“Trong bản ghi chép《 Kim Châm Phú 》có miêu tả hiệu quả trị liệu của thiêu sơn hỏa cũng tương đối thần kỳ, “Vận chuyển khí huyết, theo hướng chảy vòng quanh, cao thấp nối liền, có thể làm cho người lạnh chuyển ấm, người nóng chuyển mát, người đau ngừng lại mà người trướng bụng sẽ nhanh tiêu, ví như mở kênh mương, quyết định xả nước, lập tức gặt hái công lao, cớ sao lại nghiêng về xu hướng nguy hiểm, tai họa không chịu nổi... Người đạt được, gặp kỳ thi là đỗ đạt, người dùng được, bắn tên đi sẽ trúng, người gặp châm như thấy được hy vọng, bệnh này tiện tay là chữa khỏi.' Rất rõ ràng ở thời điểm dùng thiêu sơn hỏa trị liệu hàn chứng (chứng bệnh do hàn thấp), hiệu quả tuyệt đối là dựng sào thấy bóng ..."
"Phía dưới chúng ta sẽ giảng giải về thủ pháp thiêu sơn hỏa, rút cuộc là nên châm như thế nào. Căn cứ theo《 Kim Châm Phú 》 miêu tả, tiến hành thao tác thiêu sơn hỏa cần phải tương ứng với tam bộ (thiên, nhân, địa), mỗi bộ đều là ấn nhanh rút chậm, đồng thời phải phối hợp với bổ pháp niệp chuyển, chờ cho đến khi hạ châm thấy nóng mới rút châm, cũng nhanh chóng ấn chặt lỗ châm xuống. Uông Cơ đời nhà Minh từng nhắc tới thiêu sơn hỏa như sau: “Khiến cho thiên khí nhập vào, lại bài trừ địa khí đi ra”, thiên khí ở đây tức là dương khí, địa khí ở đây lại chỉ hàn khí trong cơ thể. Dương Kế Châu cho rằng 'Phu thực giả, khí nhập dã... Lấy dương sinh với ngoại, cố nhập.' nghĩa là muốn để dương khí đi vào, với mục đích lấp kín từng thớ thịt , cần từ dương (bên ngoài) dẫn âm (bên trong), dùng thiên bộ sinh dương khí lần lượt xua đuổi, kéo ra từng tầng địa bộ, tức dương thắng âm, sẽ khiến dương khí tự về, nhiệt cảm tự sinh..."
Quách lão nói rất kỹ càng, tỉ mỉ, dù là lịch sử châm pháp thiêu sơn hỏa, hay chi tiết thủ pháp đi châm, ông ấy đều chu đáo nêu rõ từng điều.
Video của ông ấy mang đến giá trị học tập cao hơn rất nhiều những cuốn sách bản cũ được đăng lên internet.
Bởi vì có rất nhiều thứ, không phải cứ dùng chữ viết là có thể miêu tả rõ ràng.
Bởi vì trung y rất coi trọng hai chữ "Cảm giác".
Giác, ngộ cũng vậy.
Đó là một từ rất khó hình dung.
Tựa như bốn chữ "Đạo pháp tự nhiên" vậy, ngươi hiểu ý tứ của nó, nhưng ngươi lại không thể chuẩn xác miêu tả được nó.
Giác cũng như vậy!
Mà “cảm” là trạng thái sinh ra sau khi “giác”.
Rất nhiều thời điểm khi học tập trung y, cần phải hiểu được “cảm giác”.
Cảm giác đúng nghĩa là bản thân đã lĩnh ngộ.
Và đương nhiên, loại cảm giác này không miêu tả được!
Tựa như trung y đã phát triển mấy ngàn năm, vì sao không lấy ra được số liệu thực nghiệm?
Bởi vì rất nhiều vị bác sĩ trung y chữa bệnh đều dựa vào kinh nghiệm và cảm giác của mình.
Hơn nữa, mỗi một người bệnh, mỗi một chứng bệnh mà bọn họ gặp phải, đều là độc nhất vô nhị, thậm chí cùng một người nhưng thời gian nhiễm bệnh khác biệt, hoàn cảnh sống khác biệt, sẽ khiến bệnh trạng biểu hiện ra ngoài không giống nhau.
Và loại tình huống này căn bản không làm được thực nghiệm đối chiếu.
