Hoạt Sắc Sinh Kiêu

Chương 341

Yến Đỉnh vì Đại Yến chiếm lấy Thổ Phiên, trong một thời gian dài sau đó vẫn là việc tuyệt đối cơ mật; nhưng Đại Yến vừa mới bị phiên quân Thổ Phiên tập kích quấy rối, một lần bị đánh cho "quân đội tan rã, cho Yến quốc rung chuyển không nhỏ, chuyện công văn qua lại giữa Yến quốc sư và Đại Lạt Ma lan truyền ra ngoài, Quốc sư sẽ mang tội lớn là kẻ bán nước.

Không có cách nào giải quyết êm thấm, không thể giải hòa được mâu thuẫn, tình nghĩa phụ tử lại bị Bác Kết gắt gao nắm lấy… Kỳ thật, nếu Đại Lạt Ma có thể sống sót chạy thoát khỏi vòng vây, chạy ra khỏi thần điện này, mưu đồ của Yến Đỉnh tự nhiên sẽ bại lộ; Nếu Bác Kết không thể chống lại đối phương mà chết tại chỗ, việc này về sau cũng không quan hệ gì tới lão. Bác Kết lúc này cười lớn hô to, chỉ là vì một kích cuối cùng này có thể khiến kẻ địch tức giận, hơi có chút bận lòng.

Có thể một cú đánh nát sự ương bướng rắn như đá vào mặt sắt của Quốc sư, quyền thế như điện lại không tạo nên một tiếng gió rít, Đại Lạt Ma bản lĩnh quả thực càng xem càng thấy hung mãnh, mặc dù dựa vào khả năng của quốc sư, đối mặt với kẻ địch giống như vậy trong lòng tới sắc mặt cũng không mảy may nông nổi. Đáng tiếc, từ sau mặt nạ sắt lộ ra ánh mắt, rõ ràng lửa giận đang bốc lên ngùn ngụt.

Yến Đỉnh bị đối phương nói lời chọc giận, cho nên Đại Lạt Ma có cơ hội đánh một kích sấm sét vào giữa mặt sắt của lão!

Tuy nhiên chỉ đánh trúng mặt sắt của Yến Đỉnh mà thôi. Bác Kết chỉ nói mình đánh trúng cường địch, trên gương mặt béo tròn hiển hiện vẻ vui mừng, nhưng còn niềm vui mừng còn chưa kịp lan tỏa ra, trước mặt Đại Lạt Ma bỗng nhiên hiện ra một gương mặt, chốc lở, mụn nhọt, máu thịt lẫn lộn, không ngừng hư thối nhưng cũng không ngừng tái tạo lại… truyện được lấy tại truyenggg.com

Trong nháy mắt ở trên tòa điện quang hỏa thạch đó, Bác Kết trọng quyền đánh úp lại, Yến Đỉnh thì lệch mặt rơi mất mặt nạ sắt, một bước bước vào trong lòng Bác Kết đối diện với đối phương, bốn mắt nhìn nhau. Chung quy vẫn là Quốc sư động tác nhanh hơn một chút, cho nên Đại Lạt Ma đánh trúng thì Quốc sư đã thoát khỏi mặt nạ, chỉ đánh vào mặt nạ mà không có địch nhân.

Đại Lạt Ma trong lòng chỉ kịp cười khổ một tiếng, liền cảm thấy ngực đột nhiên lạnh lẽo, nội kình vô biên trong cơ thể phút chốc đã vụt bay, thậm chí ngay lập tức, ngay cả sức nói chuyện cũng không chút một tia le lói, làm sao có sức để tiếp tục chiến đấu. Thân thể đẫy đà mềm ra, đổ vào trong ngai vàng.

Cuối cùng một tầng chỗ dựa cũng đã xong, nói tâm kế không thành, luận về thân thủ vẫn còn kém xa lắm, Đại Lạt Ma thật sự bại trong tay Yến Đỉnh, nhưng gã còn chưa chết, chỉ là thân thể không thể động, không thể nói, ngũ cảm vẫn còn thở được… Một tiếng leng keng giòn tan vang lên, miếng sắt đen gắn liền với quốc sư, mặt nạ bị một quyền của Bác Kết gần như đập vỡ rơi trên mặt đất.

