Hoạt Sắc Sinh Kiêu

Chương 355

Đi theo bên cạnh Tống Dương không phải là đám lớn thị vệ, võ sĩ tinh nhuệ như bá tánh tưởng tượng, mà là một đám "người không phận sự", trong đó tuyệt đại đa số đều đội một cái nón tre có màn che, khiến người ta không nhìn thấy rõ dung mạo, có vẻ thần thần bí bí, hơn nữa chỉ nhìn thân hình hay cử chỉ của bọn họ, cũng có nhiều chỗ kì lạ;

Ví dụ một người trong đó, thân hình cực kì nhỏ bé không phân biệt được là trẻ nhỏ hay là người lớn nhu nhược, thân mặc một áo bào màu đỏ vô cùng gây chú ý, người bình thường tuyệt đối sẽ không mặc quần áo thế này ra đường; bên cạnh người áo đỏ còn có một người gầy như que củi, mười ngón tay không ngừng chuyển động, màn che mặt cũng rung động, chắc là miệng đang niệm cái gì đó, không biết hắn đang bói mệnh hay là tính ngày.

Còn có một người, mặc một cái áo choàng màu xanh lá, ngồi vững vàng trên ngựa, quần áo và động tác đều rất bình thường, khác thường là hai kỵ sĩ đi theo hai bên trái phải: bên trái là một tên mập mạp, suốt quá trình cưỡi ngựa di chuyển đều cong thân người, khiến tư thế thấp đi, làm như sợ cao hơn người mặc áo choàng xanh ở giữa, tên mập một tay nắm lấy dây cương, tay còn lại đặt sau lưng người mặc áo choàng xanh, dường như sợ chủ nhân ngồi không vững mà té xuống, vừa nhìn vào đã thấy là một nô tài tốt rồi; người bên phải nhìn vào thân hình chắc hẳn là một thanh niên gầy ốm, sau lưng đeo một tay nải có hình dạng dài dài, không cần hỏi cũng biết là binh khí rồi, khiến người ta kinh hãi là ánh mắt của người này giống như vật chất, cho dù có màn che mặt ngăn cách, bá tánh Thanh Dương ở gần một chút đều dường như có thể cảm nhận được ánh mắt âm u lạnh lẽo của hắn…

Cũng không phải tất cả mọi người đều đeo màn che mặt, "trong đám nhàn rỗi" có hai người không che mặt. Một người là một lão già râu tóc bạc trắng, lưng mang trường cung, một người khác là một hòa thượng đẹp đẽ sáng ngời.

Lúc nãy, mọi người đã nhận ra Lưu Nhị từng hiến nghệ ở Thanh Dương, bây giờ tất nhiên cũng có thể nhận ra lão già mang cung kia… Người phàm khó được gặp mặt, người xuất hiện cuối cùng vào lúc tuyển hiền, vài bước ít ỏi đã làm tất cả những người có mặt khiếp sợ, đại tông sư Trần Phản! Người Thanh Dương đều biết vị đại tông sư này, nhưng bá tánh bình thường tất nhiên không thể nào biết việc Trần Phản mất kí ức, bị tổn thương công lực.

Trí nhớ của Trần Phản mơ hồ nhưng đầu óc cũng không quá hồ đồ, ông biết sự xâm lược của Thổ Phiên, sau khi được biết Tống Dương muốn xuất binh, đại tông sư kiên quyết đi cùng, ai cũng không lay chuyển được ông. La Quan cũng đi cùng rồi, lão là phản thần của Yến quốc, thân phận có chút không phù hợp, không tiện xuất đầu lộ diện, liền dùng khăn che mặt lại để đi theo bên cạnh sư phụ.

Về phần vị hòa thượng đẹp đẽ kia là ai thì càng không cần nói nữa, Phật tổ Nam Lý xuất thế ngang trời, tôn giả chuyển thế, đại pháp sư tuyệt đẹp.

Một đại tông sư, một đại pháp sư, chỉ bằng hai người không che mặt này, trọng lượng của đám "người không phận sự" đi theo bên cạnh Thường Xuân Hầu liền không cần nghĩ cũng đã biết rồi.

