sao ngươi lại phải động thủ với thủ hạ của ta? Chẳng lẽ các ngươi không phải đến thương lượng cùng chúng ta mà là đến khai chiến sao?
Người này chính là Đường Đề?
Gia Cát Quân nhìn nhìn để đánh giá người này, giục ngựa tiến lên phía trước nói: - Ta là Gia Cát Quân sứ giả của Đại Hán, phụng lệnh của Hoàng Thúc đại Hán đến đây thương lượng với đại vương. Chỉ có điều, thủ hạ của ngài dươgnf như không muốn thương lượng cùng chúng ta. Không chỉ không tin vào thân phận của ta, lại còn nói ra những câu tục tĩu, đúng là không có lòng hiếu khách. Đại vương Đường Đề, ông hỏi như vậy thì chúng tôi có nên khai chiến không, hay đại dượng muốn đối địch với đại Hán ta?
Đừng thấy Gia Cát Quân mặt còn non toẹt, nhưng những lời gã nói ra đều không khỏi khiến Đường Đề run sợ. Y quay đầu nhìn lại phía Gia Cát Quân, chỉ thấy tuy rằng tuổi tác của Gia Cát Quân có vẻ không lớn, nhưng cử chỉ thì lại rất có khí phách.
Đường Đề giật mình, vội vàng chắp tay nói: - Người man di không hiểu cấp bậc lễ nghĩa của người Hán, nếu có chỗ nào đắc tội, xin được lượng thứ.
Chương 468: Lão Khương (3)Gia Cát Quân mỉm cười! Gã nhìn về phía Triệu Vân, Triệu Vân lập tức hiểu ý, cầm trường mâu trong tay hung hăng đâm cắm xuống mặt đất.
- Lần sau nếu còn dám nói lỗ mãng như vậy nữa ta sẽ lấy cái cổ trên đầu ngươi.
Nói xong Trệu Vân giục ngựa đi về phía sau.
Y Kiện Kỹ Thiếp đỏ mặt tía tai, trong lòng càng giận dữ hơn. Là một dũng sĩ của bộ lạc Đường Đề, từ trước đến nay y cũng chưa bao giờ bị mất mặt như thế. Chỉ với bàn tay không, đối phương đánh gục y hai lần một cách dễ dàng. Nếu như nói lần thứ nhất Triệu Vân bị đánh nén thì còn có nguyên nhân. Lần thứ thứ hai y đã có sự chuẩn bị lại chủ động tấn công không ngờ vẫn bị hạ gục dễ dàng. Nhìn dáng vẻ kia giống như một đứa trẻ vậy.
Triệu Vân vừa lui xuống thì Y Kiện Kỹ Thiếp lại tiến lên cầm lấy trường mâu muốn nhổ mâu tái chiến. Không ngờ, vừa dùng lực thì nghe thấy tiếng kêu răng rắc, cán mâu bị gãy làm hai đoạn. Y Kiện Kỹ Thiếp không rút được mâu lên bị lui và ngã về sau mấy bước. Y cầm một nửa cán mâu trong tay vẻ mặt u ám, sao sức của ta lại lớn như vậy? bẻ gãy cả trường mâu? Nhưng nghĩ lại Y Kiện Kỹ Thiếp liền đỏ bừng mặt lên... y có cái gì mà bẻ được trường mâu, rõ ràng là Triệu Vân đâm mâu xuống mặt đất cán mâu đã gãy từ lúc đó. Còn lúc y rút mâu muốn trả thù thì lại là người mất mặt. Y ngẩng đầu nhìn Triệu Vân thì thấy Triệu Vân cũng đang nhìn mình cười cổ quái.
- Y Kiện Kỹ Thiếp, ngươi đang làm cái gì vậy?
- Ta!
Lúc này Y Kiện Kỹ Thiếp tỉnh táo trở lại, nhìn về phía Đường Đề không biết phải mở miệng thế nào.
Lúc lại quay đầu nhìn về phía Triệu Vân ánh mắt đã không còn tức giận nữa. Y đi nhanh mấy bước rút từ bên hông ra một thanh đoản đao giơ lên quá đỉnh đầu...
- Người Man Di không biết dũng sĩ thượng quốc lợi hại như vậy, vừa rồi có chỗ đắc tội vẫn mong được tha thứ.
Đây là một loại lễ tiết của người Khương, khi họ gặp người lợi hại hơn mình từ trong lòng sẽ kính nể mà dùng các này để biểu thị lòng tôn kính của mình. Triệu Vân trước khi xuất phát đã được Từ Thứ dặn dò nên cũng học được ít lễ tiết của người Khương Hà Hoàng.
Đầu tiên là hắn sửng sốt sau đó nhảy xuống ngựa hai tay đỡ lấy đoản đao của Y Kiện Kỹ Thiếp rồi sao đó cởi kiếm ở hông ra đặt vào tay của Y Kiện Kỹ Thiếp.
Cây bảo kiếm này của Triệu Vân là Lưu Sấm đã sai người có chuyên môn làm ra. Áp dụng phương pháp bách luyện làm cho thanh bảo kiếm này vô cùng sắc bén.
Y Kiện Kỹ Thiếp nhận lấy bảo kiếm cũng sửng sốt, rồi y chợt đứng lên hưng phấn hét to. Y dùng tiếng của người Khương, đương nhiên là Triệu Vân nghe không hiểu. Nhưng người dẫn đường bên cạnh hắn đã giải thích ý của Y Kiện Kỹ Thiếp.
Y Kiện Kỹ Thiếp nói là Triệu Vân là bằng hữu của y, về sau mọi người phải dùng lễ tiết để đối xử với bằng hữu. Đường Đề ở bên cũng nhẹ nhàng gật đầu rồi sau đó cười nói với Gia Cát Quân: - Sứ giả đi đường xa đến, kính mời đến trướng vương ta nghỉ ngơi.
- Mời đại vương...
- Mời sứ giả...
Sau khi Triệu Vân thể hiện sự vũ dũng của mình... thì thái độ của người Khương với hắn cũng thay đổi.
Trên đường Đường Đề hỏi Gia Cát Quân về tình hình chuyến hành trình. Gia Cát Quân thì giả bộ không thèm để ý mà lại đem chuyện tru sát lão Khương mã tặc kể cho Đường Đề. Y giật mình vội đưa mắt ra hiệu, chỉ thấy một gã kị sĩ chạy như bay...
Lúc đến bộ lạc Đường Đề trời đã tối. Đương nhiên là mọi người không thể lại bàn luận về chuyện công vụ, vì thế Đường Đề bày tiệc rượu khoản đãi đoàn người Gia Cát Quân.
- Đây là rượi ngon đặc sản Hà Hoàng ta, dùng nước sông để ủ mà thành.
Đường Đề dương dương đắc ý giới thiệu về rượu ngon với Gia Cát Quân, không ngờ gã lại khoát tay chặn lại: - Hoàng thúc nhà ta nghe nói Đường Đề đại vương là người thích rượu cho nên đã đặc biệt chuẩn bị đặc sản rượu U Châu lệnh cho ta mang đến tặng cho đại cương. Người đâu, mang rượu lên.
- Rượu của người Hán các ngươi ta có uống rồi, ngon thì có ngon nhưng không có hương vị.
- Ôi chao, đại vương uống xong rồi hãy đánh giá.
Chỉ trong chốc lát một người tiểu giáo mang mười vò rượu đến. Rượu kia có màu ngăm đen rất có phong cách Trung Nguyên. Gia Cát Quân cầm một vò rượu lên mở nắp ra mùi thơm bay khắp doanh trướng.
Đường Đề ngửi thấy mùi rượu thơm nồng thì không khỏi sửng sốt.
- Rượn ngon!
Chỉ mới ngửi mùi rượu này thôi y đã biết không giống với loại rượu Trung Nguyên mà y đã uống trước kia.
Gia Cát Quân rót đầy một chén mùi thơm càng ngào ngạt hơn.
Đường Đề bưng lên uống một hơi cạn sạch, chỉ cảm thấy trong bụng như có một mồi lửa đang thiêu đốt khiến y không kìm nổi mà hô lên sảng khoái, con ngươi sáng lên.
- Đây là rượu gì?
- Đây là Thiêu đao tử do Hoàng thúc nhà ta sai người sản xuất, còn nói là chắc chắn đại vương sẽ thích...
Đường Đề vừa nghe đã lập tức cười to, luôn miệng nói: - Hoàng thúc hiểu ta, rượu này quả là rượu ngon của nhân gian.
