Hồn Thuật

Chương 131



Hồn Thuật
Tác giả: Vosonglinh

Chương 131: Thập Cường Cầm Âm

Nguồn: Tàng Thư Viện

Ở Đại Việt có một câu nổi tiếng rất nhiều người biết nhất là người làm trong lĩnh vực âm nhạc, đó là : “Đàn bầu ai gẩy nấy nghe. Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”. Nghe vậy cũng đủ thấy rằng cây đàn có cái tên “Độc huyền cầm này” khủng bố cỡ nào.
Có thể nói Độc Huyền Cầm này là một loại đàn cực kỳ đặc trưng của người Việt. Tiếng đàn réo rắt, thê lương buồn bã khiến cho người nghe trong lòng tràn ngập cảm xúc. Các cụ truyền miệng nói rằng: “Con gái không nên nghe đàn bầu là vì sợ tiếng đàn réo rắt buồn bã, dễ “vận” vào cuộc đời của người phụ nữ đó. Nhưng cũng không hẳn mọi ý kiến đều vậy. Có ý kiến lại cho rằng, “tiếng đàn bầu này quá sâu lắng… quá tình cảm, mà con gái thường đa sầu đa cảm. Cho nên khi con gái mà nghe tiếng đàn liền say đắm không rứt ra được… bởi vậy các cụ xưa không khuyến khích con gái nghe đàn bầu chút nào.
Thực tế thì khi tiếng đàn bầu vang lên thì đàn ông, con trai, trẻ con cũng bị mê mẩn chứ nói gì tới phụ nữ…

Mà hiện tại, Vân Trọng đứng sau Văn Lục nhìn chàng thanh niên đang chuẩn bị thi cầm âm liền nói một câu “kinh điển”:


- Tên mặt trắng kia thấy độc huyền cầm có thể đánh vào tình cảm của con gái cho nên mới cắm đầu cắm cổ học loại cầm này để “cua” gái chứ gì?

Mọi người nghe Vân Trọng hùng hồn tuyên bố như vậy mém té lộn cổ xuống đất. Không ai ngờ tên to xác này lại “phun” ra một câu “từ bụng ta suy ra bụng người” như vậy. Mấy người con gái đang mê mẩn thả hồn theo từng khúc nhạc của người thanh niên liền nổi giận đánh túi bụi Vân Trọng khiến hắn kêu trời, chạy mất hút…

Khúc nhạc tình cảm như vậy, một khúc dân ca nồng đượm tình cảm, nhất là sử dụng lực lượng linh hồn ẩn chứa bên trong khiến cho cầm khúc thắm đượm, đi sâu vào lòng người, làm cho Na Na các nàng say mê không muốn dứt ra. Tuy nhiên cái tên thô lỗ Vân Trọng kia “phán định” một câu có khác nào “gõ trống tang bên cạnh đám cưới” đâu. Cảm xúc bỗng chốc bay tuốt lên chín tầng mây bảo sao các nàng không hận hắn cho được.

Chàng thanh niên đang gảy đàn ở giữa trung tâm đỉnh núi có tên Đỗ Thiên, người họ đỗ thuộc môn phái Trung An môn, cư trú tại Nghệ An. Cầm khúc mà hắn đang đánh mặc dù ở sáu trung cấp nhưng cũng khiến các đệ tử tu thuật từ sáu trở xuống trầm mê trong khúc nhạc của hắn tới nỗi không phân biệt nổi đông tây nam bắc gì rồi. Có người trầm luân trong những mỗi tình của mình, có người lại dâng trào cảm xúc, tình cảm gia đình, tình cha con… Đủ loại sắc thái tình cảm mà mọi người quý trọng đều hiện lên khi nghe khúc cầm.

Còn những người có tu vi cao hơn thực tế cũng không có kháng cự lại cầm khúc. Bởi lẽ ai cũng muốn cảm nhận cảm xúc mà cầm khúc mang lại này… đó là một loại âm nhạc khiến cho lòng người tràn dâng tình cảm. Nếu là người tu luyện thất tình thì có lẽ đây là cơ hội trời cho để đột phá cấp bậc một trong bảy loại tình cảm của con người.
Nửa giờ sau, cầm khúc của người thanh niên kết thúc. Mọi người đều mỉm cười hài lòng với biểu hiện của Đỗ Thiên. Văn Lục nhìn người thanh niên đang mỉm cười đi xuống đài liền hỏi:

- Mọi người thấy thế nào?

Lệ Thanh đứng bên khóc thút thít nói:

- Em nhớ ông nội…

Nói đoạn ôm Văn Lục rồi òa lên khóc làm hắn luống cuống một hồi. Hương đeo mặt nạ, lại không nói gì cho nên mọi người đều không cảm nhận được biểu hiện của nàng. Chỉ riêng Na Na ngơ ngác nói:

- Hay…

Hương đứng cạnh xen vào:

- Không đoạt giải được.


- Tại sao?

