Kiêu Phong

Chương 199

Lục Thất tiến hành chỉnh quân ở Đức Châu, tất cả chủ soái cũ của quân Phó Tiềm đều trở thành tham quân phủ soái, cũng chính là trở thành thống soái lâm thời. Kỵ quân và bộ quân lấy doanh làm cơ sở để điều chỉnh. Cùng với quân của Lục Thất dẫn đến tiến hành pha trộn, nhưng vẫn là năm nghìn bộ binh làm một cánh quân, hai nghìn kỵ binh làm một cánh quân, như cũ đều là Đô ngu hầu thống lĩnh, trực tiếp vâng mệnh Tuyên phủ sứ.

Dương Diên Chiêu cũng đã trở thành tham quan thống soái. Lục Thất và Dương Diên Chiêu cùng Đô ngu hầu kỵ quân đi cùng, tiến hành hội nghị bí mật quân sự. Hắn cho các tướng soái biết, hắn đã bố trí quân ở trên biển tập kích kinh thành Yến quốc.

Còn quân Yến tập kích Chu quốc có hai trăm nghìn quân, trong đó một trăm nghìn là kỵ quân, một khi xuất hiện hiện tượng quân Yến lui về, đó có lẽ là quân trên biển đã tập kích kinh thành Yến quốc. Lục Thất lệnh cho Dương Diên Chiêu dẫn năm mươi nghìn kỵ quân chạy về phía bắc tìm nơi mai phục, thời cơ tập kích quân Yến lui về, cụ thế thế nào Lục Thất không quản, tất cả đều do Dương Diên Chiêu làm chủ.

Lục Thất đương nhiên không thể đích thân tới phương bắc tác chiến được. Hắn bây giờ thân gách vác trọng trách toàn cục, vừa phải uy hiếp quân quy thuận nghe lời, cũng phải kịp thời chú ý tới diễn biến xảy ra của biên giới Chu quốc, có thể kịp thời đưa ra quyết sách tương ứng.

Ngoài ra, Lục Thất còn tự biết mình, hắn đi phương bắc tác chiến, chắc chắn không thiện chiến bằng Dương Diên Chiêu. Phụ tử Định Quốc Công ở phương bắc tác chiến cùng Yến quốc nhiều năm, tích lũy được địa lý quân tình phong phú. Hắn đi phương bắc địa lý lạ lẫm, cho nên khó mà đưa ra được chiến lược dùng binh tốt nhất.

Chiến lược phương bắc của Lục Thất chủ yếu là phụ trợ cho cuộc tập kích của quân Chu Vũ. Hắn nên làm chính là đối phó với quân Yến tiến vào Chu quốc. Khi Lục Thất từ Thái Nguyên xuất binh đã cử 50 thám báo tinh nhuệ chia ra thành 10 tổ nhanh chóng tới Hoàng Hà. Mua thuyền ở Hoàng Hà theo dòng đi xuống Bột Hải, tranh thủ đưa quân tình cho quân Chu Vũ.

Dương Diên Chiêu và các tướng soái đương nhiên cảm thấy nghi hoặc với việc Lục Thất tập kích trên biển. Lục Thất nói thẳng hắn trên thực tế là có Tô Châu và Thường Châu, Bệ hạ Đại Chu cũng biết, cho nên Bệ hạ Đại Chu mới phong hắn làm Ngu Vương, Ngu tự gồm Ngô. Bệ hạ Đại Chu để hắn xuất binh ra biển tiến chiếm Yến quốc, các tướng soái không biết chân tướng kinh ngạc, tuân theo quân lệnh Lục Thất mà xuất phát rời đi.

Sau khi kỵ quân đi được 5 ngày, Lục Thất cũng thống lĩnh một trăm ba mươi nghìn bộ binh bắt đầu phản công quân Yến. Hắn dùng chiến lược thận trọng, cố gắng không khai chiến với quân Yến trên đất bằng, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu đoạt lại huyện thành và bảo thành, sau đó để quân lại cố thủ. Còn bộ binh chủ lực Yến quốc phần lớn ở Định Châu đối phó với Định Quốc Công. Mặc dù có lượng lớn kỵ binh, nhưng lại không dám cô quân quá sâu.

Sự phản công của Lục Thất mặc dù tiến triển chậm, nhưng lại từng bước cướp lấy biên cương về, cùng với quân Yến rơi vào sự giằng co, ngươi công ta thủ, chia quân ra cướp đất. Lục Thất phát huy ưu thế lượng lớn bộ binh, chỉ chia quân ra tấn công cướp lấy thành trì cố thủ, chính là không tiến hành hội chiến với kỵ binh Yến quốc quy mô lớn.