Lý Đại, Lý Nhị, Lý Tam không thể lộ diện, người mù, người lùn, thợ rèn lúc trước đều là người "không rõ lai lịch", dù rằng bây giờ sẽ không có người truy cứu họ sao lại được Tống Dương thu nhập nhưng kiêng kị một chút cũng không phải là chuyện xấu, như vậy trong đám người bên cạnh Tống Dương có người tuy đeo màn che mặt nhưng cũng không sợ lộ mặt, chủ ý của quận chúa chỉ cần lộ hai người dữ dội nhất, còn lại đều che mặt lại… hiệu quả thật không tồi, tiếng hoan hô của người Thanh Dương càng ngày càng vang dội hơn.

Tống Dương không thể trực tiếp tiến vào thành như Man binh, quái điểu trước đó, hán dẫn đội đến trước cửa thành liền xoay người xuống ngựa, vẫn là đã được sắp xếp trước, cùng hắn xuống ngựa thì chỉ có quận chúa và hai người lộ mặt kia, những "người thần bí" che mặt còn lại chỉ là tạm thời thắng dây cương lại không tiếp tục tiến lên.

Lưu Hậu sớm đã dẫn theo một đoàn lớn các quan viên đi lên đón tiếp, vẫn là thi lễ, vẫn là tạ ơn, vừa có lời khách sáo khoa trương nhưng cũng không thiếu lời thực tâm cảm kích, Tống Dương bình thường không thích xã giao nhưng không phải là không biết xã giao, lúc này trước mặt gần như bá tánh của toàn thành tất nhiên cũng không thể thất lễ, ngôn từ khéo léo, ý cười thong dong, một phen hàn huyên tất nhiên không thể thiếu.

Lưu Hậu bái qua Hầu gia rồi lại đến bái quận chúa, sau đó lại tạ ơn đại tông sứ Trần Phản, cuối cùng đến trước mặt Thi Tiêu Hiểu, nghiêm túc nói:

- Vì bá tánh toàn thành ta, đại pháp sư rời khỏi thánh địa, đích thân đến tận Thanh Dương…

Không đợi ông nói xong, Thi Tiêu Hiểu đã đưa tay đỡ ông đứng dậy, khẽ cười nói:

- Đất Diệu Hương Cát Tường chỉ là nơi ta tu hành, không phải là thánh địa gì, chỗ của thánh địa chỉ có trong tim.

Sau một lời nói sắc sảo, hai tay Thi Tiêu Hiểu khép lại, hướng về phía tây mà lễ bái:

- Nguyện dùng toàn bộ khả năng của ta, cầu trời cứu lấy Thanh Dương, cứu lấy Nam Lý, đuổi Thổ Phiên đi, trả lại thế giới từ bi.

Âm thanh dịu dàng, giọng điệu thành kính, với tu trì của Thi Tiêu Hiểu, tiếng nói vang vọng truyền khắp nơi, lọt vào tai tất cả mọi người, ngàn vạn bá tánh trước Thanh Dương thành, người người tự giác chấp hai tay lại, cùng đại pháp sư niệm thành tiếng "A Di Đà Phật".

Sau khi hàn huyên qua đi, đám Tống Dương lại lên ngựa trở lại, chuẩn bị vào thành, nhưng mới đi được hai bước, dường như hắn lại phát hiện được điều gì trong đám người, bỗng nhiên lại dừng chiến mã lại, nheo mắt lại cẩn thận nhìn nhìn, sau đó vẻ mặt chợt lộ ý vui cười, xoay người xuống ngựa, lập tức đi vào đám người.

Bao gồm cả Sơ Dung, Tiểu Bộ, mọi người đều không hiểu gì, lần này, bất luận có mang màn che mặt hay không, tất cả mọi người đều xuống ngựa, đi theo sau lưng hắn, số lượng người dù không nhiều, nhưng đám người này tụ tập lại với nhau tự nhiên có một khí thế khiến người ta khiếp sợ, tất cả bá tánh vội vàng tản ra hai bên.

Một nửa là trùng hợp, một nửa là vì mắt quá tinh, Tống Dương nhận ra một người quen trong đám người: huyện thái gia của Yến Tử Bình ngày trước, Chu đại lão gia.