Na Na ngạc nhiên quay sang hỏi:

- Chẳng phải hắn dùng loại nhạc cụ của dân tộc đấy thôi. Cái gọi là tôn vinh dân tộc thì hắn làm được rồi. Dù cầm khúc có kém thì điểm này hắn vẫn hơn người nào chơi nhạc cụ của nước ngoài. Hơn nữa cầm khúc của hắn cũng rất được mà.

Hương liếc Na Na một cái rồi bình thản nói:

- Độc Huyền Cầm là loại đàn tốt. Nhưng không phải dùng như vậy… Nhất là cấp bậc của hắn quá thấp.

Lung Quang ít lời cũng ngạc nhiên hỏi:

- Không dùng như vậy thì dùng thế nào?

- Giải thích không được.

Hương trả lời cụt ngủn làm cả đám người sửng sốt. Văn Lục cúi đầu trầm tư. Theo lời Hương thì ắt hẳn nàng đã gặp “cao thủ” tu thuật sử dụng độc huyền cầm rồi. Tu thuật giả mặc dù hòa ái nhưng cũng là thế giới cường giả vi tôn. Nếu trong cầm khúc vừa nãy thêm chút công kích thì hẳn là tốt hơn nhiều. Nhất là Văn Lục có cảm giác người tên Đỗ Thiên này hình như có chút “màu mè”.

Văn Lục nghĩ tới đây thì hơi giật mình. Hắn kỳ quái nhìn mọi người trong tổ đội mình rồi thở dài. “Đúng là đám người cuồng chiến đấu. Đến đi xem nhạc cũng suy luận theo lối đánh đánh đấm đấm… quả thực là bó tay toàn tập. Xem ra nếu nói về các lĩnh vực khác tổ đội quái vật mình không đọ được với ai. Nhưng nói tới võ thuật thì ắt hẳn mấy người này không ngán đối thủ nào rồi, đặc biệt là sau đợt nâng cấp toàn diện sau vòng sơ khảo vừa rồi thì thực lực của tổ đội mình hoàn toàn có thể áp đảo người từ Văn Lang Thiên xuống.”.

Nghĩ vậy Văn Lục mỉm cười nhìn về phía trung tâm đỉnh núi. Văn Lục nghĩ tổ đội mình mạnh mẽ kỳ thực cũng không phải là quá khoa chương. Thực tế tổ đội số mười hai hầu hết đều có thể chiến đấu vượt cấp, bởi vậy mới khoác thêm hai chữ “quái vật” đằng trước. Nhưng mấu chốt lòng tự tin của Văn Lục lại là “kinh nghiệm thực chiến” của mấy người Na Na. Trên Văn Lang Thiên mặc dù hàng năm đều có các đợt khảo nghiệm quy mô lớn nâng cao thực chiến cho các đệ tử. Tuy nhiên ban đầu còn có tính khốc liệt nhưng dưới sự phát triển của tu thuật giả thì pháp bảo, linh thú, đan dược… đều đạt tới đỉnh cao cho nên việc các gia tộc, các đại môn phái luôn luôn có biện pháp tuyệt đối an toàn cho các đệ tử. Bởi vậy các đệ tử tham gia khảo nghiệm mặc dù có “kinh hãi” nhưng không có “nguy hiểm”. Lâu dần các đệ tử cũng phát hiện ra vấn đề này thì liền không cố gắng trong các đợt tập huấn như vậy dẫn tới kinh nghiệm thực chiến kém đi rất nhiều.

Lại nói tới người trong tổ đội mười hai có người nào là người không trải qua nhiều lần đứng bên danh giới sinh tử? Có người nào không trải nghiệm cảm giác cái chết cận kề, không vùng vẫy nắm lấy cơ hội sống?

Khảo nghiệm hồn ngọc là khảo nghiệm có lợi ích cực kỳ to lớn, nhưng cũng là khảo nghiệm cực kỳ khắc nghiệt… sinh, tử, tồn, vong chỉ cách nhau có một làn danh giới mong manh. Cho nên đồng đội của Văn Lục đi được tới hiện giờ thì đã thành những người cực kỳ mạnh mẽ so với các đệ tử khác cùng lứa tuổi rồi. Nhất là trong mấy người này ai chẳng mang độc môn, tuyệt kỹ… chiến đấu vượt cấp cũng không thể nào làm khó được mấy “quái vật” này. Bởi vậy Văn Lục mới có tự tin vào đồng đội mình nhất định sẽ đoạt thứ hạng cao trong hạng mục võ ở Việt Thuật Đại Hội kỳ này.



