Hưu Phu - Thập Dạ Đăng

Chương 15

Phùng Thương dần dần cũng hiểu ý của Lục Nhi.

Hắn vẫn im lặng không nhắc đến chuyện đó, cứ vậy mà giúp đỡ Lục Nhi

vài chuyện lặt vặt.

Huyện lệnh bên kia phân phó cho Lí Chính đứng ở giữa phân giải, cộng

thêm hành động giết gà dọa khỉ lần trước, những ngày qua của Bàng Lục

Nhi cực kỳ yên ả.

Phùng Thương thường ở tiệm rèn, lò lửa ở cửa hàng nhiệt độ cao, dù là

đang mùa đông hắn vẫn để vai trần, chỉ quấn chiếc khăn thô quanh cổ,

vung tạ đập vào phôi thiết.

Thu hút không ít ánh nhìn của nữ nhân xung quanh.

Trùng hợp Bàng Lục Nhi đi mua chút đồ, nàng cũng nhìn thấy. Chỉ là

nàng nhìn nam tử mồ hôi đầm đìa kia, không biết ma xui quỷ khiến thế

nào nàng lại nhớ đến Trịnh Tuân.

Trịnh Tuân ở trong bếp nhóm lửa cho nàng, cũng thường bị khói lửa làm

chảy mồ hôi. Nhưng hắn khác Phùng Thương, Trịnh Tuân trắng trẻo thư

sinh, những giọt mồ hôi kia cũng chỉ khiến hắn thêm trắng sáng, long

lanh hơn.

Người có ăn học thường rất cổ hủ, ngay cả cha của Bàng Lục Nhi có

quan niệm “Bếp núc là của nữ nhân”, còn Trịnh Tuân thì không nề hà

chuyện này.

Lục Nhi thất thần đứng trước tiệm đậu hũ.

Trịnh Tuân lên Kinh thành đã hai mươi ngày rồi, danh tiếng hắn ở quê

không nhỏ nhưng đến kinh thành chỉ như hạt cát trên sa mạc.

Hễ đến năm thi Hội, phòng trọ gần trường thi giá vừa cao lại rất khó

kiếm phòng. Trịnh Tuân cuối cùng cũng tìm được một nhà của người dân

cho thuê cách trường thi hơi xa một chút, hướng nhà có chút không tốt

nhưng giá lại rất rẻ.

Cùng phòng cũng có hai khảo sinh có gia cảnh tương tự, thường ngày ba

người đều cắm mặt ở trong phòng đọc sách, bộ dạng đối phương thế nào

cũng chưa từng nhìn kĩ.

Rất nhanh đã đến đêm cuối của tháng giêng.

Bàng Lục Nhi dựng cột trụ thẳng đứng trong sân, đem treo lá cờ lên, cầu

phúc cho năm sau, mong người trường thọ.

Lục Nhi miên man nhớ lại ký ức lúc trước. Đời trước, mỗi năm những

ngày này đều có hai người, cũng may năm nay không ngoại lệ.

Bên kia ba người Trịnh Tuân cũng tụ lại một chỗ, ăn chút thức ăn, nhấm

rượu Đồ Tô.

Vương Nghĩa năm nay 28 tuổi, nhân sĩ của huyện Táo Dương, ở độ tuổi

này hắn đã để râu.

Hà Cảnh đúng là người của phủ Quan Tây Diên An, vô cùng hào sảng,

nghe hắn nói đây là lần thứ ba hắn nhập kinh, lần này nếu không đậu hắn

không thi nữa.

Hà Cảnh năm nay ba mươi bốn tuổi, trưởng nữ cũng đã gả cho người ta,

nhà cũng không khá giả gì, đây là lần cuối hắn mưu cầu danh lợi.

Hai người kia đều có con.

“Tử Phụ, ngươi có hôn phối chưa?” Vương Nghĩa hỏi Trịnh Tuân.

Tử Phụ là tên tự của Trịnh Tuân.

Mặt Trịnh Tuân hơi đổi sắc, sau đó rất nhanh liền trở lại bình thường,

hắn nói: “Ta và tiểu thê tử đã thành thân bốn năm rồi.”

Hà Cảnh cười ha ha: “Thật đáng tiếc, Tử Phụ tuổi trẻ tài cao, lại có

tướng mạo bất phàm, không biết bao nhiêu hoa khôi ở Trường An chờ

lên bảng vàng để bắt ngươi làm rể đâu.”

Trịnh Tuân cúi đầu cắn kẹo mạch nha, kẹo này làm từ lúa mạch, vị rất

ngọt nhưng không hiểu sao trong miệng hắn chỉ thấy đắng chát.

Hắn nhớ rõ, nàng thích nhất là mấy thứ này.

Đêm khuya, ba người về phòng.

Trịnh Tuân uống rượu xong, mặt hơi phiếm hồng. Hắn châm đèn, lấy

giấy bút ra, ngồi dưới song cửa sổ vẽ tranh.

Chỉ qua hai nén nhang.

Trên mặt giấy đã xuất hiện hình bóng của một nữ tử.

Nữ tử kia cùng lắm chỉ mười ba, mười bốn tuổi, lại học vấn tóc theo

những nữ nhân đã có chồng.

Nàng không hề có chút yểu điệu nào, ngồi chỗ của phu xe, hướng đến

cửa thư viện la lớn: “Trịnh Tuân! Trịnh Tuân! Ta tới đón ngươi đây!”

Khi Bàng Thanh Sơn mất, theo quy định nàng chỉ cần để tang một năm

là được, nhưng Bàng Lục Nhi không biết, cứ vậy hai người để tang đến

ba năm.

Cả đêm Trịnh Tuân không ngủ, cho đến khi phía Đông hừng sáng.

Bức tranh kia sớm đã bị nét mực thấm ra phía sau, Trịnh Tuân cuộn nó

lại, cất vào trong thùng trúc.
Bình Luận (0)
Comment