Con dường làm quan của Chu đại lão gia khá tầm thường, không làm ra chuyện gì lớn lao, cũng không có một chút hùng tâm tráng chí, bình thường có thể tham là liền tham lam một chút, nhưng giống như bọn Bàn Đầu, sẽ không đi làm việc nhục nhã với hương thân, bình thường cũng có nhiều chiếu cố đến bá tánh trong trấn, ông làm quan ở Yến Tử Bình mười năm, sớm đã không còn quan uy và kiểu cách của quan lại, có thể xem như một nửa người Yến Tử Bình rồi, tự nhiên cũng là một nửa đồng hương, một nửa bề trên và hàng xóm của tên nha tử Tống Dương rồi.

Có lẽ vì trong đời này, mười mấy năm đầu đều trải qua những ngày tháng quá thoải mái, quá thích ý, cho nên Tống Dương khi gặp lại cố nhân ở tiểu trấn, cứ luôn cảm thấy thân thiết vô cùng, chạy đến trước mặt Chu đại lão gia, cười ha hả mà cúi người thi lễ. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: truyenggg.com chấm c.o.m

Chu lão gia sao có thể nhận lễ mà hắn thi chứ, vội vàng đưa tay ngăn hắn lại, lên tiếng nói ngay:

- Không được, không được.

Tống Dương không tiếp tục kiên trì, việc thi lễ này không phải là làm cho người khác xem, hắn biết đối phương hiểu được tâm ý của mình thì được rồi, sau khi đứng thẳng lại liền hỏi:

- Ngài sao lại không đi?

Chu lão gia thành thật nói:

- Vốn dự định đi, nhưng nghĩ lại, thật sự không có nơi để đi, hơn nữa tuổi tác cũng lớn rồi, chịu không nổi bôn ba khắp nơi, nên không đi.

Tống Dương cười:

- Không cần đi, yên tâm, không sao.

Sau đó, hắn hỏi qua về nơi ở của Chu lão gia, tạm thời không nói thêm gì nữa, xoay người trở lại đường lớn.

Bên cạnh Chu lão gia đều là hàng xóm láng giềng của ông, lúc này người người sắc mặt kinh ngạc, nhìn lão đầu tử như đang nhìn quái vật, trước đó không ai biết, vị phú gia mặt béo tròn này lại là bề trên của Thường Xuân Hầu.

Mà bản thân Chu lão gia hoàn toàn không chú ý đến ánh mắt của những người xung quanh, ngẩn ngơ nhìn bóng dáng lưng của Tống Dương, trong lòng không ngừng nhắc lại: Nha tử này lớn rồi, lớn rồi… Già rồi cũng được an ủi.

Đợi lúc Tống Dương lên ngựa trở lại, một người đàn ông tráng kiện trong đám người, dường như quá hưng phấn dẫn đến điên rồi, bỗng nhiên mở to miệng rống to, hát lớn, những người xung quanh đều bị hắn dọa cho một phen, nhưng người đàn ông này lại hoàn toàn không e dè, vẫn dõng dạc hát:

- Quân không thấy, nước Hoàng Hà từ trên trời rơi xuống, chảy ra biển không trở về? Quân không thấy, gương sáng nơi cao đường…

Người đàn ông ca hát là một thủ hạ tâm phúc của Lưu đại nhân, có chút bản lĩnh, giọng nói cũng không tục, hát lên bài Tương Tiến Tửu, tuy rằng không bằng Khúc đại thúc năm đó nhưng cũng có chút cảm giác hào sảng.

Đây là do Lưu đại nhân sắp xếp trước, ông sớm đã tìm hiểu được, ca từ của bài này là Thường Xuân Hầu sáng tác cho cặp vợ chồng họ Khúc, bây giờ Tống Dương trở về Thanh Dương thành, còn có tiếng hoan hô nào có thể nhiệt liệt hơn ca từ mà chính bản thân Hầu gia sáng tác, còn có gì có thể làm vui lòng Hầu gia hơn?

