Là Gã - Hỉ Hà Sơn

Chương 39

Cuối cùng Triệu Hâm cũng giải quyết được hai vấn đề lớn khiến lòng mình bối rối.

Một là tại sao họ biết dưới đó có thi thể?

Hai là do đâu cảnh sát xác nhận đó chính là nạn nhân của vụ án giết người hàng loạt năm đó?

Trước đây gã chỉ có thể phỏng đoán mà bây giờ gã đã chắc chắn đến 90%.

Hệ thần kinh của Triệu Hâm trở nên hưng phấn, gã cảm thấy như đã chiến thắng một trận chiến.

Lý Tầm và nhóm đằng sau của nó chắc chắn không ngờ rằng gã có thể điều tra

ra những chuyện này.

Trước đây gã luôn ở thế yếu vì gã không hề biết gì về kẻ thù, trong khi kẻ thù lại quan sát và nghiên cứu gã rất lâu, hiểu rõ mọi thứ về gã như lòng bàn tay.

Người duy nhất mà gã có thể nhìn thấy là Lý Tầm. Khốn nỗi trước đây nó là học trò của gã, cảm giác vượt trội về thân phận đã khiến gã xem thường nó, về sau gã liên tục bị đánh, hoàn toàn không có cơ hội phản kích.

Bây giờ khi đã có được thông tin quan trọng này, gã đã có lợi thế, ví dù vận dụng tốt có khi gã đủ sức giết ngược lại khi tới bước đường cùng.

Quan trọng hơn cả là bây giờ gã đã xác định được một điều khác.

Lúc trước gã nói chắc như đinh đóng cột với Triệu Tĩnh Chính rằng mục tiêu của đám Lý Tầm là lừa tiền bằng cách nói về kiếp trước kiếp này thế thôi; tuy nhiên gã từng lờ mờ thầm nghĩ có lẽ tất cả ván cờ này được bày ra cho gã, mục đích là để biết vị trí của các nạn nhân năm đó.

Nhưng đến thời điểm này gã đã loại bỏ hoàn toàn khả năng này.

Trong nhóm của Lý Tầm có một kẻ bắt chước và kẻ này đã giết con của chính mình, vậy thì làm sao gia đình của các nạn nhân khác còn hợp tác với bọn nó cho được?

(P1)

Vấn đề chỉ là Lý Tầm và kẻ bắt chước có mối quan hệ gì, cần phải điều tra thêm.

Hiện tại bản thân Triệu Hâm đang đau yếu, tay không thể hoạt động mạnh. Đương nhiên gã không cách gì tự mình điều tra.

Nhưng gã còn một đứa con trai.

Tối ấy Triệu Tĩnh Chính bị cha gọi đến.

Hôm nay anh ta tham gia lễ tang và cũng nhìn thấy Lý Tầm ở đó. Mọi người bên ngoài đều nói cha anh là tội phạm giết người hàng loạt, còn cha anh lại nói Lý Tầm là lừa đảo, làm mọi thứ chỉ vì tiền.

Mà anh ta…

Trong lòng anh ta, cha là một người cha tốt, thậm chí còn là một người tốt vô ngần; trong khi Lý Tầm là một người bạn mà anh ta có thể kết giao, luôn thân

thiện và hào phóng. Hôm nay hai người gặp mặt, đối phương cũng chào hỏi anh đồng thời xin lỗi về những chuyện khi trước.

Thực chất… thực chất giả mà nghĩ kỹ lại thì cũng có thể hiểu được Lý Tầm, lúc đó cô ấy chỉ muốn bảo vệ mẹ mình mà thôi.

Anh ta không biết nên tin ai cả.

Vào lúc này mẹ lại gọi điện đến, bảo anh về trường học đi, đừng ở đây tiếp tục dằn vặt.

Nguyên văn mẹ nói là:

“Con là sinh viên thì về trường mà học, đừng có xen vào chuyện của ba con.” Anh ta không biết.

Giờ đây anh ta thật sự không biết phải làm gì.

Triệu Hâm thốt lên: “Hôm nay mẹ con tới, ba biết con là đứa con hiếu thảo, chắc chắn con đã nhờ mẹ đến.”

Triệu Tĩnh Chính cho hay: “Mẹ vẫn vô cùng quan tâm đến ba.”

“Mẹ con có tính cách như vậy, ba biết cả chứ. Những năm qua, ba làm ba mà không chăm sóc cho con chu đáo, giờ lại liên lụy con vào những chuyện này. Mấy ngày nay ba cứ trằn trọc chuyện này tới độ không ngủ được.”

Nghe vậy, Triệu Tĩnh Chính cảm thấy mũi cay cay. Đó là cha anh ta, người cha ruột đã bảo vệ, chăm sóc và đưa anh ta đi chơi nơi nơi từ nhỏ. Những người khác có thể không tin ông nhưng với tư cách là một người con, làm sao anh ta không tin ba mình đây?

(P2)

“Ba, ba đừng nói vậy, con biết ba không làm những việc đó.”

Triệu Hâm: “Hai ngày nay ba suy nghĩ nhiều lắm, hay là ba đi tự thú cho rồi, cứ nói rằng ba đã làm những việc đó thật. Như vậy ba sẽ ngồi tù, mọi chuyện sẽ có một kết thúc, mọi người sẽ không còn bàn tán nữa, đến chừng đó con sẽ đi theo mẹ.”

Triệu Hâm như chợt nhớ ra điều gì đó: “Ba quên mất bây giờ con đã hai mươi mấy tuổi, không cần phải đi theo ai cả, con vẫn sống được một mình.”