***********

Trên biển, gió đông nam thổi mấy ngày rồi, sóng biển mênh mông, hàng nghìn chiếc thuyền thuận buồm xuôi gió. Trên mỗi chiếc thuyền đều có hàng trăm tới hàng ngàn tướng sỹ. Tổng cộng có hai trăm nghìn đại quân Tấn quốc xuất chinh.

Chu Vũ, Tống Lão Thanh và Vương Bình đều tụ lại trên một con thuyền. Từ khi công chiếm bán đảo Cao Ly, vẫn chưa thu được sự quy thuận thực sự gì, khắp nơi tạo phản quy mô nhỏ và tập kích liên miên, ép Chu Vu lần nữa kéo dài thời gian tập kích Yến quốc. Hơn nữa còn cưỡng ép hơn một trăm nhân khẩu Cao Ly rời đi.

- Báo! Đại soái, thuyền tiên phong đã có một số thám báo trở về, nói là Chủ thượng sai tới.

Ngoài thuyền có người vội hô bẩm báo.

Chu Vũ đang đánh cờ với một thuộc hạ, Tống Lão Thanh và Vương Bình đang nằm trên ghế trúc ở bên nhìn lên trời. Tinh thần Vương Bình uể oải như nửa sống nửa chết. Sau khi ra biển thì không thể uống rượu. Vương Bình trở thành ma bệnh. Tống Lão Thanh lại híp mặt nhìn lên trời, giống như ông cụ đang ngủ gật.

Tiếng báo vừa dứt, trong thuyền bỗng có động tĩnh, Tống Lão Thanh và Vương Bình như bị rắn cắn liền đứng bật dậy, Chu Vũ cũng đứng lên, nhưng đã bình tĩnh rất nhiều. Ba vị đại soái cũng không có khiêm nhường, đều chạy ra cửa tàu.

Trên boong tàu phía ngoài, một chiếc thuyền trung bình bên cạnh đang có một số tướng sỹ mặc áo giáp Chu quốc được đưa lên thuyền soái. Tướng sỹ mặc áo giáp đưa lên ai nấy sắc mặt đều khó coi, đều là bộ dạng tái mét. Họ nhận lệnh đi ra biển, kết quả sau khi ra biển bốn bề mênh mông, lại rơi vào nỗi sợ hãi khó mà trở về. Không còn cách nào khác, các tướng sỹ được Lục Thất cử đi phân nửa đều là vịt trên cạn, không quen thuộc biển cả.

- Này, có thể nói chuyện không?

Vương Bình liền hỏi.

Hai tướng sỹ gật đầu, Vương Bình liền hỏi:

- Là Chủ thượng sai các ngươi tới, Chủ thượng đang ở đâu?

- Các ngươi là người nào? Chúng ta muốn gặp chủ soái?

Một tướng sỹ đáp.

- Ngươi choáng váng rồi, đây không phải đều là chủ soái sao?

Vương Bình vỗ vai nói.

Tướng sỹ đó sửng sốt, nói:

- Chủ thượng sai chúng ta tới gặp Chu Vũ đại soái, Vương Bình đại soái, Tống Lão Thanh đại soái.

- Ta chính là Vương Bình, đây là Chu Vũ, kia là Tống Lão Thanh. Ngươi mau nói vào chuyện chính đi.

Vương Bình khoát tay chỉ, có chút nóng vội.

Tên tướng sỹ đó gật đầu, quân lễ nói:

- Thuộc hạ bái kiến ba vị đại soái.

- Ừ, ngươi còn lời nào để nói không?

Vương Bình trừng mắt nhìn.

Tên tướng sỹ khác vừa nhìn đã thấy không ổn, liền nói:

- Không có, Chủ thượng là đang ở Thái Nguyên, lệnh gấp cho ta nhanh chóng đi từ Hoàng Hà tới Bột Hải, tới đưa tin cho các đại soái. Chủ thượng hiện giờ là Tuyên phủ sứ trấn bắc, đã thống lĩnh quân xuất phát xuống phương bắc tác chiến với quân Yến. Chủ thượng nói sẽ làm chệch hướng tiến công Chu quốc của hai trăm nghìn quân Yến.

Chu Vũ gật đầu, nói:

- Nào, ngồi xuống từ từ nói.

Chu Vũ dẫn đầu ngồi lên boong thuyền, cẩn thận hỏi thám báo tới đưa tin. Sau khi ba vị đại soái nghe xong vô cùng mừng rỡ, Vương Bình không kìm nổi sung sướng nói:

- Đây có lẽ là nên uống rượu.

Chu Vũ vui mừng gật đầu, nói:

- Đi vào uống thôi.