Một trận tuyển hiền, không chỉ tạo ra mấy vị kỳ sĩ, mà ở Thanh Dương còn lưu truyền ra ngoài hai bài ca dao khiến người ta thích thú, một bài trong đó chính là bài Tương Tiến Tửu. Liên tục lưu truyền ra khắp phố lớn ngõ nhỏ của Thanh Dương, gần như ai ai cũng biết hát.

Mà lúc hưng phấn, kích động, trên đời này còn có điệu hát nào có thể khiến người ta thẳng thắn phát biểu suy nghĩ trong lòng bằng bài Tương Tiến Tửu? Sau một lát, âm thanh của một người liền có thêm mười người phụ họa, tiếng ca của mười người làm cho trăm người hát theo, sau trăm người liền là ngàn người, vạn người.

- Quân không thấy, nước Hoàng Hà từ trên trời rơi xuống, chảy ra biển không trở về? Quân không thấy, gương sáng nơi cao đường buồn tóc bạc, hướng về tóc đen mộ thành tuyết.

- Đời người đắc ý cần phải vui hết mình, đừng để qua đi rồi ngồi buồn với trăng. Trời sinh ta tài tất có dùng, vàng bạc mất hết rồi sẽ trở lại. Nấu dê mổ trâu cũng vì vui, khi uống cần phải ba trăm ly.

Cửa đông Thanh Dương, một bài Tương Tiến Tửu, hát đến trời long đất lở. Lúc đầu, Lưu Hậu chỉ muốn nịnh bợ Thường Xuân Hầu, mà không nghĩ tới cuối cùng lại dẫn đến khí thế mãnh liệt bất tận nơi thành tiền tuyến này!

Trong tiếng hát hào sảng, đội vũ trang cuối cùng từ phong ấp cũng đã chạy tới, Thiền Dạ Xoa đã đến cửa đông Thanh Dương.

Thiền Dạ Xoa cưỡi trên lưng ngựa, thắt lưng đeo đao, sau lưng mang nỏ, lúc nhìn vào không thấy có quá nhiều chỗ kì lạ, đặc biệt là so với người Man và quái điểu tiến vào thành trước đó, biểu hiện của họ vô cùng bình thường, chẳng qua chỉ có một vài chỗ hơi hơi kì lạ là: binh khí dài dài được bao lại bằng vải; mặt của chiến sĩ ẩn sau mặt nạ răng nanh được đúc bằng đồng thau; thêm nữa là một tiểu đội Thiền Dạ Xoa dẫn đầu, trong tay mỗi người đều cầm một sợi xích sắt, dắt theo một quái vật nửa người nửa vượn giống như dắt chó vậy.

Tiếng vó ngựa vang vang, đội ngũ chậm rãi mà đi. Đám bá tánh không nhìn ra điều gì, chỉ biết quân đội này là vũ trang của Thường Xuân Hầu, họ liền dâng lên tiếng ca hoan hô; nhưng Lưu Hậu chú ý khá lâu vào Thiền Dạ Xoa, sắc mặt liền biến đổi…

Đại đội chiến sĩ đều đang cúi đầu, không quan tâm gì đến tiếng hoan hô ở xung quanh, lại nhìn kĩ hơn, trên yên của tất cả các chiến mã đều có một cái giá kì quái, rất nhỏ, không bắt mắt, nhưng vừa vặn chống đỡ ngay thắt lưng của chiến sĩ, cố định thân thể của bọn họ.

Dù sao cũng xuất thân là võ tướng, Lưu Thái Thú rất nhanh đã nhìn ra chỗ gian trá: ngoại trừ thủ lĩnh và cảnh vệ bốn phía là thật sự cưỡi ngựa, chủ lực của đội ngũ này lại đều đang ngủ!

Hay có thể nói là nửa tỉnh nửa ngủ, không phải là thật sự ngủ say nhưng thân thể của họ thả lỏng, tinh thần cũng đang thư giãn, chỉ để lại một phần tinh lực để chú ý xung quanh, đối với tiếng hoan hô của bá tánh, Thiền Dạ Xoa không quan tâm, nhưng khi thấy dấu hiệu cần cảnh giác sẽ lập tức tỉnh táo trở lại ngay.

Đội ngũ có thể ngủ được trong lúc hành quân, rốt cuộc là binh sĩ lười biếng hay là chiến binh tinh nhuệ? Lưu đại nhân cũng không dám hỏi nhiều.

