Quyển 6: Điện tiền hoan
〖 Điếu ngư thai, thập niên bất thượng dã âu sai. Bạch vân lai vãng thanh sơn
tại, đối tửu khai hoài. Khiếm y chu tể thế tài, phạm lưu nguyễn tham bôi giới,
hoàn lý đỗ ngâm thi trái. Toan trai tiếu ngã, ngã tiếu toan trai.
Vãn quy lai, tây hồ sơn thượng dã viên ai. Nhị thập niên đa thiểu phong lưu
quái, hoa lạc hoa khai. Vọng vân tiêu bái tương thai, tụ tinh đấu an bang sách,
phá yên nguyệt mê hồn trại. Toan trai tiếu ngã, ngã tiếu toan trai. 〗
Giải nghĩa:
Nghiêm Tử Lăng trốn ở Điếu Ngư Đài đã được tới mười năm, bầy chim dã quạ
đang suy đoán ta đã tới đâu rồi. Mây trắng mơ màng trên núi xanh, ta vui vẻ
uống rượu ngon. Dù không có tài năng của Y Duẫn và Chu Công, nhưng niềm
yêu thích rượu của ta vượt qua cả Lưu Linh, Nguyễn Tịch và những hiền nhân
khác trong rừng trúc bảy hiền. Đối với thơ, ta không kém cạnh Lý Bạch và Đỗ
Phủ. Quán Vân Thạch cười nhạo ta, ta mơ ước Quán Vân Thạch.
Trên núi Cô Sơn bên hồ Tây, khỉ hoang liên tục gào khóc, kêu ta mau về quê
hương. Hai mươi năm qua đã có bao nhiêu nhân vật xuất sắc kỳ lạ, theo gió
mưa rơi hoa nở. Nhìn từ xa ngọn mây cao vút, danh tướng trung hưng lạy tượng
đài. Tay ẩn chứa đầy sao trời, lòng mang kế sách an bang, công phá trại hoa
khói, gió trăng, mê hồn. Quán Vân Thạch cười nhạo Trương Khả Cửu, Trương
Khả Cửu cười nhạo Quán Vân Thạch.
( Hai bài thơ nối tiếp Toan Trai của Trương Khả Cửu, coi như lời tựa
Toan Trai: Quán Vân Thạch)
o O o
Trong thành Ngô Châu, không khí đang nóng lên, những bông hoa dại nhỏ bé ở
góc đường như biết ngày không còn nhiều, vì thế đã dốc hết sức mình, phẫn nộ
nở rộ lần cuối cùng. Màu vàng thắm với bức tường thành xanh xám làm nền,
trông càng bắt mắt.
Bên còn lại của con đường ven hồ là là một quán rượu mới được tu sửa không
lâu ở Ngô Châu, đó là nơi thanh tĩnh nhất náo nhiệt nhất. Cái gọi là là thanh tĩnh
náo nhiệt, thực ra không hề mâu thuẫn, thanh tĩnh chỉ đề cập đến hoàn cảnh, còn
náo nhiệt chỉ đề cập đến đám đông.
Lúc này vừa mới qua trưa không lâu, thái dương trên trời tỏa ra tia sáng chói
loá, hơi nóng hừng hực lan tỏa khắp trong thành, đẩy tất cả những kẻ nhàn rỗi
vào trong các quán rượu. Phía sau quán rượu, có một cái hồ nhỏ vừa mới được
mở không lâu, gió trên hồ theo đó thổi vào, giống như chiếc quạt lớn xuất
xưởng từ Nội Khố, chỉ có điều không cần dùng sức người cũng có thể mang gió
mát đến cho mọi người trong quán.
Mặt hồ bèo nước um tùm, trải rậm rạp trên mặt nước, che chắn ánh nắng mặt
trời, tạo bóng bảo vệ những chú cá dưới làn nước.
Kể từ khi kinh đô có thêm một nơi gọi là Bão Nguyệt lâu, có vẻ như tất cả các
quán rượu trong thiên hạ chỉ qua một đêm mà đều phát điên, bắt chước theo
cách bài trí đó, sau quán có hồ, bên hồ có viện.
Nhưng quán rượu, hồ, viện ở Ngô Châu này, thực ra đều thuộc về cùng một
người.
Đối với với người dân Ngô Châu, người này giống như sự thanh tĩnh của lầu,
như tấm bèo trên mặt hồ, như gió mát thổi qua dân gian, của quán này, đâu đâu
cũng có, bảo vệ, che chở tất cả mọi thứ trong thành Ngô Châu.
Ngô Châu không có thương gia lớn, không có gia tộc lớn, không có quân đội
lớn, có... chỉ là vị đại nhân này.
Kể từ hơn hai mươi năm trước, sau khi vị đại nhân này từ gia cảnh nghèo khó
trở thành quan viên, tên của ông đã trở thành biểu tượng của thành Ngô Châu,
chỉ cần ông ở đó, ngày tháng của nhân dân Ngô Châu vẫn sẽ trôi qua tốt đẹp.
Mọi người đều có tình cảm đối với quê hương, dù cho thiên hạ đều xem vị đại
nhân kia như tên thiên cổ đệ nhất gian tướng, nhưng đối với Ngô Châu, vị đại
nhân này... chính là Ngô Châu. Thậm chí trên quan trường, mọi người thường
không gọi thẳng tên, chỉ gọi vị đại nhân kia là Lâm Ngô Châu.
Phải, người mà chúng ta đang nói đến chính là vị tể tướng cuối cùng của triều
đình Đại Khánh, vị tướng gia tiền nhiệm nay đã về Ngô Châu dưỡng lão, Lâm
Nhược Phủ.
Kể từ khi Lâm Nhược Phủ từ quan về quê, với thuộc hạ của ông, ông rất ít khi
ra ngoài gặp mặt với bách tính Ngô Châu. Ngay cả các vị đại nhân giữ lễ đệ tử,
cung kính chẳng khác nào con cháu như Tri châu, Tổng đốc, cũng ít có cơ hội
thấy được dung mạo của ông. Nhưng ảnh hưởng của ông đối với Ngô Châu là
không ai sánh kịp, thậm chí không nói tới lực ảnh hưởng, ít nhất một nửa sản
nghiệp trong thành Ngô Châu đều thuộc về họ Lâm.
Ngô Châu phồn hoa là nhờ ông lấy của thiên hạ, cho nên bách tính Ngô Châu
dù có thế nào cũng không thể nói xấu một câu về Lâm Nhược Phủ, kể cả những
học sinh nhiệt huyết nhất.
Nhưng người khác thì chưa chắc đã như vậy.