Hệ Thống Trung Y

Chương 16


Trước kia ở thời điểm, đám sinh viên như Trần Khánh còn luyện tập châm cứu ở trong trường học, bọn họ sẽ bắt đầu tập châm khoai tây trước.

Một bước này giúp bọn họ học xong tư thế và thủ pháp cầm châm, sau đó chính là luyện tập kỹ xảo vận dụng lực ngón tay.

Trên cơ bản, ngân châm dùng cho châm cứu đều là kim châm cứu (nguyên văn: hào châm 毫针: theo tìm hiểu thì nó là loại châm làm bằng thép không gỉ, và trên thực tế, còn rất nhiều loại châm được làm từ chất liệu khác như bạc, đồng, vàng…), mà phần mũi nhọn của kim châm cứu rất yếu ớt.

Nếu không thể điều khiển tốt lực ngón tay, ở thời điểm ghim kim, rất có khả năng sẽ xuất hiện tình huống chỉ đâm được một nửa châm vào bên trong rồi không thể tiếp tục đâm thêm nữa.

Cho nên trước khi trực tiếp áp dụng kỹ xảo vào châm cứu, các bác sĩ cần tiến hành huấn luyện trong thời gian rất dài, cho đến khi kình lực có thể thẩm thấu đến đầu ngón tay, lại từ đầu ngón tay kéo dài đến mũi nhọn trên đầu châm, sau đó nhất cổ tác khí (đánh một tiếng trống làm tinh thần hăng hái, tăng dũng khí, tự tin, làm một mạch từ đầu đến cuối), đâm ngân châm vào bên trong huyệt vị.

Sau khi luyện xong lực ngón tay, bước tiếp theo chính là luyện độ chính xácCái gì là độ chính xác?Chính là ở thời điểm quan sát huyệt vị này, bác sĩ cần phải làm đến trình độ ‘nhãn đáo tâm đáo thủ đáo’ (dùng mắt để nhớ kỹ vị trí của huyệt vị, dùng tâm để hiểu thật cặn kẽ việc bản thân phải làm, dùng tay để thực hiện chuẩn xác, và gộp cả ba thứ lại nghĩa là muốn làm được điều này cần kết hợp cả ba yếu tố lại, không thể phân tách hay bỏ qua bất cứ một bước nào).


Tiếp đó, chính là song song với chuyện đảm bảo tốc độ tiến châm thật nhanh, cũng cần phải cam đoan mũi châm đâm đúng vào huyệt vị mà bản thân nhìn thấy.

Giai đoạn sau này cần một vài cái nắp chai để luyện tập, phải cố gắng hết mức khiến cho mỗi lần mình đâm xuống đều chọc trúng vị trí trung tâm của nắp chai.

Đợi cho đến khi kỹ xảo đâm nắp chai cũng đặc biệt thuần thục, là có thể chuyển sang tiến hành luyện tập trên thân thể.

Trên thực tế, châm cứu không chỉ đơn giản là đâm kim vào là xong, sau Đắc Khí còn có bốn loại thủ pháp khác, phân biệt là niệp - vê, chuyển - xoay, đề - rút ra, sáp – c ắm vào.

Những thủ pháp này lại không thể luyện tập trên nắp chai được, bởi vì thân thể con người có làn da, cơ bắp, có các loại mô, tổ chức phức tạp khác, và cảm giác ngân châm tiến vào nông hay sâu, tuyệt đối không giống nhau.

Sau khi kết hợp bốn loại thủ pháp này với nhau, cũng sáng lập ra vô số loại kỹ xảo châm thứ, tựa như bí tịch võ lâm trong các tiểu thuyết võ hiệp vậy.

Hiện tại Trần Khánh có thể tiến hành cộng thêm điểm thuộc tính, và chỉ cần hắn có thể chữa khỏi cho càng nhiều người bệnh hơn, như vậy kỹ thuật châm cứu của hắn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, không quá mức khó khăn.

Nói không chừng, hắn còn có thể thông qua thuộc tính tăng lên, để nắm giữ một, hai môn châm thứ.

Nhưng… ý tưởng thì hay ho mà thực tế thì nghiệt ngã…Hắn ngồi tọa chẩn cả một ngày mới có hai người bệnh tìm tới hắn.

Cứ dựa theo tiến độ này, kế hoạch của hắn sẽ tiến triển cực kỳ chậm chạp.


Đương nhiên, loại chuyện này cũng không thể nóng vội được.

Nói gì thì nói, Trần Khánh cũng không thể chạy ra bên ngoài kéo người đi tới xem bệnh như nhân viên phục vụ, bồi bàn được.

Có câu nói rất hay, đạo không xa người, y không gõ cửa.

Nếu người bệnh không muốn đến cửa cầu, thì dù vị bác sĩ kia biết chắc đối phương có bệnh, bọn họ cũng không dễ dàng ra tay cứu trị.

Tuyệt đối đừng học theo vị thánh mẫu nào đó, nếu không chỉ biết làm phiền toái quấn thân, tự mình chuốc lấy cực khổ mà thôi.

Cả một ngày hôm nay, Trần Khánh đều không cần phải tọa chẩn, một ngày trôi qua có vẻ khá thanh nhàn.

Hắn ngồi trong văn phòng, với một ly trà, một quyển sách, với vẻ ngoài nhàn nhã, ung dung, thảnh thơi giết thời gian.

Trong tay Trần Khánh là một quyển 《 Thương Hàn Tạp Bệnh Luận 》(bàn luận về bệnh thương hàn và những chứng bệnh khác), do Y Thánh Trương Trọng Cảnh, sống ở cuối triều Hán biên soạn.


Khi còn học đại học, hắn từng đọc cuốn sách này vài lần rồi, nhưng ở thời điểm ấy, hắn chỉ đọc nó với tư cách là một bộ tài liệu giảng dạy mà thôi, cũng không nhận được bao nhiêu lĩnh ngộ.

Hiện tại khi bắt đầu tinh tế phẩm vị (cảm nhận, nghiền ngẫm, thưởng thức…), Trần Khánh mới phát hiện ra, đúng là nội dung trong này tương đối thâm ảo.

Cả cuốn có tới 760 ngàn chữ, nhưng không một chữ nào dư thừa.

Trích dẫn một câu đầu tiên trong đoạn mở đầu nói về biện mạch pháp.

"Câu hỏi: Mạch có âm dương, câu này nghĩa là gì? Giải đáp: Các mạch Đại, Phù, Sổ, Động, Hoạt là các mạch dương; các mạch Trầm, Sáp, Nhược, Huyền, Vi là các mạch âm, bệnh thuộc âm mà thấy mạch dương thì sống, còn bệnh thuộc dương mà thấy mạch âm là chết”.

Bình Luận (0)
Comment