Sau lưng Thiền Dạ Xoa, một đoàn xe khổng lồ đi theo, không cần hỏi cũng biết là các vật tiếp tế mà Thường Xuân Hầu mang đến, trong đoàn xe còn có mấy ngàn người cường tráng, bao gồm thợ thủ công Nam Uy, lao công Kim Tiêu Oa và tín đồ đất Diệu Hương Cát Tường.

Đội quân đông đảo chậm rãi nối đuôi nhau vào thành, Thanh Dương thành cũng theo đó mà rối ren cả lên, Thường Xuân Hầu mang đến nhiều người thế này, có Man tử, có dã thú, đều phải được sắp xếp thích đáng, cũng may những việc này Sơ Dung đã sớm có chuẩn bị, chỉ cần Lưu đại nhân phối hợp dẫn người là được, bận tuy có bận nhưng không có chuyện gì bất trắc xảy ra.

Lưu Hậu thân là thủ tướng của một thành, tất nhiên cũng có mấy phần tài cán, đợi sau khi Thường Xuân Hầu vào thành liền truyền lệnh cấm đi lại ban đêm, đồng thời phái người cưỡi ngựa tuần tra ngoài thành, hành động này chủ yếu là để phòng ngừa có gian tế nhân cơ hội này mà chạy ra ngoài thành, đem tin tức viện quân thông báo cho Thổ Phiên.

Nhưng Thanh Dương không có thứ đồ cao cấp như "Khố Tát", nếu gian tế dựa vào chim đưa tin mà truyền báo quân tình thì hắn cũng không bị phát hiện.

Đợi sau khi bố trí ổn thỏa quân đội từ phong ấp thì đã quá nửa đêm rồi, Lưu Hậu lại vội vã chạy tới trạm nghỉ chân báo cáo với Thường Xuân Hầu… Lúc vào thành, Tống Dương đã cự tuyệt ý tốt của Thái Thú, không đến ở Thái Thú phủ hay các hộ giàu có trong thành, mà trực tiếp dẫn theo một đám nhân vật quan trọng bên cạnh tiến vào trạm nghỉ chân.

Lúc đó, khuôn mặt Tiểu Bộ đỏ bừng bừng, trời biết đất biết chàng biết ta biết, nàng chính là ở trạm nghỉ chân Thanh Dương mà thành đôi với Tống Dương, bây giờ "ở lại nơi cũ", trong lòng cảm thấy vô cùng kì lạ…

Lúc Lưu Hậu chạy đến trạm nghỉ chân mới biết Hầu gia vẫn chưa nghỉ ngơi, mà đã dẫn theo người đến đài tuyển hiền lúc trước ở thành tây rồi.

Thái Thú và Ti Mã nhìn nhau một cái, không có gì để nói, Hầu gia đi đâu thì họ đi đâu vậy.

Nơi đặt cao đài tuyển hiền năm đó vốn là một một mảnh đất trống rộng lớn, lúc đám người Lưu Hậu đến nơi, Tống Dương đang ở trong một đám lao công, cùng nhau chồng chất nhiên liệu gỗ, sắp xếp dầu hỏa và các bao tải nặng nề, nhìn bộ dạng giống như là đang bố trí một đống lửa lớn.

Nhân công và nhiên liệu trong đống lửa đều là Tống Dương mang đến từ phong ấp.

Tống Dương khí lực mạnh, rõ ràng là người tài giỏi, Hầu gia tự thân làm việc, những người khác nào có thể làm bộ làm tịch nữa? Công chúa cũng kéo tay áo lên, đi theo bên cạnh giúp đỡ, tất cả mọi người đang bận rộn, chỉ có hai người không làm việc: Hỏa đạo nhân, Quỷ Cốc Tử.

Hai kỳ sĩ này là chỉ huy công trình, chỉ mở miệng không động tay.

Công trình đã đến lúc kết thúc, còn không đợi Lưu đại nhân lên trước giúp đỡ, Chu Nho lão đạo đã lên tiếng hô:

- Sắp xong rồi, đều tránh ra đi!