Yến Đỉnh đưa tay chậm rãi nhặt lại chứng cứ trong ngực đối phương:

- Cả đời này của ta kế hoạch đều nằm trên người ngươi, trước khi ngươi chết cũng phải cho ngươi xem diện mạo thật của ta chứ.

Khóe môi hư thối nhếch lên, lộ ra một nụ cười:

- Ngươi cuối cùng cùng nói được vài câu, quả thực đã chọc giận ta, nhưng cùng với Cảnh Thái, Đại Yến hoặc sẽ không bị định tội và truy tra không chút quan hệ sau khi ta về, ta là trông chờ ở ngươi… Địch nhân cả đời, ta thủy chung chưa từng coi thường ngươi, không ngờ cuối cùng ngươi lại khinh thường ta, nghĩ tới mấy câu nói có thể khiến lòng ta loạn. Ngươi sai lầm rồi, đáng phạt.

Nói xong, Yến Đỉnh phất tay xuất ra một cái tát.

Không tính là nặng, cũng không có độc, nhưng âm thanh quả thực rất vang dội.

Đại Lạt Ma là thân phận thế nào, người có địa vị cao đấu bại phải chết gã không cần quan tâm, nhưng trước khi chết còn bị làm nhục gã quả thật chịu không nổi, con mắt mở to như chuông đồng hồ như muốn phun lửa, bất đắc dĩ toàn bộ sức lực trong cơ thể đều biến mất, tức giận thế nào cũng không thể động cựa được.

Mà Quốc sư giữ gã lại chưa cho chết, đều là vì "ngươi sai lầm rồi, đáng phạt". sau khi cái tát này giáng xuống sẽ không giữ lại tính mạng của gã, giơ tay đặt lên đỉnh đầu của gã, kình lực dồn xuống, thân thể Đại Lạt Ma đột nhiên co rúm lại vài cái, như vậy mà đứt khí bỏ mình.

Gần như đồng thời, Ô Đạt đột nhiên òa khóc lớn.

Cảm xúc phức tạp. Đại Lạt Ma người này tật xấu không ít, nhưng bình tĩnh xem xét lại gã đối với Ô Đạt quả thật không tồi, giờ phút này phải chết thảm trên Kim đỉnh thần điện, đáng nhận được trận khóc ròng này; Mà trong tiếng khóc của Ô Đạt càng có nhiều tư vị, luyện thân khổ sở, dày vò gương mặt, trong ba mươi năm với vô số tâm huyết và ẩn nhẫn, tới giờ khắc này rốt cuộc đại sự đã thành, Ô Đạt cực kỳ xúc động, chỉ có thể dùng tiếng khóc lớn để tháo bỏ khúc mắc trong lòng.

Yến Đỉnh một mực kiên nhẫn, đứng bên cạnh ái đồ, thậm chí có lúc lão còn vỗ nhè nhẹ vào bờ vai của Ô Đạt.

Khóc một hồi, Ô Đạt thu lệ, im tiếng, đứng lên nói với Yến Đỉnh:

- Đệ tử đuổi theo điều tra tung tích công văn tới lui của sư tôn và Bác Kết, tuyệt đối không để cho chúng chảy vào Đông Thổ.

Không ngờ Yến Đỉnh lại lắc đầu:

- Công văn này thì kệ nó đi, không cần để tâm tới. Hiện giờ Đại Lạt Ma đã chết, nhưng thật muốn nắm lấy Thổ Phiên, còn rất nhiều tình huống phiền toái, không đáng để ta và ngươi phân tâm.

Ô Đạt ngẩn người, tuy rằng thái độ của Quốc sư kiên quyết, nhưng hắn vẫn nhắc nhở:

- Bác Kết trước khi chết lời nói có thể chọc giận sư tôn, nhưng trong đó cũng có chút đạo lý đúng đắn, nếu công văn này rơi vào Đông Thổ… người và Đại Lôi Âm đài quả thật sẽ rơi vào thế bị động.

- Truyền thư vào Đông thổ, công bố tội trạng, định tội ta là kẻ bán nước, Đại Lạt Ma sau khi chết như thế, Vọng Cốc sau khi chết cũng là như thế.

Yến Đỉnh mỉm cười:

- Đều một bộ dạng giống nhau, không có gì mới mẻ.

