Hoạt Sắc Sinh Kiêu

Chương 41

Hội tuyển hiền thường được tiến hành ở thành Tây, xây một đài cao để làm nơi trình diễn tài nghệ, vốn ghế Khâm sai được đặt trên một tòa đài ba tầng cách đó không xa, có thể nhìn xuống toàn sân lại không bị dân chúng quấy rầy, nhưng mấy hôm trước Nhâm Tiểu Bộ thị sát lại ngại xa quá nhìn không rõ, muốn chuyển chỗ ngồi lên đài cao, nàng là Khâm sai, nói cái gì đúng thì là nó đúng, ai dám không nghe…

Tới hôm khác, Công chúa điện hạ đã khỏi hẳn, cùng Thái thú Thanh Dương và đại quan trong thành lên đài ngồi xuống, đầu tiên có thái giám cao giọng tuyên thánh chỉ, lại mời Thái thú đại nhân cổ vũ người tới dự thi một lần, cuối cùng có quan viên giảng giải quy tắc, một người lại một người nói tới hơn nửa canh giờ, cuối cùng một tiếng chiêng đồng vang trên đài cao, thịnh hội chính thức bắt đầu. Các tuyển thủ lên đài trình diễn tài năng với Khâm sai.

Tới lúc Tống Dương lên đài còn rất sớm, mới sáng sớm đã cùng hai đồng bạn chen chúc trong đám người xem náo nhiệt.

Mấy người đầu tiên lên đài đều là võ sĩ, lần này tuyển hiền trong nội bộ quyết định không tuyển võ sĩ, nhưng chiếu cáo thiên hạ cũng chưa nói rõ, nếu không sẽ đắc tội với tất cả người tập võ trong thiên hạ, lúc này đã có rất nhiều người tập võ tới, gã công tử áo lụa trước đó đánh nhau với Tống Dương cũng ở đây.

Trên lôi đài đao thương múa may, quyền cước vù vù, tuy đánh rất náo nhiệt, trong mắt Tống Dương cũng không có gì xuất sắc. Nhưng mặt mày của Khâm sai đại nhân lại hớn ha hớn hở, hận không thể tự mình xông ra hoa tay múa chân với người ta vài cái… Hết hơn mười người, cuối cùng người lên đài cũng không phải là quân nhân nữa, mà là một mỹ phụ dung nhan đoan trang, xiêm y hoa lệ quý giá.

Từ khi báo danh mọi người đã ghi ra sở trường của mình, mỹ phụ lên đài, có tiểu lại kêu tên:

- Sầm Điệp Hồng, nhân sĩ Hồng Y trấn Thanh Dương châu, số 1100, trình diễn sở trường….. nam, nam nhân. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: TruyenFull.vn chấm c.o.m

Tên tiểu lại giới thiệu trước đó cũng không để ý xem qua báo danh, khi đọc ra hai tiếng "nam nhân", lập tức do dự. Mà đã hô như thế rồi, dưới đài cũng xôn xao lên, dân chúng xem náo nhiệt đều bàn tán. Sầm Điệp Hồng chỉnh lại trang phục thi lễ, bái kiến Khâm sai và các vị đại nhân trên đài, Nhâm Tiểu Bộ bắt đầu tò mò thực sự, phất tay nói:

- Miễn. Nam, nam nhân của ngươi là sao?

Sầm Điệp Hồng cung kính đáp lại:

- Nam nhân là nam nhân, bản lĩnh của dân nữ chính là hai chữ này. Ngoài ra cũng không có gì đặc biệt, sở trường của dân nữ, nhất ở miệng, nhì hai tay.

Nói xong, nàng lấy một quả chuối đã chuẩn bị từ trước, duyên dáng cười, cũng không bóc vỏ trực tiếp ngậm quả chuối vào miệng, hai gò má nhẹ nhàng lay động, hiển nhiên đầu lưỡi đang làm gì đó, một lát sau bỏ quả chuối ra khỏi miệng, vỏ chuối đã được lột bốn phần, lộ ra phần thịt quả trắng nõn.

Nhâm Tiểu Bộ chưa nhìn thấy bao giờ, kinh ngạc tròn mắt, chậc chậc lấy làm kỳ:

- Đầu lưỡi thật linh hoạt.

Mà lúc này mỹ phụ đã đút quả chuối thứ hai vào miệng, vẫn không bóc vỏ, chỉ thấy nàng dùng sức hút, "Póc" một tiếng, thịt chuối đã ra khỏi vỏ, chia thành bốn cạnh. Nhâm Tiểu Bộ mừng rỡ, đang muốn bảo nàng tiếp tục biểu diễn, một nữ cận vệ sau lưng nàng lại hạ mắt, nhắc nhở:

- Công chúa, ả ta đang biểu diễn tài nghệ hạ lưu hầu hạ nam nhân đó. Rất… rất khó coi.

