Vì Lang Thế Ninh tuy vẽ không ít tranh cung đình, nhưng tranh của người này lại không dùng giấy tuyên, phần lớn là lấy giấy Triều Tiên, là loại giấy dán nhiều lớp lại với nhau, thường được người ta dùng làm giấy cửa sổ, thế cho nên tính chất thô ráp, vẽ tranh cũng không dễ bảo tồn.
Những bức tranh trong cung thời nhà Thanh thật sự có rất ít tồn tại, có thể nói là quý hiếm, nếu xác định là bút tích thực của Lang Thế Ninh thì bây giờ chẳng qua chỉ còn mười hai mười ba món, nhiều món nằm trong tay nhà sưu tầm và bảo tàng ở Bắc Kinh và nước Pháp.
Ông cụ từng tự tay giám định một bức tranh "Lão sư thiếu sư" của Lang Thế Ninh ở trong bảo tàng cố cung Bắc Kinh, bây giờ bức tranh ấy cũng không hoàn toàn mở ra, vì mở rộng ra sẽ bị rách, mà cũng không có biện pháp gì tu bổ.
Bảo tàng cố cung bảo tồn tranh đã còn vướng vào tình huống như vậy, huống hồ là lưu truyền trong dân gian, đây chính là một trong những nguyên nhân mà ông cụ không tin bức tranh của Trang Duệ là bút tích thực của Lang Thế Ninh. Tất nhiên với tâm tính của ông cụ, ông sẽ xem xong mới đưa ra lời bình luận tiếp theo.
- Tiên sinh, tranh này là cháu có được từ một người nước ngoài ở Hongkong, nghe nói tổ tiên của anh ta là người Áo, đầu thế kỷ trước từng đến Trung Quốc...
Trang Duệ nghĩ đến xuất thân hoàng tộc nhà Thanh của ông cụ nên dùng lời lẽ uyển chuyển hơn, cũng không đả động gì đến chuyện nhà Thanh mất nước và làm những bức tranh tán loạn khắp nơi.
- À, cũng phải xem cho rõ mới được, khi đó tranh của Lang Thế Ninh lưu lạch đến Pháp và Áo tương đối nhiều, không chỉ là tranh của ông ấy, tranh của nhiều họa sĩ khác cũng lưu lạc ra ngoài...
Ông cụ nghe được lời của Trang Duệ thì vẻ mặt có chút chấn động, vì khi lão còn làm ủy viên ủy ban giám định cổ vật quốc gia thì từng viết vài quyển sách nói về hướng đi xói mòn của những vật phẩm quý trong nước, cũng xâm nhập nghiên cứu, thế cho nên cũng biết sâu về nhiều vấn đề.
Khi nhà Thanh bị diệt thì hoàng điện hoàng cung ở Bắc Kinh trở thành bộ tư lệnh của quân viễn chinh nước Pháp, một số cung điện của thành viên hoàng gia trở thành nơi đóng quân của quân Áo hoặc Đức, thế cho nên có rất nhiều tác phẩm rơi vào trong tay những quốc gia này.
Ví dụ như năm xưa quân đội Đức đóng quân ở Tử Quang Các bây gời nằm trong Trung Nam Hải, nơi đó là địa phương mà Càn Long sử dụng để giới thiệu các bức tranh quý với quần thần, vì vậy mà bức tranh "Tử Quang Các công thần tượng" lần đầu tiên là xuất hiện ở nước Đức, đây tuyệt đối không phải là chuyện gì trùng hợp.
Mà những bức tranh quý trong nội cung nhà Thanh có rất nhiều ở gia tộc Treyr của nước pháp, vì năm xưa tướng lãnh cao nhất của quân Pháp trong liên quân quốc tế tấn công vào Trung Quốc là người của gia tộc Treyr.
Phương diện giám định đồ cổ cũng không phải căn cứ vào những biểu hiện và hình thức của vật phẩm, còn phải căn cứ vào truyền thừa của nó cùng với các nhân tố ở nhiều mặt mà cho ra kết luận, là một môn cực kỳ phức tạp. Vì vậy mà sau khi nghe Trang Duệ nói về lai lịch của bức tranh, ông cụ chợt liên tưởng đến hướng xói mòn của các vật phẩm quý năm xưa.
- Tiểu tử, mở bức tranh ra thật chậm, tôi muốn xem một chút...
Ông cụ dùng tay chống lên xe lăn muốn đứng lên nhưng không thành công. Từ sau khi Trang Duệ tiến vào trong phòng này, hắn lần đầu tiên thấy được ông cụ tỏ ra sốt ruột, nhưng điều này cũng thật sự lý giải một loại cố chấp của ông cụ với nghệ thuật.