Khi nói chuyện, Yến Đỉnh lấy ra từ trong ngực một tấm mặt nạ mới đeoo lên mặt, nói một câu không hiểu ra sao:

- Hiện tại không khác biệt lắm cũng là lúc này rồi!

Ô Đạt không thích nói nhiều, nhưng sự tình trước mắt hắn rõ ràng nhìn không ra, sư tôn thật sự ở trước mặt hắn, hắn cũng không cần che dấu điều gì, gương mặt đăm chiêu chau lại.

Đối mặt với người thân tín, Yến Đỉnh cũng không thừa nước đục thả câu giấu diếm điều gì, tuy nhiên lão cũng không trực tiếp giải thích, mà hỏi ngược lại:

- Ngươi cũng biết, Đại Yến trước kia và sau này, sẽ có gì không giống nhau sao?

Nói không rõ hỏi không rõ ràng, Ô Đạt không dám trả lời lung tung, chỉ lắc đầu.

- Đại Yến trước kia, đặt nặng ở an ổn trong nước.

Yến Đỉnh tiếp tục nói:

- Khi trong nước muốn yên ổn cần được yên ổn, Tạ Xà, Đàm Phó, người nào cũng không dễ đối phó. Hơn nữa lão thần của tiên đế, trong triều danh tiếng đủ lớn, các thế lực lung tung lộn xộn rắc rối phức tạp, Cảnh Thái xuống tay gạt bỏ đám quái vật lớn này, thu nạp quyền lực trong thiên hạ, ta thì muốn giúp hắn ổn định dân tâm, dân vọng của Đại Yến. Chính sự có thể chậm trễ, nhưng dân không thể loạn, binh không ctheer loạn, Đại Lôi Âm đài muốn giúp hắn duy trì được thiên hạ, cho tới khi Cảnh Thái ngồi yên ổn trong triều đình, các loại quan lại không còn dị tâm… Chuyện này đã làm xong, tuy rằng không được thập toàn thập mỹ, nhưng tổng thể có thể xem là viên mãn.

Nói về trước kia, Yến Đỉnh lại luận về tương lai:

- Đại Yến sau này, nặng ở tranh đoạt. Tựa như khi ta nói cùng Bác Kết, Đại Yến dồi dào tuyệt luân, lại có được bảo địa cao nguyên, thiên hạ có thể kỳ! Nhưng chớ quên rằng, Đại Yến có hai chủ nhân, trời không có hai ngày nước không có hai chủ, đây là điều đứa nhỏ nào cũng có thể hiểu được, trước kia ta và Cảnh Thái bày ra tư thế đối lập, chỉ cần là một người cũng sẽ đoán được, cuối cùng Đại Lôi Âm đài và hoàng cung Yến chỉ có thể giữ lại một nơi. Tất cả người Yến biết Phật chủ trong nước cùng hoàng đế sẽ có một trận chiến liều chết, tất cả người Yến đều biết rằng nội loạn chưa trừ, làm sao nói tới tranh giành thiên hạ? Tới giờ khắc này, Đại Lôi Âm đài đã thành khối u ác tính, chẳng những không thể giúp Cảnh Thái, ngược lại còn có thể tan rã lòng dân. Một khi đã như vậy ta liền buông tha Đại Lôi Âm đài, buông tha danh nghĩa Yến Quốc sư… Ta trở về là chính mình thôi!

Ánh mắt đục ngầu nhìn Ô Đạt, Yến Đỉnh hỏi:

- Ta nói, ngươi đã hiểu chưa?

Ai có thể nghĩ tới, ngay cả Bác Kết và Ô Đạt giữ chứng cứ phạm tội của lão ở bên mình, cũng nằm trong kế hoạch của lão rồi; ai có thể muốn thu được nữa. Yến Quốc sư Thịnh Cảnh lại muốn hủy diệt tâm huyết cả đời của lão, tự tay phá hủy Đại Lôi Âm đài; ai có thể muốn giữ lại được, phụ thân thân sinh ra Vạn Tuế gia đương triều, vì trợ giúp đứa con vẫn cam lòng đeo trên lưng tội danh bán nước, mang tiếng xấu muôn đời mà trong lòng tràn đầy vui sướng.

Đương nhiên, Quốc sư sẽ phải đền tội và bị chém đầu, tuy nhiên Yến Đỉnh sẽ không chết.

