Là Gã - Hỉ Hà Sơn

Chương 33

Tôn Ngưng là người từng trải, kế hoạch của bà là trước tiên sẽ kết nối các giáo viên bị hại khác đến đồn cảnh sát tố cáo thầy Triệu – Triệu Hâm.

Trong trường vẫn còn ba giáo viên, những người còn lại hoặc là không chịu được áp lực đã rời khỏi ngành giáo dục hoặc là đã chuyển đến trường khác.

Việc tìm kiếm đều khá khó khăn.

Bà quyết định trước tiên sẽ liên kết với những giáo viên đang công tác tại trường mình.

Bà tranh thủ thời gian lập một bảng thống kê tình hình, đoạn lần lượt tìm đến trò chuyện với từng người.

Người đầu tiên bà chọn là một giáo viên lớn tuổi, thật dễ nói chuyện và có tính tình tốt. Bà đã kể lại mọi chuyện.

Biểu cảm của người đó quen thuộc quá đỗi với bà, là kiểu bàng hoàng như bị ai đó bất ngờ đấm một cú vào mặt. Phải mất một lúc lâu, người đó mới tiêu hóa được thông tin, nhiều lần muốn nói nhưng lại như không tìm được từ ngữ.

Bà kiên nhẫn chờ đợi.

Cuối cùng, người đó cất lời: “Nhưng những việc này không có bằng chứng gì cả, hơn nữa dạo ấy tôi thật sự kích động quá, không nên mắng đứa trẻ ấy…”

“Chị hãy thử nhớ lại xem, lúc đó thầy Triệu có liên tục kích động mối quan hệ giữa chị và học sinh không? Có phải mỗi khi chị kích động gã đều đổ thêm dầu vào lửa?”

“Cũng... cũng không thể nói như vậy.”

“Chúng ta có thể cùng nhau đến báo cảnh sát trước, để cảnh sát điều tra.” (P1)

“Tôi hiểu ý của cô nhưng chúng ta cũng biết mọi chuyện đã xảy ra từ lâu, làm sao tìm được bằng chứng.” Hơn nữa, thầy Triệu chỉ châm ngòi bằng lời nói, trường hợp này không thể truy cứu trách nhiệm.

Đối với những giáo viên này mà nói, họ đã gánh chịu tất cả những hậu quả xấu mà sự việc này gây ra, cuộc sống của họ đã trở lại bình yên.

Giả mà làm lại một lần nữa chưa chắc đòi được công bằng, song cam đoan sẽ phá vỡ cuộc sống yên bình hiện tại.

Không ai bằng lòng quay lại tình trạng đó.

Điều này khác xa so với những gì Tôn Ngưng đã hình dung.

Ban đầu bà nghĩ chỉ cần mình nói ra chuyện này, mọi người đoàn kết lại, xem như cảnh sát không thể kết tội thầy Triệu vẫn đủ sức buộc nhà trường phải quan tâm đến vấn đề của gã, tránh cho những trường hợp tương tự xảy ra.

Bà tìm thêm một vài người khác, kết quả vẫn vậy.

Họ đều không phải là giáo viên trẻ, mỗi người đều có gia đình, trên có già dưới có trẻ, đối với họ điều quan trọng nhất là sự ổn định.

Họ đã kinh qua một quá trình đau khổ và chữa lành.

Việc nhắc lại chuyện cũ đồng nghĩa với việc xé toạc vết thương một lần nữa, chứa kể lại không có bằng chứng thiết thực chứng minh chuyện này. Tất cả mọi người đều có cùng một suy nghĩ: nhiều một chuyện không bằng bớt một chuyện.

Tôn Ngưng cảm thấy khá thất vọng, kế hoạch của bà coi như phá sản. “Cô ơi?” Lý Tầm đến đúng lúc thấy cô giáo Tôn đang nhíu mày.

Trường Trung học Bình Thành sẽ nghỉ một ngày cuối tuần, Tôn Ngưng đã hẹn Lý Tầm đến nhà mình vào cuối tuần để học và ăn cơm.

Một mặt là để phòng trường hợp thầy Triệu tìm đến gây rắc rối cho Lý Tầm,

mặt khác cũng lo Lý Tầm ở nhà một mình lại nhớ đến mẹ rồi buồn rầu.

“Em chưa ăn cơm phải không? Cô mua nho rồi, em ăn nho trước đi, tí nữa tới trưa thì ăn sủi cảo nhé?” Tôn Ngưng đi đến tủ lạnh lấy nho.

“Em ăn gì cũng được ạ.” Lý Tầm đặt cặp sách xuống, tự nhiên nhìn lên bảng nơi cô Tôn đang vẽ sơ đồ tư duy.

(P2)

Tôn Ngưng mang nho đến, thấy cô xem mà rằng: “Có lẽ kế hoạch trước đây phải trì hoãn một chút, cô đã tìm thêm đồng đội, tình hình của họ khá đặc biệt, có lẽ không thích hợp để tham gia cùng chúng ta.”

Bản thân Tôn Ngưng cũng là một người dịu dàng, bà cảm thấy buộc người khác phải xé toạc vết thương là vô nhân đạo, hơn nữa những lo lắng của các giáo viên khác cũng có lý do của nó.

“Thế này không phải là đang tiến hành rồi ạ?” Lý Tầm ăn hai trái nho.

Nho ngọt quá. Có lần mẹ cô cũng mua loại nho này, bảo là ăn vào sẽ thông minh.

