Kiếm Lai (Bản Dịch)

Chương 468 - Chương 1722: Gió Tuyết Dữ Dội (13)

Chương 1722: Gió Tuyết Dữ Dội (13) Chương 1722: Gió Tuyết Dữ Dội (13)Chương 1722: Gió Tuyết Dữ Dội (13)

Ba ngày sau, ba người và ngựa rời thành.

Từ đầu đến cuối nữ tử luôn đội mạng che mặt đã nhìn lại bức tường của châu thành với ánh mắt phức tạp.

Chuyện cấp thiết của Mã thị sau khi vị cung phụng trẻ từ đảo Thanh Hạp xuất hiện và đi đến phủ đệ Thứ sử một chuyến đã được giải quyết ổn thỏa hết thảy.

Một đứa trẻ của Mã thị miễn cưỡng có chút tư chất của người luyện khí bốn năm cảnh, đã nương nhờ trong tông môn của một vị lão thần tiên trong châu thành và bắt đầu tu đạo. Người đó không phải là một đệ tử chỉ ghi danh, mà là một đệ tử thực sự đã nhập thất, cần được ghi chép rõ ràng, không chút nhầm lẫn trong sổ sách của nha môn triều đình, điêu đó cũng có nghĩa là đứa bé, bên cạnh tiên đề đã có một danh sư nổi tiếng, gia tộc lại có thêm một nguồn tiền thần tiên ổn định không dứt, có thể rót vào túi của sư phụ nó mỗi năm. Tất nhiên, tất cả những thứ đó sẽ không dùng để trải đường cho đứa trẻ tu đạo, nhưng dù thế nào đi chăng nữa, điều này cũng có nghĩa là đứa trẻ đó đã không còn những lo lắng sau này nữa, ít nhiều sẽ nhận được một số lợi ích thực sự của riêng mình.

Trần Bình An ngồi trên lưng ngựa không nói gì.

Ngay cả Tằng Dịch, một thiếu niên không mấy hiểu biết về nhân tình thế thái, mấy ngày nay ở phủ đệ của Mã thị cũng có thể nhìn ra từ gia chủ của Mã thị cho đến phụ nhân đó đều không có chút tình cảm gì với cô con gái Mã Đốc Nghi đã sớm rời xa khỏi bọn họ, trong những lời nói, mỗi khi hỏi đến vấn đề này đều rất cẩn thận dè dặt, hỏi về nguồn gốc sư môn của Mã Đốc Nghị, hỏi về cảnh giới tu hành của Mã Đốc Nghỉ, còn hỏi bóng hỏi gió xem cung phụng đã có đạo lữ hay chưa... Nói tóm lại, về quá trình từ một tu sĩ trên đảo Tùng Phong trở thành một tu sĩ trên đảo Thanh Hạp của Mã Đốc Nghi, hai vợ chồng cũng chỉ hỏi qua vài ba câu như chuồn chuồn đạp nước, giống như một kiểu xã giao, ứng phó trên bàn rượu hoặc ở chốn quan trường. Có một số lời cần phải nói, hỏi và đáp thực ra không quan trọng, nếu tướng ăn không khó coi thì chẳng qua cũng chỉ vậy mà thôi. Sự xa cách giữa phụ thân và con cái, mẫu thân và con cái có thể là do Mã Đốc Nghi đã xa nhà quá nhiều năm, việc tu hành của nàng ta trên đảo Tùng Phong cũng không suôn sẻ khiến lão tổ sư của nàng ta vô cùng thất vọng, thậm chí cho đến chết cũng chỉ mới là tu sĩ ở Ngũ cảnh. Nàng ta mãi vẫn không thể rời khỏi hồ Thư Giản và trở về quê nhà thăm họ hàng, vì vậy khoảng cách giữa hai bên quá xa, có lẽ phụ mẫu cảm thấy rằng giữa mình và con gái đã trở nên có cách biệt thân phận, có lẽ là vì con nối dõi lo việc hương khói trong gia tộc cũng đầy đủ, một đứa con phụng dưỡng cha mẹ đương nhiên sẽ được trưởng bối yêu mến hơn một con gái 'lấy chồng xa"... Có thể có hàng ngàn nguyên nhân, nhưng chỉ có một sự thật.

