Hoàng Tử Truyền Kỳ

Chương 14

Ngày hôm sau mang Như Ý tới đông cung thăm cháu trai, nhìn sinh vật nằm trong nôi nhỏ a a kêu loạn, rốt cục có cảm giác làm thúc thúc rồi.

Bởi con trai của quân vương và thái tử đều không được để mẫu thân nuôi nên nó có mấy nhũ mẫu và nha hoàn ở bên chiếu cố.

Ta đưa cho ca ca cái bao đầy đồ, ca ca vừa mở ra nhìn liền hắc tuyến đầy đầu.

Chỉ riêng hài trẻ em hình đầu hổ đã có tới mười đôi. Dọc đường đi, ta thắc thỏm mong chờ nó ra đời nên cứ thấy cái gì cho trẻ mà dễ nhìn là mua cái đó, chẳng mấy chốc mà thành nhiều lắm.

Cười cười, nói với ca ca, “Không việc gì, cho nó mỗi ngày thay một đôi mới. Tuy là mua bên ngoài nhưng đồ ta chọn cũng là có tay nghề và chất liệu hạng nhất đó, không thể kém đồ trong cung đâu, cho nên một món cũng không được lãng phí nha.”

Tất cả đều là xiêm y, giầy trẻ em, còn có mấy món đồ chơi như trống bỏi, chuồn chuồn trúc, … Bởi là đồ ta mua nên ca ca đều trân trọng cầm trên tay cẩn thận ngắm nhìn, bỗng nhiên anh nhướng mày, “Đây là cái gì?”

Ta nghiêng đầu nhìn, thuận tiện nói, “Đó là khóa trường mệnh mà trẻ em trong dân gian vẫn đeo, người ta nói sẽ phù hộ trẻ sống lâu trăm tuổi. Ta thấy cái khóa này chế tác thực tinh xảo nên mua cho cháu chơi. Trẻ em hoàng gia không đeo đồ bạc, ngươi cứ để trong đám đồ chơi cho nó nghịch là được.”

Ca ca không nói hai lời liền đeo khóa trường mệnh lên cổ đứa nhỏ, bình thản nói, “Đồ thúc thúc tặng nó không được phép ghét bỏ, được ngươi tặng quà là phúc khí của nó.”

Ta vừa cảm động vừa buồn cười, ca ca đúng là một lão cha phong kiến.

Ta đùa đứa nhỏ này lâu như vậy, anh ấy lại không đến chơi đùa với nó một lát, cũng không hề ôm con, cứ như thể chả liên quan gì tới anh ấy vậy.

“Đúng rồi, đứa nhỏ này mấy tháng rồi, đặt tên chưa vậy?” Ta nhớ ra.

Ca ca hơi buồn cười nhìn ta, “ba tháng rồi, tên là phụ hoàng ban cho, Đế Phi Dương.”

Cái tên thật tầm thường, ta gật đầu, cầm cái hồ lô đỏ chơi đùa nó, ‘Tiểu Dương Dương ~”

Nam nhân ở đây đại khái là không có thói quen ôm trẻ con, nhưng mà ta mặc kệ, đây là máu thịt của ca ca a, vừa thấy liền vui mừng. Hơn nữa lại như quả cầu toàn thịt là thịt, lại nho nhỏ xinh xẻo, đến cái nắm tay cũng tròn tròn, quá là đáng yêu rồi. Ôm nó vào ngực, không thấy khóc lóc gì. Ta ngẩng đầu nói với ca ca đang nhìn ta chăm chú, “Ca ca, Tiểu Dương Dương tốt tính nhỉ, không hề khóc lóc ồn ào.”

Ca ca cười lắc đầu, “Nó không có ngoan như thế đâu, thường ngày đều kêu khóc không ngớt đấy. Kể cả nhũ mẫu có kinh nghiệm nhất trong cung đều không dỗ được nó. Lúc ta không ở đó, tiểu thái giám nói còn ổn,  ta vừa tới liền càng ầm ĩ hơn.”