Mẹ cô ít khi mua trái cây ăn.

Không biết ở trại tạm giam có được ăn trái cây không.

Trong thời gian bị giam, người thân không cách gì đến thăm. Lý Tầm định thuê một luật sư giỏi cho mẹ vừa để bảo vệ tối đa quyền lợi cho mẹ vừa muốn có người đến thăm mẹ mình.

Lý Tầm vừa nghĩ về mẹ vừa lắng nghe Tôn Ngưng kể lại toàn bộ câu chuyện.

Tôn Ngưng kết luận: “Họ đều không buồn hợp tác, cô cũng không thể ép buộc họ được. Cô đang nghĩ cách khác, tóm lại sẽ có biện pháp.”

Bà sẽ không bỏ cuộc, nhất định phải đạt được mục tiêu của mình.

“Ở giai đoạn này cô chỉ cần kể cho họ nghe mọi chuyện là được rồi, không cần ép họ phải làm gì cả.”

“Em đừng lo, cô sẽ nghĩ cách.”

“Ban đầu cô định làm thế nào ạ?” Lý Tầm ăn hai trái nho rồi thấy ăn không vô

nữa, quyết định giúp đỡ cô giáo Tôn đơn thuần này.

Tôn Ngưng trả lời: “Liên lợp với họ cùng nhau đến gặp Hiệu trưởng, gây áp lực lên nhà trường, yêu cầu nhà trường xử lý thầy Triệu. Tránh trường hợp thầy Triệu tiếp xúc với học sinh nữa.”

Cô giáo Tôn thật đơn thuần nhưng cũng vô cùng thực tế.

Lý Tầm bày tỏ: “Rất khó mà cũng không đáng. Chúng ta không có bằng chứng cụ thể về vụ tự tử của học sinh, hơn nữa bây giờ thầy Triệu đang là tâm điểm của dư luận, ví dù dính líu đến ông ta, các giáo viên cũng sẽ bị điều tra.”

“Vậy kế hoạch của chúng ta phải trì hoãn ư?” Tôn Ngưng là giáo viên, đây là lĩnh vực bà không rành.

(P3)

“Em nói thử xem, cô cứ thấy em có cách hay hơn. Lúc này rồi đừng giấu cô, thây kệ đó là cách gì cô vẫn muốn biết.”

Có lẽ vì từng trải qua những tổn thương tâm lý nghiêm trọng thành ra bà không hề có vẻ kiêu căng tự cao của người trung niên, bà sắn lòng lắng nghe ý kiến của Lý Tầm vô cùng.

Tôn Ngưng cảm thấy ở Lý Tầm có một thứ gì đó mà mình chưa từng thấy ở đâu. Cô bé trông như là một học sinh cấp ba trờ trờ vậy mà bên trong cô bé lại ẩn chứa một khả năng đáng kinh ngạc.

Lý Tầm rất ít khi giải thích hành động của mình cho người khác, tuy nhiên hiện tại cô cũng cần phải phân tâm một chút nên đã giải thích: “Có một điều thế này, trong trường hợp em có được kết quả cuối cùng mà em mong muốn cho vấn đề này. Nếu em lập kế hoạch và muốn thúc đẩy nó thì sự phát triển của nó sẽ bị ràng buộc bởi khả năng của em. Giả dụ đối thủ vẫn là người không từ thủ đoạn và không có giới hạn thì đôi khi em còn phải chịu sự ràng buộc của đạo đức và lương tâm, đại khái sẽ có tỉ lệ không đánh bại được đối thủ.” Lý Tầm nói.

Cô ấy lấy ví dụ bằng ngôi thứ nhất “em” nhưng Tôn Ngưng hiểu ngay. “Phương pháp tốt nhất là em sẽ nhắc với bên ngoài vấn đề này, thu hút hàng

ngàn thậm chí hàng triệu người tham gia vào. Một người có thể không làm được

gì nhưng trong một nhóm lớn đoan chắc sẽ có người nghĩ ra những giải pháp mà mình không thể ngờ tới.” Lý Tầm cho biết.

“Ví dụ như bây giờ cô muốn liên kết các giáo viên để đối phó với thầy Triệu,

việc cô làm như vậy sẽ hạn chế khả năng đóng góp của những người khác trong sự kiện này. Những người khác sẽ phải tốn một phần sức lực để chống lại ý tưởng của cô.”

Tôn Ngưng cảm thấy như bị ai đó gõ vào đầu. Bà vừa thấy điều này có lý nhưng đồng thời bà lại nghĩ: “Vậy làm sao để kiểm soát hướng đi? Nếu có vấn đề xảy ra thì sao?”

Lý Tầm đáp: “Vừa quan sát vừa điều chỉnh. Cô, cô đã nói cho họ biết mọi chuyện là được, việc sau đó thì cứ chờ rồi sẽ ổn.”

Không ai có thể hoàn toàn vô tư, về phần họ muốn làm gì, làm thế nào, đã không quan trọng, điều quan trọng là họ sẽ một lần nữa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cuộc sống của thầy Triệu.

Lý Tầm an ủi: “Những người khác thì em không dám hứa chắc song đối với hậu quả thảm hại nửa trước cuộc đời thầy Triệu đã gieo xuống, chúng ta chỉ cần tưới nước vào lúc thích hợp là được.”

Tôn Ngưng nhìn vào đầu của Lý Tầm, bên trong đó có bộ dáng gì?
Bình Luận (0)
Comment