Khẩu Ak Ta Bá Chủ Thế Giới Song Song Cổ Đại

Chương 32


Bân đã đọc nhiều tài liệu luyện sắt Việt Nam và trên thế giới, khá thú vị.

các cách luyện rèn sắt TQ và trên thế giới khá nhiều, nhưng thời phong kiến thì đúng là người TQ đi đầu từ nhà Hán đến nhà Thanh.

Những phát hiện cho thấy nghề rèn sắt và rèn kim loại phía Việt Nam có phần trội hơn so với người Hán thì chỉ được phía Việt Nam công nhận nhưng không được thế giới công nhận.

Do cái bóng quá lớn của TQ, do các tộc khác khi chiếm đất nước 1 tộc nào đó thường vẫn để lại sách vở và các bản ghi chép.
Tuy nhiên với người TQ thì khác, ngoại tộc chiếm nước họ như nhà Nguyên hay Mãn Thanh vẫn giữ lại nguyên vẹn toàn bộ.

Khi người Hán chiếm nước khác thì các sách khoa học kĩ thuật và binh pháp cũng như luật pháp, triết học thì bị lấy chở về TQ, người tài giỏi bị bắt hết đi, sách sử thì bị tiêu hủy hết để đồng hóa.

Sau đó họ nhận vơ lại là do mình nghĩ ra, vì các dân tộc kia không còn tư liệu ghi chép nên sau này không chứng minh được là do mình sang tạo.

Cho dù cóa thì số sách vở đó cũng đi sau sự kiện đấy rất nhiều năm nên bằng chứng không có sức thuyết phục.
Theo truyền thuyết, kiếm có từ thời nhà Chu Trung Quốc, đến đời Xuân Thu Chiến Quốc thì cực thịnh.

Thời này là giai đoạn mà người Trung Hoa mới tìm ra sắt, lại thêm một số kỹ thuật mới được dùng trong việc luyện kim nên khí cụ thời đó cứng hơn đồ đồng.
Đồ đồng của Trung Hoa là một hợp kim bao gồm đồng, kẽm và chì.

Có khi họ còn pha cả vàng, bạc.

Mỗi đời từ đời Thương (thế kỷ 16-11 trước công nguyên), sang đời Tây Chu (thế kỷ 11-8 trước công nguyên), Xuân Thu (770-476 trước công nguyên), họ lại phát triển những phương thức khác nhau.

Cuối đời Chiến Quốc, khi chuyển sang thời đại đồ sắt, người ta đã trải qua hàng ngàn năm kinh nghiệm trong việc đúc đồ đồng, và áp dụng những kỹ thuật đó vào việc đúc đồ sắt.

Việc tìm ra những loại kim khí mới cứng chắc hơn đồ đồng khiến cho họ càng cố công rèn đúc những loại binh khí sắc bén.
Kỹ thuật mỗi ngày một thêm phức tạp.

Sách Thiên Công Khai Vật thời Minh phân chia nhiều phương pháp, nhiều kỹ thuật khác nhau trong việc rèn đúc đồng sắt, bao gồm đúc đỉnh, đúc chuông, đúc búa, đúc tượng, đúc súng, đúc kính, đúc tiền.
Theo sách vở, phương pháp của người Trung Hoa rèn đúc thường qua năm giai đoạn:
-Tạo hình mẫu
- Dùng hình mẫu chế tạo khuôn
-Nấu chảy hợp kim, đổ vào khuôn
- Đợi cho kim loại đông đặc, lấy ra khỏi khuôn

- Chạm khắc hay tu sửa mặt ngoài
Các loại hợp kim pha trộn thông thường bao gồm sắt, đồng, thiếc, vàng, bạc.

Theo tài liệu ngày nay, thép là sắt có chứa từ 0,1 – 1,8% carbon, dưới 0,06% là sắt non mềm dễ uốn nhưng không cứng và không đàn hồi, và trên 1,8% là gang, tuy cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

Ở châu âu, thời kỳ đồ sắt bắt đầu từ khoảng 1300 trước công nguyên nhưng ở Trung Hoa dường như sắt chỉ thịnh hành vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên.