Nói xong, Đường Đề lệnh chia cho những người khác nữa trong đại trướng. Gia Cát Quân ở bên lặng lẽ quan sát nhìn hành động này của Đường Đề trong lòng cũng không khỏi khen ngợi. Như vậy là đúng như tin tình báo của Từ Thứ, Đường Đề là một người hào sảng trượng nghĩa, quả nhiên không sai.
- Đại vương cứ uống thoải mái, lần nay ta mang đến đây tổng cộng 200 bầu rượu Thiêu đao tử chắc chắn sẽ để đại vương uổng thoải mái thì thôi.
Đường Đề gật đầu liên tục nụ cười càng thêm rạng rỡ.
*
Đêm đến mọi người đều đã say mèm.
Gia Cát Quân từ chối việc Đường Đề phái thị thiếp đến hầu hạ, sau khi rửa mặt xong gã liền gọi Triệu Vân đến.
- Tử Long tướng quân vừa rồi trong đại trướng có nhìn ra manh mối gì không?
Triệu Vân ngẩn người ra lắc đầu nói: - Chưa nhìn ra cái gì?
- Tình hình của bộ lạc Đường Đề này hình như cũng không phải tốt lắm. Buổi tối, ta phát hiện ra bữa tiệc này thịt rõ ràng là không đủ... Không phù hợp với sự lý giải của quân sư. Theo ta được biết, Đường Đề này rất hiếu khách chưa bao giờ keo kiệt trong bữa tiếc. Bữa tiệc hôm nay không đủ rượu thịt có thể nhìn ra một mặt khác, gần đây tổn thất của bộ lạc Đường Đề cũng không phải là nhỏ. Nếu không đã không có hiện tượng rượu thịt không đủ trên bữa tiệc hôm nay rồi... Mặc dù y không thể hiện ra nhưng ta vẫn cảm thấy dường như trong lòng y buồn khổ. Mặc dù Đường Đề là bộ lạc lớn nhất nhưng so với lão Khương vẫn còn kém hơn một bậc... Ta nghĩ, bây giờ y cũng đang do sự giữa hợp tác với chúng ta hay là quy thuận lão Khương đấy.
Triệu Vân trầm giọng nói: - Theo sự quan sát của Tử Hành, y có thể đồng ý hợp tác với chúng ta không?
- Chuyện này nói ra còn chưa hay, để mai thăm dò xem thế nào.
Gia Cát Quân nói xong dừng lại một chút.
- Nhưng ta lại nghĩ đến một chuyện.
- Là chuyện gì?
- Tử Long tưởng quân không cảm thấy là ven đường chúng ta gặp rất nhiều mã tặc lão Khương sao?
Triệu Vân suy nghĩ rồi gật đầu nói: - Đặc biệt là lúc sắp đến bộ lạc Đường Đề. Mã tặc lão Khương còn dám càn rỡ như vậy thực sự khiến ta không ngờ tới.
Điều này cũng nói rõ, Đường Đề sắp không chống nổi nữa rồi.
Gia Cát Quân đứng lên đi quanh quẩn trong đại trướng. - Người Khương coi lãnh địa là sinh mệnh, nếu không phải bất đắc dĩ sẽ không để đối thủ ngông cuồng như vậy. Nhưng chỗ chúng ta ở cách doanh trại Đường Đề có 200 dặm mà còn bị mã tặc tập kích... Lúc đó ta không nghĩ nhiều lắm, nhưng bây giờ nghĩ lại thấy có điều là lạ. Điều này nói rõ Đường Đề đã không còn sức khống chế trong phạm vi 200 dặm nữa rồi. Cũng nói rõ binh mã của Lão Khương kia đã đến gần dây. Ngày mai ta đi dò xét ngụ ý của y. Ta thấy Y Kiện Kỹ Thiếp kia có phần kính trọng huynh. Nếu không ngại mai có thể đi tìm người này hỏi một chút, xem rốt cuộc là tình hình của bộ lạc Đường Đề hiện nay ra sao?
Triệu Vân gật đầu đồng ý, thảo luận với Gia Cát Quân thêm một lát rồi cáo từ.
Hôm sau Gia Cát Quân liền chính thức tiến hành thương lượng với Đường Đề.
Đường Đề có đồng ý hợp tác với nhà Hán, chỉ có điều với đề xuất quy phục và chịu giáo hóa của Gia Cát Quân thì hình như có hơi mâu thuẫn, thủy chung vẫn không chịu gật đầu.
Cuộc thương lượng lập tức lâm vào bế tắc.
Lần này Gia Cát Quân đến chủ yếu là muốn nghĩ cách để bộ lạc Đường Đề phải chịu quy phục và giáo hóa.
Chớ có xem thường điều này. Nếu bộ lạc Đường Đề chịu quy phục và giáo hóa thì những bộ lạc trung bình và nhỏ khác cũng sẽ chịu quy phục và giáo hóa. Do đó sẽ tiến thêm được một bước làm suy yếu lực lượng của lão Khương, nhưng Gia Cát Quân cũng biết, chuyện này không thể vội được, trải qua hai ngày tiếp xúc với Đường Đề, gã đại khái cũng biết rõ được tính tình của người này là rất mạnh mẽ.
Nếu như y không muốn, cho dù là mang búa đến đập y cũng sẽ không cúi đầu. Nếu muốn y đồng ý quy thuận và chịu giáo hóa thì chỉ có để tự y hiểu được... Có lẽ với Gia Cát Quân mf nói, gã cũng không rõ là tại sao Đường Đề lại không chịu đồng ý. Vì theo gã, quy phục và chịu triều đình giáo hóa là một việc tốt, không những được trợ giúp về vũ khí mà còn có được cuộc sống xa hoa, hưởng thụ. Nhưng theo Đường Đề thì nếu y đồng ý sẽ có thể khiến cho tộc người của mình mất đi sự tự do.
Đây là hai quan niệm khác nhau, muốn hóa giải không phải chuyện dễ dàng.
- Tử Hành, vừa rồi trên đường ta có nhìn thấy một đội người bị thương, hình như là vừa mới bị đánh bại.
Gia Cát Quân đang ở trong doanh trại quy nghĩ xem làm thế nào mới khiến Đường Đề cúi đầu, chợt Triệu Vân từ bên ngoài chạy vào vẻ mặt có vẻ nghiêm trọng.
- Người bị thương?
Gia Cát Quân ngẩn ra vội vàng đứng lên nói: - Tử Long tướng quân, chúng ta ta xem xem.
Hai người đi ra khỏi đại trướng, sau khi rời khỏi doanh trại, rất nhanh đã đến chỗ mà Triệu Vân nói.
Chỉ thấy có một mô hình doanh trại nhỏ đang xây. Hai người nhìn thấy rất nhiều người Khương ngã trên mặt đất, họ còn bị thương nhìn rất thê thảm.
- Y Kiện Kỹ Thiếp!
Lúc hai người đang cảm thấy nghi hoặc thì Triệu Vân nhìn thấy Y Kiện Kỹ Thiếp từ trong doanh trại đi ra.
- Tử Long đại ca!
Lúc gặp Triệu Vân, biểu hiện của Y Kiện Kỹ Thiếp vô cùng cung kính.
- Những người này xảy ra chuyện gì vậy? lẽ nào các ngươi xảy ra chiến loạn bên ngoài sao?
Y Kiện Kỹ Thiếp cười khổ rồi nói: - Tử Long đại ca, họ không phải là người của bộ tộc chúng tôi... Nhưng lại có chút quan hệ với bộ lạc Đường Đề. Vốn bọn họ nằm ở trung du Tứ Chi Hà Thủ, là những bộ lạc nhỏ dưới chân núi Tích Thạch. Con gái của đại vương ta gả cho bọn họ. Nhưng mười ngày trước họ bị lão Khương tập kích, doanh trại đã bị đốt hết. Cả bộ lạc hơn sáu ngàn người ngoài chết trận và đầu hàng thì chỉ còn lại những người này thôi. Đại vương nhà ta đang thảo luận đối sách với thủ lĩnh của họ, ta phụng mệnh đến đây trấn an.
Quả nhiên lão Khương đã hành động...
Suy nghĩ trong tình hình này, trên đường bọn Triệu Vân gặp nhiều lão Khương đi giết như vậy, tại sao Thiêu Đương lão Khương lại không có tin tức chứ?
Nghĩ đến đây Gia Cát Quân liền lo lắng.
Gã và Triệu Vân đang muốn về doanh trướng thì thấy có một người Khương phía trước đi đến nói với Gia Cát Quân và Triệu Vân: - Sử giả nhà Hán, Đại vương nhà ta cho mời!