Vừa nói dứt lời, con thỏ Vương Bình liền chạy vào trong kho, Chu Vũ cũng nhìn theo thở dài. Kỳ thực y chậm chạp tiến quân Yến quốc, có một nửa là lo lắng nguyên cơ tiến quân sâu. Bởi vì sau khi tiến chiếm Cao Ly, y càng hiểu hơn về tình hình của Yến quốc. Mà tàu chiến một lần chỉ có thể chở được hai trăm nghìn quân. Y không muốn mạo hiểm thành thảm bại. Nếu không có Tấn quốc chi viện năm nghìn quân nỏ thần, y rất có thể sẽ bỏ tập kích Yến quốc.

5 ngày sau, đại quân Tấn quốc bỗng nhiên tới bờ biển Yến quốc, cũng bất kẻ là ở chỗ nào, liền nhanh chóng lên bờ tác chiến. Đại quân lên bờ rất nhanh đã bắt được ngư dân địa phương, biết vùng đất đổ bộ thuộc Kế Châu. Kế Châu nằm ở phía đông bắc U Châu. Chu Vũ được báo, lập tức hạ lệnh đại quân chạy về phía tây bắc, trên đường hành quân bố trí phương án chiến lược.

Hai trăm nghìn quân vừa lên bờ, ven đường tập kích được một tòa trấn quân có ba nghìn lính. Sau đó đại quân trên đường đi hầu như không gặp trở ngại. Chu Vũ trên đường đã nhận được quân tình của Yến quốc. Yến quốc quả thực là có hai trăm nghìn quân tập kích Chu quốc, còn có một trăm nghìn quân đóng ở sông Cự Mã. Kinh thành Yến quốc chỉ có ba mươi nghìn quân trấn thủ. Yến quốc còn có bốn trăm nghìn quân bố trí canh phòng tây bắc và phương bắc. Có thể nói không những ở kinh thành Yến quốc trống không, đối với phòng ngự biển cũng đã xem nhẹ, hoặc nên nói là không có lực lượng để xem trọng tới lỗ hổng phòng ngự biển.

Tin quân Tấn từ trên biển lên bờ, một ngày đã bay tới kinh thành Yến quốc. Triều đình Yến quốc lập tức rơi vào trạng thái khiếp sợ. Trước đây, triều đình Yến quốc còn vui mừng tiến chiếm mấy châu Chu quốc, còn thưởng chiến lợi phẩm cho đại quân mang về, muốn lần này chí ít cũng có thể cướp được cương vực phía bắc Hoàng Hà, cũng chính là Hà Bắc đạo của thời kỳ triều Đường.

Triều đình Yến quốc không biết là quân Tấn quốc tập kích, đoán liệu có phải là Chu quốc hay người Cao Ly tấn công. Yến quốc và Cao Ly luôn có mối thù với nhau. Yến quốc đã nhiều lần xuất binh chinh chiến bán đảo Cao Ly nhưng đều không thành công. Cho nên, Chu Vũ sau khi cướp được bán đảo Cao Ly, trong thời gian dài Yến quốc cũng không phát hiện ra bán đảo Cao Ly đã đổi chủ.

Do đó quân tình cấp báo, triều đình Yến quốc vừa điều quân cứu viện kinh thành, vừa kịch liệt tranh luận liệu có nên lui một chút hay không, cũng chính là triều đình và Hoàng đế rời khỏi kinh thành Yến quốc, trốn tránh quân tiên phong của địch, tránh cho Hoàng đế và triều đình bị bắt giữ.

Sau cùng, đề nghị tránh lui đã chiếm thế thượng phong. Hoàng đế Yến quốc và đại thần triều đình đã trốn khỏi kinh thành Yến quốc, chạy về phía sông Cự Mã. Hoàng đề Yến quốc vừa đi lại còn dẫn theo hai mươi nghìn Vũ lâm quân hộ giá. Thành U Châu nguy nga từ xưa đến nay không ngờ chỉ có mười nghìn quân Yến trấn thủ.

Chu Vũ dẫn đại quân tập kích tới thành U Châu, theo thám báo hồi báo, biết tòa thành U Châu nguy nga không ngờ chỉ có mười nghìn quân trấn, không khỏi mừng rỡ. Nếu có thể công hạ được thành U Châu, vậy đã có được một cơ sở bất bại để đặt chân.

Đại quân bao vây cửa thành U Châu, đóng quân nghỉ ngơi hai giờ, tới quá trưa Chu Vũ mới hạ lệnh bốn mặt tấn công. Vương Bình không để ý tới lời khuyên can của Chu Vũ, đích thân ra trận công thành, vừa thấy một đại soái áo giáo đích thân công thành, lại khích lệ quân tâm anh dũng, một lần công thành đã hạ được cửa nam thành U Châu.
Bình Luận (0)
Comment