Đối với dân chúng thời cổ đại thiếu thốn trò tiêu khiển mà nói, nghe thuyết thư tiên sinh kể chuyện xưa, xem phường hát diễn kịch đều là hoạt động giải trí.
Chỉ cần bỏ ra một hai đồng bạc là có thể giết thời gian cả ngày.
Có vài phường hát và thuyết thư tiên sinh còn về đến tận nông thôn để kinh doanh, mỗi lần xuất hiện đều thu hút sự chú ý của dân chúng mười tám dặm.
Trông dáng vẻ của bọn họ, sự cuồng nhiệt ấy có thể sánh với tộc theo đuổi thần tượng trong kênh livestream bên kia rồi.
Dưới sự thao túng của Vệ Từ, những câu chuyện “gây phẫn nộ” như thế này truyền từ Hoàn Châu ra khắp nơi, chiếm được vô số sự đồng tình lẫn nước mắt của dân chúng.
Dân chúng xem kịch đã rồi, hài lòng trở về, trong đầu lại nghĩ đến tình tiết trong đó, càng nghĩ càng thấy không đúng.
“Nhị thẩm, bà biết quả phụ điên ở thôn Nam không?”
Nhị thẩm nói: “Người đàn bà điên đó hả? Mấy ngày trước đi ngang qua nhà bà ta, bà ta nắm phân chó chọi người ta, tởm ghê thật.”
Người phụ nữ sắc mặt trắng bệch nói: “Nhị thẩm, bà không biết à... Bà quả phụ đó trước kia không bị điên. Cũng tại mấy thằng ăn chơi lêu lổng trong thôn kéo con gái của bà ta vào trong núi chơi đến chết rồi về nói láo rằng bị gấu cắn chết... Quả phụ điên nhìn thi thể của cô con gái, không chịu được đả kích nên mới điên đó. Bà ta cầm phân chó chọi người, bà có biết bà ta chọi ai không? Chọi mấy thằng cầm thú đấy đấy...”
Nhị thẩm nghe xong thình lình hít vào một hơi khí lạnh.
Bà ta nói: “Đây, đây chẳng phải là vở kịch vừa mới diễn sao?”
Người phụ nữ kia cắn chặt răng, nặng nề gật đầu.
Kịch mà phường hát diễn ở chợ lúc nãy là cải biên theo sách mới của một tiểu thuyết gia nào đó.
Nội dung sách mới cũng đơn giản, đại khái kể về chuyện một thiếu nữ tên Cổ Tam Nương vì trốn tránh việc bị mẹ kế bán cho một người đàn ông già bị què chân, nửa đêm trốn khỏi thôn đi tòng quân làm nữ binh, trải qua nhiều năm đại chiến, theo chủ công bình định thiên hạ, sau cùng áo gấm về làng.
Kịch mới này ngoài Cổ Tam Nương, nhân vật được miêu tả nhiều nhất là A Giai - bạn thân của Cổ Tam Nương. A Giai thông tuệ nhạy bén, xinh đẹp như hoa, điều quan trọng là hữu dũng hữu mưu. Cổ Tam Nương có thể trốn hôn đi làm lính, đa phần công lao thuộc về sự giúp đỡ của A Giai.
Dân chúng xem kịch vô cùng mong muốn A Giai cũng có thể bỏ thôn đi theo, nhưng A Giai hiếu thảo với mẹ góa, chọn ở lại thôn.
Nhiều năm sau, Cổ Tam Nương áo gấm về làng.
Cảnh cuối là Cổ Tam Nương cưỡi ngựa trên đường về thôn tha hồ tưởng tượng dáng vẻ hiện tại của A Giai. Đóng vai Cổ Tam Nương là một tiểu cô nương rất có tài, nói hát rất hay, cô tưởng tượng A Giai đã gả cho người tốt, con trai con gái một cặp, sự nghiệp gia đình đề huề...
Nói tóm lại, trong mắt Cổ Tam Nương, người con gái tốt đẹp như A Giai thì làm hoàng hậu nương nương cũng đủ tư cách nữa.
Kết quả...
Sau khi về thôn, Cổ Tam Nương gặp mẹ góa của A Giai điên điên khùng khùng mới biết được A Giai đã mất bốn năm năm về trước rồi.
Dân chúng xem kịch đang đoán nguyên nhân cái chết của A Giai như Cổ Tam Nương thì mẹ góa điên khóc lóc kể lể nói ra chân tướng.
Còn một năm nữa là A Giai đến tuổi cập kê, dung mạo trổ mã càng ngày càng xinh đẹp động lòng người, những tên vô lại trong thôn thèm thuồng đã lâu, nhân lúc mẹ góa của A Giai ra ngoài làm đồng thì lấy lý do “mẹ góa ngã bị thương trên đồng” để lừa A Giai ra ngoài làm nhục cho đến chết, chết không toàn thây.
Kết cục của câu chuyện đương nhiên là Cổ Tam Nương nổi giận giết người để báo thù cho A Giai, nhưng dân chúng xem kịch vẫn thấy trong lòng buồn bực vô cùng.
Vở kịch này cũng khiến bọn họ nhớ đến cô con gái của bà góa phụ điên nhiều năm về trước!
Ngoại trừ vở kịch mới này, những vở còn lại cũng y hệt.
Cho dù sau cùng kết cục khiến lòng người thoải mái nhưng dân chúng vẫn cứ cảm thấy có gì đó nghẹn ở cổ họng, khiến họ ghê tởm đến thở không ra hơi.
