Là Gã - Hỉ Hà Sơn

Chương 20

Cô Tôn không định bụng để Lý Tầm – một cô bé học lớp 12 – tham gia vào chuyện này. Là một người trưởng thành, làm sao bà có thể để một đứa trẻ dính líu đến những chuyện như vậy.

Thế là bà không hề kể cho Lý Tầm về bức thư tuyệt mệnh, không nhắc đến những chuyện mà mình đã kinh qua khi trước.

Song chẳng thể nào ngăn cản được Lý Tầm có số điện thoại của bà, cứ rảnh rỗi là cô bé lại nhắn tin cho bà…

“Cô Tôn ơi, cô đã ngủ chưa ạ?”

“Hôm nay em không ngủ được, trong đầu cứ nghĩ mãi về chuyện của cô. Vì em cũng là học sinh nên có một vài suy nghĩ khác, không biết có đúng không.”

Cô Tôn làm được gì đây? Bà có thể bảo cô nhóc đừng suy nghĩ nhiều, hãy nhịn chuyện này đi sao?

Vả lại Lý Tầm không thể nào nín nhịn nổi. Những suy nghĩ của cô đã được gửi

qua điện thoại.

“Học sinh cấp ba chúng em thường thích bàn bạc mọi chuyện với bạn bè. Thường thì không thể giấu được bí mật đâu ạ.”

“Cô ơi, cô có thể đi hỏi thăm những người bạn thân của Lý Hào hồi đó, biết đâu họ hay cái gì.”

“Hồi đó chắc họ không dám nói ra chuyện năm đó chứ bây giờ thì có thể sẽ muốn nói ra rồi đấy.”

Cô Tôn giật mình, những điều Lý Tầm nói bà cũng đã nghĩ đến, chẳng qua đã tốt nghiệp nhiều năm như vậy thì đã không tìm được những học sinh đó từ lâu.

Tin nhắn của Lý Tầm nhanh chóng gửi đến:

(P1)

“Họ đã tốt nghiệp lâu rồi chỉ e không tìm thấy thông tin liên lạc của họ nhưng hồi đó cô thường có số điện thoại của phụ huynh. Người thế hệ trước sẽ không đổi số điện thoại miễn là họ còn sống, cô có thể tìm phụ huynh họ cho số điện thoại.”

Cô Tôn: “... Em nói đúng.”

Đầu óc của một học sinh lớp 12 đúng là nhanh nhạy thật. Cô Tôn mở hộp thư của mình.

Hồi mới đi dạy, tình hình an ninh xã hội kém cỏi tợn, dễ bị mất điện thoại, thành ra bà tập thành thói quen sẽ lưu lại một số thông tin quan trọng vào một thư mục rồi gửi email cho chính mình, như vậy nếu có mất điện thoại không sao.

Lớp học đó là nỗi đau suốt đời của bà cũng là trải nghiệm của bà, nó cũng tồn tại trong hộp thư.

Bà gấp rút tìm thấy số điện thoại của cha mẹ một trong những bạn cùng phòng trong hộp thư email.

Lý Tầm nói đúng, chỉ cần còn sống, người lớn tuổi sẽ không thay đổi số điện thoại.

Đổi rồi.

Người đầu dây bên kia nói đã gọi nhầm số.

Cô Tôn lại tìm một số khác. Cô nhớ hồi đó bốn người họ thân thiết cực, làm gì cũng cùng nhau, có nghĩa khí tình anh em.

Cuộc gọi thứ hai được kết nối với một giọng nói già nua vang lên sau đó. Bà hỏi người kia có biết XX không, người kia lập tức hỏi bà là ai.

Bà nói mình là giáo viên thời cấp ba, muốn xin số điện thoại XX. Người bên đầu kia cúp máy.

Cô Tôn cho rằng người phụ huynh này vẫn nhớ mình nhưng không muốn nói chuyện với mình.

Thực tế ở bên kia, cụ già lớn tuổi đó cúp máy, thở dài, nói với bà lão bên cạnh rằng lại có người đến đòi nợ, rốt cuộc con của bà đã nợ người ta bao nhiêu tiền đây!

Cho đến cuộc gọi thứ ba. (P2)

Cô Tôn đã không còn hy vọng nữa nhưng lần này lại quá đỗi suôn sẻ. Người kia nghe nói bà là giáo viên cấp ba còn trò chuyện với bà một lúc rồi cho bà số điện thoại của học sinh năm đó.

Bà gọi điện đi.

Bên kia mãi không có ai bắt máy.

Cô Tôn gọi thêm hai lần nữa, vẫn không ai bắt máy.

Trong lúc đó có học sinh vào hỏi bài, bà bèn để điện thoại sang một bên, giảng bài cho học sinh.

Khi học sinh ra về bà mới nhìn thấy có hai cuộc gọi nhỡ trên điện thoại. Bà cấp tốc gọi lại.

Bên kia là giọng nói của một người đàn ông trung niên, nhiệt thành vô cùng: “Đây là cửa hàng sửa chữa Ky Sĩ, anh chị cần sửa gì ạ?”