Sắt nếu chứa ít carbon (sắt và thép), chỉ cần nung đỏ lên đã có thể dùng búa đập, rèn thành hình.

Nếu như có nhiều carbon (gang), lại cần phải nấu chảy thành chất lỏng mới đúc được.
Các nhà khảo cổ đều cho rằng trước khi tiến đến trình độ đúc gang, nhân loại phải qua giai đoạn rèn sắt (nung đỏ rồi đập cho thành hình).

Cứ theo những di chỉ thời Chiến Quốc khai quật được, cho tới thời này người ta chưa đúc được gang nên mới chỉ đến giai đoạn rèn sắt mà thôi.

Tuy nhiên, khi khai quật một số khí vật bằng sắt, người ta lại đi đến kết luận là việc đúc sắt có thể có trước, vì thừa kế được kỹ thuật đúc đồng và làm đồ gốm, và kỹ thuật rèn sắt lại phát triển sau.
Qua đời Hán, người Trung Hoa nghĩ ra ống bễ đôi, có thể quạt liên tục nên nhiệt độ cao hơn loại bễ có từ thời Chiến Quốc và đã biết cách pha trộn nhiều loại kim khí khác nhau để gia tăng độ cứng và độ dẻo của kim loại.

Họ cũng khai thác quặng mỏ nên sản xuất được nhiều và biết cách hàn hai loại thép cứng và mềm với nhau để làm lưỡi kiếm hay các loại vũ khí, mặc dù nhiều học giả cho rằng phát kiến này có thể bắt nguồn từ khu vực Trung Á, sau truyền sang cả Đông và Tây.
Việc dùng các khuôn để đúc hàng loại những dụng cụ, khí giới, phối hợp việc rèn thép đã khiến cho đồ sắt trở nên thông dụng, và khí giới thép đã vượt trội các loại khí giới bằng đồng.
Trong khi đó, phải tới thời Trung Cổ, người châu âu mới biết đúc sắt, và việc luyện thép còn sau hơn nhiều.
Về phương pháp rèn sắt, người ta nung nóng cục sắt lên rồi dùng búa đập cho thành hình thù vật mong muốn.

Theo sử sách, ngay từ trước công nguyên, người Trung Hoa đã tìm ra được cách tạo nên những lưỡi đao, lưỡi kiếm rất cứng nhưng cũng bền chắc để không bị gẫy khi chiến đấu.

Việc pha trộn sắt và carbon, cũng như thay đổi nhiệt độ để đúc kiếm là một công phu hết sức phức tạp.
Mọi loại kim khí đều cấu tạo bởi những tinh thể giao kết với nhau, và bố cục của những tinh thể này có ảnh hưởng đến cơ năng của kim loại.

Nếu rèn nhiều quá, tuy sắt có cứng hơn nhưng lại dễ gẫy, tương tự như chúng ta bẻ một sợi dây thép bằng cách bẻ qua, bẻ lại nhiều lần.

Vì thế việc đúc kiếm, người thợ phải đo lường được tiến trình rèn sắt, không ít quá vì sắt chưa đủ cứng, nhưng nếu rèn quá lâu, sắt trở thành giòn.

Hoặc cũng có phương pháp “quán cương” nghĩa là dùng thép non ghép chung với thép già để thành một khí cụ cứng nhưng vẫn dẻo.
Nhiều học giả cũng cho rằng người Trung Hoa cũng là dân tộc đầu tiên biết rút carbon từ gang ra để có được thép.

Trễ lắm là thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, họ đã biết nguyên tắc này và cũng nhờ đó mà sau này vào thế kỷ thứ 19, một người phương Tây đã theo để luyện kim.


Việc loại trừ được carbon trong thép và gang đã được áp dụng để có sắt non dùng trong việc xây cầu và đúc ống dẫn nước.
Họ biết cách thổi hơi qua sắt nóng chảy gọi là bách luyện.

