Có lợi ích thì có tranh đấu, Mật tông cũng không phải là một khối vững chắc như thép, Thổ Phiên cũng có phản tặc.
Trong đó phe có thực lực mạnh nhất, thủ lĩnh tên gọi Vọng Cốc.
Vọng Cốc cũng là một vị Lạt Ma, kế thừa nhiều đời, có uy tín cao, mười mấy năm gần đây y du mục trên cao nguyên không ở cố định chỗ nào. Vừa trốn tránh sự tấn công của Đại Lạt Ma Bác Kết vừa đi vòng quanh kích động lòng dân, kể tội Bác Kết, đến nay đã tập hợp được một lực lượng tương đối khá mạnh.
Dưới trướng Vọng Cốc là mấy vạn tinh binh.
Bọn họ tự xưng là quân nghĩa dũng, rốt cuộc sức lực cả đời chỉ hòng lật đổ Bác Kết. Tuy nhiên theo Bác Kết, thì những người này đã đi vào con đường ma quỷ, bị phiền não vây lấy không thể cứu được. Chính quyền Thổ Phiên, các chùa miếu lớn đều gọi Vọng Cốc và tín đồ là quỷ.
Lúc hoàng hôn, Vọng Cốc đang ngồi trong trướng của mình, lặng im không nói, lông mày nhướng lên, tướng quân của lão ta đi đến, nhỏ giọng nói:
- Thượng sư, đoàn xe tới rồi, chúng tôi đã xem qua, đúng như lúc trước nói.
Đoàn xe khổng lồ đến từ Đại Yến, chất đầy quân giới và tiếp tế.
Dựa vào số quân giới này, Vọng Cốc có thể võ trang lại cho hàng ngàn tín đồ. Dựa vào số đồ tiếp tế này đại quân của lão ta có thể kiên trì ở sa mạc Gobi này thêm một thời gian nữa.
Cùng với nụ cười, trên khuôn mặt già nua của vị Lạt Ma Vọng Cốc các nếp nhăn dường như sắp vỡ vụn ra, Vọng Cốc thở phào một cái:
- Yến Quốc sư nói lời thật có chữ tín, tốt lắm.
Kiểm tra và nhận hàng hóa đều có thủ hạ đi làm, tướng quân đại nhân ở lại trong trướng, do dự hỏi:
- Thượng sư, ta có chuyện nghĩ không ra, chúng ta thật sự phải đi tấn công Đại Yến sao?
Vọng Cốc không hé răng một lời, chỉ nhìn tướng quân một cái ra hiệu hắn cứ nói tiếp.
Nghi vấn này bị đè nén trong lòng tướng quân đã lâu, nếu đã mở miệng thì quyết tâm nói ra những suy nghĩ trong đầu:
- Đại Yến binh mã hùng mạnh, chỉ dựa vào chúng ta khó có thể làm được, một khi đông tiến, e là lại không về nổi đất cũ. Nếu mà như vậy chi bằng tiến đánh phía tây liều một mất một còn với tên gian tặc Bác Kết.
Tiếng của Vọng Cốc rất trầm:
- Không có cơ hội, nếu đánh về phía tây thì chết chắc.
- Đánh phía đông thế nào chẳng vào chỗ chết, hơn nữa liều mạng cũng chả có ý nghĩa gì.
Tướng quân tinh thông chiến sự, nhưng dưới khung xương kia vẫn là mạng người, trong lúc cấp bách nói chuyện cũng không để ý ngữ khí nên trong giọng điệu có chút chất vấn.
Tuy nhiên Vọng Cốc không chút nổi nóng, ngược lại mỉm cười:
- Các ngươi là những binh sĩ giỏi chân chính trên thảo nguyên này, là dũng sĩ được thần Phật phù hộ, ta sao có thể đưa bọn ngươi đi vào đường chết?
Nói xong lão ta làm một động tác tay ra hiệu cho tướng quân ngồi cạnh mình, tiếp tục nói:
- Ngươi hẳn là cũng nghe nói qua, Yến Quốc có hai vị chủ nhân… Phật chủ Yến Đỉnh và hoàng đế Cảnh Thái bao năm nay lục đục đấu đá nhau không ngừng.
Tướng quân đáp:
- Tôi được biết qua, năm đó, Cảnh Thái định loại trừ quốc sư, kết quả dẫn tới Tình Thành bạo động, một trận đại hỏa xảy ra, cả hoàng cung đều bị san phẳng.