Nhâm Tiểu Bộ lúc này mới bừng tỉnh, khuôn mặt lập tức hồng như quả táo.

Ngay khi Sầm Điệp Hồng lấy ra quả chuối thứ ba, Thái thú đại nhân đã gầm lên:

- Đuổi ả ta ra cho ta!

Đồng thời nháy mắt ra dấu với người hầu sau lưng, y hiểu Thái thú đại nhân đêm nay sẽ kiểm tra Sầm Điệp Hồng, gật gật đầu xoay người đi.

Sầm Điệp Hồng chỉ biết là tuyển hiền, vào cung diện thánh, theo như nàng nghĩ, có cơ hội vào kinh sẽ có cơ hội hầu hạ đại nhân chân chính, cùng lắm giúp đỡ các đại nhân dạy dỗ đám tỳ thiếp cũng tốt. Nhưng nàng không hiểu được mục đích Nam Lý tuyển hiền là "Nhất phẩm" chi lôi, thực sự nếu để nàng tới Yến quốc biểu diễn sở trường "nam nhân" của nàng. Nam Lý từ Hoàng đế đến chúng thần tất cả một lần đâm đầu đi chết đi còn hơn.

Dân chúng dưới đài đã có không ít người nhíu mày tức giận mắng, nhưng lại càng có nhiều người giống như Tống Dương ôm bụng cười ha hả. Tần Trùy cũng cười to không ngừng, trong lòng cân nhắc sau này sẽ hỏi thăm xem Hồng Y trấn ở đâu, giá nghỉ thế nào, rồi cũng không ngại tới thăm.

Sầm Điệp Hồng bị đuổi đi, lại có người khác lên đài, sau đó người luyện võ không ít, nhưng các tài năng khác cũng dần nhiều hơn, có cả ca múa xiếc ảo thuật, cũng có cầm kỳ thư họa.

Vô số người thay nhau hiến nghệ, đều có chỗ đặc biệt, thường xuyên nhận được những tiếng hoan hô rung trời, không khí vô cùng náo nhiệt, trở thành một hồi náo nhiệt xem rất vui, cần phải tăng thêm một bậc, từ "Tuyển hiền" lên cấp thành "Thịnh hội", thật cũng không có gì sai.

Tập võ thì không cần nói, còn những người khác, tài nghệ tuy giỏi nhưng nếu muốn đại diện cho Nam Lý đi thuyết phục từng nước, thật sự còn kém quá xa. Hết một ngày, gần bốn trăm người lên đài, thật bất ngờ là không thể có một người qua ải trót lọt.

Sang ngày hôm sau tình hình lại càng tệ, ít nhất ngày hôm trước người lên hiến nghệ còn có một chút thực học, nhưng những người hôm nay lên đài cũng như trước, mỗi người đều tin chắc vào cái tướng "kỳ sĩ" phá thiên, hát như đọc, múa vô duyên, diễn xuất như chỉ có mình dưới bầu trời, ngay cả Tống Dương sau đó một ngàn năm đã xem qua tuyển tú, đã sớm đoán được sẽ có tình hình như vậy, nhưng dân chúng Nam Lý thì chưa từng xem qua chuyện như thế, tất cả đều cưới đến nước mắt bắn tung tóe. Nhâm Tiểu Bộ cũng hoàn toàn quên mất chức trách của mình, đằng sau màn Công chúa cười giơ cả bốn chân lên trời, người có bản lĩnh nghiêm túc nàng không muốn xem, chỉ thích xem những kẻ như bị bệnh thần kinh…

Ngày hôm sau có khoảng sáu trăm người lên đài, có tới một phần ba là kỳ nhân không biết lượng sức, ngoài ra không có biểu hiện gì đặc biệt, không có một ai đáng gọi là đặc biệt.

Nhưng trong những ngày này, có một đôi vợ chồng lên đài khiến cho Tống Dương chú ý, đợi tới khi tan cuộc, Tống Dương cố ý tìm hai người.

Đôi vợ chồng đều khoảng bốn mươi tuổi, người chồng họ Khúc, thân thể cường tráng, người vợ là một nữ nhân béo lùn, cả hai đều là người hát rong ở trong núi, cách xướng âm đều rất hào phòng quê mùa. Nhưng Nam Lý chịu ảnh hưởng của Yến Quốc Giang Nam, từ cung đình đến dân gian tiếng nhạc đều dịu dàng, kiều diễm là chính, cách xướng âm của vợ chồng Khúc thị hoàn toàn không đúng như thế, khó có thể được chọn.

Thấy Tống Dương tìm đến, người đàn ông họ Khúc có vẻ hơi không ngờ:

- Tiểu huynh đệ có chuyện gì?

Tống Dương báo tên mình, lại khen tài ca hát của hai người một lượt, lúc này mới nói chuyện chính, hỏi bọn họ có thể viết nhạc hay không.