Lúc này, bất cứ lời nói nào của người ngoài cũng chỉ như một nhát dao đâm vào tim, mỗi câu mỗi chữ đều đau đớn vô cùng.

Vì thế lúc dừng ngựa, Trần Bình An dùng ánh mắt ra hiệu với Tằng Dịch, bảo thiếu niên chất phác đang không nhịn được muốn nói mấy câu an ủi thôi đừng nói gì cả.

Trần Bình An không cất tấm bùa mỹ nhân bằng da cáo mà Mã Đốc Nghi đang nương thân, để mặc nàng ta cưỡi ngựa cho khuây khỏa, đi theo họ đến nơi tiếp theo.

Hai ngày sau, đôi mắt của Tằng Dịch bắt đầu thay đổi, nhưng dung mạo và giọng nói cũng không có gì khác biệt, tuy nhiên, đôi mắt của một người là nơi tập trung linh khí của khuôn mặt, rất dễ ảnh hưởng đến cảm quan của người khác về toàn bộ khuôn mặt.

Mã Đốc Nghi cuối cùng cũng không còn thất thần nữa, có lẽ là vì cảm thấy tình cảnh hiện tại của Tằng Dịch thú vị hơn.

Đó là một âm hồn tạp dịch của đảo Thanh Hạp đã bắt đầu nhập vào cơ thể của Tằng Dịch, khác với những trò "mời thần nhập vào người" hay "mở cửa lạy linh" mà sơn trạch dã tu thông thường rất giỏi.

Về phân môn đạo thực sự trong đó, Mã Đốc Nghi chắc chắn không thể nhìn ra được nông sâu rồi.

Gần một ngôi làng nông thôn.

Nhìn thấy một bà lão dáng người đã còng lại, y phục thô sơ, tuy rằng có chút chắp vá nhưng không hề mang tới cho người ta cảm giác rách nát.

Bà ta đang giặt y phục bên suối đi về, trên tay cầm một chiếc giỏ tre lớn, bước đi loạng choạng.

Chuyện này đối với một bà lão đã có tuổi ở thôn quê không hề dễ dàng gì.

Cuộc sống vốn đầy rẫy những khó khăn, sống một cuộc sống nghèo khó mà không có quá nhiều lời phàn nàn đã là một việc không hề dễ dàng gì rồi, một người nghèo muốn sống như một người giàu đã là việc khó như lên trời nhưng nếu muốn sống một cuộc sống tự do, thoải mái lại càng khó hơn.

"Tằng Dịch" xoay người xuống ngựa, loạng choạng tiến về phía trước, chạy đến bên cạnh bà lão, khuyu gối xuống, chỉ khấu đầu, phát ra một tiếng "bịch bịch'.

Vẻ mặt của bà lão bối rối, nhanh chóng đặt giỏ tre xuống, không quan tâm y phục mình vừa mới giặt xong liệu có dính bùn trên mặt đất hay không, bà ta có chút khó khăn ngồi xổm xuống, muốn đỡ thiếu niên lạ mặt này đứng dậy. Dùng giọng nói thôn quê mà Trần Bình An và Mã Đốc Nghi đều không hiểu được, lo lắng hỏi: "Ngươi đang làm gì thế? Ngươi đang làm gì thế? Không được, không được đâu..."

Đêm hôm đó.

Trong nhà bà lão có thêm một mỹ nhân lá bùa da cáo nhưng thực ra bên trong lại là một nam nhân. Trên bàn đặt một đống tiền thần tiên do một người đã rời xa nhân thế để lại, linh lực đủ để hắn ta duy trì hai mươi năm.

Vì để chăm sóc bà lão trước lúc lâm chung, cố gắng để bà lão được dưỡng già vài năm cũng đã đủ rồi.

Sau khi vị khách rời đi xa, bà lão và "cháu trai" đã xa nhà đã nhiều năm nắm tay nhau ngồi đối diện nhau mà khóc.

Trên con đường nhỏ ở thôn quê, ba người vẫn cất bước rời đi.

Tằng Dịch vẫn còn hơi hồn vía lên mây, phải thở chậm lại.

Ba người chậm rãi quay lại.
Bình Luận (1)
Comment
Niem
Niem
Reader
4 Tháng Trước
bú đang coi ep7, để tu luyện môn này phát
Trả lời
| 0