Chương 381: Không Gian Lại Mở Rộng Nhưng Không Có Thời Gian Đi Xem (1)
Không phải nơi nào cũng trồng được lúa nước nhưng đất nào cũng cần phân bón. Áp dụng phương pháp ủ phân của Liễu Phán Nhi để tăng độ phì nhiêu thì toàn bộ đất ruộng đều có thể tăng sản lượng.
Hơn nữa, sản lượng trên một mẫu ruộng của mọi giống lương thực của nhà Liễu Phán Nhi cũng rất cao.
Liễu Phán Nhi viết ra giấy các bước ủ phân một cách chỉ tiết rồi trình lên khâm sai Cố Thiệu.
Khâm sai Cố Thiệu hết sức vui mừng: "Đa tạ Đức Thụy phu nhân."
Liễu Phán Nhi cười cười, mặt lộ vẻ cảm kích: "Ta còn phải cảm tạ Cố đại nhân, bây giờ ta có được nhiều như vậy, cảm thấy mỹ mãn rồi. Cuộc sống sau này tốt hơn, tương lai của mấy đứa nhỏ cũng xán lạn hơn."
Khâm sai Cố Thiệu mỉm cười: "Có mẫu thân như ngươi, chúng tự nhiên sẽ thành tài. Phương pháp của ủ phân này phù hợp với mọi địa phương, có ý nghĩa trọng đại, bệ hạ còn sẽ ban thưởng nữa."
Liễu Phán Nhi xua tay: "Thật ra ta đã nhận được quá nhiều thứ rồi, thân phận địa vị, tiền tài và tơ lụa. Còn lại phải dựa vào chính bản thân chúng ta, không thể để đám nhỏ quen với việc ngồi mát ăn bát vàng."
Cố Thiệu cười cười, người khác ước gì được ban thưởng nhiều hơn, Liễu nương tử này thì hay rồi, vậy mà ghét việc được ban thưởng nhiều khiến sắp nhỏ mơ mộng hão huyền, tạo thói quen xấu không làm mà hưởng.
Đại Nông Ti đưa ra một cái giá khá cao, tám văn tiền một cân để mua những hạt lúa no đủ chắc nịch này. Liễu Phán Nhi bán cho triều đình tám ngàn cân lúa, tám văn tiền một cân, tổng cộng sáu mươi bốn lượng bạc.
Nghe nói nàng muốn mua một con ngựa, có lẽ hắn ta có thể cho nàng.
Sự thật cũng đúng như thế, Liễu Phán Nhi để lại một ngàn cân lúa giống chỉ đủ cho thôn Lý gia dùng, số còn lại bị Đại Nông Ti lấy danh nghĩa triêu đình mua hết.
Tim huyện lệnh Lưu đại nhân hãng một nhịp, Đại Nông T¡ cũng muốn giống lúa sản lượng cao của thôn Lý gia, vậy thì giống lúa được phân đến huyện nha Thôi Dương phỏng chừng sẽ không nhiều.
Đại Nông T¡ hai tay bụm thóc, nhẹ nhàng vuốt ve, không nỡ buông tay, lập tức bàn bạc với khâm sai Cố Thiệu, em vợ Triệu Thanh Minh của Hoàng thượng và nội thị Lương công công: "Lúa của thôn Lý gia, trừ giống lúa mà thôn Lý gia đang cần, triều đình sẽ mua hết số giống còn lại."
Giá gạo là một văn tiền một cân, nhưng giống lúa thì đắt một chút, Đại Nông T¡ có lòng để Liễu Phán Nhi được lời hơn, cảm ơn sự cống hiến của Liễu Phán Nhi trong công cuộc trồng lúa nước nên tính mua với giá cao.
Hiếm có nữ tử nào tỉnh táo như vậy.
Bởi vì sản lượng tương đối cao, bình quân mỗi mẫu thu hoạch được sáu trăm cân, bảy văn tiên một cân, một mẫu đất có giá hơn bốn lượng bạc. Nhà nào có nhiều ruộng có thể kiếm được mấy chục lượng bạc, thậm chí là trăm lượng bạc.
Lý Đại Sơn am hiểu trồng trọt, sản lượng lúa nhà ông ấy đạt tới sáu trăm năm mươi cân, cũng không tệ.
Vì nhà Liễu Phán Nhi để lại giống lúa mà thôn Lý gia cần nên giống lúa của những nhà khác trong thôn Lý gia đều bán cho triều đình và huyện nha, giá cả không cao bằng lúa nhà Liễu Phán Nhi, nhưng cũng được bảy văn tiền.
Huyện lệnh Lưu đại nhân tranh giành với Đại Nông T¡ mãi mới hớt được hai ngàn cân. Giống lúa còn lại đành tìm mua từ nhà khác trong thôn Lý gia.
Đám Trịnh lão đại nhìn giá lúa của thôn Lý gia cao như vậy, sản lượng cũng cao thì ngưỡng mộ vô cùng. Hy vọng chủ nhà thấy họ dốc sức làm việc sẽ cho họ mấy cân lúa để họ mang về trồng trọt.
Đó là biểu hiện của sự vui mừng không kiểm soát được, chỉ có thể thể hiện niềm hạnh phúc tột độ bằng cách khóc thành tiếng.
Mọi gia đình ở thôn Lý gia đều như vậy, không kìm được nỗi sung sướng.
Nhà Lý Lăng Tử là nhà nhiều ruộng nhất thôn Lý gia, số gạo bán ra được tám mươi lượng bạc, Lý Lăng Tử mừng rỡ ôm bạc khóc hu hu.