Chương 469: Cuộc huyết chiến ở Tứ Chi Hà Thủ (1)Đường Đề ở trong quân trướng vẻ mặt trầm lặng như nước. Có một thanh niên quỳ trong đại trướng, đang khóc rống lên. Lúc Gia Cát Quân đi vào vương trướng thì người thanh niên kia đột nhiên ngừng khóc, nhìn về phía Gia Cát Quân với ánh mắt tràn đầy hận thù.
Gia Cát Quân thấy vậy liền ngẩn người ra.
Gã nghi hoặc nhìn người thanh niên rồi nhanh chóng xác định mình chưa từng gặp người này bao giờ.
- Bạch Hổ Văn, đứng lên nói chuyện.
Đường Đề trầm giọng nói, lúc này người thanh nhiên mới đứng lên, vẫn cúi đầu sang một bên.
- Tử Hành tiên sinh, mời ngồi!
Đường Đề thở dài ta hiệu cho Gia Cát Quân ngồi xuống.
Y nhắm hai mắt lại im lặng một lát sau mới mở miệng nói: - Có lẽ vừa rồi Tử Hành tiên sinh đã nhìn thấy ở bên ngoài lão Khương đã ra tay với ta.
- Đúng vậy, vừa rồi ở bên ngoài ta đã nhìn thấy.
Đường Đề khẽ cắn môi trầm giọng nói: - Chuyện này cũng có liên quan đến Tử Hành tiên sinh. Trên đường Tử Hành tiên sinh đến đây giết không ít lão Khương mã tặc, lại càng làm kinh động đến Kha Nhất. Hình như y đã biết ta có liên lạc với Hoàng thúc cho nên mới ra tay nhanh chóng với ta đến vậy. Bạch Hổ Chủng Khương cũng là một nhánh của bộ lạc Đường Đề ta thường sống ở dưới chân núi Tích Thạch. Bạch Hổ Văn là con rể ta. Lần này bị tên tiểu vương thủ hạ dưới tay Kha Nhất tập kích, cả bộ lạc đã gần như bị diệt sạch, con gái ngoan của ta cũng chết trong cuộc chiến... Tử Hành tiên sinh, không phải là ta muốn trách tội ngươi mà chỉ muốn cuộc thương lượng của chúng ta nhất định phải có một kết quả. Không biết Tử Hành tiên sinh nghĩ thế nào?
Bạch Hổ Chủng Khương vỗn dĩ là người Khương thuần túy, luận về lịch sử thậm chí còn có từ thời Tần Mục Công. Chủng Khương này là một nhánh Thục Khương nguyên gốc từ thời Tần Mục Công đã bắt đầu có cuộc sống nông nghiệp. Sau khi Quan Trung rối loạn, Bạch Hổ Chủng Khương từ Lương Châu di chuyển đến Hà Hoàng, nhưng quy mô của họ vẫn không lớn dựa vào các Chủng Khương khác mà sống. Nhớ lúc đầu có cái tên là Bạch Hổ Chủng Khương là vì lúc đó có một người thủ lĩnh đi săn bắt được một con hổ màu trắng đã lột da tiến lên Tần vương cho nên mới có cái họ Bạch Hổ kéo dài đến tận ngày nay.
Nhưng Chủng Khương như vậy trong lịch sử đến giờ gần như đã bị tuyệt chủng.
Bộ lạc hơn sáu ngàn người chỉ còn lại hơn một ngàn, tổn thất vô cùng thê thảm và nghiêm trọng.
Gia Cát Quân lập tức hiểu ngay vì sao lúc trước Bạch Hổ Văn lại nhìn gã với ánh mắt thù hận như vậy. Trong lòng gã liền thấy nhẹ nhõm, chẳng trách Bạch Hổ Chủng Khương có huyết thống kéo dài cả ngàn năm mà vẫn mãi không thể hùng bá được sông Hoàng. Một chi bắt nạt kẻ yếu dựa vào Chủng Khương khác mà sống thì quật khởi thế nào được? Nói thật là nếu như họ không có thói quen dựa vào kẻ mạnh thì chỉ e sớm đã bị bộ lạc khác thâu tóm rồi.
Bởi vì trên đường mình giết lão Khương mã tặc, cho nên lão Khương mới quyết định khai chiến với Đường Đề.
Bạch Hổ Chủng Khương sống ở núi Tích Thạch, là đồng minh của Đường Đề, vì thế phải đứng mũi chịu sào bị lão Khương tập kích...
Nói cho cùng còn chẳng phải là Bạch Hổ Chủng Khương ngươi không đủ mạnh sao?
Nếu như Bạch Hổ Chủng Khương ngươi đủ mạnh thì lão Khương kia cũng đâu dám khai đao với ngươi.
Nghĩ đến đây, Gia Cát Quân cũng không thèm để ý gì đến Bạch Hổ Văn mà cười nói với Đường Đề: - Không biết đại vương suy nghĩ thế nào?
- Triều đình nhà Hán thịnh vượng, dân số đông binh hùng tướng mạnh. Người man di ta tâm từ lâu đã hướng về thượng quốc... Đương nhiên là ta đồng ý hợp tác với Lưu hoàng thúc, chỉ có điều chuyện quy phục và giáo hóa... có phần ép buộc.
Đường Đề ngẩng đầu lên nhìn Gia Cát Quân nói: - Nếu như Tử Hành tiên sinh hủy bỏ chuyện quy thuận và giáo hóa thì ta sẽ hợp tác với Hoàng thúc.
Không ngờ Gia Cát Quân lại cười ha ha: - Câu này của đại vương thú vị quá.
- To gan!
Bạch Hổ Văn đột nhiên tức giận quát: - Nếu không phải người Hán các ngươi châm ngòi ly gián ở sông Hoàng thì người Khương chúng ta đâu có đánh lẫn nhau? Các ngươi đến sông Hoàng đại khai sát giới, kết quả các ngươi vừa quay về lại rước lấy sự trả thủ hung tàn của lão Khương. Đại vương, người nhà Hán không tín nghĩa, không thể hợp tác với bọn họ. Theo con, tai họa này chính là nhà Hán mang đến, chi bằng giao bọn họ cho lão Khương, chắc chắn lão Khương Vương sẽ rất vui mừng.
Không ngờ Đường Đề lườm Bạch Hổ Văn một cái.
Y lại nhìn Gia Cát Quân rồi đột nhiên với tay lấy một cái ấn đồng xanh trên thư án đánh Bạch Hổ Văn.
Bạch Hổ Văn kia bị ấn đồng đập vào đầu chảy máu, gã kêu thảm một tiếng.
Đường Đề quát mắng: - Lão Khương lợi hại chẳng lẽ Đường Đề ta không giết nổi chúng sao? Ngươi là con rể ta, vợ ngươi bị lão Khương giết chết, ngươi không muốn báo thù rửa hận thì thôi còn định cầu xin chúng tha thứ sao? Ta hỏi ngươi, nếu Kha Nhất kia muốn cái đầu của ta ngươi cũng đem đầu của ta dâng cho chúng có phải không?
- Đại vương...
- Cút ra ngoài cho ta.
Ánh mắt của Bạch Hổ Văn càng hận thù hơn nhưng cũng không dám chống đối lại Đường Đề, vì thế gã cúi đầu đi ra.
- Tử Hành tiên sinh, ta đồng ý hợp tác với Lưu Hoàng thúc nhưng chuyện quy phục và giáo hóa... Tuy bộ lạc Đường Đề ta không phải là bộ lạc lớn nhưng đã có cuộc sống tự do tự tại ở sông Hoàng đã mấy chục năm. Chúng ta kinh thần tiên, kính trời đất, không có gì trói buộc. Nhưng bây giờ ngươi lại muốn ta quy phục và giáo hóa, chẳng phải là muốn biến chúng ta thành nô bộc của nhà Hán các ngươi sao? Đường Đề tuy là người man di nhưng cũng không muốn bị tổ tông quở trách.
Nói cho cùng là người Khương đã quen tự do tự tại rồi.
Bọn họ không muốn chịu gò bó, cũng không muốn sống mà phải ăn nói khép nép.