Ta cười nói, “Nhất định là do ca ca quá nghiêm túc đấy. Chắc là vừa cùng người ta nghị sự xong liền mang vẻ nghiêm nghị vào nhìn nó nên nó sợ đấy.”

Ca ca nhíu mày, “Thật không?”

Ta gật đầu, để cho anh ấy trông thấy cảnh đứa nhỏ đang trực tiếp nhìn chằm chằm vào mặt ta, “Nhìn xem, nó có sợ ta đâu.”

Kì thực theo hiểu biết của ta, trẻ mới từng này tháng cũng chẳng nhìn rõ cái gì đâu, cho nên ta không biết vật nhỏ này cứ chăm chú nhìn ta làm gì.

Ta bế nó một lúc, Như Ý là người đầu tiên không nhịn được, kéo kéo tay áo ta, ca ca cũng nói, “Cứ bỏ nó xuống đã, ở đây vài ngày muốn nhìn lúc nào thì nhìn.”

Lúc này ta mới buông nó xuống.

Một năm này ở trong cung cũng như mọi năm, thường xuyên tới đông cung chơi với cục cưng, cùng ca ca nói chuyện, dùng bữa.

Năm sau, ta rất nhanh liền nhận được mật chỉ của phụ hoàng, chỉ là lúc này đi cùng ta không phải Địch Cảnh Sơn mà là một vị quan trẻ tên là Lý Thần.

Địch Cảnh Sơn sau khi về triều liền thăng chức, ta nghĩ phụ hoàng muốn trọng dụng ai liền phái người đó ra ngoài học hỏi kinh nghiệm. Thực ra ta không không quan tâm lắm, thay bạn đồng hành sẽ lại học được những điều khác. Phụ hoàng không hề hạ chỉ cho ta tham dự triều chính, cho nên Địch Cảnh Sơn cũng thế, Lý Thần cũng vậy, ta không tham dự vào việc họ làm. Ta chỉ nhìn và học tập.

Triệu Viễn như cũ vẫn đi theo, với ta mà nói thì ông ta bây giờ chỉ là giám sát viên cho việc đọc sách của ta. Song bây giờ Như Ý cần học tập, cho nên vẫn cần mang Triệu Viễn đi cùng.

Ngoại trừ Triệu Viễn, đoàn người còn có thêm một ông lão, là thầy dạy độc thuật mà phụ hoàng tìm cho Như Ý, phụ hoàng nói thuốc giải của Như Ý cũng là ông ta chế. Bề ngoài thoạt nhìn chỉ là một thầy thuốc già, không ngờ bản lĩnh lợi hại như vậy. Ông ta cũng không tự giới thiệu tên họ của mình, chỉ bảo chúng ta gọi ông là “sư phụ”. Nhưng ta lại không học ông, vì sao phải gọi? Chẳng qua nhìn ông già cả, lại còn bày ra vẻ dựng trừng mắt dựng mày, ta đành nuốt nghi vấn vào bụng, gật đầu lộ vẻ tán thành. Người này nhìn là biết không dễ chọc, biết thời biết thế mới là tuấn kiệt.

Thiết Y và Thanh Vân vẫn theo chúng ta, qua một năm rồi, Thanh Vân liền mất đi một vài câu thúc của ám vệ, thường thường có thể cười đùa vài câu. Thiết Y thì vẫn cái bản mặt không biểu tình gì, ta hoài nghi không phải do hắn làm ám vệ mới thế mà là do trời sinh đã thế.

Sinh hoạt mỗi ngày của Như Ý bị ta chia làm hai, sáng đọc sách học đạo lí nhân sinh, chiều học độc thuật.

Nói là độc thuật, ông lão nọ hiện tại mới dạy nó về dược lí của một ít thảo dược thôi, dù sao cũng mới nhập môn. Cũng đúng, muốn học độc thuật, phải học giải độc, lơ ngơ mà hạ độc chính mình thì toi đời.

Bởi kiếm pháp và chưởng pháp ta đều luyện thuần thục, thể năng cũng ổn định rồi nên những môn ngoại công này không phải luyện nữa, chỉ luyện nội công thôi, phụ trọng trên người cũng không tháo xuống.

