Hệ Thống Trung Y (Bản Dịch Full)

Chương 277 - Chương 277 - Chúc Do Thuật!!!

Chương 277 - Chúc Do Thuật!!!
Chương 277 - Chúc Do Thuật!!!

Về phần Chúc Do Thuật...

Trần Khánh suy nghĩ một chút, cuối cùng vẫn quyết định nên thử thêm vào hạng mục này một chút.

Dù hắn cũng không mong đợi y thuật của mình gia tăng thêm nhiều sau khi tăng lên Chúc Do Thuật, coi như là hiểu biết nông cạn một chút về nó cũng được.

Hạ quyết tâm, Trần Khánh liền phân phối 28,4 y điểm cuối cùng cho nắn xương cùng Chúc Do Thuật.

Nắn xương 1421/10000 (Lô Hỏa Thần Thanh)

Chúc Do Thuật 1420/10000 (Lô Hỏa Thần Thanh)

Từ đó, y điểm tiêu hao hầu như không còn, mà năng lực của Trần Khánh cũng được tăng lên toàn diện. Và cùng với đó là lượng lớn tri thức lập tức dũng mãnh tràn vào trong đầu.

Trần Khánh nhắm mắt lại, bắt đầu chậm rãi tiêu hóa đống tri thức khổng lồ này.

Biện chứng chi đạo, vọng chẩn chi thần, văn chẩn chi yếu, vấn chẩn chi cơ, chính pháp chi cốt, chúc do chi quỷ... Chúng giống như thật nhiều những quả cầu phát sáng, mỗi khi Trần Khánh điểm vào một quả, sẽ có vô số những văn tự cổ chui vào trong đầu.

Trong quá trình những văn tự cổ ấy lấp đầy trí óc, Trần Khánh chợt có cảm giác trong đầu mình đang có một người không ngừng truyền thụ nội dung cho hắn.

Hắn vừa lĩnh hội, vừa giao hòa với kiến thức của chính mình, chậm rãi gom góp, nhặt nhạnh kiến thức, cuối cùng đã lĩnh ngộ ra thứ độc nhất vô nhị chỉ thuộc về mình.

Quá trình này rất dài, thời gian còn dài hơn toàn bộ quá trình lĩnh ngộ trước kia của Trần Khánh.

Trong đoạn thời gian này, ngoại trừ có hai bệnh nhân tới cắt ngang quá trình lĩnh ngộ của Trần Khánh, gần như không còn ai khác đi vào phòng khám nữa.

Bữa trưa kết thúc, buổi chiều Trần Khánh lại mất thêm ba tiếng đồng hồ, mới có thể tiêu hóa chừng bảy tám phần đống kiến thức này.

Tâm thần của hắn cũng tiêu hao không ít.

Trần Khánh biết, nếu như lúc này hắn đối thoại với lục phủ ngũ tạng, chỉ sợ tâm hỏa sẽ điên cuồng kháng nghị.

Sau khi lĩnh ngộ xong, cuối cùng Trần Khánh cũng bước đầu nắm giữ được một chút kiến thức về nắn xương và Chúc Do Thuật.

Nắng xương còn dễ nói, chỉ cần biết được toàn bộ tin tức về vị trí cũng như khả năng chịu lực của toàn bộ cấu trúc xương cốt trên cơ thể người… Sau đó thông qua các loại thủ pháp như sờ, nối, tiếp xúc, nhấc, ấn, day, đẩy, dùng, cầm, có thể lấy tốc độ cực nhanh đưa nó trở lại vị trí cũ.

Một điểm cốt lõi nhất của nắn xương chính là nhanh. Nghĩa là bất cứ thủ pháp nào trong quá trình cũng phải chú ý đến chữ nhanh này, bởi vì nắn nhiều lần sẽ mài mòn cấu trúc mô xung quanh xương, đôi khi còn có thể khiến khung xương lệch vị trí.

Cũng bởi yêu cầu này, khiến cho các thao thác nắn xương phải đảm bảo dùng lực đồng đều, động tác mạch lạc, thủ pháp thành thạo, nếu không, tuyệt đối đừng tùy tiện thử làm.

Về phần Chúc Do Thuật, Trần Khánh đã đọc được đoạn miêu tả tiêu chuẩn về nó trong《 Hoàng Đế Nội Kinh 》.

“Người cổ đại sống giữa những loài cầm thú, hoạt động mạnh để tránh rét, sống ở nơi râm mát để tránh nóng nực, trong tâm không có gì mệt mỏi bởi quyến luyến, bên ngoài không có gì mệt nhọc bởi quan tước, đó là thế giới điềm đạm, nên tà không thể xâm nhập được. Do đó thuốc độc không trị được bên trong, châm cứu không trị được bên ngoài, bởi vậy có thể di tinh Chúc Do mà trị khỏi bệnh. Đến thời nay thì hoàn toàn khác, gian nan khổ cực làm loạn bên trong, còn đi ngược lại với quá trình thích nghi của nóng lạnh, gió độc không ngừng thổi tới, hư tà sớm tối mà vào, bên trong, vào sâu đến tận ngũ tạng cốt tủy, bên ngoài, ảnh hưởng tới lỗ hổng trên da, cho nên bệnh nhẹ tất thành nặng, bệnh nặng hẳn phải chết, có Chúc Do cũng không có công hiệu.”