Gia Cát Quân lại cười lắc đầu liên tục nói: - E rằng đại vương đã hiểu lầm rồi... Trước đây ta đã năm lần bảy lượt giải thích với đại vương, quy phục và chịu giáo hóa không phải là làm nô bộc cho nhà Hán. Lưu Hoàng thúc có trái tim nhân đức tuyệt đối không có ý coi người Khương các ông là nô dịch. Các ông sẽ có sự đảm bảo. Đúng là sau khi quy thuận và chịu giáo hóa sẽ bị trói buộc vào luật pháp của nhà Hán, nhưng cũng đồng nghĩa với việc nhà Hán sẽ dốc lực bảo vệ các ông, để các ông không đến mức phải chịu kẻ khác uy hiếp. Sau khi hoàng thức khởi nghĩa ở U Châu đã có được trái tim thống nhất của thiên hạ. Không hỏi chủng tộc, không hỏi huyết thống, chỉ cần các ông tuân theo pháp luật thì sẽ là con dân của Đại Hán cũng giống như người khác.
Đương nhiên tập quán của người Khương, Hoàng thúc cũng không ép các ông thay đổi. Các ông có thể tiếp tục sống ở khe sông Hoàng này, nếu như có người muốn ra ngoài thị trấn sống cũng không phải là không thể... Tóm lại, ông hãy nhìn U Châu Ô Hoàn, trước kia họ phản kháng rất mãnh liệt không ngại mà cấu kết với Tiên Ti nhưng sau khi chịu quy phục và giáo hóa vẫn cứ được tiếp tục việc chăn thả gia súc, muốn sống cùng với người Hán chúng ta cũng không phản đối, hơn nữa lại đối xử bình đẳng.
- Đối xử bình đẳng?
Câu này nói thì dễ nhưng làm thì khó.
Từ khi Lưu Sấm thi hành chính sách quy phục và chịu giáo hóa cho đến đến nay cũng tốn không ít công sức mới có được quy mô như ngày nay.
Tim Đường Đề đập thình thịch, có hơi do dự.
Gia Cát Quân tiếp tục nói: - Đại vương nghĩ, nếu chúng ta liên kết, Hoàng thúc sẽ đưa một lượng lớn vật tư vào sông Hoàng. Còn những vật tư này sẽ khiến cho sông Hoàng có sự thay đổi lớn. Đến lúc đó nếu các ông trở mặt thì chẳng phải là Hoàng thúc đã nuôi hổ thành họa sao? Hoàng thúc hy vọng là người Khương có thể sống hòa hợp với người Hán. Từ nay về sau Hán, Khương ở một nhà, tương thân tương ái. Nhưng nếu các ngươi không chịu quy phục và giáo hóa thì sẽ mãi là đối đầu với nhà Hán chúng ta. Hai nhà có va chạm với nhau thì cũng thôi nhưng nếu đánh nhau thì sẽ lưỡng bại câu thương.
Chuyện này, trừ khi là Hoàng thúc muốn nhìn thấy tất cả kết quả.
Đường Đề vẫn trầm mặc như trước, Gia Cát Quân cũng không nói gì nữa.
Một lúc lâu Đường Đề cười khổ một tiếng: - Việc này, chúng ta có thể tiếp tục thương lượng. Nếu Hoàng thúc có thể đối xử Khương Hồ như con dân nhà Hán thì đương nhiên là ta chịu quy phục và giáo hóa... Nhưng nay thế cục có phần căng thẳng. Kha Nhất lệnh cho hai tiểu vương đến cướp bộ lạc của ta, không biết Lưu Hoàng thúc có thể ủng hộ cho ta thế nào đây?
Đường Đề đồng ý ngồi xuống đàm phán, đã nói lên y cũng đã đồng ý chịu quy thuận và giáo hóa.
Trong lòng Gia Cát Quân biết chuyện này không thể thúc ép được vì thế đã xoay chuyển: - Nay binh mã của Phục Ba tướng quân đã ở Kinh Thành. Chắc đại vương cũng biết, hai năm qua Thiêu Đương kiêu ngạo cũng bởi vì có Hàn Toại ủng hộ sau lưng. Nay trước khi ta đi sứ sông Hoàng, quân sư nhà ta đã bắt đầu tìm cách. Nếu đại vương đồng ý, chúng ta có thể cung cấp đầy đủ vũ khí và các loại vật tư cho Đại vương, đảm bảo sau này Đại vương không phải lo lắng... Đồng thời, quân Hán tinh nhuệ đã chờ được phân phó... Chỉ cần Đại vương gật đầu, trong vòng mười lăm ngày sẽ có tám ngàn cường binh Tây Lương vào sông Hoàng kề vai chiến đấu với Đại vương, đối kháng với lão Khương kia.
Vũ khí của nhà Hán sẽ được đưa tới Đường Đề thường xuyên.
Chỉ là cho đến tận bây giờ vũ khí nhà Hán vẫn được canh phòng rất nghiêm ngặt.
Đường Đề trầm ngâm một lúc lâu rồi nhẹ nhàng gật đầu.
Gia Cát Quân lại nói: - Thực ra ta biết đại vương lo lắng sau này sẽ bị khống chế. Nhưng nếu đại vương không liên hợp với chúng ta, muốn quy hàng Kha Nhất... Nói thật là ta không tin Kha Nhất lại đối xử tử tế với bộ lạc của đại vương. Trong lòng ông rất rõ người này lòng đầy dã tâm, vẫn muốn thống nhất sông Hoàng. Nhưng nếu bộ lạc của đại vương bị y cướp đi, thì cho dù đại vương muốn tự do tự tại, suy nghĩ không muốn bị trói buộc kia e rằng cũng chỉ là câu nói suông. Kha Nhất kia sẽ đối xử tử tế với con dân của đại vương sao?
Đường Đề cắn chặt răng từ từ ngẩng đầu lên.
- Tiên sinh nói không sai, lão Khương kia đối xử với ta như chó lợn. Nếu dựa vào y, e rằng từ nay về sau bộ lạc Đường Đề của ta cũng chỉ làm nô dịch cho y.
Vừa nói chuyện Đường Đề đứng lên.
- Ta đồng ý liên kết với Hoàng thúc. Cũng đồng ý sau cuộc chiến này sẽ thảo luận với Hoàng thúc về việc quy thuận và giáo hóa. Nhưng việc cấp bách là phải chống đỡ lão Khương kia, Kha Nhất đã bắt đầu hành động chỉ với bộ lạc của ta, e rằng chúng ta không phải là đối thủ của y. Ta mời Tử Hành tiên sinh vất vả một chuyến cùng ta đi thăm hỏi các bộ lạc gần đây. Mười vạn Thiêu đương lão khương hiếu chiến, binh mã nhà Hán có muốn vào sông Hoàng cũng phải cần một khoảng thời gian nữa. Ta phải hợp các bộ lạc lại mới có thể sống qua thời gian này.
Chỉ có điều những lão già kia chưa chắc đã nghe ta khuyên bảo.
Tử Hành tiên sinh có tài ăn nói, nếu có thể theo ta hành động, chưa biết chừng lại lập công.
Đường Đề nói đến mức độ này, Gia Cát Quân cũng trút được gánh nặng, tâm trạng cũng thoải mái hơn.
- Nếu Đại vương đã có lời, ta đâu dám không theo?
Vùng Tứ Chi Hà Thủ có đến hơn mười bộ lạc người Khương lớn nhỏ.
Đường Đề phải liên hợp những người này lại, nhất định phải đến hỏi thăm.
Y và Gia Cát Quân thảo luận một chút, rồi hai người quyết định lập tức xuất phát...
Lần này hỏi thăm bộ lạc, dấu vết của nhà Hán phải cố gắng hết sức giảm bớt, cho nên Gia Cát Quân cũng không để cho Triệu Vân đi theo mà để hắn ở lại bộ lạc.
Lúc sắp đi, Gia Cát Quân có nhắc nhở Triệu long: - Tử Long tướng quân ở lại đây phải thật cẩn thận. Ta lo rằng Thiêu Đương lão Khương kia sẽ không từ bỏ ý đồ, không thể không có hành động... Lần này Đường Đề mang năm ngàn thanh niên cường tráng của bộ lạc đi, việc phòng vệ hư không. Huynh ở lại cùng với Y Kiện Kỹ Thiếp ổn định tình hình bên này, để tránh lão Khương thừa cơ mà vào...
Mặt khác, phải cẩn thận tên Bạch Hổ Văn.
Chương 470: Cuộc huyết chiến ở Tứ Chi Hà Thủ (2)Gia Cát Quân đi theo Đuờng Đề. Trước khi rời khỏi doanh trại, Gia Cát Quân phái người đi tới Trương Dịch khẩn cầu Mã Siêu xuất binh viện trợ.
