Chương 1692: Nhân Sự Thế Gian Đều Chỉ Là Hạt Cải (3)
Chương 1692: Nhân Sự Thế Gian Đều Chỉ Là Hạt Cải (3)Chương 1692: Nhân Sự Thế Gian Đều Chỉ Là Hạt Cải (3)
"Ta đã từng đi du ngoạn khắp nơi với vị tiên sinh đầu tiên của mình. Có một lần khi ta đi đến một hiệu sách trên phố, gặp được ba thư sinh trẻ tuổi. Một người xuất thân từ gia đình học sĩ, người kia xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, người thứ ba mặc dù là ăn mặc giản dị nhưng trông cũng khá nho nhã phong lưu, cả ba đều là sĩ tử đến tham gia kỳ thi hương của châu thành, lúc đó có một nữ tử tuổi xuân thì đang ở đó tìm sách đọc."
"Thư sinh có tiền muốn thu hút sự chú ý của nữ nhân xinh đẹp nên đã tiện tay chọn một cuốn sách và bắt đầu luyên thuyên giảng giải. Thư sinh không có tiền thì thì luôn mồm dạ dạ vâng vâng, có chút khâm phục. Suy cho cùng thì thư sinh nghèo trước khi trở nên giàu có cũng chưa xem được bao nhiêu quyển sách."
"Chưởng quầy của hiệu sách là một văn nhân nghèo, chịu đựng đã lâu, cuối cùng chịu không nổi nữa, đành nói vài câu giảng giải đạo lý."
Kết quả đã bị thư sinh giàu có chỉ vào mũi mắng: "Ta xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, học rộng hiểu nhiều, từ nhỏ ta đã được sư phụ có tiếng dạy dỗ. Kiến thức của Bách gia chư tử ta đều đã xem qua từ lâu rồi, còn cần ngươi đến dạy ta đạo lý sao? Ngươi là cái thá gì cơ chứ?”
"Tiên sinh cổ hủ của ta đã phải trở thành người hòa giải, không còn lựa chọn nào khác. Cả đời ông ấy thích nhúng tay vào những chuyện nhỏ nhặt, ông ấy luôn cảm thấy không có ai sai cả, cho dù có sai thì cũng có thể sửa đổi được. Một bên ông ấy khuyên chưởng quầy đừng tức giận, đạo lý nhiều như vậy, ai mà lại không có chứ. Sau đó ông ấy lại đưa tay ra nhẹ nhàng ấn vào ngón tay của sĩ tử, nói rằng nói chuyện với người khác như thế này cũng không thoả đáng. Cho dù có lý đến mấy, cũng đều sẽ khiến người ta cảm thấy vô lý."
"Tên sĩ tử đó cũng tính tình nóng nảy vô cùng, hắn ta trở tay gạt phăng tay của tiên sinh ta ra, lớn tiếng chửi bới lão già mau biến đi chỗ khác."
"Tiên sinh của ta đương nhiên là không tức giận. Khi đó, thanh niên nhìn có phong thái của nho sinh nhất, trông có vẻ hiền lành nho nhã nhất, mỉm cười nói ba câu công bằng. Câu đầu tiên: 'Đây là hiệu sách bán sách, còn chúng ta thì là thư sinh đến mua sách, cẩn thận coi chừng không mua được cuốn sách vừa ý mà còn bị người ta đuổi thẳng cổ ra ngoài. ' Phạm Ngạn, ngươi có biết tuyệt vời nhất là gì không? Ngươi phải biết rằng điều tuyệt vời là ở chỗ đảo lộn trước sau. Thay vì nói về việc nhập gia tùy tục, mà ngay từ đầu đã giả định tiền đề rằng cửa hàng là của chủ tiệm, đuổi khách hàng ra ngoài là chuyện "hợp tình hợp lý". Có thật sự hợp lý không? Nếu đổi thành người khác cũng sẽ không nghĩ như vậy, cho nên dựa theo nguyên tắc không nhắc tới đúng sai, một khi đảo ngược câu nói, chủ tiệm sẽ trong nháy mắt trở thành người vô lý, không phải là có chút thú vị sao? Nếu người khác không hiểu nguyên nhân, chỉ nghe được câu này, hoặc chỉ nhìn thấy cảnh chủ tiệm đuổi người đi, liệu bọn họ còn sẵn lòng phân biệt đúng sai nữa hay không? Không đâu đúng không, cuộc đời mỗi người đều rất bận rộn, ai lại bằng lòng đi điều tra những chuyện này, bọn họ chỉ hóng chuyện mà thôi. Cho nên sau khi nghe thấy câu này, ta thấy rất buồn cười, cảm thấy tên nhóc đó khá thông minh."