Cô Tôn sững sờ, bà không hề theo dõi tình hình của những học sinh đó, trong khoảng thời gian ấy bà gần như đã chết đi, phải cố gắng duy trì cảm xúc của

mình làm một người bình thường, dạy lớp của mình, không để chuyện riêng ảnh hưởng đến học sinh mình.

Trong tình huống như vậy, làm sao bà có tâm trạng để quan tâm đến những học sinh trước đây.

Cô Tôn im lặng một lúc, bên kia vẫn kiên nhẫn lắm: “Anh chị có nghe thấy tôi nói không? Có phải tín hiệu không tốt?”

Cô Tôn đáp: “Tôi là cô giáo dạy tiếng Anh cấp 3 của em, Tôn Ngưng.” Lần này đến lượt người bên kia im lặng.

Cô Tôn nói tiếp: “Tôi muốn hỏi em một vài điều.”

Rõ ràng giọng điệu của người kia đã thay đổi: “Dạ… Dạ vâng? Cô có gì muốn hỏi em ạ?”

Những người đã hứng đòn roi của xã hội thường trở nên ngoan ngoãn và đàng hoàng hơn.

Cô Tôn nói: “Về chuyện của Lý Hào, em biết bao nhiêu?”

Người bên kia thấy lúng túng trờ trờ, là cách mà người trưởng thành thường làm để xoa dịu sự bối rối.

Chỉ có xấu hổ chứ không có cảm giác tội lỗi nào.

“Cô Tôn, chuyện hồi đó là do bọn em có lỗi với cô.” Người kia nói lời xin lỗi một cách dễ dàng và hời hợt.

“Có lỗi gì cơ?”

Bên kia lại không nói.

Cô Tôn bày tỏ: “Đã nhiều năm trôi qua như vậy, nếu như lúc đó tôi quá nghiêm khắc với các em thì tôi cũng đã nhận được sự trừng phạt rồi, tôi có quyền biết chân tướng.”

“Bây giờ em đã trưởng thành, em cảm thấy năm đó tôi sai ư?” (P3)

“Bây giờ em nói ra không có gì tổn hại đến em cả.”

Người bên kia mới cố ra vẻ thoải mái mà rằng: “Thật ra dạo ấy Lý Hào chỉ muốn đùa giỡn với cô một chút, dọa cô thôi.”

Giọng điệu của anh ta mang theo sự lão luyện khi muốn chuyện lớn hóa nhỏ của một người đàn ông trung niên.

“Những chuyện sau đó cũng là ngoài ý muốn, chúng em khó chịu thật lâu. Cũng vì chuyện này mà em thi trượt kỳ thi đại học.”

Một trò bông đùa của họ.

Một bên mất mạng, một bên lại gánh mạng người trên lưng. Cô Tôn không cảm thấy nhẹ nhõm hơn chút nào.

Bà tựa người vào ghế làm việc, cảm thấy kiệt sức về tinh thần.

Đây chính là sự thật mà bà từng muốn biết nhưng lại không dám nghĩ đến trong quá khứ.

Thật chất vẫn luôn có người tỏ tường.

Người bên kia đầu dây vẫn tiếp tục giải thích: “Lúc đó chúng em còn nhỏ không hiểu gì cả, không hiểu được tâm sức của cô giáo, bây giờ em đã có con rồi mới biết năm đó mình ngu ngốc cỡ nào.”

Cô Tôn không nói gì.

Người bên kia vẫn tiếp tục nói, dường như gấp gáp muốn thể hiện rằng mình đã trưởng thành và chín chắn hơn.

Cô Tôn lại hỏi một câu: “Vậy thầy Triệu có tham gia vào kế hoạch của các em không?”

Người bên kia trả lời: “Thầy Triệu không tham gia.”

Cô Tôn lại hỏi: “Làm sao các em biết tôi học trường đại học trường nào?” “Thầy Triệu nói.” Người bên kia đáp.

“Trường tôi từng dạy và thành tích của học sinh tôi cũng do thầy Triệu nói?” Người kia đưa ra câu trả lời khẳng định.

Cô Tôn đột nhiên nhận ra một vấn đề, hỏi: “Nếu thầy Triệu không tham gia kế hoạch của các em, vậy thì sao bức thư tuyệt mệnh lại ở trong tay ông ta?”

“Chúng em không biết, ban đầu chúng em định mang bức thư đó lên cho Hiệu trưởng nhưng lúc đi thì quên mất.” Anh ta vừa nói vừa hồi tưởng rồi nhớ ra, “Lúc đó chúng em xuống lầu thì gặp thầy Triệu thế là nói với thầy ấy về chuyện Lý Hào muốn tự tử.”

“Chắc là dạo đó thầy Triệu lên khuyên nhủ Lý Hào và lấy được bức thư.”

Lúc này điện thoại của bà rung lên, bà mở điện thoại không còn để ý đến cuộc gọi đang diễn ra, cứ vậy mở tin nhắn.

Là Lý Tầm gửi sang.

“Cô ơi, em càng nghĩ càng thấy có thể Lý Hào bị chính thầy Triệu tự tay giết chết.”

Một loại thông tin gửi tới.

Cô Tôn hoàn toàn không thể xem Lý Tầm chỉ là một học sinh cấp ba bình thường nữa.
Bình Luận (0)
Comment