Điều mà ngươi không biết là có câu: tôn tràng hỏa hoàn. Cuối năm ngoái, đêm trước ngày mừng Cảnh Thái 39 năm đăng cơ, Tình Thành lại lần nữa bốc cháy một cách khó hiểu, hoàng cung vừa mới xây dựng đẹp đẽ lại bị một trận lửa thiêu thành bình địa.
Tướng quân nghe vậy ngạc nhiên không ít, quãng thời gian này hắn đang bận việc binh mã, nào có tâm trí đi để tâm nước láng giềng, cho nên việc này không biết chút gì:
- Có phải là Quốc sư phóng hỏa không?
Trận hỏa hoạn đầu tiên không ai nghi ngờ điều gì, nhưng trận đại hỏa hoạn thứ hai thì làm cho người ta bắt đầu suy xét, có phải là thủ đoạn của Quốc sư hay không? Dù sao ngoại trừ đám người của Tống Dương, cả thiên hạ Trung Nguyên này đều nghĩ đến mâu thuẫn sâu sắc giữa Yến Đỉnh và Cảnh Thái. Tống Dương cũng sớm đã biết trận đại loạn mùng tám tháng chín, tuy rằng khiến cho kẻ thù chật vật chịu không nổi, nhưng nghĩ theo một góc độ khác cũng là giúp bọn chúng, làm cho người bên ngoài càng cho rằng Yến Quốc sư và Hoàng đế Yến quốc không thể đội trời chung.
Vọng Cốc trước gật đầu, rồi lại lắc đầu:
- Mặc cho ai ai cũng nghĩ như vậy, nhưng Cảnh Thái không tìm được chứng cứ rõ ràng thì cũng không có cách nào bắt hòa thượng Thịnh Cảnh. Tuy nhiên sau trận đại hỏa hoạn thứ hai, dư luận chưa được xoa dịu trở lại, Cảnh Thái đã bắt đầu chuẩn bị, từ kinh đô Đại Lôi Âm Đài đến hai mươi mốt tòa Tu Di Thiền viện đều bị đại quân giám sát, có thể tiến binh tiêu diệt bất cứ lúc nào.
- Luận về thực lực, Quốc sư còn kém xa, y nuôi dưỡng tăng binh trong các thiền viện, cả thảy gộp lại cũng đến vạn người, xem chừng cũng không ít. Trước tiên chớ quên rằng số tăng binh này phải phân thành hai mươi mốt châu phủ, sao có thể địch lại đám kỵ quân tinh nhuệ của Yến quốc. Hơn nữa đại quân như hổ rình mồi, hòa thượng căn bản là không có cơ hội động thủ.
- Nhưng luận về ảnh hưởng, trong Yến quốc người tin theo Phật nhiều vô số, Quốc sư có địa vị được tôn sùng, đây mới là điểm uy lực của hòa thượng Thịnh Cảnh. Y giống như là dầu, nếu không có lửa, không có lực lượng thật lớn mạnh thì làm gì cũng không nổi. Do đó muốn thành công, muốn lật đổ Cảnh Thái, không có người giúp y phóng hỏa một phen thì không được.
Lời của Lạt Ma mông lung mơ hồ, tướng quân có chỗ hiểu có chỗ không hiểu, nhưng cũng có thể hiểu đại khái ý tứ của Lạt Ma:
- Chúng ta chính là ngọn lửa này đúng không?
- Không sai, chính là Yến quốc sư nhờ chúng ta đi tấn công Đại Yến, tuy nhiên chúng ta không treo cờ hiệu của ta mà đóng giả thành binh mã của gian tặc Bác Kết. Về phần việc Yến quốc sư phải làm sẽ có ba trọng trách: Một là làm nội ứng cho quân ta, có y giúp đỡ vó ngựa dũng sĩ trên cao nguyên đạp đâu thắng đó, không gì cản nổi, tất sẽ liên tiếp đại thắng. Y đã hứa hẹn sau khi quân ta phá thành trong thành có gì đều tặng cho ta hết.
- Có lửa rồi, Yến Quốc sư thông dầu mới có thể phát huy sự lợi hại, y biết cụ thể phải làm thế nào. Ta không hiểu rõ lắm đại khái là khi chiến tranh nổ ra y liền kêu gọi tín đồ để loạn càng thêm loạn, hắn mười phần nắm chắc sẽ thừa thế dựng lên, Yến đế Cảnh Thái nguy rồi. Đây là trọng trách thứ hai mà Yến Quốc sư phải làm.