Người đàn ông họ Khúc trả lời:

- Điệu ca sơn dã, chưa được phổ nhạc chính thức, có đôi khi là lời ca được truyền lại, có đôi khi là điệu nhạc từ trong lòng, thuận miệng mà hát lên, tóm lại là không có quy tắc gì, tùy tâm sáng tác là nhiều.

Tống Dương vui vẻ:

- Ở đây ta có một đoạn từ, muốn làm phiền Khúc đại thúc viết cho đoạn nhạc phù hợp, tốt nhất mong ngài có thể hát lên, về mặt thù lao ngài cũng cứ yên tâm…

Khúc đại thúc cười nói:

- Tiểu huynh đệ không cần khách khí như vậy, chúng ta trời sinh đã thích ca hát, thuận miệng là hát ra điệu, nói gì đến chuyện thù lao.

Tống Dương lại khách khí hai câu, thiếu nữ Tiêu Kỳ tính tình nhu thuận, mấy hôm nay vẫn đi theo họ khi đang nói chuyện đã mang giấy bút lên. Tống Dương viết ca từ lên, Khúc đại thúc nhận lấy nhỏ giọng đọc:

- Quân bất kiến, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi; quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát, triều như thanh ti mộ thành tuyết… - Mới đọc hai câu, thần sắc Khúc đại thúc lập tức biến đổi, quay đầu nói với thê tử:

- Lão bà tử, đưa cho ta chút tiền, ta muốn uống với tiểu huynh đệ này.

Nói xong, lại đưa mắt nhìn Tống Dương:

- Bài từ này… thế nào cũng phải uống rượu rồi mới dám xướng!

Vẫn là Tương Tiến Tửu.

Trên đời này thứ Vưu thái y thích nhất, trước khi chết vẫn cất tiếng hát vang một đoạn "Tương tiến tửu".

Suy nghĩ của Tống Dương rất đơn giản, nhạc của thôn sơn rất hào sảng, vừa vặn thích hợp với đoạn từ này. Hắn muốn định ra một điệu, học được bài ca này, sớm hay muộn cũng có một ngày hắn sẽ tìm được chỗ Vưu thái y chôn thân.

Đến lúc đó, đứng trước mộ phần, tuy rằng âm dương cách biệt, Tống Dương vẫn muốn hát Tương Tiến Tửu" với Vưu thái y.

Sao có thể để Khúc đại thúc bỏ tiền, Tống Dương gặp vợ chồng bọn họ, sai Tần Trùy, Nhị ngốc và thiếu nữ Tiêu Kỳ đáng thương cùng nhau tìm một tiệm rượu nho nhỏ trong thành.

Sơn dân uống rượu, Tần Trùy rộng lượng, Tống Dương có tâm sự… Một đống vỏ vò rượu nửa cân trống không, có bao nhiêu cũng đếm không nổi, khiến Tống Dương bất ngờ chính là tửu lượng của Tiêu Kỳ tốt nhất trong bọn họ.

Rượu đã ngấm, Khúc đại thúc cầm lấy que trúc, đập đập lên bàn hát vang:

Quân bất kiến, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi?

Quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát, triều như thanh ti mộ thành tuyết.

Nhân sinh đắc ý tu tận hoan, mạc sử kim tôn đối không nguyệt.

Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tẫn hoàn phục lai.

Phanh dương tể ngưu thả vi nhạc, hội tu nhất ẩm tam bách bôi.

Tương tiến tửu, bôi mạc đình. Ca thanh thô cuồng, bất kiến bi lượng chích hữu hào tình.

Cũng giống như trận chiến cuối cùng của Vưu thái y không thấy bi thương, chỉ thấy hào hùng.

Tống Dương như mới lần đầu uống rượu, gào khóc.

ps; bản dịch Tương Tiến Tửu:

Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống

Chảy ra khơi cuồn cuộn chẳng quay về

Gương lầu cao sáng soi sầu bạc tóc

Sớm tơ xanh chiều tuyết trắng lê thê

Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng

Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn

Trời sinh ta tất có nơi hữu dụng

Tiêu hết đi rồi lại có nghìn vàng

Giết bò dê để tìm vui lạc thú

Uống một lần ba trăm chén như không

Bác Sầm, Đan! đừng bao giờ ngưng lại

Rượu dâng lên hãy hát khúc nghe cùng

"Chuông trống giữa tiệc ngon chẳng quý

Tỉnh làm chi, thích chí say dài

Thánh hiền bặt tiếng xưa nay

Chỉ dân uống rượu mới hoài lưu danh!

Bình Lạc có Trần vương yến tiệc

Rượu vạn đồng, mặc sức vui cười

Chủ sao bảo thiếu tiền chơi

Mau mua rượu cùng bạn đời nâng ly!

Ngựa năm sắc, áo cừu bông ấm

Hãy đem đi đổi lắm rượu ngon

Rượu ngon cạn chén vui chung

Mối sầu muôn thuở ta cùng phá tan"

(Hải Đà phỏng dịch)

Bình Luận (0)
Comment