"Câu thứ hai: Lão tiên sinh chắc hẳn đã nhắm trúng cuốn sách nào rồi đúng không. Đừng vì chuyện này mà thiên vị chủ tiệm. Nếu vậy thì đã sỉ nhục văn nhân rồi. Ta thấy lão tiên sinh cũng là một người đọc sách, tại sao lại không có cốt cách như vậy? Lại thích đi nịnh nọt, tâng bốc người bán sách đến như vậy?' Không phải là lại càng dẻo mồm dẻo miệng hơn sao? Chỉ cần là người ở ngoài cửa tiệm, lên tiếng nói thay chủ tiệm, thì chính là hạng xu nịnh. Một số người xem không muốn vướng vào chuyện rắc rối, ngay cả khi bọn họ không đồng ý với đạo lý này, nhưng chẳng phải ít nhiều gì bọn họ cũng sẽ đều chợt giật mình sao?"
"Câu thứ ba là 'Chủ tiệm này nếu thật sự có kiến thức sâu rộng, vậy việc gì phải ở đây bán sách để kiếm tiền? Chẳng lẽ không phải đã làm người chức tước cao trong triều đình hoặc đã có tác phẩm được lưu truyền thế nhân rồi sao?' Thế nào? Có chút nhói lòng, phải không? Câu này thực ra đã mặc định hai tiền đề. Một là đạo lý của thế gian cần phải có thân phận và danh tiếng ủng hộ. Một chưởng quầy bán sách, hoàn toàn không đủ tư cách để nói đạo lý thánh hiền. Thứ hai, chỉ có khi công thành danh toại thì mới có thể được coi là đạo lý. Đạo lý chỉ có thể tìm thấy trong sách thánh hiền, trong các bậc chức tước triều đình, ở chốn phố phường gà bay chó chạy, trong tiệm sách nồng đậm mùi mực thì hoàn toàn không có đạo lý." "Ngươi đoán xem kết quả thế nào, tiên sinh của ta đã tát thẳng vào mặt hắn ta. Ông ấy bắt đầu mắng tên thư sinh thông minh nhất. Đây là lần đầu tiên trong biết bao nhiêu năm làm học trò của ta nhìn thấy lão tiên sinh tốt bụng của mình không chỉ tức giận mà còn chửi bới và đánh người. Lão tú tài mắng cái tên tội nghiệp đó: "Từ phụ mẫu, đến các tiên sinh trong trường, đến tất cả các quyển sách thánh hiền, đều sẽ có một hai đạo lý hay ho để dạy dỗ ngươi, chết tiệt nhưng cuối cùng ngươi lại bôi phân vào mắt, nhét phân vào bụng hết rồi à?!"
"Ông ấy mắng tên đó đến chết lặng, ngươi đoán xem tiếp theo thế nào? Người bị đánh đã mất hết can đảm, chỉ có trong mắt chỉ còn lại sự căm hận đến tận xương tủy và sự mưu tính nham hiểm trong lòng. Còn tên thư sinh có tiền đó và tên thư sinh hiền như khúc gỗ kia, ai nấy đều xắn tay áo lên muốn đánh tiên sinh ta. Tiên sinh của ta còn có thể làm gì nữa, bỏ chạy thôi. Ta còn có thể làm gì, vắt chân chạy theo."
"Chạy đến rất xa chúng ta mới dừng lại. Tiên sinh của ta quay đầu lại thấy đối phương không còn đuổi theo nữa. Ông ấy lớn tiếng cười to trước, sau đó không cười nữa. Đó là lần đầu tiên ta nhìn thấy tiên sinh của mình lộ ra dáng vẻ thất vọng như vậy trước một chuyện gì đó.
"Trên đường chúng ta rời đi, tiên sinh của ta im lặng hồi lâu. Cuối cùng, ông ấy đến quán rượu ven đường, gọi một cân rượu. Vừa uống vui vẻ, vừa nói những lời buồn rầu. Ông ấy nói, cuộc tranh chấp học vấn giữa những người đọc sách, những cuộc cãi vã thông thường ở phố phường, tranh luận đạo lý giữa người với người, thái độ khi nói đạo lý phải như thế nào? Nếu có thái độ tốt thì dĩ nhiên là tốt nhất rồi. Nếu không tốt, hoàn toàn không nghe được lời người khác nói thì cũng không phải chuyện gì to tát, trên đời có một vài chuyện càng cãi càng rõ, cho dù cãi nhau đến đỏ mặt tía tai thì cũng không phải là chuyện xấu. Cho nên lúc ở hiệu sách, chàng trai trẻ đó tính khí có hơi tệ một chút nhưng cũng không phải là sai lâm gì, còn hắn ta và chưởng quầy của tiệm sách, hai bên như ông nói gà bà nói vịt, nói cho cùng thì ai cũng đang nói thật lòng mình.