Đại Lôi Âm đài tổ chức được hơn mười năm, ở trong lòng dân Yến uy vọng rất cao. Mặc dù Quốc sư muốn phá hủy nó cũng không phải chuyện dễ dàng xử lý không khéo sẽ gây dân biến. Nhưng hiện tại sự tình trở nên đơn giản, không lâu sau khi đám chứng cứ phạm tội kia sẽ từ Thổ Phiên truyền vào Đông Thổ, Quốc sư là kẻ bán nước là điều đã định, tiêu phí vô số tinh lực gây dựng lên uy vọng một khi tan vỡ, nhưng ngu dân từng tôn sùng Yến Đỉnh sẽ khiếp sợ, đồng thời phẫn nộ, trong lòng còn có thể bừng tỉnh đại ngộ nói thêm một câu: vẫn là Hoàng thượng anh minh thần võ, đã sớm nhìn ra dã tâm của gian thần Yến Đỉnh, lúc này mới không ngừng đấu lại với lão…Nhìn vẻ mặt kinh hãi của Ô Đạt, Yến Đỉnh bật cười ha hả.

Diễn trò đương nhiên phải có đồng bọn, có thể đoán được, tâm phúc của Quốc sư sẽ bị Hoàng đế tung lưới bắt gọn một mẻ; thần điện của Quốc sư sẽ bị Cảnh Thái danh chính ngôn thuận san thành đất bằng; Nhưng Thiền tông sẽ không bị phế bỏ, tất cả tín đồ đều đươc Hoàng đế thăm hỏi động viên. Sai là ở gian tặc Thịnh Cảnh, nhưng Phật tổ từ bi chưa từng sai.

Từ nay về sau Đại Yến sẽ chỉ còn một vị vua có tài trí mưu lược kiệt xuất.

Yến Đỉnh giờ phút này không còn ai biết đến. Trong Đông Thổ Đại Yến hắn hiện tại tin cậy nhất, trước kia biết đến kế hoạch của lão chỉ có tâm phúc Thiên Quỳnh, nay đã chết trong đại doanh của Quỷ binh, là gã cam tâm chịu chết, tự nguyện chịu chết vì Đại Lôi Âm đài, vì danh dự của Quốc sư.

Sau khi xem sự việc được báo về, chuyện "kẻ bán nước" sớm đã nằm trong kế hoạch của Quốc sư, trước khi chết Bác Kết nói những lời này, đương nhiên cũng không cách nào phá rối được tâm tư của lão.

Kinh biến trong thần điện Sài Thố Tháp Đáp, bên trong lặng yên Thổ Phiên đổi chủ, trong hoàng cung Yến quốc thì một mảnh thái bình. Cảnh Thái còn chưa ngủ, đang bọc mình trong tấm da cừu thật dày để duyệt công văn, nếu không phải thường nói lời điên khùng, Cảnh Thái cũng là một vị hoàng đế cần mẫn.

Đang bận rộn, Tiểu Trùng Tử ở bên cạnh tiến lên, hạ giọng nói;

- Vạn tuế gia, ngài có một phong thư.

Cảnh Thái buông tấu chương, buồn bực hỏi:

- Tin gì?

- Sư phụ trước khi đi để lại cho thần, lão nhân gia giao lại, thế nào cũng phải trong ngày hôm nay, đưa cho Vạn tuế gia xem. Không phải thần giấu diếm, là sư phụ không cho thần nói.

Cảnh Thái "ồ" lên một tiếng, cười bảo:

- Không phải giải thích, ta cũng không trách ngươi, mau đưa thư cho ta xem.

Tiểu Trùng Tử lập tức đưa tay vào ngực, ngoại trừ phong thư còn có một viên thuốc, Cảnh Thái càng lấy làm kỳ lạ:

- Viên thuộc này để làm gì?

Tiểu Trùng Tử lắc đầu:

- Nô tài không biết, sư phụ dặn nô tài hai thứ này cùng đưa cho người.

Cảnh Thái cười, tạm thời không hỏi nhiều, xé mở phong thư bắt đầu đọc, mới nhìn vài lượt sắc mặt Cảnh Thái đột nhiên trở nên xanh mét… Chữ viết cong vẹo, đúng là Quốc sư tự viết, số lượng chữ cũng không nhiều lắm, chỉ hơn trăm chữ. Sau khi đọc xong Vạn tuế gia lệ rơi đầy mặt.