Lúc này thí sinh tiếp theo cũng đã đi lên trên đài dự thi. Người vừa lên là một người con gái tuổi tầm hai lăm hai sáu. Tuy nhiên tu thuật giả không thể nhìn mặt mà nhận người được cho nên Văn Lục cũng không chắc độ tuổi của nàng lắm. Chỉ có một điều chắc chắn là nàng… dưới sáu mươi tuổi. Nữ tử tham dự thi thứ hai này mặc một bộ trang phục màu hồng nhạt, khuôn mặt thanh tú cùng mái tóc dài chấm gót chân. Nàng cúi người chào ba vị giám khảo và các vị giám sát cùng các trưởng lão rồi nhẹ nhàng uyển chuyển vung tay lên. Một cây sáo xuất hiện trên tay, nữ tử đưa lên miệng thổi, khí chất phát ra khiến ọi người đều kinh hô. Nhiều nam tử ánh mắt cuồng si nhìn nàng. Từng động tác phiêu dật xuất trần như vậy thật khiến cho người nhìn có cảm giác đang ngắm nhìn một tiên nữ từ trên trời hạ phàm. Cả khán đài phía nam lập tức sôi nổi…
Văn Lục cũng quan khán, thấy như vậy thì lắc lắc đầu, bất đắc dĩ mỉm cười:

- Đây chắc là người của Lệ Sơn phái rồi, nếu không thì cũng thuộc Đại Đôn Cát Tiên môn. Thật khiến cho người khác phải “ngước nhìn” a.

Lệ Thanh lúc này cũng đã nín khóc, ngước đôi mắt xinh đẹp còn vương lệ lên nhìn say mê:

- Chị ấy thật xinh đẹp nha.

Văn Lục nghe vậy bật cười. Cô bé này thật vô tư, chợt khóc chợt cười thật hồn nhiên khiến người đối diện thực muốn nâng niu chăm sóc a. Văn Lục nhìn về phía ngọc bảng ở gần trung tâm đỉnh núi. Ngọc đài cao hơn chín mét rộng mười hai mét này đang hiện lên hai bảng danh sách. Một mặt thì hiện ra tên của một trăm thí sinh lọt vào vòng hai. Còn mặt kia lại hiện ra mười cái tên sáng chói… chính là mười thí sinh trụ vững lâu nhất ở vòng sơ khảo. Văn Lục nhìn vào mấy cái tên lập tức thông tin đầy đủ của các thí sinh được truyền vào trong não hải khiến Văn Lục tấm tắc lấy làm kỳ.

Không ngờ bảng ngọc này cũng có công năng giống như mấy quyển sách Đại Việt Bách Khoa Toàn Thư mà hắn từng đọc. Chỉ cần tìm hiểu mục nào lập tức thông tin được truyền qua tín hiệu tinh thần vào trong não. Quả thực mười phần tiện lợi cả mười.
Ở trong danh sách này Kiệt Hào đứng thứ tư. Thật không ngờ cái tên cuồng chiến đấu “âm hiểm” chuyên dùng phi đao này lại có thiên phú âm nhạc. Đúng là làm cả đội phải nhìn hắn bằng con mắt khác.

Mười người đứng đầu lần lượt là Vũ Thanh Thanh, Nguyệt, Thị Ánh, Kiệt Hào, Lê Quang, Phan Vũ, Trần Lệ Vi, Hoàng Anh Anh, Dương Tuyết Mai. Ngô Lập. Ba người nam và bảy người nữ, tỉ lệ có chút… quá chênh lệch. Xem chừng phái nữ rất mạnh mẽ trong vấn đề âm nhạc này.

Vũ Thanh Thanh là người trong nhóm các đệ tử tới từ Văn Lang Thiên. Nữ tử này âm nhạc cực kỳ xuất chúng. Cầm khúc mà nàng đàn ra có thể chống đỡ tới cuối cùng khi không còn người nào mới thất thủ. Tuổi của nàng là bốn mươi lăm, nếu tính theo độ tuổi của tu luyện giả thì còn quá trẻ, còn nếu tính theo các thí sinh ở đây thì lại trở thành… đàn chị. Các thông tin của các đệ tử trên Văn Lang Thiên xuống thì cũng ít được đề cập cho nên trên ngọc bảng thường không liệt kê thông tin chi tiết của bọn họ. Dù gì thì các vị giám sát sử đã kiểm tra rồi chắc chắn không có vấn đề.

Người đứng vị trí thứ hai chính là cô bé mười sáu tuổi có cái tên… Nguyệt. Cô bé chính là ngôi sao sáng nhất trong hạng mục âm nhạc cho tới giờ. Nàng lấy tu vi cấp sáu sơ cấp để chống lại cầm khúc cấp bảy đỉnh phong một thời gian dài khiến cho các thí sinh khác “tâm phục, khẩu phục”. Duy nhất làm mọi người khó hiểu chính là thông tin mà ngọc bảng đưa ra về nàng chỉ có hai thông tin đó là, nàng cấp sáu sơ cấp phong thuật và tuổi… mười sáu. Ngoài ra không có thêm thông tin gì khác như gia tộc, môn phái, đệ tử của ai… hoàn toàn không có khiến ọi người càng thêm tò mò về nàng.


Bình Luận (0)
Comment