Sau khi cuộc chiến Ký Châu chấm dứt, ván cờ giữa Lưu Sấm và Tào Tháo bắt đầu chuyển hướng về Quan Trung. Cuối tháng 7, Tào Tháo tăng ba vạn binh cho Quan Trung, phong cho Hạ Hầu Đôn làm Kinh triệu doãn, toàn quyền chủ trì cuộc chiến... Đồng thời, Tào Tháo lại để Hạ Hầu Uyên từ quận Thái Sơn đến đóng quân ở Hà lạc. Trong hai tháng ngắn ngủi, có năm vạn quân đóng ở Hà Lạc, khí thế rất hung hãn.
Còn Lưu Sấm cũng không chịu bị rớt lại phía sau. Theo việc trăm vạn Hắc Sơn chúng di chuyển xong hoàn toàn, sau khi Trương Yến từ Thượng Đảng đi Chân Định bái kiến Lưu Sấm, đã dẫn theo ba vạn đại quân từ Thượng Đảng tiến vào chiếm giữ Hà Tây. Quân đội sở bộ của Cao Thuận từ Thái Nguyên vào chiếm giữ Thượng Đảng trấn giữ Bình Quan, lĩnh Phấn Uy tướng quân, Giả Thái thú Thượng Đảng.
Trước đó đại tướng quan Hoàng Trung trấn thủ Hà Tây đã thống lĩnh tám ngàn thiết kỵ xuất phát về Lương Châu... Như vậy, binh mã trong tay Từ Thứ cũng được gia tăng, chuẩn bị cho cuộc chiến sông Hoàng cũng được kĩ càng hơn.
Triệu Vân ở lại bộ lạc Đường Đề, hắn nghe theo sự dặn dò của Gia Cát Quân vẫn duy trì mối quan hệ với Y Kiện Kỹ Thiếp, đồng thời cũng âm thầm để ý đến nhất cử nhất động của Bạch Hổ Văn. Đường Đề đi khỏi doanh trại được ba ngày, biểu hiện của Bạch Hổ Văn vẫn rất bình tĩnh. Phần lớn thời gian y đều ở trong doanh trại trấn an những tộc nhân, rất ít khi đi ra ngoài. Nhưng không biết tại sao, Triệu Vân cảm thấy có chút không được bình thường lắm.
Gia Cát Quân không phải là người bắn tên không đích, gã bảo Triệu Vân đề phòng Bạch Hổ Văn chắc chắc là có cái lý riêng trong đó. Nhưng Bạch Hổ Văn lại không có bất kì một hành động khác thường nào cũng làm cho Triệu Vân cũng không biết phải làm thế nào mới phải... Theo lý mà nói, biểu hiện bình thường của Bạch Hổ Văn phải khiến Triệu Vân vui mới đúng. Nhưng Bạch Hổ Văn càng bình tĩnh thì trong lòng hắn lại càng cảm thấy bất an. Nhưng bây giờ không có chứng cớ, hắn không thể nói rõ với Y Kiện Kỹ Thiếp được. Triệu Vân chỉ có thể hạ lệnh, Thỉ Phong kỵ không được tháo yên, người không được cởi áo giáp.
Chớp mắt Đường Đề đã rời khỏi doanh trại được mười ngày. Theo tin Gia Cát Quân đưa tới, kết quả của họ rất phong phú...
Nga Hà Khương Dĩ ở bờ Nam sông Tứ Chi đã đồng ý hợp tác với Đường Đề, xuất ba ngàn đại quân hợp binh với Đường Đề. Ngoài ra, Lư Hồ Thủy Trị Nguyên cũng đồng ý xuất binh. Đường Đề còn phái người đi sứ tới núi Bạch Mã Khương liên lạc với đại soái Bạch Mã Khương. Nghe nói, quan hệ của Đường Đề và Dương Đằng rất thân thiết. Nếu Bạch Mã Khương đồng ý xuất binh tương trợ thì cũng coi như phần thắng đã được tăng lên.
Triệu Vân dần ổn định lại tinh thần.
Vào đầu tháng tám, nhiệt độ càng ngày càng xuống thấp. Sau một đêm mưa to, nhiệt độ của sông Hoàng cũng dịu đi.
Sau khi Triệu Vân và Y Kiện Kỹ Thiếp đi tuần tra doanh trại thì trở về đại trướng của mình. Để tỏ lòng tôn kính với nhà Hán, Đường Đề đã sai người xây dựng một doanh trại ở thượng du Tứ Chi Hà Thủ chuyên để cho Thỉ Phong Kỵ của Triệu Vân đóng trú. Cốc địa sông Hoàng có đồng có tươi tốt và nguồn nước phong phú, không phải lo vấn đề cỏ khô cho chiến mã.
Sau khi Triệu Vân về doanh trướng trời đã sẩm tối. Hắn đi tuần tra một vòng rồi cũng quay về nghỉ ngơi.
Trong lều vải được thắp sáng bằng đuốc cành thông.
Hắn ngồi trên ghế dựa cầm một quyển Công Dương truyện không chút yên lòng lật xem, lại để nguyên áo mà nằm xuống.
Ngoài đại trướng có tiếng mưa tí tách rơi.
Triệu Vân trằn trọc khó ngủ vì thế đã mặc áo khoác vào và đi ra khỏi đại trướng.
Gió thu lạnh lẽo táp vào mặt, Triệu Vân rùng mình một cái... hắn đứng ở trước cửa đại trướng nhìn ra xa. Ánh đèn dầu nhảy múa trong doanh trại của bộ lạc Đường Đề, dường như vẫn chưa đến lúc nghỉ ngơi. Cơn gió thu này thổi qua, chắc chắn sông Hoàng sẽ lạnh. Cũng không biết còn phải ở lại chỗ này bao lâu nữa? Vợ ở nhà đã mong chờ mỏi mắt... Nghĩ tới thê tử, trong lòng Triệu Vân thấy có một cảm giác ngọt ngào làm át đi cảm giác nặng nề kia vì thế tâm trạng cũng thoải mái hơn nhiều.
Đúng lúc này có tiếng kêu thê lương, thảm thiết từ trong doanh trại bộ lạc Đường Đề vọng lại.
Trong lòng Triệu Vân run lên, định quay vào đại trướng thì lúc này lại dừng bước, đưa mắt nhìn.
Nhưng sau tiếng kêu thảm thiết kia lại là một cảnh yên tĩnh.
Tiếng kêu khóc xa ngút ngàn dặm như không còn dấu vết gì nữa...
Mình nghe nhầm sao?
Hắn nghiêng tai một lúc sau thì đột nhiên biến sắc lớn tiếng quát: - Thỉ Phong kỵ tất cả lên ngựa chuẩn bị chiến đấu, có địch tập kích, có địch tập kích!
Theo tiếng hô của Triệu Vân khiến cả doanh trại lập tức náo nhiệt.
Ngọn đèn dầu chớp động, Thỉ phong kỵ đã chuẩn bị đi nghỉ bỗng lao ra khỏi đại trướng như gió, nhảy lên mình ngựa cầm lấy vũ khí.
Triệu Vân cũng nhập vào hàng ngũ cởi dây thừng buộc ngựa rồi lập tức nhảy lên mình ngựa. Con Trảo Điện Phi Hoàng hí một hơi thật dài vang vào bóng đêm.
Hắn giơ cao cây thương thúc ngựa lao ra ngoài viên môn.
Thỉ Phong kỵ bám sát theo sau, phóng về phía doanh địa của bộ lạc Đường Đề.
Phía xa có tiếng la hét vang lên.
Âm thanh từ phía bộ lạc Đường Đề vọng đến, lúc Triệu Vân dẫn mọi người đến nơi thì toàn bộ doanh trại Đường Đề đã bị rối loạn. Một đám người Khương mặc áo bào, trên cánh tay còn buộc vải đỏ, tay cầm thiết đao chạy gặp người là giết, thấy người là chém.
Người Khương của bộ lạc Đường Đề bị tập kích đã rối loạn vô cùng.
Bọn họ chạy tứ phía than khóc không ngừng.
Triệu Vân nhăn mày, không chậm trễ mà nhảy vào doanh trại.
Một đám giặc Khương đối diện ngăn hắn lại, chỉ thấy đỉnh thương của Triệu Vân đâm ra.
Cán thương Long Lân kia trong bóng đêm như một tia chớp, tên cầm đầu giặc Khương đã bị mất đầu. Triệu Vân cầm cây thương lớn trong tay, mỗi một động tác là một nhát đâm. Đâm về phía trước, bên trái, bên phải, xuống dưới... Mũi nào cũng giống mũi nào nhưng vô cùng linh hoạt, sắc bén. Những chỗ Trảo Điện Phi Hoàng đi qua là đầu của giặc Khương rơi xuống không một kẻ nào có thể ngăn cản được Triệu Vân.