Y biết Quốc sư có liên quan đến tất cả mưu đồ Thổ Phiên, dẫn Quỷ binh và Phật Quang nhập quan, người nằm vùng bên cạnh Bác Kết, kế hoạch Yến Đỉnh chưa từng giấu diếm y. Duy nhất việc "tự hủy Đại Lôi Âm đài, tự cam tâm trở thành kẻ bán nước", kẻ làm cha chưa từng nói với đứa con mình. Có lẽ Yến Đỉnh cũng sợ Cảnh Thái sẽ giận dữ khóc lớn mà không biết phải ứng phó thế nào, cho nên mới để lại một phong thư, giải thích tình hình để y chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Khi "chứng cứ phạm tội" từ Thổ Phiên truyền tới, triều đình nhất định có việc phải làm, nhất định phải hỏi tội Quốc sư và nghiêm trị Đại Lôi Âm đài.

Mặt khác trong thư nói rõ, quét sạch vây cánh của Quốc sư. Mọi việc Quốc sư đã giải thích rõ với Hoa Tiểu Phi, vài ngày tới Hoa Tiểu Phi sẽ vào cung, giúp đỡ Hoàng đế làm ổn thỏa việc này.

Phụ thân của mình, người duy nhất mà Cảnh Thái dựa vào vì nghiệp lớn của đứa con mà cam thâm tình nguyện để vạn dân chỉ vào chửi là "kẻ bán nước". Cảnh Thái cảm thấy lồng ngực bị đè nén như sắp nổ tung. Viên thuốc Quốc sư để lại chính là linh đan hóa giải sự ức chế đó.

Trong lòng Cảnh Thái không ngừng lặp đi lặp lại có ba chữ: ta không theo. Mà Quốc sư viết một câu cuối cùng ở cuối thư: Không theo cũng phải theo!

Ngón tay run rẩy đem viên thuốc nhét vào miệng, nuốt xuống, Cảnh Thái hoàng đế òa khóc lớn.

Mưu đồ trọng đại của Quốc sư công lao bị phá bỏ, thế giới Trung thổ đại loạn, nhưng người ngoài đối với việc này không biết gì cả, Tống Dương càng không biết tới việc này.

Mười ngày trước Tống Dương bắt đầu xuyên qua trận địa của địch, từ "xuyên qua" nghe có chút khoa trường, nhwgn thực tế khi hành động cũng không bí mật từ trong đám cảnh vệ đông đúc, sâm nghiêm ở doanh trại Khuyển Nhung mà đi qua. Đừng nói hiện tại là Tống Dương, ngay cả Quốc sư cũng không chắc có thể bình yên đi ra ngoài.

Mục đích của Tống Dương là gắng sức đuổi theo đội quân của A Hạ, đem tình hình tiền phương quân địch báo với nàng. Chân của hắn mau lẹ kinh người, vả lại thời gian không nhiều, không cầu quá nhanh chỉ cầu ổn thỏa. Tống Dương đầu đi vòng tròn lớn, hắn lách qua doanh địa của Khuyển Nhung. Mà người Bạch Âm dạy cho hắn thuật né Khố Tát quả thật có hiệu quả, dọc đường đi vô kinh vô hiểm, sau ba ngày hắn luồn lách trong trận địa địch, qua tiếp nửa ngày vững vàng đã bắt kịp đội quân của A Hạ. Giơ hỏa tâm ngọc lên cao, chiến sĩ Hồi Hột thấy được kinh ngạc, A Hạ ở ngay trong đại quân, được quân tiên phong trình báo vội vã đi tới, nhìn thấy Tống Dương nàng ngạc nhiên không hết, dụi mắt lia lịa, cuối cùng xác định quả thật hắn chưa chết, A Hạ cùng tiếng bản tộc nói thì thào mấy câu:

- Đây là dựa vào cái mẹ gì đánh nó.

Tống Dương nghe không hiểu nàng nói gì, chỉ cười ha hả gật đầu, dường như đồng ý với câu nói của mỹ nhân Hồi Hột.

A Hạ lúc này mới khôi phục tinh thần, xuống ngựa, trong miệng nói tiếng Hán:

- A Hạ cung nghênh bảo vệ Thánh Hỏa vương gia trở về.