Nói đến đây, Vọng Cốc Lạt Ma càng cười to:
- Trong dự tính của Thịnh Cảnh, Bác Kết hoặc là đại Thiền Vu trên thảo nguyên đều không thể giúp y châm lửa, lực lượng của bọ họ quá mạnh căn bản không có cách nào khống chế được, nói không chừng nhân thể còn chiếm giang sơn nhà Hán. Chỉ có chúng ta là thích hợp nhất. Dựa vào binh mã của chúng ta, đến làm nội ứng cho Thịnh Cảnh, thâm nhập vào biên giới Yến quốc giết người cướp bóc một phen thì không thành vấn đề, nhưng đánh hạ Đại Yến thì tuyệt đối không có khả năng. Chúng ta giúp hòa thượng Yến Đỉnh châm lửa lên, đợi đến lúc y chiếm được thế cục tốt thì chúng ta liền rút về.
- Đợi hòa thượng Yến Đỉnh ngồi vững giang sơn, Yến Quốc tập trung lại một mối, tân Yến đế sẽ giúp ta lật đổ gian tặc Bác Kết, đây là chuyện thứ ba hắn phải làm.
Nói xong Vọng Cốc đứng dậy đi ra phía ngoài trướng vải.
Tướng quân cũng vội vàng cùng lão ta đi ra phía ngoài, đồng thời nhíu mày nói:
- Chuyện này trước tiên chúng ta giúp y, y mới giúp lại chúng ta. Nếu Yến Đỉnh không giữ lời không nhận món nợ này thì chúng ta làm thế nào?
Lạt Ma đều rất biết kiềm chế, Vân Đỉnh cũng thế, Vọng Cốc cũng không ngoại lệ, không có chút nào mất kiên nhẫn, mỉm cười nói:
- Việc thứ nhất trong ba việc, có tổn hại gì cho ta? Đi một vòng trong biên giới Yến quốc, được tiền bạc được lương thảo, chỉ một chút này cũng đáng để xuất binh.
- Việc thứ hai chớ quên chúng ta đánh bằng cờ hiệu của gian tế Bác Kết, người Yến tự xưng là quốc gia tốt nhất, sao có thể chịu nổi nỗi nhục này? Yến Đỉnh nếu muốn ngồi vững ngai vàng thì phải trấn an quốc dân thu phục lòng người, thì nhất định phải tìm Bác Kết báo thù, có thể chỉ dựa vào bọn họ. Giết được rồi thì trên cao nguyên làm gì còn thế lực nào thừa lực lượng mà chiếm thảo nguyên? Cho nên việc của vùng cao nguyên sẽ do người vùng cao nguyên làm. Yến quốc sẽ trợ lực lớn giúp ta diệt phản nghịch, nhưng để nói là thôn tính Thổ Phiên thì bọn họ không làm nổi.
- Việc thứ ba là quan trọng nhất, bất luận Yến Đỉnh có được việc hay không y đều đã từng dẫn quân binh bên ngoài vào đánh nước nhà… Ngươi cho rằng nhược điểm này bị chúng ta nắm trong tay y lại dám không giữ lời sao? Trong mấy năm nay thư mật ta và hắn giao tế với nhau tổng cộng bảy mươi ba bức, tất cả thư đều được bảo quản cẩn thận, giấu ở các góc ở cao nguyên, đệ tử bảo vệ thư tín đều được ta phân phó cả rồi, chỉ cần nội trong bảy ngày không nhận được tin tức của ta, đều lập tức tung chim đưa thư ra, đem sự việc truyền ra khắp thiên hạ.
- Yến Đỉnh là người thông minh, lại khôn khéo, sẽ biết rõ điểm yếu của y đang nằm trong tay ta. Vẫn cứ thế mà làm, cũng coi như là một phần thành ý chưa nói rõ…
Vọng Cốc giọng chậm rãi nói:
- Dù nói thế nào, ta và Yến Đỉnh hợp tác đều có chút phiêu lưu mạo hiểm nhưng cũng là cơ hội. Chỉ cần có cơ hội lật đổ Bác Kết ta đều tình nguyện thử.
Tướng quân vẫn không hiểu lắm, thế cục năm nước rắc rối phức tạp. Yến Quốc sư cấu kết với kẻ thù bên ngoài gây loạn nước mình, lại không sợ lang sói trên thảo nguyên hiểm ác hay binh hùng tướng mạnh trên cao nguyên thừa lúc loạn tiến vào Đại Yến, tiêu diệt vương triều của người Hán bọn họ hay sao?