Như Ý suốt ngày chui vào lòng ta học bài, Triệu Viễn quen mắt rồi. Kiểu dạy học của Triệu Viễn biến đổi theo từng học sinh, đối với ta thì cực nghiêm, chữ là phải viết tốt cỡ nào, sách nào phải nắm rõ đến mức nào. Gần hai năm nay ông ta không ngừng tăng số lượng sách ta phải đọc, cái gì cũng đọc, ta nghiêm trọng hoài nghi ông ta muốn nhồi ta thành một vị theo học phái tạp gia, cái gì cũng biết. Với Như Ý lại không như thế, nội dung giảng đều là lễ pháp, sau đó là tứ thư ngũ kinh đơn giản, sau nữa là những thi từ nổi danh, địa lí lịch sử gì gì đó. Như Ý tuy thông minh nhưng không thích học, hơn nữa không quá kiên trì và chuyên chú nên Triệu Viễn phải giảng bài theo lối phi thường sinh động nó mới nghe vào, ông ta cũng vất vả lắm.

Lúc sư phụ dạy Như Ý, ta tự đọc sách của mình. Thế nhưng Như Ý học được một ít liền muốn hỏi ta, tựa như lúc nó học với Triệu Viễn vậy, cho nên ta cũng phải nghe nghe xem sư phụ nói cái gì.

Ta không có ý định học đọc thuật, thứ nhất vì nghĩ chỉ cần có người chuyên nghiệp bên mình là đủ, thứ hai, đây là sư phụ mà phụ hoàng tìm cho Như Ý, ta không hi vọng phụ hoàng đem lòng nghi ngờ, phụ hoàng nghi ngờ sẽ khiến cuộc sống của ca ca không dễ chịu.

Nhưng không chỉ có Như Ý, bản thân sư phụ cũng cực lực mong ta học độc thuật.

Nếu như là mấy năm trước đây, ta sẽ không học, dù sao thì mỗi nghề đều có đặc điểm riêng, nếu cái gì cũng muốn học dễ thành cái gì cũng dở. Thế nhưng võ công của ta đã tới một trình độ nhất định, còn lại cũng chỉ là tích lũy nội lực, thời gian rảnh của ta hiện nay rất nhiều. Hơn nữa nếu là sư phụ muốn cho ta học, chí ít phụ hoàng cũng không phản đối đâu nhỉ.

Vì vậy hành trình “Như Ý học độc thuật ta cũng thuận tiện học cùng” bắt đầu rồi. Sư phụ hẳn là người có phẩm hạnh đoan chính, nói là học độc nhưng bắt đầu vẫn là y học. Điểm này làm ta rất thỏa mãn, y – độc vốn là một nhà không phân biệt mà. Hơn nữa Như Ý đột nhiên tiếp nhận nhiều thứ như vậy, tâm trí nay còn chưa thành thục, ta không hi vọng nó hiện tại học mấy thứ nguy hiểm.

Y hay độc đều không phải môn học dễ gặm, chỉ một cửa nhận mặt thảo dược thôi đã không tốt qua. Cho nên nói, học là một quá trình tích lũy, không ai ăn một miếng liền béo ngay được.

Năm nay phương hướng đi của chúng ta và Lý Thần không giống năm ngoái, đi qua những thành thị khác.

Địch Cảnh Sơn am hiểu xử án, Lý Thần lại quan tâm tới tình hình cai trị và dân sinh.

Dọc đường hỏi nhiều nhất đó là: nơi đây chủ yếu canh tác cái gì? Một năm thu hoạch bao nhiêu?

Thu gặt thì giao tô bao nhiêu? Còn lại được bao nhiêu?

Có bị quan viên địa phương ức hiếp?

….

Mùa hè gặp phải lũ định kì trên sông thì hỗ trợ với quan viên địa phương cứu tế phòng dịch.

Thấy quan viên ăn hối lộ làm trái pháp luật thì báo lên triều đình.

