Trong《 Kim Quỹ Yếu Lược 》chỉ ra rằng: "Thấy bệnh ở gan, biết gan truyền tới lá lách, cần ổn định lá lách trước" .
(Kim Quỹ Yếu Lược; là phần nói về tạp bệnh trong cuốn 《 Thương Hàn Tạp Bệnh Luận 》 của y học gia Trương Trọng Cảnh, nổi tiếng thời Đông Hán)
Trong《 Hoàng Đế Nội Kinh 》 cũng miêu tả "Ngũ tạng có bệnh, sẽ truyền cho các bộ phận cùng gánh vác" và "Can nhận khí từ tâm, lại truyền tới tỳ" .
Về tình huống này, trong trung y có truyền lưu một loại lý luận như vậy, trước khi chữa can cần ổn tỳ, trước khi chữa thận phải cường tâm... từ đó về sau, cứ dùng phương pháp này để suy rộng ra.
Kỳ thật đạo lý của phương pháp này cũng rất đơn giản, trong lý luận âm dương của trung y có đạo lý ngũ hành tương sinh tương khắc, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, bởi vì mộc khắc thổ, cho nên nếu gan sinh ra biến đổi bệnh lý, nhất định sẽ truyền tới tỳ vị.
Đây cũng là nguyên nhân vì sao có vài người bệnh tích tụ nhiều can khí, luôn cảm thấy trạng thái của tràng vị không tốt lắm.
Rất nhiều người đều cho rằng tình trạng trạng vị không tốt kia là bệnh bao tử, kỳ thật căn nguyên của nó lại nằm ở can.
Tương tự như vậy, thận thuộc thủy, tâm thuộc hỏa, thủy khắc hỏa, nếu thận xảy ra chuyện chắc chắn sẽ truyền tới trái tim.
Cho nên, điều mà Trần Khánh phải làm, chính là dùng châm thứ tiến hành ổn tỳ cường tâm cho Tào Song Song.
Chỉ có cam đoan tỳ vị và trái tim đều không tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình huống can thận chuyển biến xấu, như vậy chất lượng sinh hoạt của Tào Song Song sẽ được cải thiện rõ rệt, tình huống tâm hoảng khí đoản cũng sẽ giảm bớt rất nhiều.
Đợi cho đến khi tỳ vị và trái tim của cô bé đều có thể đủ sức đề kháng chống chịu lại tốc độ chuyển biến xấu, ngũ tạng lục phủ dần quay về trạng thái cân bằng, khi đó cũng là lúc quay đầu lại đối phó với can thận.
Vậy đơn giản hơn nhiều.
Nếu ngay từ đầu, không quan tâm tới tỳ vị và trái tim, mà trực tiếp ra tay với can thận, tất nhiên sẽ là dùng lực lượng mạnh mẽ công địch, không hạ thuốc liều cao là tuyệt đối không thể mang đến bao nhiêu hiệu quả trị liệu .
Nhưng làm như vậy, sẽ đặt sức khỏe của người bệnh vào tình huống mạo hiểm rất lớn, và với y thuật trước mắt của Trần Khánh, tạm thời hắn còn chưa dám thử nghiệm loại phương pháp này.
...
Huyệt Nội Quan, Túc Tam Lý, huyệt Khí Hải, Tam Âm Giao.
(Huyệt Nội Quan; nằm cách đường ngấn ngang ở cổ tay hai thốn, ở khoảng giữa của đường gân bắp thịt dài của cánh tay và đường gân bắp thịt chìm bên dưới.
Túc Tam Lý; là một trong những huyệt vị chủ yếu trên đường kinh mạch Túc Dương Minh Vị, là đại huyệt có tác dụng tăng cường thể xác và tinh thần. Trung y truyền thống cho rằng, massage Túc Tam Lý có tác dụng điều tiết khả năng miễn dịch, tăng cường khả năng kháng bệnh, điều trị tỳ vị, bổ trung ích khí, thông kinh hoạt lạc...