Phương pháp thứ hai dùng để luyện kim là trộn sắt non và gang để thành thép cũng đã được họ thực hiện từ thế kỷ thứ 5 sau công nguyên.

Những năm gần đây, tại xưởng chế tạo thép ở Corby bên Anh, người ta đã thử nghiệm lại và thành công.
Sau này, ngoài những phương pháp thông thường, ba phương pháp tương đối cầu kỳ hơn đã được áp dụng để chế tạo một thanh kiếm tốt.

Phương pháp thông dụng nhất là sau khi rèn xong, người ta nung lên một nhiệt độ thấp rồi cho nguội từ từ món vũ khí.

Những người sành sỏi chỉ cần nhìn nước thép, cấu trúc của lưỡi kiếm là có thể định được tài nghệ của người rèn kiếm.
Phép tôi sắt là sau khi rèn xong, kim loại chưa cứng hẳn người thợ nhúng vào nước hay dầu để cho thép cứng hơn.

Tuy nhiên, nhiều khi phải để cho nhiệt độ hạ từ từ vì nếu hạ quá nhanh, thanh thép sẽ cứng nhưng giòn.

Trong khi phương pháp đúc kiếm có thể bị người khác bắt chước, phương pháp tôi thép lại được giữ rất kín như một kỹ thuật bí truyền.

Tôi bằng dung dịch gì, độ nóng ra sao, cách thức thế nào là những bí mật.

Thợ rèn ít cho ai xem cách họ tôi thép như thế nào, và việc tò mò tìm biết là một cấm kỵ, nhất là đối với những thợ rèn Nhật Bản.
Cuối đời Chiến Quốc, người Trung Hoa đã phát triển việc khai thác quặng mỏ, phối hợp việc đúc đồng với đúc sắt và việc sử dụng vũ khí đã khá phức tạp.

Nhiều lò đúc mướn đến hơn 200 công nhân và nhiều người trong kỹ nghệ này trở nên giàu có lớn, đóng một vai trò quan trọng trong xã hội.

Theo những di chỉ, hơn 2000 năm trước, người Trung Hoa đã đúc được những dụng cụ rất tinh xảo, và có thể nói là nhất thế giới.

Đó là theo di chỉ tìm được .
Trung Quốc được cho là cũng là nước nâng việc đúc sắt lên hàng kỹ nghệ, nghĩa là vừa bỏ công để thực hiện những cơ sở có tầm vóc lại tập trung công tác này trong tay triều đình và ấn định tiêu chuẩn các loại đồ sắt.

Việc sản xuất qui mô đó đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế cũng như binh bị.


Đời Hán, triều đình đã độc quyền sản xuất và phân phối hai món hàng chính là đồ sắt và muối, ngoài thuế má đánh trên nông phẩm để có đủ chi phí cho guồng máy hành chánh và quân sự.
Vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, đã có ít nhất là 46 xưởng đúc sắt “quốc doanh” trên toàn nước và người ta đã tìm ra những khối quặng còn sót lại nặng đến 25-30 tấn, một trọng lượng mà phải đến thế kỷ thứ 18 Châu âu mới đạt tới.

Các loại binh khí, cuốc, liềm … đều có tiêu chuẩn nhất định.

Họ cũng chế tạo những lưỡi cày bằng thép, gắn trên cán gỗ và chế ra những loại máy vừa khoan lỗ, gieo hạt thay vì phải gieo lúa bằng tay, một kỹ thuật mà sau này Châu âu phải bắt chước.

Phương pháp thổi hơi nóng qua các khối thép lỏng để tinh luyện kim loại cũng là một kỹ thuật phức tạp mà người Trung Hoa sử dụng từ 20 thế kỷ trước đây tương tự như những lò luyện kim của Henry Bessemer hồi thế kỷ thứ 19.
Tại sao người Trung Hoa lại biết đúc sắt sớm như thế? Một số yếu tố được đưa ra làm giả thuyết cho sự phát triển này.

Thứ nhất, nước này có những loại đất sét tốt dùng làm vách cho những lò luyện kim.