- Y Kiện Kỹ Thiếp đâu? Y Kiện Kỹ Thiếp đâu?
Triệu Vân phóng ngựa vội vã, chỉ nhìn thấy đám người quấn vải đỏ kia đang giết người.
Hắn vừa giết vừa la lớn: - Ta là sứ giả nhà Hán, các ngươi đừng vội kích động, cùng ta giết giặc.
Trong đám hỗ loạn có một người tâm phúc xuất hiện đã dần ổn định người Khương trong doanh trại lại. Nhóm người Khương này bắt đầu tiến thành tổ chức đội phán kích, không ít những thanh niên cường tráng lên ngựa, đi theo Thỉ phong kỵ cùng giúp đám người Triệu Vân giết chết Khương tặc.
- Y Kiện Kỹ Thiếp ở đâu?
- Không biết... Y Kiện Kỹ Thiếp đại nhân lúc tối đã nhận lời mời đi Bạch Hổ Chủng Khương dự tiêc. Không ngờ Bạch Hổ Chủng Khương này lại đột nhiên giết vào doanh trại.
Bạch Hổ Văn quả nhiên là có vấn đề.
Triệu Vân biết Y Kiện Kỹ Thiếp kia lành ít dữ nhiều rồi.
Nhưng hắn cũng biết việc cấp bách là phải tiêu diệt đám người Bạch Hổ Văn kia, nếu không bộ lạc Đường Đề tất sẽ đại loạn.
Lúc này ở phía xa có anh lửa chiếu đến.
Ánh lửa từ phía sông Tứ Chi kèm theo tiếng bước chân như sấm.
- Lão Khương đến rồi, lão Khương đến rồi...
Có người cao giọng quát to để doanh trại ổn định lại rồi lại lâm vào khủng hoảng.
Triệu Vân nghe thấy liền bắt một tên người Khương đi theo giết địch: - Ngươi tên là gì?
- Ta tên là Trị Vô Đới!
- Trị Vô Đới, ngươi nghe kĩ ta nói đây, bây giờ ngươi là sự tồn vong của bộ lạc Đường Đề.
Đường Đề đại vương không ở đây, Y Kiện Kỹ Thiếp hiện không rõ tung tích. Ta muốn ngươi bảo vệ tộc nhân nhanh chóng rút lui khỏi đây... Đừng hoang mang, ta sẽ cản cho ngươi ở phía sau.
Triệu Vân nói xong thì hướng lão Khương xuất hiện đã xông tới.
Trị Vô Đới hơi sửng sốt rồi nhanh chóng kịp phản ứng la lớn: - Mọi người đừng hoảng hốt, có tướng quân nhà Hán sẽ cản cho chúng ta ở phía sau. Không được hoảng hốt, nghe lệnh của ta, có thể cưới ngựa thì cưỡi ngựa, có thể đuổi bò thì đuổi bò đừng để ý đến những tài vật gì cả, chúng ta rút lui đến Trát Lăng Hồ.
Có người đứng ra tổ chức hiệu quả khác hẳn.
Người Khương dần tỉnh táo trở lại dưới sự dẫn dắt của Trị Vô Đới, họ chạy về hướng phía Trát Lăng Hồ.
Nước mưa táp vào mặt Triệu Vân nhưng cũng không thể dập tắt ngọn lửa hận trong lòng hắn.
Gia Cát Quân đã nhắc nhở hắn phải cẩn thận với Bạch Hổ Văn, nhưng...
Triệu Vân cảm thấy vô cùng hổ thẹn, sát khí trong lòng bắt đầu nổi dậy. Dọc đường hắn không ngừng chém giết giặc Khương cũng dẫn người Khương chạy trốn rút lui về phía sau.
- Tử Long đại ca, mau tới cứu ta.
Đúng lúc này thì nghe có tiếng người hô to.
Triệu Vân vội nhìn lại thì thấy một đội Khương tặc đang áp giải một đội tù binh ra ngoài.
Tiếng người hô rõ ràng là Y Kiện Kỹ Thiếp.
Triệu Vân không chậm trễ mà thúc ngựa đi lên.
Hai tên giặc tay buộc khăn đỏ cầm đao tiến lên ngăn cản.
Hai người này đều là hầu cận của Bạch Hổ Văn. Một người là Bạch Hổ Tinh, một người là Bạch Hổ Quân... cũng là hai viên đại tướng dưới trướng gã.
Bạch Hổ Văn không muốn làm kẻ địch với lão Khương, vì gã cảm thấy với năng lực của họ hiện tại không thể là đối thủ của lão Khương được.
Mà sở dĩ Bạch Hổ Chủng Khương gặp phải tai họa lớn như vậy là do những người Hán kia mang đến... Gã vẫn luôn khuyên Đường Đề đừng hợp tác với người Hán, không ngờ lại bị Đường Đề mắng cho một trận. Gã thẹn quá thành giận, nhân lúc Đường Đề mang theo quân tinh nhuệ đi khỏi bộ lạc liền âm thầm liên lạc với lão Khương để tiêu diệt bộ lạc Đường Đề. Huyết thống ngàn năm Bạch Hổ Chủng Khương ta gần như diệt vong, bộ lạc Đường Đề ngươi sao có thể sống độc lập được?
Hơn nữa, nếu gã tiêu diệt được bộ lạc Đường Đề thì đã lập được công lớn.
Tin chắc rằng Kha Nhất sẽ giúp gã tổ thức thành lập một Bạch Hổ Chủng Khương, chưa biết chừng còn được thay thế Đường Đề, trở thành Vương của Tứ Chi Hà Thủ.
Bạch Hổ Văn suy nghĩ như vậy cuối cùng đã quyết định cấu kết với lão Khương đánh lén bộ lạc.
Hai huynh đệ Bạch Hổ Tinh và Bạch Hổ Quân là tâm phúc của Bạch Hổ Văn, đương nhiên là rõ về suy nghĩ đó của gã.
Bọn chúng bắt người nhà Đường Đề làm tù binh, bắt Y Kiện Kỹ Thiếp chuẩn bị giao cho lão Khương. Thấy Triệu Văn đi đến, hai tên kia lập tức phóng ngựa lên ngăn cản. Bạch Hổ Tinh cầm một thanh đại đao trong tay, còn Bạch Hổ Quân thì múa nay trường mâu đâm về phía Triệu Vân.
Triệu Vân không một chút hoang mang, Long lân thương rung lên, một đạo ánh thương xẹt qua.
Bạch Hổ Tinh định nâng đao ngăn cản, không ngờ thương ảnh đã xẹt qua trước mắt lại không thể ngăn cản được. Thương lớn của Triệu Vân hung hãn đâm vào ngực của Bạch Hổ Tinh, sau đó hai tay của hắn nhất hợp âm dương quăng thi thể của Bạch Hổ Tinh ra ngoài, cây thương lớn lại thuận thế rung đâm vào trường mâu trong tay của Bạch Hổ Quân. Thế thương của Triệu Vân nhanh như tia chớp... Lã Bố đã từng nói, riêng về tốc độ thì Triệu Vân thắng ông ta. Còn Hoàng Trung cũng từng nói, tốc độ ra thương của Triệu Vân hiếm thấy, mặc dù không có nhiều biến hóa nhưng uy lực thì thật kinh người.
Lã Bố, Hoàng Trung cũng gần như là các bậc tông sư.
Hai người họ đều không ngừng khen ngợi về thương pháp của Triệu Vân. Tuy huynh đệ Bạch Hổ Tinh dũng mãnh nhưng cũng không phải là đối thủ của hắn.
Chỉ thấy sau khi Triệu Vân chống đỡ thương lớn của Bạch Hổ Quân thì cây thương chúi xuống, thế thương không hề giảm, gần như là đâm qua cán mâu kia.
Mặc dù Bạch Hổ Quân là đại trướng của Bạch Hổ Văn nhưng cũng chưa từng thấy thương nào nhanh như vậy.
Chỉ nghe thấy một tiếng hét thảm thiết, gã đã bị Triệu Vân đâm một thương ngã xuống ngựa...
Chương 471: Cuộc huyết chiến ở Tứ Chi Hà Thủ (3)- Bạch Hổ Văn chết tiệt, ta sớm biết người này không thể tin tưởng được mà.