- Tiên sinh, ngài đừng gấp, tranh này để chỗ ngài từ từ xem cũng được...
Trang Duệ cười, trước tiên đẩy xe lăn của ông cụ đến trước bàn, lại lấy kính lúp đưa cho ông cụ, sau đó mới mở ra bức tranh "Càn Long và phi tử đi dạo công viên". Bức tranh này dài chừng ba thước, Trang Duệ dựa theo lời của ông cụ, chỉ mở ra bảy mươi centimet mà thôi.
Ông cụ cũng không lên tiếng, lão cầm kính lúp, cả người như cúi gằm xuống, cẩn thận xem xét bức tranh đã có hơi rạn nứt, một lúc lâu sau mới nói:
- Cuốn phần này lên, tôi muốn xem bên dưới...
Ông cụ thật sự rất quan tâm đến bức tranh này, ngay cả chuyện cháu trai của mình đẩy cửa vào phòng cũng không phát hiện ra, sau khi nhìn kỹ nửa giờ mới thở dài một hơi nói:
- Bút tích thực của Lang Thế Ninh tuy không ghi lạc khoản, nhưng nếu nhìn vào chất liệu, phong cách hội họa và hình thái xã hội khi đó, bức tranh này là thật...
Trang Duệ nghe được lời của ông cụ thì cũng không có phản ứng gì, vì trong lòng hắn đã sớm khẳng định đó là bút tích thực của Lang Thế Ninh. Nhưng điều này lại làm cho Kim Mập ở bên cạnh hoảng sợ, hắn cũng là chuyên gia giám định thi họa, tất nhiên biết rõ những bức tranh của Lang Thế Ninh là rất hiếm, cũng không ngờ Trang Duệ có một bảo bối như vậy.
Kim Mập lập tức tiến lên nhận lấy kính lúp trong tay của ông cụ, sau khi cẩn thận quan sát một lúc lâu thì gật đầu nói:
- Thầy nói khôngn sai, nếu nhìn vào niên đại thì thấy công nghệ và trình độ để vẽ ra bức tranh này, hơn nữa có cơ hội được vẽ phi tử của hoàng đế, không phải là Lang Thế Ninh thì chẳng còn ai cả...
Kim Mập dừng lại một chút rồi tiếp tục nói:
- Nhưng tác phẩm của Lang Thế Ninh tồn tại đến bây giờ bị tranh luận rất lớn, tranh này có lẽ là từ trong cung trực tiếp lưu lạc ra ngoài, không có lạc khoản sưu tầm của danh nhân và lạc khoản của bản thân Lang Thế Ninh, nếu cho ra thì chắc chắn sẽ gặp phải tranh luận lớn...
Ông cụ nghe được lời này thì khẽ gật đầu, sau đó nhìn Trang Duệ hỏi:
- Tiểu tử, tranh này cậu chuẩn bị bán sao? Hay sưu tầm cho mình, hoặc hiến cho đất nước?
Trang Duệ không nghĩ ông cụ sẽ hỏi như vậy, hắn suy nghĩ chân thành một lúc rồi nói:
- Bán thì sẽ không, bây giờ chỉ là sưu tầm, nhưng sau này có điều kiện sẽ mở bảo tàng, còn chuyện hiến cho đất nước thì chắc là không, vì bây giờ trong bảo tàng cố cung còn rất nhiều vật phẩm mà không có kinh phí để bảo tồn...
Trang Duệ nói ra những lời thật lòng, hắn sẽ không thiếu tiền, có lẽ sẽ có tâm tư mở bảo tàng, vì vậy mà ông cụ hỏi thì tùy tiện trả lời.
Hiến cho quốc gia? Trang Duệ trước nay đều chưa nghĩ như vậy, vì mình có thì sẽ mở bảo tàng cho khách tham quan, như vậy cũng tốt hơn rất nhiều so với ném vào trong kho của nhà nước.
Ông cụ nghe mà gật đầu nói:
- Cậu nói cũng đúng, có thể giữ lại những vật phẩm quý thế này thì có công lớn, quyên tặng hay không là chẳng quan trọng, Tiểu Mập, mau lấy con dấu và bút của tôi đến đây... truyện được lấy tại truyenggg.com
- Tiểu tử, tôi sẽ đề lên vài chữ và để lại linh ấn, cậu xem có được không?
Ông cụ cả đời đã khuyên nhiều người hiến vật phẩm cho đất nước, nhưng lão biết Trang Duệ nói đúng, cũng không miễn cưỡng.
- Được, tất nhiên là quá tốt, tiên sinh có thể đề chữ là vinh hạnh của cháu...
Trang Duệ nghe vậy thì thật sự vui sướng, ông cụ làm vậy không khác nào làm cho bức tranh có chính danh, dù là tranh giả cũng biến thành thật.