Chẳng lẽ bọn họ phải đi tìm được hai người bệnh ở cùng một chỗ, có tuổi tác, giới tính, chiều cao, thể trọng, chứng bệnh, trạng thái sức khỏe giống nhau để làm thực nghiệm trị liệu sao?
Hiển nhiên là không có khả năng rồi!
Nhưng lại có rất nhiều người cực kỳ vui sướng cứng nhắc gán ghép loại thực nghiệm đối chiếu lưu manh này ở trên người trung y, sau đó ném xuống mỹ danh "Không khoa học", rồi trực tiếp phủ định trung y, cho rằng nó không đáng học hỏi chút nào.
Ngạo mạn tới quá đáng!
Sở dĩ khoa học bị gọi là khoa học, hoàn toàn là vì nó vốn không khoa học.
Không thể vì nó không chứng minh được một sự kiện hay một sự vật nào đó, mà phủ định toàn bộ được.
Cũng tương tự như câu chuyện Lợi Mã Đậu đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nghi vấn vậy.
(Lợi Mã Đậu: MatteoRicci, năm 1552 — năm 1610, tự Tây Thái, là một tu sĩ Dòng Tên Công giáo người Ý và Giám mục Công giáo Roma. Ông được phái tới Trung Quốc truyền giáo năm 1582, cho đến năm 1610 thì qua đời ở Bắc Kinh.)
Theo sử ký Thanh Tu Minh, ông ta vốn là bạn tốt của Từ Quang Khải, muốn chế tạo nên tấm bản đồ thế giới đầu tiên tên là《 Khôn Dư Vạn Quốc Đồ 》ghi chép lại toàn bộ lịch sử Trung Quốc.
Nhưng trên tấm bản đồ《 Khôn Dư Vạn Quốc Đồ 》nọ, tin tức về cố hương Âu Châu của Lợi Mã Đậu lại là nơi mơ hồ, sơ lược nhất.
Dựa theo logic bình thường, khi người ta vẽ bản đồ, nơi kỹ càng tỉ mỉ nhất hẳn phải là quê hương của bản thân, và nơi mơ hồ nhất hẳn phải là khu vực ở xa quê hương của bản thân nhất.
Thế nhưng những câu chuyện được ghi bên trên tấm bản đồ nọ, lại phổ biến phát sinh trong giai đoạn từ năm 1430 tới năm 1440, Lợi Mã Đậu là một người sinh năm 1552, lại có nhiều hiểu biết như vậy về những chuyện đã diễn ra trong vòng một trăm năm trước khi ông ta trào đời?
Nếu ông ta thực sự hiểu biết, vậy vì sao bản thân ông ta vốn là người truyền giáo của đạo Tin Lành, lại không hề đánh dấu Florence, vùng đất khởi nguyên của đạo Tin Lành ở trên bản đồ?
(Florence là thủ phủ của vùng Tuscany và tỉnh Firenze ở miền trung nước Ý)
Sách sử ghi lại, Lễ bộ Dư Mậu Tư từng tố cáo Lợi Mã Đậu thông đồng với địch phản quốc, nguyên văn câu nói này là "Công nhiên tụ tập vào đêm khuya, giải tán lúc hừng đông, như Bạch Liên giáo, khác với phần đông những giáo phái khác, thường lui tới Hào Kính, thông đồng âm mưu cùng đám người ngoại bang.", ngay tức khắc đã bị giam vào ngục Thiên Tân.
(Hào Kính: tên cũ của Ma Cao)
Thử hỏi, Từ Quang Khải, một vị Lễ bộ Thượng thư kiêm đại học sĩ Văn Uyên các, thứ phụ Nội các, nhân vật quyền uy số một, số hai trong Minh triều hội lại đi kết giao với một tên tù phạm tà giáo ngoại bang ư?
Nếu ông ấy muốn kết giao, đương nhiên phải là một nhân vật cấp bậc quốc vương ngoại bang mới đúng
Huống chi 《 Luật Đại Minh 》 cũng có ghi lại, "Kẻ bán người Di mưu cầu lợi ích, người chiếu ứng đưa khí giới cấm quân ra khơi, cho nên theo luật, một khi tình hình quân sự bị tiết lộ ra ngoài, kẻ cầm đầu phải xử trảm, kẻ làm theo sung quân biên thùy."
Nhưng một tên tù phạm tà giáo có liên quan tới rất nhiều khoa học kỹ thuật, cơ mật quân sự, lại không bị xử tử.
Chuyện này có khoa học hay không?