Trên thực tế, nội dung trên muốn nói rằng, người thượng cổ ở cùng một chỗ với động vật, cần phải tuân theo cả bốn mùa, cần phải tôn trọng thiên đạo, đừng đối nghịch với lão thiên gia, trong lòng không kiềm nén nhiều chuyện. Nếu làm được như vậy, thì ngoại trừ trong quá trình sinh sống không có quá nhiều dục vọng, gần như bình thường sẽ không sinh bệnh quá nặng.

Lúc này, chỉ cần dùng Chúc Do Thuật điều chỉnh tâm tính một chút, thay đổi khí trường một chút, thì tự nhiên ngoại tà bám vào da cũng có thể tiêu trừ.

Mà con người hiện giờ, mùa xuân ngủ ở nhà, mùa đông chạy khắp nơi, buổi tối hoạt động, ban ngày đi ngủ, dục vọng xuất hiện tầng tầng lớp lớp, thời gian lâu dài, bệnh khí sẽ gây tổn thương đến ngũ tạng cốt tủy, thậm chí các loại bệnh mà bọn họ mắc phải cũng kỳ bách quái.

Hiển nhiên đây không phải chuyện chỉ cần điều chỉnh một chút tâm lý là có thể giải quyết được.

Cũng vì vậy mà Chúc Do Thuật dần dần không có tác dụng gì với người đời sau.

Có điều… sau khi tiếp nhận tri thức của Chúc Do Thuật, Trần Khánh chợt phát hiện ra rằng, tuy nó không có tác dụng gì đối với bệnh trên thân thể, nhưng vẫn có tác dụng không nhỏ trong trị liệu bệnh tâm lý.

Giống như chứng mất hồn trong Chúc Do Thuật, biểu hiện của người lớn bình thường là vừa đến buổi tối liền sợ tới mức không ngủ được, còn trẻ con thì nghiến răng, vô duyên vô cớ khóc toáng lên.

Những chứng bệnh này, Chúc Do Thuật đều có phương pháp điều trị, chẳng qua… nên nói như thế nào đây?

Bản thân Trần Khánh cũng cảm thấy có chút xấu hổ, bởi vì phương pháp trị liệu của Chúc Do Thuật rất giống với quá trình làm phép của đạo sĩ mà trước kia hắn từng nhìn thấy ở nông thôn.

Chính là miệng niệm chú ngữ, tay không vẽ bùa!

Đương nhiên, rốt cuộc thứ này có hiệu quả hay không, thì bản thân Trần Khánh cũng không thể xác nhận, chỉ có thể chờ tới khi gặp phải bệnh nhân bị mất hồn, mới có thể chứng thực được.

Nếu như muốn tìm ra một vị trí dành cho Chúc Do Thuật, có vẻ nó rất gần với tâm lý học trong y học, nhưng rốt cuộc là loại nào lợi hại hơn, Trần Khánh cũng không biết, dù sao hắn cũng chưa từng học qua kiến thức về chuyên ngành này.

Nhưng trước mắt, sau khi hắn đã nắm giữ được Chúc Do Thuật, thì ngoại trừ có thể chữa trị được những bệnh tâm thần như chứng mất hồn, hắn cũng có phương pháp trị liệu tương ứng đối với một số tổn thương bên ngoài cơ thể.

Có khả năng, phương thức trị liệu này có thể có chút phá vỡ nhận thức của khoa học hiện giờ.

Tuy nhiên, bản thân trung y vốn không phù hợp với định nghĩa khoa học.

Cũng giống như lý luận về bi-a trong Tam Thể, khi sử dụng gậy chọc vào quả bi-a để làm nó rơi xuống lỗ, trong trường hợp quỹ tích chuyển động của nó luôn luôn giống nhau, thì sau khi lặp đi lặp lại nhiều lần thí nghiệm như vậy, kết quả là bi-a đều vào lỗ, các nhà khoa học đã có thể đi đến một kết luận rằng, sử dụng gậy để chọc bi-a, bi-a sẽ rơi vào lỗ.

Còn trung y thì sao?

Khi ngươi cho một người dùng thuốc Đông y, địa điểm khác nhau sẽ sinh ra hiệu quả khác nhau, thời gian khác nhau cũng sẽ sinh ra hiệu quả khác nhau, hôm nay uống, ngày mai uống, hiệu quả lại càng không giống nhau.

Bình Luận (0)
Comment