Nói xong đi về phía trước hành đại lễ, Tống Dương quả thật có thân phận Vương gai, là anh em kết nghĩa của Đại Khả Hãn, hơn nữa lại là người Hán. Ở trước mặt hắn cấp bậc lễ nghĩa không thể bỏ qua.

Nhưng Tống Dương sao có thể nhận lạy của A Hạ, vội vàng đưa tay đỡ lấy nàng, cười nói:

- Đâu thể để đại tẩu quỳ lạy ta được, đại tẩu mau đứng lên, ta tới bái tẩu.

Một câu "đại tẩu" khiến A Hạ như mở cờ trong bụng. Người Hồi Hột không có nhiều lễ tiết như người Hán, phong tục của họ so với người Hán thoáng hơn rất nhiều, A Hạ cười lớn ôm cổ Tống Dương, vui vẻ nói:

- Hảo huynh đệ! Hắn chính là cho ngươi đánh một trận, hắn nói báo thù cho người, muốn người thân đến thống lĩnh đại quân, cho nên ta mới vào hang sói, không ngờ ngươi còn sống. Thật không thể nào tốt hơn rồi.

Tống Dương tạm thời không nói thêm gì, có chuyện gì đều phải để lại, trước tiên đem quân tình dâng lên. Đang nghe nói đại quân kẻ thù bày mai phục phía trước A Hạ thần sắc hoảng sợ, biết được sau đó không lâu sẽ có hai mươi vạn đại quân Sa dân từ trong cánh đồng hoang vu tới trợ chiến, mặt nàng lại đầy vẻ ngạc nhiên mừng rỡ.

A Hạ là nữ trung hào kiệt, chiến tướng dũng mãnh, bởi vì nguyên nhân của Đại Khả Hãn là người nàng tôn quý nhất, nhưng cũng không phải là Thống soái trong quân. Tộc quân vẫn có nhưng lão danh tướng trong tộc chỉ huy, một khi phân biết thế cục trước mắt đại quân lập tức chuyển hướng, bất kể thế nào cũng sẽ không rúc vào cạm bẫy ở phía trước.

Xử lý quân vụ xong, đại quân chuyển nguy thành an, A Hạ trở lại bên cạnh Tống Dương, nói nói cười cười đề tài không có trọng điểm, nhưng trong vẻ mặt kia nét vui mừng thế nào cũng không phải giả bộ. Trước đó Tống Dương có nghe "tộc huynh" nói về nguyên nhân khai chiến, lúc đó thực cảm động, hiện giờ nhìn thấy A Hạ trong lòng càng thêm phần cảm thán, khi kích động cũng không nghĩ nhiều, khẽ giọng nói với nàng:

- Đầu lĩnh Sa dân và ta xem như có chút giao tình. Ông ấy đối nhân xử thế cũng không tồi, hay là… Ta nói ông ta nhận tẩu làm nghĩa muội?

Đại Khả Hãn và A Hạ tình đầu ý hợp, đáng tiếc thân phận A Hạ không tương xứng với Nhật Xuất Đông Phương, có tình mà khó thành đôi. Tống Dương hiện tại đang nghĩ cách tác hợp cho chuyện tốt của họ: Sa dân hùng tráng, nhân mã không ít, vả lại không đội trời chung với Khuyển Nhung. Nếu có thể liên kết với bọn họ, đối với Hồi Hột không phải là chuyện xấu. A Hạ nếu được Bạch Âm vương nhận làm nghĩa muội, địa vị lập tức có thể tăng lên bội phần.

A Hạ sửng sốt, chợt trên mặt nở nụ cười tươi rói, mừng rỡ nói:

- Cảm ơn ngươi!

Cái này đến lượt Tống Dương phát hoảng, hắn là kích động nhất thời bộc phát, nói xong rồi cẩn thận nghĩ lại, chuyện này chưa chắc đã đơn giản như vậy. Sa dân hận Khuyển Nhung là không sai, nhưng đối với ngoại tộc trên thảo nguyên bọn họ có thể có bao nhiêu thiện ý, Bạch Âm vương có thể muốn kết minh cùng Hồi Hột hay không cũng không thể biết.

A Hạ nhìn ra sự do dự của Tống Dương, liền hỏi:

- Không được sao?