Sau khi Y Kiện Kỹ Thiếp được thả tự do liền quơ lất một cây thiết mâu, nhảy lên cướp ngựa của Bạch Hổ Tinh.
Triệu Vân nhìn y, nếu ngươi sớm đã biết Bạch Hổ Văn không phải đồ tốt thì sao còn vui vẻ chạy đến chỗ gã ăn rượu thịt làm gì?
Nhưng lúc này không phải là lúc để chỉ trích Y Kiện Kỹ Thiếp, Triệu Vân chỉ trầm giọng nói: - Lão Khương xâm phạm, bộ lạc rối loạn rồi. Bây giờ ta đi ngăn cản, ngươi phụ trách để người trong bộ tộc rút lui an toàn. Vừa rồi Trị Vô Đới đã dân người đến Trát Lăng Hồ, ngươi hãy nhanh chóng đến đó hội hợp.
Y Kiện Kỹ Thiếp nghe thấy vậy vội vàng gật đầu. Nhưng y mới đi được hai bước thì quay đầu lại đuổi theo Triệu Vân: - Tử Long đại ca, người nhà của đại vương bị Bạch Hổ Văn bắt làm tù binh, đặc biệt là tiểu vương cũng bị y bắt đi rồi, nếu không cứu tiểu vương, chắc chắn Bạch Hổ Văn sẽ nhân cơ hội này để khống chế đại vương, ta đi cứu viện với ngươi.
Y Kiện Kỹ Thiếp biết lần này mình gây ra phiền toái lớn rồi. Đường Đề giao người bộ tộc cho y, kết quả lại bị Bạch Hổ Văn tập kích doanh trại. Nếu không cứu được người nhà Đường Đề ra, đến lúc Đường Đề quay về có thể bỏ qua cho y sao?
Triệu Vân nghe thấy vậy nhăn mặt lại: - Người nhà đại vương ở đâu?
- Ở trong vương trướng.
Triệu Vân nghe vậy xông không chậm trễ mà thúc ngựa về phía vương trướng. Y Kiện Kỹ Thiếp cũng không dám chậm trễ vội đuổi theo Triệu Vân.
Lúc này, nhân mã của lão Khương đã xông vào trong bộ lạc Đường Đề. Cả bộ lạc lâm vào cảnh hỗn loạn, người Khương của bộ lạc Đường Đề chạy tán loạn kêu cha gọi mẹ. Còn nhân mã của Thiêu Đương lão Khương thì chạy theo đám dân tứ tán này mà tàn sát. Nhìn qua bọn họ rất giống với người Khương của bộ lạc Đường Đề chứ không giống là kẻ thù. Giết đồng loại của mình mà binh mã lão Khương không hề lưu tình chút nào. Trong ánh lửa chiếu sáng từng gương mặt hung tợn, dân Khương kêu la thảm thiết, cùng với đó là tiếng cười to của lão Khương cứ quanh quẩn mãi trong doanh trại.
Triệu Vân xung trận thẳng đường chém giết.
Cây Long Lân thương đã giết chết không biết bao nhiêu người, cả một bộ chiến bào màu trắng đã bị nhuộm đỏ máu tươi. Từ xa xa nhìn lại lửa bên ngoài vương trướng đang cháy hừng hực... Mưa phùn bay bay không thể dập tắt được ngọn lửa kia, cảnh đó trong bóng đêm lại càng quỷ dị hơn. Lúc Triệu Vân dẫn theo Y Kiện Kỹ Thiếp vào cửa vương trướng thì bị một đội Bạch Hổ Khương ngăn lại.
- Kẻ nào đến vậy?
Triệu Vân nghe không hiểu bọn chúng nói gì vì đối phương dùng tiếng của người Khương. Nhưng nhìn trang phục, hắn cũng biết đối phương có lai lịch thế nào cho nên không nói nhiều, hắn phóng ngựa lên giơ thương lên đâm. Cán Long Lân thương kia tung bay, từng đường thương nhanh như tia chớp.
Cây thương lướt qua, binh lính Bạch Hổ Khương đều ngã ngựa. Còn Y Kiện Kỹ Thiếp kia thì lại càng giống như hung tần ác sát đuổi giết sau Triệu Vân.
Binh lính Bạch Hổ Khương nhanh chóng tụ tập lại quanh vương trướng, Triệu Vân thấy tình hình như vậy liền lớn tiếng nói: - Y Kiện Kỹ Thiếp, lên cứu người để ta ngăn cản lũ cẩu tặc này.
Lúc nói chuyện, chiêu số cây thương trong tay hắn không ngừng biến đổi, càng thêm mạnh mẽ hơn.
Cây thương kia bay múa như có sinh mạng, cứ một thương lướt qua là một gã Bạch Hổ Khương ngã ngựa. Chỉ trong nháy mắt đã có hơn hai mươi lính Khương chết dưới thương của Triệu Vân. Cùng lúc đó Thỉ Phong kỵ cũng theo đến vung đao chém giết. Xung quanh vương trướng tuy có đến bốn, năm trăm tên lính Khương nhưng bị Triệu Vân mấy lần xông lên, đã để lại thi thể khắp nơi, những kẻ còn lại chạy tứ phía. Lúc này Y Kiện Kỹ Thiếp đang bảo vệ một đám người già, phụ nữ và trẻ em đi từ trong vương trướng ra.
Những người phụ nữ này phần lớn đều là thiếp của Đường Đề. Dù Đường Đề tuổi đã lớn nhưng “khả năng” đối với đàn bà lại không giảm chút nào. Tổng cộng ông ta có đến ba mươi hai người thiếp, số lượng quả là kinh người. Triệu Vân nhìn những người này bị dọa đến trắng bệch cả mặt, nhăn mày trầm giọng nói: - Y Kiện Kỹ Thiếp bảo vệ họ chạy đi!
- Tướng quân, vương tử nhà ta bị Bạch Hổ Văn mang đi rồi, y nói là muốn tặng cho lão Khương. Đại vương đã hơn 50 tuổi chỉ còn đứa con trai này, kính xin tướng quân cứu nó...
- Bạch Hổ Văn có ở trong vương trướng không?
Triệu Vân nhìn về phía Y Kiện Kỹ Thiếp thì thấy y cười khổ gật đầu.
Đường Đề chỉ có một đứa con trai, hơn nữa ông ta còn coi nó như bảo bối. Trước đây Triệu Vân cũng từng gặp vị tiểu vương gia kia rồi, cậu ta mới 14 tuổi, quả là một đứa trẻ rất thông minh. Quan trọng nhất là đứa trẻ kia cũng có vẻ hướng về nhà Hán, còn biết nói tiếng Hán lưu loát, còn biết chữ, thơ ca nhà Hán. Triệu Vân rất quý mến nó, nghe nói vị tiểu vương tử này bị Bạch Hổ Văn mang đi làm hắn cũng rất nóng mắt.
- Y Kiện Kỹ Thiếp bảo vệ họ rút lui, ta đi cứu người.
Nói xong, Triệu Vân lại điều động 400 người Thỉ Phong kỵ đi theo bảo vệ họ.
- Y Kiện Kỹ Thiếp, lúc rút lui cố gắng thu nạp những người trong tộc lại... Chỉ cần tộc nhân các ngươi còn thì sẽ bảo toàn được nguyên khí, không được vì bảo tồn tính mạng mình mà không quan tâm tới tộc nhân.
- Tử Long đã chỉ bảo, ta đâu dám không tuân theo.
Lúc này đúng là Triệu Vân nói gì thì Y Kiện Kỹ Thiếp nghe nấy.
Không cần nói những thứ khác, chỉ với hơn trăm thi thể Bạch Hổ Khương binh nằm xung quanh vương trướng cũng khiến cho Y Kiện Kỹ Thiếp không thể không khâm phục Triệu Vân.
- Bạch Hổ Văn mang tiểu vương tử đi đâu rồi?
- Nói là đi vào trung quân của lão Khương.
Triệu Vân nghe thấy vậy lập tức quay đầu giục ngựa bước đi. Sau hắn còn gần một trăm Thỉ phong kỵ đi cùng... Lần này Triệu Vân vào sông Hoàng dẫn theo tám trăm Thỉ phong kỵ. Trước đây giao phong giết giặc lão Khương đã chết mất mấy chục người. Gia Cát Quân hộ tống Đường Đề đi hỏi thăm những bộ lạc khác cũng dẫn theo hai trăm Thỉ Phong kỵ đi cùng.
Tính ra, tuy trong tay Triệu Vân còn gần năm trăm người nhưng lúc trước xông trận cũng đã bị tử thương hơn mười người rồi.
