Kiếm Vương Triều ( Dịch Full )

Chương 135 - Q2 - Chương 51: Cơ Duyên Ngày Hôm Nay​

Q2 - Chương 51: Cơ duyên ngày hôm nay​ Q2 - Chương 51: Cơ duyên ngày hôm nay​

Quý tộc lâu đời của Trường Lăng, trong nhà phải nuôi rất nhiều người, ngày thường đã quen tiêu xài rất nhiều tiền, nên một khi xuống dốc, mất đi cột chống, thì tốc độ lụn bại sẽ nhanh chóng, nhanh hơn nhiều so với sức tưởng tượng của con người.

Nhiếp Thị chính là một ví dụ điển hình.

Nhiếp Thị từng là gia tộc mạnh nhất chỉ sau Công Tôn thị ở Trường Lăng, từng chấp chưởng binh quyền Đại Tần, nhưng tới khi thất thế, người mạnh nhất trong tộc là Nhiếp Lại mất mạng, thì Nhiếp Thị cũng xuống dốc với tốc độ kinh người.

Trong tộc ai ai cũng đua nhau đi bán của cải của gia tộc để lấy tiền, nên chỉ sau mấy tháng, những món đồ cổ giá trị kinh người của Nhiếp Thị đều hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại một Nhiếp Viên to lớn trống rỗng.

Song ngay cả người coi vườn của Nhiếp Viên cũng biển thủ, đêm nào cũng trộm đồ mang lên xe, cuối cùng, các loại thảo mộc quý hiếm đều bị đào sạch, thậm chí những pho tượng đá đẹp đẽ để trang trí cũng bị đào móc không còn.

Nhiều bức tượng đá điêu khắc trang trí ở những gia đình giàu có hiện giờ ở Trường Lăng, đều phát xuất từ Nhiếp Viên ngày xưa.

Chu gia, dù chưa tới nỗi như Nhiếp gia, nhưng hiện trạng không ổn của nó ai cũng nhìn thấy.

Xe ngựa chở đám người Đinh Ninh tới Chu gia Mặc Viên, đám Đinh Ninh xuống xe ngựa, thấy cảnh vật chung quanh rất đìu hiu, tường, mái của Mặc Viên đều đã cũ kỹ, hư hại.

Nhìn qua tường viện vào trong, những tòa nhà trong Mặc Viên cũng chẳng khá hơn, màu sắc đã loang lổ, sơn bong ra từng màng, tường và trụ bị rạn nứt mà không được tu sửa hay thay thế.

Tạ Trường Thắng tuy còn trẻ tuổi, nhưng được nghe kể rất nhiều về thời huy hoàng xa hoa của giới quyền quý Trường Lăng ngày xưa, biết những quý nhân năm đó còn hiển hách hơn cả vương hầu bây giờ, giá trị nhà cửa của họ giới thương gia bây giờ không thể nào sánh được. Hắn than thở: "Muốn tu sửa hoàn chỉnh nơi đây, thực mấy vạn tiền là chưa đủ."

Chu Vân Hải mỉm cười: "Nếu ngươi có tâm nhiều hơn, ta cũng không cự tuyệt."

Rõ ràng chỉ là một câu đùa, nhưng Tạ Trường Thắng lại gật đầu: "Nếu ta lấy được thành tựu gì đó từ Tả Ý Tàn Quyển không chừng tỷ tỷ ta và cha ta sẽ vui vẻ, tu sửa cả cái Mặc Viên này cũng hoàn toàn."

"Vậy hy vọng hiền chất có được cơ duyên, thu được cảm ngộ có ích cho việc tu hành." Chu Vân Hải cũng cười.

Nhưng trong lòng hắn, lại khinh bỉ nghĩ, một nhà quê Quan Trung đồ như ngươi, chỉ trong vòng một ngày thì nhìn ra được cái gì?