Hễ là chuyện liên quan tới bách tính hắn đều để bụng.

Nếu muốn đánh giá Lý Thần, “yêu dân như con” là lời chính xác nhất.

Tính tình người này ngay thẳng, không thích nói cười, không như Địch Cảnh Sơn, quen chúng ta rồi là xong, ông ta cung kính nhưng vẫn giữ khoảng cách với chúng ta.

Cho tới lần gặp thủy tai, ta nói với sư phụ muốn chế một ít dược liệu phòng dịch hoạn, thái độ của ông ta với ta mới thay đổi, có vẻ thân thiết hơn xưa.

Hơn nữa qua một năm bôn ba trên đường, những yếu ớt trên người ta đều bị mài sạch, dù hoàn cảnh nào cũng có thể bình thản tự nhiên. Còn Như Ý, nó chỉ cần có ta ở đó thì cái gì cũng không để ý. Điểm này khiến Lý Thần thay đổi cách nhìn, dường như khá hài lòng.

Thành thật mà nói, quan viên như ông ta không dễ khiến bề trên yêu thích, thế nhưng nếu các quan lại bên dưới đều như ông ấy thì bách tính may mắn rồi.

Trong lòng phụ hoàng hẳn là có tính toán, cho nên mới để ông ta làm tuần án.

Năm ngoái ta học được từ Địch Cảnh Sơn không ít, năm nay đi cùng Lý Thần cũng vậy.

Quả nhiên thực tiễn là người thầy tốt nhất, cảm giác đã trải qua và đọc trong sách khác hẳn nhau.

Triệu Viễn là người thầy giỏi, hai năm này vô luận là trên đường gặp chuyện gì, hoặc là án tử Địch Cảnh Sơn làm hay chuyện Lý Thần xử lí, ông ta đều mang ra thảo luận cùng ta.

Chuyện này nên làm thế nào, vì sao lại làm như thế, bọn họ làm tốt hay không tốt, tốt ở chỗ nào, không tốt ở chỗ nào, nếu là ta ta sẽ làm như thế nào, vv…

Có đôi khi chúng ta thảo luận và tranh cãi rất kịch liệt, song tất cả đều có ích riêng.

Ta ngày càng cho rằng Triệu Viễn là một ẩn sĩ cao minh trong triều, ông ta chắc chắn là một nhân tài.

Một năm này Như Ý tiến bộ rất nhanh, khi có người ngoài, lễ nghi và khí chất đã mang dáng vẻ của một hoàng tử. Ta cũng không thể xác định bên trong nó còn thiếu hụt bao nhiêu, bởi vì nó luôn ỷ trong lòng ta, toàn bộ bản tính đều không thay đổi. Như Ý vẫn thích làm nũng, lại kén ăn, vóc dáng vẫn như cũ không cao lớn mấy.

Cũng may nó rất hứng thú với y học, cho nên có thể lôi hết quyết tâm ra chịu khó nghe, tuy rằng không thể không kể đến công ta ngồi nghe cùng nó. Dù sao cũng là thứ ta cùng Như Ý học từ vỡ lòng, nó rất hài lòng. Như Ý chỉ lớn hơn ta hai tháng, lẽ ra nên có rất nhiều thứ chúng ta cùng nhau học.

Nhanh tới cuối năm, như cũ phụng chỉ hồi kinh. Ca ca cho ta một bất ngờ rất lớn, lại thêm một bé gái rồi. Ta vui vẻ muốn chết, tiếc là chỉ chuẩn bị lễ vật cho cháu trai, không có cái gì tặng cho bảo bối bé nhỏ này.

Lúc này ta liền lấy ra một khối ngọc – là mua được trên đường, bởi vì rất thích nên vẫn đeo bên người – đưa cho công chúa nhỏ Vân Uyển này.

Phi Dương đã hơn một tuổi, rất sợ cha nhưng lại thích thân cận ta, càng thích mấy đồ vật ta mua cho nó.

Quả nhiên là lãnh khí trên người ca ca quá nặng đi.

Bình Luận (0)
Comment