Tuy nhiên tướng quân lại nghĩ theo hướng khác, Yến Đỉnh cũng không phải đồ ngốc, chắc chắn đã chuẩn bị đối sách cho việc này. Sau đó lại nghĩ, Yến Quốc sư có đối sách hay không thì có can hệ gì đến mình, bèn theo như lời Lạt Ma nói, chỉ riêng tiến quân cướp bóc Đại Yến một chuyến cũng đủ trả cái giá cho việc xuất binh rồi.
Lúc này Lạt Ma Vọng Cốc đã đi ra ngoài trướng vải, đi lên một gò đất nhỏ gần đó, nhìn về hướng Yến quốc cười nói: nguồn truyenggg.com
- Theo như ước định, chúng ta đi Yến quốc đúng vào mùa đông lạnh giá, phương Đông ấm áp, giàu có và đông đúc, thật vừa hay.
Nói xong, lão ta lại xoay người về hướng Tây nhìn ra xa, từ trong âm thanh lặng yên bỗng xuất hiện chút mờ ảo, y lẩm bẩm nói:
- Nhân khách thụ xuyên…
"Nhân Khách thụ xuyên" tiếng Thổ Phiên nghĩa là "thành trong mây" ý ở đây là Thánh thành.
Người Hán ở vùng Trung Nguyên không thích cứ mở miệng là hô "Thánh thành", không được nâng cao địa vị của tòa thành này lên như vậy, liền gọi tắt nó là "Nhân Khách", kinh đô của nước Thổ Phiên vùng cao nguyên.
Theo như bình thường, các nơi ở Trung Nguyên đều dựng lên thành trì, nếu gần đấy có núi, đều sẽ xây dựng thành trì dưới chân núi, chỉ riêng có Nhân Khách là không giống bình thường, nó bao vây lấy một ngọn núi.
Thành Nhân Khách ở giữa, nổi bật trên núi Sài Thố Đáp Tháp.
Ba năm trước ở nhất phẩm lôi ở Tình thành, lúc Tống Dương mới vào Thiết Lung, đã từng cùng A Hạ - chiến sĩ người Hồi Hột đùa rằng hai nước chia cắt Thổ Phiên. Lúc đó Tống Dương còn hỏi thần điện Sài Thố Đáp Tháp của Thổ Phiên tổng cộng có mấy tầng?
Thần điện tổng cộng có bảy tầng.
Chỉ bằng trình độ kĩ thuật của Trung Nguyên, vốn dĩ bất luận thế nào cũng không xây dựng nổi một đại điện to lớn hùng vĩ như vậy, nhưng cung Sài Thố Đáp Tháp không giống bình thường, nó dựa vào núi mà xây nên, núi bị chia thành bảy tầng, từng tầng đại điện vững vàng, chính là thần điện bảy tầng này đây, ý là thất khiếu (gồm hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng) hoạt bát giữa trời.
Trên cao nguyên có vô số các vị Lạt Ma lớn nhỏ, ngoại trừ những cá thể lăn lộn quá thảm như Vân Đỉnh, hầu như mỗi vị Lạt Ma đều có "Pha chương" của riêng mình. Đây cũng là ngôn ngữ Thổ Phiên, nghĩa là công quán, bản miếu.
Hoặc là "cung điện", "Pha chương" của Đại Lạt Ma Bác Kết, đó là Sài Thố Đáp Tháp cung.
Trên đỉnh núi là tầng thứ bảy của Sài Thố Đáp Tháp cung. Trong đại điện hùng vĩ, các tượng Phật đà đứng vững ở bốn phía, dưới ánh mắt họ, Lạt Ma Bác Kết đang ăn mì.
Bác Kết thích ăn mì. Lá hương thung được ngâm theo cách bí truyền, phải băm nát, bỏ vào trong canh nấu với mì. Mặc dù mì trên cao nguyên chỉ được trần qua nửa chín nửa sống, y vẫn cảm thấy vô cùng ngọt ngào. Lạt Ma hơn năm mươi tuổi rồi, vóc dáng rất thấp nhưng thân hình mập mạp, chỉ nhìn từ đằng sau lưng thì có chút giống với một người hầu của Tống Dương, một người câm đến từ nước khác.
Âm thanh xì xụp ăn mì không ngừng vang lên, Bác Kết đổ mồ hôi đầy đầu, đối diện chỗ y ngồi một trượng có một tăng lữ Mật tông đang quỳ ở đó.