Trong Mặc Viên có rất nhiều cây cổ thụ râm mát, ánh mặt trời xuyên qua những cành lá, chiếu lốm đốm xuống mặt đường, khung cảnh rất tĩnh mịch mà đẹp đẽ.

Có đi vào Mặc Viên, mới hiểu vì sao lầu các ở đây nhiều năm rồi mà chưa được tu sửa.

Vì đa số kiến trúc đều được kiến tạo trên vách đá, mỗi thân trụ, mỗi mái hiên, đều được khắc hoa nạm chim, khảm ngọc với vàng bạc để trang trí. Từ vật trang trí tới nước sơn đều là hàng quý hiếm, nước sơn kia được chế từ vỏ sò của loài sò Vân Mẫu cực kỳ quý hiếm ngoài hải ngoại, cực kỳ xa hoa.

Nếu dùng sơn màu hay trang trí hiện giờ để trùng tu thì hoàn toàn không ăn khớp, còn không bằng để như cũ, lại còn làm cho người ta có cảm giác năm tháng tang thương, khí thế hùng hồn của ngày xưa.

Giống mọi thế phiệt xưa khác, diện tích Mặc Viên cực kỳ rộng lớn, vượt qua một hòn núi nhỏ nhân tạo, cảnh vật trước mắt mọi người hoàn toàn biến đổi, như biến thành một bức tranh đen trắng.

Hoa cúc tím, Mặc Thụ, Bạch Thảo. . . , các loại thảo mộc được gieo trồng, đều chỉ có hai màu đen trắng.

Tiết Vong Hư buột miệng kêu lên một tiếng, rồi với Chu Vân Hải: "Chu gia Mặc Viên Tả Ý Tàn Quyển quả nhiên nghe không bằng mắt thấy, đã như vậy, ta dừng chân ở đây, tìm giúp ta một bình trà nóng là được."

Chu Vân Hải kính cẩn: "Nếu vậy, ta với Tiết động chủ tới Vân Hải các trên đỉnh núi nghỉ ngơi, đó là thư phòng của ta, thấy được hơn nửa cảnh trí của Mặc Viên."

Ông ta vẫy tay, ý bảo Chu Tả Ý dẫn đám người Đinh Ninh đi tiếp, còn mình thì đi tới cạnh Tiết Vong Hư, tỏa ra Thiên Địa Nguyên Khí nhu hòa, để giúp đỡ Tiết Vong Hư.

Cảm nhận được Thiên Địa Nguyên Khí tinh thuần từ người Chu Vân Hải, Tạ Trường Thắng nghiêm mặt, hỏi: "Sao còn chưa nhìn thấy Tả Ý Tàn Quyển, Tiết động chủ lại Tả Ý Tàn Quyển quả nhiên nghe thấy không bằng mắt thấy?"

Đinh Ninh nhìn hắn, không gì, tiếp tục bước đi.

Thấy vậy, Chu Tả Ý chớp mắt mấy cái, trong mắt ẩn giấu sự kiêng kị và bội phục.

Không chỉ Tạ Trường Thắng, Trương Nghi, Nam Cung Thải Thục, Thẩm Dịch, Từ Hạc Sơn đều mở to mắt.

Không có một tia dị động, thậm chí gió nhẹ cũng còn không có, nhưng cơ thể Đinh Ninh, đã hoàn toàn biến thành hai màu đen trắng.

Quần áo hắn, làn da hắn, đồ đạc trên người hắn, tất cả những màu tối đều được chuyển thành màu đen, những chỗ mang màu sáng đều biến thành màu trắng.

"Màu đen trắng ở đây, không phải là màu thật?"

Tạ Trường Thắng ngơ ngác, rút cuộc đã hiểu ra, màu đen trắng nơi đây, chính là bị một khí tức nào đó nhuộm dần, tương tự như hiệu quả của pháp trận, làm biến đổi ánh sáng và màu sắc.

