Chương 1664: Lại Thêm Một Mùa Tuyết Rơi (4)
Chương 1664: Lại Thêm Một Mùa Tuyết Rơi (4)Chương 1664: Lại Thêm Một Mùa Tuyết Rơi (4)
Mấy ngày kế tiếp, Tằng Dịch ngoại trừ vê nhà bên cạnh ngủ thì hâu như đều ở bên chỗ Trần tiên sinh, đọc đi đọc lại mấy trang giấy đó, chữ trên đó được viết từ những chữ Khải cực nhỏ trông rất quy củ. Tằng Dịch là tu sĩ Hạ ngũ cảnh đã nhập môn, đương nhiên biết đọc chữ, nhưng môn bí thuật Quỷ đạo đó lại bị Trần tiên sinh nói là "Phẩm cấp không quá cao', mà dường như từng con chữ không có ý định làm quen với y.
Hầu như cứ hai ba câu, Tằng Dịch lại gặp phải chướng ngại, nảy ra nghỉ vấn. Thoạt đầu Tằng Dịch muốn bỏ qua một vài đoạn, kiên trì đọc sơ qua bí thuật này xong mới đi hỏi, nhưng càng đọc càng thấy nhức óc, mồ hôi đầm đìa, đến mức xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm là lạc mất hồn phách. Tằng Dịch sợ hãi trong lòng, về tu hành bí pháp của Tiên gia, y từng nghe nói đến một vài điều cần chú trọng và kiêng ky. Càng là bí thuật thượng thừa thì càng không thể tuỳ tiện để tinh thần chìm đắm vào trong đó, một khi đã chìm vào thì không thể thoát khỏi, lại không có người Hộ Đạo, sẽ tổn hại tới gốc rễ của đại đạo.
Vị Trần tiên sinh đó vẫn luôn ngồi bên cạnh y, thoạt đầu cũng không để tâm nhắc nhở Tằng Dịch, cho đến khi Tằng Dịch há miệng thở phì phò vội vàng thả mấy tờ giấy giống như là thứ nặng tựa ngàn cân từ trong tay xuống.
Bấy giờ Trần Bình An mới lặng lẽ gật đầu, thiên phú tài nghệ không tốt cũng không phải điều đáng sợ nhất. Nếu như tâm tính quá nông cạn thì lúc đó mới là cửa ải lớn nhất của Tằng Dịch trong quá trình tu hành môn bí pháp Quỷ Đạo này.
Một khi ngay cả chút sự kiên trì này mà Tăng Dịch cũng không có, đi theo hắn làm việc sẽ chỉ khiến cho y từng bước đi vào con đường tẩu hoả nhập ma thôi.
Trần Bình An sẽ không đuổi Tằng Dịch đi, nhưng cũng sẽ không cho y tu hành tiếp nữa, cứ coi như là có thêm một người láng giềng, không khác gì tu sĩ già trông coi sơn môn.
Trân Bình An thà lãng phí mười lăm đồng Cốc Vũ cũng không muốn để Chương Yểm và Điếu Ngư Phòng đảo Thanh Hạp tìm kiếm người thích hợp nữa. Sau khi Tằng Dịch nếm chút khổ cực thì không còn cố chấp im lặng nữa, hễ có thắc mắc gì liền mở miệng hỏi Trần tiên sinh.
Trần Bình An liền giải thích từng điều một cho y.
Thứ nhất, lúc đó Nguy Bách cũng có chút thích chỉ tiết rồi; thứ hai, Trân Bình An đã tỈ thí nhiều lần với Mã Viễn Trí của phủ Chu Huyền, địa tiên Du Gối và đại tu sĩ của Âm Dương gia, đến nay bản thân hắn cũng tích luỹ được vài điều tâm đắc.
Còn về vì sao không đưa thẳng cho Tằng Dịch bản bí pháp "Phê bình chú giải" hoặc là nói hết cho Tằng Dịch về tất cả những chỗ tuyệt diệu và tinh thế cùng với những chuyện cần chú ý.
Việc này một lần nữa liên quan tới đại đạo tu hành của thiếu niên bên cạnh hắn.
Gặp gỡ là cái duyên, Trần Bình An hy vọng Tằng Dịch có thể gặt hái được gì đó trong cuộc mua bán này. Sau khi tìm ra thì tự thân vươn lên Trung ngũ cảnh, thậm chí tương lai tự lập nên nền móng của đại đạo tu hành.
Cho người con các không bằng chỉ người cách câu.