Hai chân, hai đầu gối, hai cánh tay, hai cẳng tay, cả trán đều tiếp xúc mặt đất, nói là quỳ nhưng giống như nằm úp sấp. Lúc mì chưa nấu chín, Bác Kết truyền y tới, nhưng lúc y vừa đến thì mì vừa chín, tăng lữ không nói lời nào, từ trạng thái cơ thể đến vẻ mặt đều vô cùng thành kính, đợi Đại Lạt Ma ăn mì xong.
Tất cả mì trong bát đều được ăn sạch không còn một mẩu, Đại Lạt Ma thở dài một hơi, ném cái bát trống xuống đất, thoải mái ợ hơi một cái, nói với tăng lữ đang quỳ:
- Ô Đạt, đứng dậy đi.
Ô Đạt đứng dậy, nhưng cũng không vội ngẩng đầu, sau khi ngồi ngay ngắn hai tay kết ấn, miệng khẽ tụng lên một đoạn chú Cát Tường, ca ngợi Đại Lạt Ma.
Bác Kết mặt tươi cười… từ sâu đáy lòng đấy lên niềm tôn kính, đây chính là nguyên nhân y thích Ô Đạt.
Mật tông đã lưu truyền hơn ngàn năm, Thổ Phiên dựng nước trăm năm, từng bước phát triển cho tới hôm nay, có lẽ còn kém Đại Yến một chút nhưng cũng đã sớm trở thành nước lớn, Nam Lý còn xa mới sánh kịp. Trên cao nguyên binh mạnh mã khỏe, người trong Thánh thành thì đông đúc, bên cạnh Đại Lạt Ma có những người xuất sắc có khả năng gánh vác trọng trách, nhưng trong hai người y tin tưởng nhất thì có Ô Đạt đang đứng trước mặt đây.
Ô Đạt là đệ tử còn trẻ tuổi của Đại Lạt Ma, nhưng hình dáng của y thì… làn da khô héo, mặt đầy nếp nhăn, lông mày hoa râm, ánh mắt đục ngầu, trông ít nhất cũng đến bảy mươi tuổi, đồ đệ mà nhìn còn già hơn sư phụ đến hai chục tuổi.
Kì thật Ô Đạt mới hơn ba mươi tuổi, nhưng y có bệnh hiểm nghèo lão hóa sớm, có thể sống đến hiện tại đã là kì tích, có lẽ chính bởi vì lúc nào cũng có khả năng ra đi cho nên y mới thành kính như thế, kiếp này tu không được thì đến kiếp sau tu tiếp.
Không chỉ bị bệnh lão hóa sớm vẫn sống qua ba mươi tuổi, trên người Ô Đạt còn mang một kì tích khác.
Bởi vì căn bệnh quái ác, Ô Đạt lúc còn nhỏ đã mang khuôn mặt trung niên. Người xung quanh coi y như quái vật, đuổi ra vườn nhà. Đứa nhỏ lang thang trên cao nguyên, qua trọn một mùa đông, có một đoàn thương lái đi ngang qua đường phát hiện có đứa trẻ sắp chết, thủ lĩnh đoàn thương lái là một người lương thiện, đã cứu Ô Đạt. Khi hỏi qua những gì đứa trẻ đó đã trải qua đều làm cho mọi người kinh ngạc, mùa đông trên cao nguyên gió tuyết tàn bạo, không có trang bị cẩn thận thì người lớn chắc chắn cũng chết rét, chỉ dựa vào một thân thể trẻ con bệnh tật không ngờ y lại có thể chống đỡ được đến giờ.
Nửa tháng sau đứa trẻ Ô Đạt đi cùng đoàn thương lái đột nhiên bị hôn mê sốt cao không giảm, thuốc thang không khỏi, khi mà mọi người ở đây đều nghĩ nó bệnh nặng phát tác chắc chắn chết thì nó lại sống dậy bằng sức sống kinh người. Điều càng làm cho mọi người giật mình là đây là lần này từ một đứa trẻ một chữ bẻ đôi cũng không biết, sau khi tỉnh lại không ngờ có thể mở miệng xướng tụng ra một bài ca tán dương Thánh vương, ca từ nhạc điệu rõ ràng vang dội, đúng âm vận đến mức không thể bắt bẻ vào đâu được…
Trên cao nguyên từ cổ xưa có một truyền thuyết " Thần thụ ca giả", phần lớn là trẻ nhỏ sau một hồi sốt cao, được thần linh hộ pháp Thánh vương khai sáng trí tuệ, thuộc làu làu thiên sử thi dài mấy trăm vạn chữ. Gần như qua mỗi hơn một trăm năm lại có một người thần thụ ca xuất hiện, được tín đồ coi như điềm may lớn.