Chu Tả Ý đi nhanh mấy bước, vượt qua Đinh Ninh, cơ thể cũng biến thành hai màu đen trắng, mới quay người lại nhìn hắn, lạnh lùng : "Làm sao ngươi biết hai màu đen trắng hay màu sắc ngươi thấy ngày thường cái nào mới là màu thật?"

Đinh Ninh cau mày.

Chu Tả Ý không sai, nhưng vấn đề là chính bản thân Chu Tả Ý cũng không giải thích được điều đó, nên hắn hỏi, chính là muốn làm cho Tạ Trường Thắng càng thêm bị mê hoặc, suy nghĩ càng thêm hỗn loạn.

Ánh mắt Đinh Ninh nhúc nhích, hắn định lên tiếng, nhưng kềm lại được.

Mấy người Nam Cung Thải Thục không thể nào bình tĩnh được.

Vì trong câu của Tiết Vong Hư vừa rồi, có ý tứ là, ông vậy là đã nhìn thấy Tả Ý Tàn Quyển, chẳng lẽ là. . . khí cơ ở đây thay đổi, đều là vì Tả Ý Tàn Quyển gây nên?

Chỉ là một tàn cuốn, sao lại gây nên được tác dụng như một pháp trận cỡ lớn như thế.

Hèn gì những nhân vật cao cao tại thượng kia, đều mơ tưởng tới mượn Tả Ý Tàn Quyển.

Chu Tả Ý tiếp tục đi về phía trước, mỗi bước chân đặt xuống, đều làm bốc lên một màn bụi hai màu trắng đen, trông cứ như đang xem tranh, rất không chân thực.

Gương mặt hai màu đen trắng, vô cùng ngạo nghễ.

Hắn đã rất nhiều lần đi vào đây tìm hiểu, con đường này hắn đã quen tới mức nhắm mắt cũng đi qua được, nhưng lần nào đi vào, cũng vẫn đều cảm thấy kinh diễm.

Tạ Trường Thắng lại mở to mắt.

Phía trước hắn, xuất hiện rất nhiều những dòng sông và ngọn núi xa, độ đậm nhạt thích hợp, trông rất xa xôi và hùng vĩ, bao la.

Sao Chu gia Mặc Viên lại rộng khủng khiếp tới thế nhỉ?

Trong đầu hắn nhảy ra câu hỏi đó, song tới khi nhìn thấy Chu Tả Ý đang đi phía trước dừng lại hắn liền nghĩ ra.

Đó chính là Tả Ý Tàn Quyển.

Trong ánh sáng đen trắng, dần xuất hiện một tòa cổ điện.

Cổ điện được làm hoàn toàn bằng gỗ, màu đen thẫm như mực.

Trong cổ điện trong không có một vật trang trí nào, chỉ có ngay chính giữa điện đứng sừng sững một vách tường bằng tinh thể.

Mặt vách tường bằng tinh thể được ghép bằng hai mảnh thạch anh cực mỏng, ở giữa là một bức tàn quyển dài hơn một trượng, cao mấy thước.

Hắn và đám Nam Cung Thải Thục đều dừng lại.

Chu Tả Ý cau mày, vì sắc mặt Đinh Ninh vẫn bình thản như không.

"Đây chính là Tả Ý Tàn Quyển của Chu gia chúng ta, các ngươi cứ tự mà tìm hiểu, nhưng nhớ không được chạm vào vách tường bằng tinh thể, nếu không sẽ làm dẫn động cấm chế, cấm chế đó giết được mọi Tu Hành Giả dưới Ngũ Cảnh." Hắn chậm rãi.

Tạ Trường Thắng đã theo bản năng bước tới hai bước, hắn muốn nhìn cho rõ bộ dạng toàn diện của tàn quyển, xem trên mặt nó rốt cuộc vẽ cái gì.

Nhưng chỉ mới vừa đảo mắt qua một cái, hô hấp của hắn đã trở nên hỗn loạn.