Vừa nói, lão vừa vung cái túi lớn màu đỏ trên người, ôm lấy một cái bình lớn ở bên cạnh, chạy tới chạy lui quanh đống lửa, lựa chọn các vị trí khác nhau, từ trong cái bình lấy ra một nắm thuốc bột kì quái thả xuống đó, Hỏa đạo nhân bận rộn cả nửa canh giờ rồi trở về bên cạnh Tống Dương, đầu đầy mồ hôi, nhe răng cười nói:

- Xong rồi, đốt thôi.

Tề Thượng sớm đã đợi đến hết kiên nhẫn rồi, nghe thấy vậy lập tức châm ngọn đuốc trong tay lên, dùng sức ném về hướng đống củi lửa, sau đó chỉ nghe một tiếng lớn vang lên, ánh lửa hừng hực nổi lên!

Trải qua tính toàn của Quỷ Cốc Tử và bố trí của Hỏa đạo nhân, lửa lớn tuy là kinh người nhưng các bó củi cháy không hề mãnh liệt, tất nhiên sẽ không cháy lan ra bên ngoài, càng kì lạ hơn là khói đặc cuồn cuồn ngay trên ngọn lửa… không phải màu xám đen mà là khói đặc màu đỏ, đi theo thế lửa từ từ dâng lên cao, không lâu sau đó, giống như một cây đại trụ chống thẳng lên không trung.

Khói đặc màu đỏ giống như thật chất, ngưng tụ lại không tan, sức gió của mùa xuân vốn không thể làm gì được nó, trụ khói rõ ràng và bắt mắt, quá xa không dám nói nhưng trong phạm vi trăm dặm thì có thể phân biệt rất rõ ràng.

Chu Nho vô cùng hài lòng với thủ đoạn của mình, cười nói với Tống Dương:

- Như Hầu gia đã dặn, mưa không làm trôi được, gió không làm tan được, có ta trấn thủ giữ gìn, bằng nhiên liệu mà chúng ta mang đến, đốt mấy tháng không thành vấn đề.

Tống Dương khen một tiếng "tốt", đưa mắt nhìn sang Lưu Hậu:

- Chim đưa thư ở Thanh Dương hẳn là nhiều lắm.

Việc nuôi chim đưa thư từ xưa đã có, thành lớn như Thanh Dương thế này, chim đưa thư dùng cho quân đội sử dụng phải tính bằng ngàn bằng trăm, rất nhiều, bình thường dùng đến chẳng qua cũng chỉ là mấy chục con thôi.

Đợi sau khi Lưu Hậu gật đầu, Tống Dương tiếp tục nói:

- Có một việc phải nhờ đại nhân giúp đỡ: thả lượng lớn chim đưa thư ra ngoài, đến các châu phủ, đại doanh đã bị chiếm đóng ở phía trước, về nội dung đại khái của thư truyền, khói lửa bất diệt, Hồng Ba vĩnh trú, Thanh Dương đoàn tụ, Thổ Phiên sát cẩu.

Tiền tuyến không ngừng rơi vào tay giặc, toàn bộ tây cương loạn lạc hết cả, nhưng không phải tất cả quân đội đều bị người Thổ Phiên tiêu diệt, chỉ là bại trận rồi, chạy tán đi rồi, ở tây cương vẫn có không ít quân đội của Nam Lý, chẳng qua vì chỉ huy tê liệt như rắn mất đầu, không cách nào tụ tập lại tạo thành chiến lực.

Thả ra lượng lớn chim đưa thư, thế nào cũng có người nhận được, tin tức thế nào cũng truyền xa ra. Tống Dương muốn giữ vững Thanh Dương, đồng thời giương cao cờ lớn của Hồng Ba phủ, triệu hồi quân đội cũ của Trấn Tây Vương…

Tống Dương tạo ra đống lửa này, chính là muốn nói cho thiên hạ biết: chỉ cần khói lửa không tắt, Thanh Dương sẽ vẫn là Thanh Dương của Nam Lý, các chiến sĩ muốn trả nợ nước mà chưa biết làm cách nào đều có thể đến gia nhập, bá tánh đang trốn chạy tìm đường sống sót cũng cứ việc đến tị nạn!

Bình Luận (0)
Comment