Hắn lại cho bốn trăm người đi theo Y Kiện Kỹ Thiếp, bây giờ binh mã trong tay còn lại chưa đầy một trăm người.
Y Kiện Kỹ Thiếp muốn khuyên Triệu Vân mang binh mã đi nhiều hơn một chút, nhưng chưa đợi y mở miệng thì Triệu Vân đã mang người vội vàng rời đi. Nhìn bóng lưng của Triệu Vân, Y Kiện Kỹ Thiếp không kìm nổi mà thở dài: - Tử Long đại cao tài cao mà gan cũng lớn, ta không bằng được! Nhà Hán có được anh hùng như vậy, người Khương ta lại đi đối địch với họ thật là không sáng suốt... Tất cả mọi người lên ngựa theo ta, không thể phụ lòng tốt của Tử Long đại ca.
Người nhà Đường Đề đều lên ngựa. Y Kiện Kỹ Thiếp được sự bảo vệ của bốn trăm Thỉ Phong kỵ thẳng đường rút về Trát Lăng Hồ. Ven đường cũng không ngừng thu nạp những người của bộ lạc mình đang chạy tứ tán, cũng giết được rất nhiều binh của lão Khương.
Còn Triệu Vân thì thẳng tiến về phía trung quân của lão Khương.
Chỉ có điều lần này y đói mặt không còn là những binh Bạch Hổ Chủng Khương đó nữa mà là binh mã của lão Khương.
Đối với những lão Khương này, Triệu Vân sẽ không nhân từ mà nương tay. Cây thương lớn tung bay, những nơi Trảo điện phi hoàng đi qua chỉ giết được người lão Khương ngã ngựa.
Từ viên môn bộ lạc chưa đến ba dặm đã thấy một đội nhân mã đang chặn đường đi của Triệu Vân.
- Giặc Hán dám giết tộc nhân của ta, còn không để mạng lại.
Trên một con tuấn mã màu đen bóng, có một đại hán ngồi rất ngay ngắn. Trên người đại hán lão Khương kia khoác một bộ áo da thú, đầu đội túi ngao, bàn tay cầm một đại phủ, thân hình cao to khoảng 1m90, cao to lực lượng như hung thần ác sát. Trên cổ con chiến mã mà gã đang cưỡi còn treo mấy đầu người còn đầm đìa toàn là máu. Sau khi nhìn thấy Triệu Vân, lão Khương kia lập tức lộ ra vẻ dữ tợn, thúc ngựa lên ngăn Triệu Vân lại.
Người này tên là Đãng Khuẩn, là đại nhân Hưng Hải Hồ. Cái gọi là Hưng Hải hổ chính là người Khương sống ở một vùng đất Hưng Hải ở ở Tứ Chi Hà Khúc, phụ thuộc vào Thiêu Đương lão khương.
Đãng Khuẩn này rất có tiếng tăm ở Tứ Chi Hà Khúc, được xưng là kẻ dũng mãnh, rất được Thiêu đương lão vương Kha Nhất yêu thích. Lần này gã phụng lệnh đi theo hai Thiếu Đương Tiểu vương Mang Trung và Chú Chi đến, làm quân tiên phong. Dọc đường đi gã đã giết không biết bao nhiêu Khương dân của bộ lạc Đường Đề. Lúc trước gặp Bạch Hổ Văn, biết trong bộ lạc Đường Đề còn có một đội binh mã nhà Hán, gã lập tức thấy hứng thú.
Theo gã thì nếu giết được binh mã nhà Hán kia thì chắc chắn sẽ được Kha Nhất trọng thưởng. Cho nên gã mới vội vàng tới, đúng lúc chạm mặt với Triệu Vân.
Triệu Vân chỉ nhìn kẻ này một cái đến nói cũng lười mà vắt thương phóng ngựa lao lên. Cây Long Lân thương đâm ra, phát ra một tiếng sắc bén rít gào xé rách cả không khí. Đãng Khuẩn chỉ thấy một vệt tàn ảnh xẹt qua, gã sợ đến mức vội vàng nâng đại phủ lên đón đỡ.
Keng một tiếng, mũi thương đâm trúng đại phủ.
Đãng Khuẩn chỉ thấy có một sức mạnh cực lớn đánh úp lại, đại phủ trong tay suýt nữa thì rơi xuống. Trong lòng gã thấy căng thẳng vội muốn biến chiêu, không ngờ thương lớn của Triệu Vân đã nhanh hơn lại là một nhát thương nữa đâm tới. Hai ngựa đạp qua trong chốc lát, cây Long Lân thân trong tay Triệu Vân đột nhiên vừa chuyển về dưới xương sườn giống như một con rắn độc hung hăng đâm vào hông của Đãng Khuẩn.
Gã muốn né tránh nhưng không kịp nữa rồi. Cây thương lớn đã đâm thủng áo giáp của gã, xuyên thẳng vào khoang bụng. Gã hét thảm một tiếng, mà Triệu Vân trên lưng ngựa sắc mặt vẫn không đổi, lại rút thương lên phóng thẳng vào sau lưng Đãng Khuẩn.
Đãng Khuẩn trên mình ngựa lảo đảo rồi ngã lăn xuống. Toàn bộ lục phủ ngũ tạng đã bị Triệu Vân đâm cho rối tung hết lên, máu tươi từ miệng vết thương chảy xuống, gan cũng chảy ra... Nhưng Đãng Khuẩn vẫn chưa tắc thở, cơn đau đớn khiến gã gào rú lên thảm thiết, nhưng cơ thể không còn một chút sức lực nào nữa rồi.
Người nào tinh mắt nhìn là biết người này chết chắc.
Còn Triệu Vân thì như thể chuyện này chẳng có gì liên quan đến mình, vội vùng thúc ngựa xông vào đám người. Cây thương cứ phun ra rồi lại nuốt vào sáng loáng, một đường xung phong, lại có hơn hai mươi lão Khương nữa lại ngã xuống.
Đi được khoảng 4,5 dặm, từ xa đã nhìn thấy một đội nhân mã đang tiến lên. Nhìn cách ăn mặc của đối phương, Triệu Vân biết đó là Bạch Hổ Khương binh. Hắn càng không hề do dự mà lập tức tiến lên, Trảo điện phi hoàng như một tia chớp nhảy vào trong đám binh lính kia. Bạch Hổ Văn đang hưng phấn tiến lên hội hợp với Hòa Mang Trung, không ngờ Triệu Vân lại đuổi giết từ phía sau lên. Gã ta hoảng sợ vội vàng la lớn: - Ngăn y lại cho ta, đừng tha cho tên Hán cẩu này.
Mười mấy tên Bạch hổ Khương binh thúc ngựa đi lên, chỉ có điều chưa đợi Triệu Vân ra tay, Thỉ Phong kỵ đã bao vây lấy chúng.
Triệu Vân không giảm tốc độ mà tiếp tục phóng ngựa đuổi theo.
Bạch Hổ Văn thấy đã không thể thoát được, vội quay đầu ngựa xánh đao nghênh chiến với Triệu Vân.
Đại đao trong tay người này cũng không nhẹ, khoảng 30 kg. Chỉ có điều sau khi xoay ngựa chiến ba hiệp với Triệu Vân thì Triệu Vân ở trên lưng ngựa chuyển thương sang bên tay trái, rồi lại lấy ra một cây tiểu thương trong túi. Lúc hai ngựa đạp qua liền vẩy tay lên ném, Bạch Hổ Văn chết ngay tại trận.
Lúc này, một viên tướng Khương hung tợn đâm mâu tới.
Triệu Vân ở trên mình ngựa nghiêng mình tránh được một mâu của đối phương, lấy tay kéo sau áo đối phương. Vốn dĩ hắn muốn kéo đối phương từ trên lưng ngựa xuống, lại không ngờ tay lấy được một vật cực kỳ rắn chắc. Trong lòng Triệu Vân sửng sốt, lập tức dùng sức, chỉ thấy một đường lạnh sắc bén xẹt qua, tên tướng Khương kia lập tức đầu một nơi thân một nẻo. Chiến mã kéo một tử thi không đầu, bộp một cái xác chết rơi xuống đất.
Còn trong tay Triệu Vân thì lại xuất hiện một thanh đao kiểu dáng vô cùng đẹp.
Dưới ánh lửa chiếu rọi, trên thân thanh đao đó hiện ra hoa văn cuộn sóng, hàn quang trên lưỡi đao lưu chuyển, khí lạnh bức người...... (chưa xong còn tiếp)