Năm đó A Lương đã giáo dục hắn như vậy, hắn cũng muốn đối đĩa với thiếu niên mười bốn tuổi ở hồ Thưa Giản như thế. Bởi vì Tằng Dịch là một thiếu niên chất phác, chưa bị môi trường hỗn tạp ở hồ Thư Giản tác động hoàn toàn đến tinh thần và thay đổi tính tình.
Bí thuật này của Nguy Bách, chắc chắn phẩm cấp không thấp.
Sau đó Trần Bình An lấy nó ra, Tằng Dịch duỗi tay nhận lấy. Sau này có hiểu được hay không, không phải đơn giản kiểu chỉ cần học là biết.
Tằng Dịch sẽ học kiểu gì, rốt cuộc tâm huyết và nghị lực mà y bỏ ra lớn đến mức nào? Nếu như dễ dàng đạt được một cơ duyên may mắn lớn như thế thì sao biết thành tâm quý trọng? Sao biết cuộc đời tu đạo dài đằng đẫng trong tương lai? Đặt tay lên ngực tự hỏi xem ước nguyện ban đầu là gì, nói với bản thân phần phúc phận "không dễ gì có được" năm đó đến từ đâu?
Trần Bình An mặc kệ những tông môn, tiên gia động phủ, bách gia môn phái khác truyền thụ đại đạo cho đệ tử bằng đường lối và tôn chỉ gì, chỉ cần ở chỗ hắn thì có thể chậm, nhưng nhất định phải vững.
Nhưng rất nhanh Trần Bình An đã thấy có hơi nhức đầu.
Bởi vì Tằng Dịch... thật sự quá ngờ nghệch!
Trước đây Trần Bình An luôn cảm thấy tư chất mình bình thường, bởi vì người dạy hắn đọc "Hám Sơn quyền phổ" là Ninh Diêu. Nói về đọc sách, đi khắp Đại Tùy thì bên cạnh hắn có tiểu cô nương áo bông đỏ Lý Bảo Bình, học một biết mười. Nói về tu hành thì hồi đó có Lâm Thủ Nhất, về võ thuật thì người dạy quyền là cụ già họ Thôi "bất khả chiến bại". Sau này ở Kiếm Khí Trường Thành đụng độ người đồng niên Tào Từ, người đó kinh tài tuyệt diễm, Trân Bình An đã thua người đó ba trận liên tiếp. Cuối cùng, bên cạnh hắn còn có một Bùi Tiền tu hành kiếm khí thập bát đình giống như đang giốn. Điều mấu chốt là nha đầu đen như than này cũng coi như là đại đệ tử khai sơn của hắn. Nói về phong lưu khí khái thì có Lục Đài, Liễu Thanh Sơn...
Trần Bình An bắt đầu tự suy ngẫm, sau khi trải qua cảnh ngộ ở phúc địa Ngẫu Hoa, hắn không còn tự ti nữa. Nhưng thật ra giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, khó tránh khỏi vẫn còn chút di chứng.
Mãi đến khi gặp được Tằng Dịch ngốc nghếch khờ khạo, Trần Bình An cảm thấy mình cũng là thiên tài tu đạo đó chứ... cảm khái một câu thôi. Chẳng trách hồi đó lão đại Kiếm Tiên tiết lộ thiên cơ, nói nếu như mình không đập vỡ sứ bản mệnh và cắt đứt cầu trường sinh thì vốn dĩ đã mang "tư chất Địa Tiên" đó.
Tằng Dịch thật sự quá đần độn. Một câu khẩu quyết đọc qua đọc lại, cẩn thận tỉ mỉ, Trần Bình An đã giải thích rất lâu, nhưng Tằng Dịch cứ bước ra từ mây mù, hiểu lơ ma lơ mơ.
Năm đó ở nhà tổ trong hẻm Nê Bình, Ninh Diệu đã truyền thụ những tỉnh túy của Hám Sơn quyền. Trần Bình An cảm nhận mình có thể nghe hiểu được, có điều khi học Lục Bộ tẩu thung chân chính thì lảo đảo lắc lư, có hơi xấu mặt, nhưng rất nhanh đã rút ra được chút tâm đắc. Có điều năm đó mình ở trong phúc mà không biết phúc, chưa ý thức được "quyền ý" mà võ phu thuần túy khổ sở cầu mong sớm đã lưu chuyển toàn thân. Tuy khí tượng quyền ý chưa vững vàng, nhưng là điểm khởi nguồn, chính là ngưỡng cửa lớn đầu tiên phải vượt qua trong võ đạo, tương đương với một bước lên trời của tu sĩ luyện khí, cực kỳ khó khăn.