Không Mừng

Chương 3


Tôi sống lâu hơn Phương Mân bảy năm, nhưng lại không học được sự tự do không gò bó của cậu ấy.

Xem ra bảy năm này ngược lại sống thật uổng phí.

Phương Mân vẫn mãi không xuất hiện như cũ, thậm chí cũng không tham gia leo núi do lớp trưởng tổ chức.

(chỗ này bản gốc là 神龙见首不见尾 – Thần long kiến thủ bất kiến vĩ.

Nghĩa đen: rồng thần thấy đầu mà không thấy đuôi, câu này hay gặp trong mấy phim cổ trang, anh hùng hào kiệt bận rộn, nay đây mai kia, khi chỗ này mai chỗ khác, ko ai nắm rõ đang làm gì ở đâu.

Nguyên câu này dùng để tán dương sự phong nhã của thơ văn, thấy trên mạng chép mấy câu người xưa tán gì mà thơ như rồng abcxyz, về sau mới dùng để chỉ người hành tung thần mật, không lộ chân tướng, hoặc là hình dung ngôn từ trừu tượng, khiến người khác khó hiểu khó nắm bắt.

Câu này gần nghĩa câu: Thâm tàng bất lộ – Nguồn: Hoasinh_Anhca)
Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mà lớp tốt nghiệp bọn chúng cùng nhau đi chơi, vậy nên chúng cũng mời tôi.


Vốn dĩ ban đầu tôi không định tham gia, có thầy giáo đi cùng khẳng định bọn trẻ sẽ không thoải mái bung xoã được.

Sau này vì sao lại đồng ý, bản thân tôi cũng không biết, chỉ là đôi mắt cứ vô thức tìm kiếm bóng hình của ai kia trong đám đông.

Mãi đến khi một cô bé học sinh chạy đến hỏi "Thầy đang tìm Phương Mân ạ? Cậu ấy nói không đến."
"Bạn học Phương Mân có nói là đi nơi nào không?" Tôi hỏi, tự coi như bệnh nghề nghiệp của giáo viên.

Cô bé cười khúc khích, "Không có nói, nhưng mà, thầy tốt với cậu ấy quá đó."
Tôi rốt cuộc cũng coi như rõ là bản thân không phù hợp để leo núi.

Bình thường ngồi lâu đã để lại quá trời các vấn đề về cột sống thắt lưng rồi, leo bậc đương nhiên lại càng mất sức.

Tôi để bọn chúng leo lên trước, mình thì tìm một quán ở lưng chừng núi để nghỉ chân.

Ngọn núi này là một trong số ít những điểm thu hút khách du lịch của Liễu Trấn, nhưng mà cũng không nổi danh lắm, du khách cũng khá rải rác.

Tuy vậy, những đồ chơi nhỏ trong cửa hàng này lại rất tinh xảo.

Chủ tiệm là người Vân Thị, vợ là người Liễu Trấn.

Hai người đều có sở thích làm một số đồ thủ công, vậy nên liền quyết định về quê nhà của vợ để mở cửa hàng.

Tôi khen đồ ông chủ làm đẹp một tiếng, lại nghĩ cũng ít có dịp đến đây, liền dứt khoát mua một món làm đồ lưu niệm.

Vừa khéo nhìn thấy một con búp bê làm bằng gỗ rất đáng yêu, đôi mắt to tròn, bờ môi mặc dù mím thành một đường thẳng, nhưng toàn bộ thần thái đều như đang cười thật vui vẻ.


Tôi vô thức đụng đụng đầu của nó rồi hỏi ông chủ bao nhiêu tiền.

Ông chủ báo giá, nhân tiện nói thêm rằng còn có thể khắc chữ miễn phí cho tôi.

Tôi nghĩ nghĩ, dường như cũng không muốn khắc gì cả, nên liền nói không cần, trả tiền xong liền cất con búp bê vào túi.

Không ngờ ông chủ cười như không cười nhìn tôi, hỏi thật sự không cần sao?
Tôi không hiểu lắm ông ta có ý gì, chỉ thấy ông chủ quay mặt con búp bê với tôi, cười cười nói "Lúc cậu nhìn thấy nó khẳng định đã nghĩ tới ai đó, nếu không đã chẳng cười kiểu như vậy."
Người vợ ngồi bên cạnh cũng hùa theo chọc ghẹo đến độ tôi phải cười trừ lắc đầu, không đỡ nổi nhiệt tình của họ
Cuối cùng vẫn là tôi thua, miễn cưỡng mà khắc đại lên nó vài chữ.

Ông chủ nói đúng, con búp bê đó, quả thật rất giống Phương Mân.

Hè này được nghỉ khá dài, vậy nên tôi tranh thủ về thăm nhà.

Mẹ vừa thấy tôi, liền cười nhẹ nhàng nói quá rằng chào đón nhà giáo nhân dân ưu tú về nhà, bảo tôi tranh thủ để ăn cơm.


Thế là cha mở cửa phòng bếp ra như làm ảo thuật vậy, hương thơm đồ ăn từ bốn phía ùa tới.

Tôi cười bảo họ đã bao tuổi rồi mà còn trẻ con như vậy.

"Chẳng lẽ giống anh à, mới hơn hai mươi tuổi đầu mà làm như năm mươi rồi ấy." Mẹ tôi quở.

Chủ đề trên bàn ăn hầu hết đều xoay quanh cuộc sống ở Liễu Trấn có ổn không, học sinh có nghe lời không, còn hỏi khi nào thì quay lại Vân Thị.

"Đã bao nhiêu năm rồi, mẹ không tin thời này còn có trường không nhận con chỉ bởi vì đồng tính đâu." Mẹ xới cho tôi nguyên một chén cơm đầy, cằn nhằn tôi ở Liễu Trấn gầy đi quá nhiều, về nhà phải tranh thủ bù đắp.

Tôi trả lời câu hỏi trước đó: "Khai giảng xong con sẽ chủ nhiệm thêm một khoá lớp mười nữa, ít nhất sẽ cố gắng thêm một khoá tốt nghiệp nữa rồi tính tiếp."
Ba tôi và cơm, nói, "Vậy thì cũng ba năm trôi qua rồi."
Ngược lại là "quý bà" Lâm Thiến sâu sắc, bảo tôi muốn thêm mấy khoá thì mấy khoá, muốn đi đâu thì đi..

Bình Luận (0)
Comment