Bất kể là A Giai này hay Thôi nương và tiểu đệ dưới ngòi bút của Vệ Từ, trải qua những việc này cũng đã chú định đời họ không còn được tươi sáng nữa.
Nhị thẩm giặt xong đồ trở về, đi ngang qua trước cửa một nhà, nhìn thấy một lão già đang nhìn đắm đuối bộ ngực của mình qua hàng rào, chợt tức giận không nguôi, phun một ngụm nước miếng qua hàng rào vào mặt lão già kia: “Phì! Lão già thối sẽ bị báo ứng đấy!”
Không đợi lão già phản ứng lại thì nhị thẩm đã nặng nề lắc hông bước về nhà.
Những tình tiết này đương nhiên không phải là trùng hợp.
Lúc Hàn Úc đem tài liệu điều tra được từ các nơi về để xem xét, Vệ Từ tiện tay chọn vài vụ khá điển hình để làm tư liệu viết bài.
Anh sẽ không can thiệp những tiểu thuyết gia phía dưới viết những gì, chỉ cần nội dung không trái lệnh cấm là được.
Lần này lại công bố ra đề tiểu thuyết, hạn chế nội dung và đề tài sách mới của mỗi người.
Mọi người không ý kiến gì về việc này, bọn họ cũng được xem như là ăn cơm nhà nước, viết tiểu thuyết không chỉ để thực hiện lý tưởng của bản thân, đồng thời cũng là cái cần câu cơm. Vệ Từ đối xử với họ không bạc, chỉ là viết tiểu thuyết theo đề, đơn giản thôi.
Sách mới của những tiểu thuyết gia này còn biến thành tiểu thuyết bị đời sau lên án là “Phái tả thực lột trần bóng tối” của “Hệ thống trả thù xã hội”.
Quyển “Thôi nương truyện” kia của Vệ Từ là quyển mở đầu của trường phái này.
...
Theo dòng dư luận, tranh luận của dân chúng về những chuyện này càng ngày càng gay gắt.
Từ đầu năm Hoàn Châu vốn luôn gợn sóng bị bầu không khí kìm nén như mưa gió sắp ập đến bao trùm.
Khương Bồng Cơ là tâm điểm của bầu không khí này, các cá muối xem livestream cách một vị diện mà cũng cảm nhận được huống hồ gì đám người cực khổ tăng ca.
“Để thoát tội, ép người lương thiện thành kỹ nữ, đám người này học sách thánh hiền cái gì? Không sợ các vị thánh hiền nửa đêm nhập mộng mắng mỏ hay sao?” Khương Bồng Cơ cũng bị hành động của đám người này làm cho phẫn nộ. Cô đã từng gặp người vô sỉ nhưng chưa bao giờ gặp loại người vô sỉ không có nhân phẩm như thế này: “Mẹ nó, toàn bộ là cầm thú!”
Khương Bồng Cơ giận đến nỗi chửi thề.
Kỳ Quan Nhượng và mấy người Vệ Từ cúi đầu xuống, giả vờ như không nghe thấy chủ công nói lời bất nhã.
Bọn họ còn có thể làm thế nào? Đọc truyện tại Vietwriter.vn
Chủ công đã giận đến nỗi mặt bàn được chế tạo đặc biệt bằng đồng in đến bảy tám dấu bàn tay rồi, cái sau còn in sâu hơn cái trước, chắc sắp phải mang nó đi chế tạo lại.
Xương cốt và thân thể bọn họ không cứng rắn như cái bàn kia, nào dám lấy thân ngăn cản chứ?
Ngoài ra, mọi người cũng xem thường bọn đàn ông luồn cúi không từ thủ đoạn kia.
Thời thế loạn lạc, quản lý lương tịch và tiện tịch có nhiều chỗ sơ hở, nhưng mà to gan trắng trợn bức ép người lương tịch thành tiện tịch thì thật sự hiếm thấy.
Phong Cẩn bình tĩnh nói: “Kia chẳng qua là hạng người nhất thời phất lên liền ngông cuồng ngang ngược, lòng tham không đáy mà thôi. Không đáng để chủ công nổi giận vì chúng.”
Mặc dù anh không xem trọng môn đệ cao thấp cho lắm nhưng anh cũng phải nói một câu: Hàn môn sau khi phát đạt còn có thể giữ được bản tính thật sự không được mấy người. Nếu nói bệnh của sĩ tộc là không biết tiến thủ, tầm thường vô vi thì bệnh của thứ tộc đó chính là lòng tham không đáy.
Nhưng đối với Khương Bồng Cơ, cho dù quần thể nào dẫn đầu thì cũng chẳng phải là chuyện gì tốt đẹp.
Trước nay cô vốn không phải là người thích để bản thân chịu uất ức, đám người kia phạm đến điều kiêng kỵ của cô, sao cô có thể bỏ qua được?
“Nói thì nói vậy nhưng trong lòng vẫn tức tối. Chỉ những điều lộ ra ngoài đã không thể nhìn lọt mắt rồi, ai biết những chỗ mắt chúng ta không nhìn thấy còn chất chứa cái gì nữa? Để cho loại súc sinh này trèo cao, không biết sẽ hại chết bao nhiêu mạng người vô tội!” Khương Bồng Cơ nói: “Vốn dĩ còn định tha cho chúng một lần, răn đe một phen rồi cho qua. Bây giờ xem ra không giết gà dọa khỉ, không trừng trị nghiêm khắc thì không được rồi!”
Không có ai phản đối lời của cô, đến cá muối xem livestream cũng đồng loạt giơ hai tay hai chân ủng hộ.