Thứ hai, họ biết cách đưa độ nóng chảy của quặng sắt xuống thấp để việc đúc được thuận tiện hơn.

Chính sự phát triển trong ngành luyện kim, sau này thời phong kiến đã đưa đến những tiến bộ trong nông nghiệp, việc sử dụng lưỡi cày một cách rộng rãi hơn và phát minh thêm nhiều nông cụ khác.
Về phía người Việt , cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng thau ngay từ giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên (niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay).

Đối với đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy dấu hiệu của nghề luyện sắt từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên với những vết tích lò luyện sắt, hòn quặng sắt, xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Các hiện vật sắt, gỉ sắt không rõ hình dạng, chức năng cũng được phát hiện tại di chỉ Đường Mây, Cổ Loa, Hà Nội.

Các nhà khảo cổ học, lịch sử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những minh chứng mới về nghề luyện sắt của người Việt cổ.
Hiện nay nhiều người cho rằng tổ tiên nước ta không biết nghề luyện sắt và sản phẩm này là do văn minh Trung Hoa trong quá trình ngàn năm Bắc thuộc truyền sang.
Theo truyền thuyết Thánh Gióng thì tổ tiên ta đã biết dùng sắt rèn ngựa cho Thánh Gióng đánh giặc Ân, (khoảng 1000 năm TCN).

Truyền thuyết thì khó tin.

Lịch sử thành văn của nước ta thì lúc đó có thể chưa có hoặc nếu có cũng bị người Hán tiêu hủy sau mỗi lần chúng cất quân xâm lược nước ta.
Nhưng có thể là nghề luyện sắt của ta có từ trước thời Bắc thuộc.

Thời đó dân ta chưa biết dùng chữ Hán.

Trong chữ Hán sắt gọi là thiết , thép gọi là cương , nếu sắt thép là do người Trung Hoa truyền vào sau thời Bắc thuộc thì tất nhiên dân ta phải gọi như là chữ Hán là Thiết, Cương.

Nhưng người Việt lại gọi là sắt thép.

Sắt là một chữ thuần Việt, đọc là sắt theo chữ nôm, chữ này ngay từ điển chữ Hán thời phong kiến cũng không có, mặc dù chữ Hán cũng có chữ đọc là sắt nhưng để chỉ cây đàn sắt có 50 dây (Mang tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ - Truyện Kiều Nguyễn Du).

Thép cũng là một từ thuần Việt, chữ nôm viết đọc là thép, chữ này hoàn toàn không có âm và chữ tương tự trong Hán ngữ.
Như vậy, người Việt phải biết đến kỹ thuật sắt thép, có thể các kỹ thuật luyện kim khác, như vàng, bạc, chì kẽm trước thời Bắc thuộc và vẫn tiếp nối phát triển, nên mới có tên gọi riêng của mình như vậy.


Có ý kiến dựa trên Sử ký của Tư Mã Thiên, Nam Việt liệt truyện có chép , Nam Việt giáp giới với quận Trường Sa ,Thời Cao Hậu (Lã Hậu 241 TCN – 180 TCN), quan đương sự xin cấm không cho người Nam Việt vào mua đồ sắt.” để nói rằng Nam Việt không tự chế được sắt.

Thời Cao Hậu Nam Việt vương Triệu Đà mới chỉ chiếm được Phiên Ngung (vùng Quảng Đông).

Sau khi Cao Hậu chết mới chiếm được Mân Việt và Tây Âu Lạc nên không có sắt là tất nhiên, điều đó không chứng minh là Âu Lạc không luyện được sắt.

Có người lấy lý do không tìm thấy di tích khảo cổ về sắt trên đất nước ta để kết luận rằng cha ông ta không biết chế tạo sắt thép.
Nên nhớ rằng, khác với đồ đá và đồ đồng, đồ sắt để lại rất ít trong các di tích khảo cổ trên thế giới.

May chăng còn có cột sắt ngàn năm ở gần Dehli Ấn Độ là còn tồn tại đến ngày nay, mà các nhà khoa học hiện đại cũng chưa giải mã được bí mật.