Những ngọn núi cao, những dòng sông rộng, liên tiếp xuất hiện và đổ dồn về phía hắn, làm cho đầu óc hắn bị ù đi, như muốn hôn mê, hắn vội vàng nhắm mắt lại, nhưng nhắm mắt lại rồi mới nhận ra mình chẳng nhớ gì về bức họa, không nhớ ra được trên bức họa rốt cuộc vẽ cái gì, thậm chí không nhớ nổi bức họa bị tàn khuyết ở chỗ nào.

"Sao lại như vậy?"

Đám người Nam Cung Thải Thục cũng bị giống y như hắn.

Nếu bảo không nhìn thấy cái gì, nên không tìm ra được dụng ý hay lý ẩn chứa bên trong thì họ hoàn toàn đồng ý, nhưng bây giờ bức tranh đã ở ngay trước mặt, họ đã nhìn thấy rồi, nhưng lại không nhớ được nội dung, sau khi xem là quên ngay tức khắc, không nhớ được bất kỳ cái gì, thực sự không ai giải thích được vì sao.

Một đám người quay qua nhìn lẫn nhau, chỉ còn một mình Đinh Ninh đứng lặng xuất thần nhìn bức vẽ.

Đinh Ninh có nhìn ra được cái gì không?

Ai cũng thắc mắc câu đó, nhưng thấy Đinh Ninh tập trung quá, nên đương nhiên không ai lên tiếng quấy nhiễu, mà chỉ quay sang lại, cố gắng tập trung nhìn thêm lần nữa.

***

Đinh Ninh nhìn thẳng vào Tả Ý Tàn Quyển.

Hắn biết thứ đồ này đã lâu, nhưng trước giờ hắn chưa bao giờ có cơ hội được xem qua.

Chu gia ngày xưa, vì nhất quyết không cho người ngoài vào trong viên xem kinh, nên lựa chọn ngọc nát đá tan, phá hủy mất một phần tàn quyển, sau đó những người kia vì để cho vật quý của giới tu hành giả được lưu truyền cho đời sau, nên đã phải nhượng bộ.

Kỳ thật dù Mân Sơn Kiếm Tông hay Linh Hư Kiếm Môn, thì nếu biết thân phận hắn, cũng sẽ quyết tâm không để lại bất cứ bí điển nào lại cho hắn có cơ hội được dùng.

Nên sâu trong mắt hắn hiện lên một tia cảm khái.

Những ngọn núi cao và sông sâu liên tiếp nhau đè về phía hắn.

Nhưng hắn đâu có "xem" những ngọn núi và con sông ấy, nên chúng đều giống như vô hình, bay xuyên qua luôn cơ thể hắn, sau đó đổ sụp sau lưng hắn.

Vì hắn không bận tâm tới khí tức toát ra từ những đường vẽ, mà hắn chỉ đi tìm xem căn nguyên của những đường vẽ đó.

Nên bức tranh hiện ra trong mắt hắn hoàn toàn khác biệt với những gì người khác nhìn thấy.

Hắn chỉ nhìn thấy, một bức tranh cũ đã ố vàng, vẽ cây vẽ cỏ khá là thô thiển, và hai ngọn núi.

Một ngọn tô đậm màu, một ngọn vẽ nhạt màu hơn.

Xung quanh trên đỉnh núi có mây trắng bay bay.

Phía trước hai ngọn núi , có một con sông lớn chảy qua.

Góc trên bên phải của bức tanh đã bị xé mất, nên ngọn núi màu nhạt bị thiếu một góc, con sông lớn bị thiếu một đoạn.

Hơn một trăm nét bút, đậm nhạt khác nhau, hoặc phải gọi là hơn trăm đường Kiếm Ý, hay hơn trăm đường phù văn, hợp thành một bức tranh vẽ.

Bình Luận (0)
Comment