Sự việc Tiểu Ô Đạt làm cho tất cả mọi người kinh ngạc, có người nhiều chuyện còn dò hỏi quê hương y, lúc đến nơi mới phát hiện gia viên ngày xưa đã bị tuyết dữ tàn phá không còn ai sống sót. Bởi vậy sự tình mới càng thêm ly kỳ, tín đồ lưu truyền hai cách nói: Một là quê nhà cũ đã đuổi Tiểu Ô Đạt đi, đã bị thần phạt; một cách nói nữa là quê hương gia đình vốn không may mắn, nhưng thần tiên phù hộ Ô Đạt sớm rời đi để tránh gặp phải tai họa… Cho dù là theo cách truyền nào, đều không thoát ly khỏi thần phật.
Sự việc càng truyền càng lan rộng, cuối cùng truyền đến Sài Thố Đáp Tháp cung, Đại Lạt Ma hạ pháp chỉ xuống, truyền triệu Ô Đạt nhập Thánh cung yết kiến, sau đó khai ân làm đệ tử. Sau gần hai mươi năm, Ô Đạt thể hiện ra bên ngoài, là người làm việc nhanh nhẹn gọn gàng, y và tuổi của y hoàn toàn không tương xứng, cách nói này cũng không khó giải thích, "thần thụ ca giả" được mở ra cánh cửa trí tuệ, người phàm sao có thể so sánh cùng, hơn nữa phần tâm thành kính của y đối với Đại Lạt Ma không thể giả, điều đó khiến y càng được Đại Lạt Ma tín nhiệm.
Kết thúc ba lần đoạn niệm chú cầu may, Ô Đạt cuối cùng cũng ngẩng đầu:
- Ân sư gọi con có chuyện gì? Đệ tử tôn thỉnh pháp chỉ.
Đại Lạt Ma lắc đầu nói:
- Không có pháp chỉ phải truyền, ta gọi ngươi tới là muốn hỏi một chút, pháp hội cúng thất tuần được chuẩn bị thế nào rồi?
Pháp hội sẽ làm với quy mô lớn, các thân tín bên dưới Bác Kết đều có nhiệm vụ của mình, phần Ô Đạt phụ trách lại là phần mà Đại Lạt Ma coi trọng nhất, đó là đón tiếp sứ giả bên ngoài.
Mật tông Phật pháp thịnh hành trên cao nguyên, nhưng cũng không phải là bên ngoài lãnh vực không có người tin, đơn giản nhất là ở Nam Lý còn có rất nhiều người hết lòng tin theo Mật tông, ở Đại Yến và trên thảo nguyên cũng có không ít tín đồ. Nhân pháp hội cúng thất tuần, tín đồ ở các nơi đều muốn tập hợp đến đây, ngoài ra còn có nhân vật trọng yếu của Thiền tông bên đất Hán đến tham dự.
Đối với tín đồ bình thường, Đại Lạt Ma không có hứng thú nghe, Ô Đạt cũng sẽ không nói dài dòng, y chỉ lựa chọn nhân vật quan trọng nhất:
- Về phía Nam Lý, lấy Diệu Hương Cát Tường làm thủ phủ, hơn trăm vị Thiền tông cao tăng đến chúc mừng, người dẫn đầu là VôNgư sư thái.
- Vị tôn giả chuyển thế kia không đến sao?
Nghe nói Tôn giả Vô Diễm được thần thánh triệu, đang bế quan lĩnh hội.
Thi Tiêu Hiểu không đến cao nguyên, cũng phải có một lý do, Ô Đạt thuật lại lý do Diệu Hương Cát Tường đưa ra.
Bác Kết lắc đầu ra hiệu không sao cả, dù sao sự có mặt của ni cô Vô Ngư đã đủ thể hiện sự coi trọng rồi.
Ô Đạt tiếp tục trình báo:
- Thượng sư Vân Đỉnh của Vực tông cũng đến cùng Vô Ngư sư thái, lúc này đối đãi sao với người này, phải thỉnh ý chỉ của sư tôn.
- Không cần đối đãi đặc biệt, đối với các vị Lạt Ma khác thế nào thì đối với y như thế.
Bác Kết hạ lệnh xuống dưới:
- Ngươi bên này không cần làm gì cả, ta đã bảo trụ trì chùa Lạt Ma rồi.