Lời đã nói ra, Tống Dương muốn thu lại cũng không được, cắn răng gật đầu:

- Được, được…

Trong lòng thầm nghĩ dù bất cứ giá nào, cùng lắm thì hắn chơi xấu Bạch Âm vương đi, dù sao nhất định phải khiến đối phương nhận A Hạ làm nghĩa muội.

Tuy nhiên lại nói về Bạch Âm vương, Tống Dương lại nghĩ ra cách khác để giúp A Hạ đề cao thân phận:

- Chờ ta về Nam Lý, sẽ nghĩ biện pháp, thử xem có thể nhờ Phúc Nguyên tiểu hoàng đế nhận tẩu làm tỷ tỷ không. Nếu việc đó có thể thành, tẩu sẽ là công chúa điện hạ của Nam Lý.

Luận về ảnh hưởng và thực tế, Nam Lý thậm chí còn không có ý nghĩa bằng Sa dân đối với Hồi Hột. Nhưng nói thế nào Nam Lý cũng là triều đình một phương, là một trong năm quốc gia Trung Thổ. Nếu A Hạ là nghĩa muội của Bạch Âm vương đại biểu có lời nói có một phần thực lực. Nhưng nếu nàng được phong làm Đại Công chúa của Nam Lý đó mới đích thực là thân phận tôn quý.

Mắt A Hạ mở to trừng trừng nhìn Tống Dương, chốc lát nước mắt vòng quanh vẫn lời nói đó:

- Cảm ơn ngươi!

Không phải nàng làm ra vẻ, có thể gả cho Nhật Xuất Đông Phương là mong muốn cả đời của nàng, mà việc vui mừng này muốn thành công, không có gì ngoài tình hình hoàn mỹ đã lý giải đó, gia tộc của nàng cũng có thể theo đó thăng cấp, từ tiểu lãnh chúa biến thành đại quý tộc của dân tộc Hồi Hột, từ cha mẹ đến con cháu đều muốn nhận lấy ân trạch này. Chuyện này ở trong lòng A Hạ đương nhiên vô cùng quan trọng.

Hiện giờ đánh vào địch quốc, gia tộc lấy được chiến công không tồi. Tống Dương lại đưa tới hai tầng thân phận quan trọng, từng là vấn đề khó giải quyết của A Hạ, sau đó không lâu liền tan thành mây khói, bảo sao nàng có thể không vui mừng.

Tống Dương bỗng nhiên lại muốn đưa tay đánh vào cái miệng của mình, chính mình còn không nhớ ra… Khiến Bạch Âm vương nhận nghĩa muội đã không nắm chắc phần thành công, để hoàng đế Nam Lý nhận nàng làm tỷ tỷ đâu phải việc hắn có thể làm chủ.

Vốn khi đề cập tới "trưởng công chúa", Tống Dương cũng không dám đảm nhiệm nhiều việc, dùng chữ "nghĩ biện pháp, thử xem", biểu lộ rõ việc này hắn cũng không nắm chắc. Nếu đối phương là người Hán, phân nửa sẽ nói với hắn "đã khiến ngươi lo lắng nhiều rồi, Kính nhờ Vương gia, sự tình thành bại hay không A Hạ đều phải cảm ơn Vương gia" hoặc những lời linh tinh khác. Nhưng A Hạ mặc dù có huyết thống người Hán, nhưng cốt cách vẫn mười phần là người Hồ. Tống Dương mở miệng nàng đã coi như việc này chắc chắn xong, cũng không khách khí, liền nói "cảm ơn" với hắn.

A Hạ lại thấy vẻ do dự của Tống Dương, lại hỏi hắn:

- Không được sao?

- Được, được…chứ!

Tống Dương cảm thấy lòng mình thắt lại, không có cách nào khác, về phía Hoàng đế Nam Lý đành phải nhờ và Trấn Tây Vương và Tả thừa tướng làm chủ. Thật sự không thể nói rõ, hắn trở về phong ấp hắn sẽ phái Nhâm Sơ Dung, Nhâm Tiểu Phất và tiểu Bồ Đào tự tìm về nhà khóc lóc đòi cha bọn họ thôi. Dù sao A Hạ làm trưởng công chúa Nam Lý, Hồng Ba phủ và phủ Thừa tướng cũng chớ nghĩ an tâm.

Bình Luận (0)
Comment