Bởi chưng kim loại sắt bị oxy hóa mạnh, dù có bị chôn vùi dưới bao lớp đất cũng bị hủy hoại.

Ngay cả ở nước ta, Đại Việt sử ký toàn thư chép Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo sau đó đóng cọc gỗ nhọn bịt sắt cắm xuống sông Bạch Đằng thì các cọc đó ngày nay phát hiện được cũng không thấy có sắt nữa.
Sử sách của nước ta bị quân Minh cướp và đốt hết từ năm 1407 nên không có cơ sở nào biết được trước đó có chép gì không.

Nhưng sau khi quân Minh chiếm nước ta, lập thành quận huyện của Trung Hoa thì người Minh đã có ghi chép nhiều chi tiết về tổ chức kinh tế, xã hội, địa chí, sản vật của Giao Chỉ.
Trong quyển An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng đời Minh đã ghi chép khá tỉ mỉ như Nhà Minh đã lập ra 6 Cục Kim Trường để lo về việc luyên kim ở Giao chỉ.

Về sắt sách này chép “ Phủ Nghệ An, tại huyện Thổ Hoàng (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) có núi Quặng là nơi sản xuất sắt… tại huyện Đông Thành ( vùng Núi Thiên Nhận-Hồng Lĩnh ven sông Lam ngày nay) có núi Sắt cũng là nơi sản xuất sắt”.

Những ghi chép này cho ta thấy, ít nhất từ thời Trần nghề luyện sắt của người Việt đã khá phát triển.

Chẳng những là luyện sắt, mà việc chế tác sắt (làm vũ khí) thời bấy giờ đã đạt được trình độ cao, có thể vượt cả kỹ thuật của phương Bắc.
Những địa điểm luyện sắt như trong Nam Việt Chí Nguyên đã chép ở trên tập trung chủ yếu ở vùng Hà Tĩnh.

Đặc biệt là vùng thung lũng sông Ngàn Sâu thuộc Huyện Thổ Hoàng ngày xưa vốn nổi tiếng với nghề luyện sắt ít nhất từ đời Trần và cho đến trước khi có kỹ thuật phương Tây.
Tuy bằng chứng còn ít ỏi, nhưng từ truyền thuyết, đến ngôn ngữ, sử sách Đông Tây và của cha ông ta, đã cho thấy rằng không còn nghi ngờ gì nữa.

Tổ tiên, ông cha dân Việt chúng ta đã đồng hành cùng nhân loại trong lịch sử thời đại đồ sắt, biết chế tạo, chế tác sắt thép từ ngàn xưa với chất lượng cao.

Cũng không phải là ngẫu nhiên mà sử sách lại ghi chép vùng Nghệ Tĩnh là cái nôi của nghề luyện sắt và chế tác sắt thép của người Việt từ thuở xưa đến nay.
Chính vì những điều được biết trên nên nên hắn muốn từ giờ đến năm 622, người của hắn phải có khả năng đúc súng thần công, không được như thời nhà Lê, Lê Trung Hưng hay Tây Sơn nhưng bét nhất cũng phải được như thời Hồ Qúy Ly.

Vì kiến thức thời phong kiến từ thời kì Trần - Hồ hoàn toàn có thể áp dụng vào thời đại này do hàm lượng khoa học kĩ thuật không cao nhưng cũng khá là nặng đô vì sản xuất kim loại thời Trần – Hồ hơn hẳn thời Ngũ đại- Thập quốc thậm chí nhà Đường.

Nhưng nếu sau khoảng hơn chục năm nghiên cứu cùng với lượng kiến thức bổ sung của hắn cũng như số lượng thợ rèn có tay nghê tốt ngày 1 cao thông qua đào tạo học hỏi kinh nghiệm từ các nô lệ.
Chưa kể đến hắn muốn xuống các tỉnh phía nam còn vì mục đích lập căn cứ bí mật cũng như trồng nguyên liệu làm các sản phảm như rượu, giấy.

Bình Luận (0)
Comment