Huyệt Khí Hải; ở vào nhậm mạch, còn có tên là huyệt Bột Ương, huyệt Đan Điền, huyệt Hạ Hoang, huyệt Hạ Ngôn, huyệt Khí Trạch, huyệt Bạc Ương, huyệt Quý Ương…
Tam Âm Giao; là một trong những huyệt thường dùng trong kinh mạch Túc Thái Âm Tỳ, nó là điểm giao giữa ba đường kinh mạch Túc Tam Âm. Vị trí nằm ở mé trong cẳng chân, phía trên mắt cá chân chừng ba tấc, đằng sau phần bên trong của xương ống chân, có tác dụng điều bổi khí huyết cho ba kinh mạch can, tỳ, thận, trị liệu nội tiết tố mất cân bằng, mang tới hiệu quả phòng ngừa và chữa trị cách bệnh thời hiện đại như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh ở động mạch vành...)
Châm thứ chọn huyệt là mấu chốt, mà kích thích huyệt vị phối hợp cùng đơn thuốc Đông y chính là đạo lý.
Tuy chỉ kích thích huyệt vị cũng có thể mang đến hiệu quả trị liệu, nhưng hiệu quả này lại không quá rõ ràng, không thể mang tới tác dụng như vừa kích thích huyệt vị vừa phối hợp uống thuốc chữa bệnh được.
Cùng lý lẽ đó, chỉ kê mỗi thuốc Đông y cũng không làm sau hiệu dụng, nhưng chỉ dùng một loại thuốc như vậy, tác dụng của nó cũng cực kỳ hữu hạn.
Thậm chí có vài loại thuốc Đông y còn bao hàm kịch độc bên trong, ví dụ như vị dược Phụ Tử này.
Rất nhiều người học trung y đều không dám dùng vị dược này.
Vì sao?
Bởi vì dùng vị dược này phải hiểu thật rõ ràng dược tính và độc tính của nó, từ đó mà viết ra những dược liệu khác có thể phối hợp với nó ở bên trong đơn thuốc. Nắm chắc được điểm này, không chỉ giúp đơn thuốc nọ mang đến hiệu quả trị liệu cao hơn, còn có thể trung hoà độc tính của Phụ Tử.
Nhưng chuyện này lại không phải một bác sĩ trung y bình thường có thể làm được.
Có thể nói, cách dùng Phụ Tử là một con đường nhất thiết phải đi qua nếu một bác sĩ trung y bình thường muốn hướng tới địa vị của đại sư trung y.
Muốn bước qua con đường này chẳng những cần vượt qua thử thách cơ sở, cần có kinh nghiệm lâm sàng phong phú, còn không thể thiếu được dũng khí.
Lấy ví dụ như danh y đại sư Lý Hỏa thuộc phủ Tây Sơn, Ký Châu. Đó là một vị đại gia am hiểu cách dùng Phụ Tử trong trung y.
Cả đời này người đã dùng không ít hơn hai tấn Phụ Tử, đã chữa khỏi cho nhiều người bệnh đến không đếm xuể, trong đó còn có rất nhiều người bị chẩn đoán là mắc bệnh nan y.
Ví dụ như tâm phế suy kiệt, nhiễm trùng đường tiểu, các loại bệnh ung thư… vân vân.
Đúng là bởi vì lão tiên sinh Lý Hỏa am hiểu dùng liều thuốc nặng cứu người mắc bệnh nan y, bệnh nguy cấp, bệnh bộc phát nặng, có can đảm và khí phách kinh người, dám giành mạng sống với Diêm Vương như vậy, cho nên tuy lão tiên sinh Lý Hỏa không đạt được bao nhiêu danh hiệu trong giới Trung Y, nhưng trong tất cả những danh y, người lại có địa vị cao nhất.
Thậm chí còn có rất nhiều đại gia khác đều cho rằng, người chính là kỳ tài trung y trăm năm khó gặp của giới Trung Y.
Đáng tiếc hiện giờ lão tiên sinh đã đi về cõi tiên, và Hoa Hạ cũng khó mà tìm được một vị đại gia khác có y thuật sánh ngang với người.
Ngân châm đâm vào, làm cho Đắc Khí.
Huyệt Nội Quan, Túc Tam Lý, hai huyệt phối hợp.
Túc Tam Lý là hợp huyệt của kinh mạch Túc Dương Minh Vị, mà kinh mạch Túc Dương Minh Vị lại là một kinh mạch nhiều khí nhiều máu.