Chương 669: Phê Phán Hủ Tục (1)
Lý Nam đặt đũa xuống, vỗ vỗ ngực, bĩu môi, yếu ớt đáp: "Nương, A Nam không thoải mái ở chỗ này!"
Nhìn thấy Lý Nam sờ sờ ngực kêu khó chịu, trong lòng Liễu Phán Nhi khẽ giật mình, chẳng lẽ là tim không ổn?
Đây không phải bệnh cảm lạnh chỉ cần uống thuốc là khỏi.
Bây giờ không có phẫu thuật ngoại khoa can thiệp, rất khó để điều trị bệnh tim.
Liễu Phán Nhi lộ ra vẻ lo lắng, vội vàng hỏi: "Sao ngực lại đau? Không được, lát nữa chúng ta ăn cơm xong, ta dẫn con lên huyện thành gặp đại phul”
Thấy nương hiểu lầm, Lý Nam vội vàng giải thích: "Nương, là do tâm trạng không tốt, không phải đau timl"
"Thế tại sao tâm trạng con lại không tốt? Đi học bị ai ăn hiếp sao? Hay là phu tử giảng bài con nghe không hiểu?" Liễu Phán Nhi hỏi, Lý Nam là một đứa bé rất hoạt bát và cởi mở, rất hiếm khi thấy bé buồn bã như thế này.
Lý Nam thở dài: "Những bé gái ở trường chúng ta đều bị mẹ hoặc bà bắt về, không cho đi học"
(*) Tục bó chân là một tập tục áp dụng cho phụ nữ, Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều là câu chuyện về một cung phi của Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn' (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Lý Nam lắc đầu, bé cũng cảm thấy rất khó hiểu: "Không phải vì trường thu học phí, mà là vì họ nói điều đó là đồi phong bại tục, họ nói rằng nam và nữ bảy tuổi phải ngồi ở chỗ khác nhau! Con cũng không hiểu, nghĩ mãi cũng không ra chuyện gì đang xảy ra!"
Liễu Phán Nhi nghe vậy, trên trán nổi lên ba đường hắc tuyến: "Ta cảm thấy những người này ăn no rửng mỹ, đều là trẻ con, trong đầu làm gì có những suy nghĩ bậy bạ ấy? Đầu là suy nghĩ lung tung của người lớn!"
"Nhưng thôn ngoài có một bà mối, đến thôn chúng ta cầu hôn, không biết làm sao biết nam nữ trong trường cùng nhau đọc sách, liền nói lung tung thôn Cát Tường chúng ta không hiểu quy củ. Cô nương gia không còn trong sạch, về sau phải gả chồng như thế nào?" Lưu thị bưng bát đĩa đi vào: " Chuyện này ta biết, vốn người trong thôn chúng ta cũng không cảm thấy có gì! Dù sao hài tử dưới mười tuổi còn nhỏ, căn bản là không hiểu chuyện nam nữ thụ thụ bất tương thân. Cho chúng học đọc và viết được chút ít cũng tốt. Dù sao trong trường chỉ có Quách nương tử là phu tử, còn chưa tìm được người thích hợp nào khác.'
Lưu thị lộ ra vẻ chán ghét gật đầu: "Chứ gì nữa? Không chỉ như thế, nữ nhi nhà chúng ta còn tốt, không cần phải bó chân. Nghe nói ở miền Nam chỉ cần gia đình nào có mấy chục mẫu ruộng, có chút tiên đều nói tam thốn kim liên(*) đẹp, bắt con gái bó chân. Trời đất ơi, chân nhỏ như vậy, chỉ to bằng bàn tay của ta thôi, đi đường không vững cứ lắc lư lắc lư, đi chẳng bao xa đã đau nhức khó chịu."
Liễu Phán Nhi hơi sửng sốt: "Tại sao? Chẳng lẽ là bởi vì trường học thu học phí sao?"
Dưới sự câu thúc trói buộc của lễ nghĩa phong kiến, Liễu Phán Nhi không có khả năng chống cự. Nam nữ khác biệt, Liễu Phán Nhi còn có thể tiếp nhận lý do này. Nhưng những thứ như bó chân, Liễu Phán Nhi nhất quyết không chấp nhận được.
Lưu thị gật đầu: "Trước đây có đoạn thời gian, con dâu lớn của bà Chu - Vương thị bó chân cho con gái mình, Tam quả phụ nhìn thấy liền bị dọa cho chết khiếp. Lúc về bà ta có nói với người trong thôn, chúng ta mới chú ý tới.'
Liễu Phán Nhi nhíu mày: "Ngày mai ta lên huyện thành, xin nhờ huyện lệnh giới thiệu cho ta một tú tài, đến thôn chúng ta dạy học, nam nữ phân biệt ra, để khỏi bị người đời chỉ trích."
Liễu Phán Nhi thực sự không chú ý đến những điều này, lúc này cũng khá chấn kinh: "Những hủ tục này không phổ biến ở miền bắc, nhưng chúng có nhiều ở miền nam sao?”