Nghe xong lời này Triệu Tĩnh Chính càng cảm động hơn. Trong mắt cha, anh ta vẫn mãi là một đứa trẻ. Lúc đó khi họ ly hôn, chính cha anh đã muốn giữ anh.

“Ba, ba đừng nhận lấy hình phạt vì những việc mình chưa làm. Con sẽ không về trường, con đã nghĩ kỹ rồi, con sẽ giúp ba minh oan.”

Cán cân trong lòng anh ta đã nghiêng hẳn về phía cha mình.

Triệu Hâm có phần khó nói: “Vậy con phải chú ý an toàn, có chuyện gì nhất định phải nói với ba.”

Anh ta khẽ cắn môi, trong lòng đã quyết tâm sẽ nhận lấy trách nhiệm mà cha đã gánh vác cho cái nhà này. Tuy nhiên đây không phải là việc anh ta muốn làm là có thể làm được ngay. Anh ta mở lời: “Nhưng con không biết phải làm thế nào.”

Triệu Hâm bày tỏ: “Trước tiên hãy điều tra gia đình này, chắc chắn nhà họ có vấn đề. Bây giờ họ đang có danh tiếng, nếu có ai trong khu dân cư biết một ít chuyện ắt trong lòng sẽ bất mãn. Con đến khu dân cư của họ, đến những nơi mọi người thường tụ tập đánh bài để nghe lén. Con đừng đi hỏi, cứ ngồi yên đó như một người bình thường chơi gam rồi nghe lén những gì họ nói, ghi âm những gì nghe được.”

Gã nói rành rọt từng bước một. Con trai gã không giỏi ăn nói, giả mà chạy tới lôi kéo làm quen để hỏi âu đoan chắc sẽ không hỏi được gì, trong khi ngồi nghe lén bên cạnh trái lại là một kế hoạch hay.

Người dân ở Bình Thành càng lớn tuổi càng thích đánh bài chơi mạt chược. Trong một khu dân cư, bạn có thể thấy họ đánh mạc chược trong mấy cái lán, đánh dưới bóng cây, hoặc ngay cạnh sân chơi trẻ em.

(P3)

Đó là lúc họ trò chuyện rôm rả về việc nhà.

Triệu Tĩnh Chính lập tức có hướng đi, song cũng cảm thấy quen thuộc. Trước đây không phải Lý Tầm đã từng chỉ đạo anh ta như vậy sao?

Anh ta lại nhớ đến việc khi trước Lý Tầm đã nhờ anh ta lấy tên khu dân cư nơi cha anh ta ở thời thơ ấu.

Có lẽ lúc ấy Lý Tầm muốn tên khu dân cư vì mục đích này.

Anh ta loáng thoáng cảm thấy cho dù là cha mình hay Lý Tầm, cả hai đều có một thế giới nội tâm sâu sắc tĩnh mịch vô cùng, còn anh... dường như chỉ là một công cụ để làm việc.

Lòng anh ta cảm thấy không thoải mái.

- --

Ban đầu Quách Anh không định đến tham gia lễ tang này nhưng vì Lý Tầm đến nên cô ấy cũng đến.

Việc cô ấy đến cũng không phải là chuyện nhỏ.

Cô ấy còn có một thân phận khác đó là kiếp này của chính người được làm tang lễ cho hôm nay.

Đây là thân phận công khai của cô ấy, mỗi độ gặp gỡ gia đình các nạn nhân, cô ấy đều đóng vai người đã đầu thai.

Lý Tầm bảo cô ấy làm gì thì cô ấy làm nấy, nào hỏi lý do. Có khi về nhà, cô ấy còn nhớ nhung những ngày tháng đi theo sau Lý Tầm.

Gia đình nạn nhân nhìn cô ấy với biểu cảm vô cùng phức tạp. Với tư cách là một học sinh trung học lễ phép và thông minh, cô ấy gọi mọi người theo cách xưng hô của kiếp trước.

Ông Đào bà Đào, hai cụ già mỗi độ nhìn thấy cô đều muốn cho cô kẹo, bảo rằng hồi bé cô thích ăn thứ này nhất.

Cha Đào mẹ Đào, hai người trung niên mỗi độ thấy được cô ấy là nước mắt lưng tròng, bảo hồi trước không chăm sóc tốt cho cô ấy.

Gia đình họ còn có một cậu con trai, mỗi tội Quách Anh chưa từng gặp đứa “em trai” này bao giờ.

Đây chỉ là một gia đình bình thường.

Bọn họ thật sự tin vào chuyện luân hồi chuyển kiếp, coi cô như là con gái đã đầu thai sang kiếp khác của mình.

Quách Anh vẫn cảm thấy có chút áy náy, suy cho cùng cô ấy đang lừa dối họ, tuy nhiên cô ấy nghĩ Lý Tầm bảo mình làm như vậy chắc chắn có lý do của mình.

Sau khi buổi phỏng vấn của các phóng viên kết thúc, mẹ Đào là người đầu tiên đến tìm Quách Anh. Bà ta có chừng mực lắm, biết rằng Quách Anh đang là học sinh cấp ba, không muốn bị phơi bày trước công chúng, nên chỉ nói với cô ấy: “Bên này họ còn nhiều việc phải làm mà con vừa đến đây đúng lúc, mẹ đã tìm được rồi cái món hồi trước con bảo muốn tìm rồi, ở trong nhà mẹ, để mẹ đưa con đi lấy.”

(P4)

Quách Anh không hỏi Lý Tầm vì cả hai đã có nhiều năm ăn ý, cô ấy lập tức đồng ý.

Họ bắt taxi về nhà.

Trên đường đi, mẹ Đào nhẹ nhàng hỏi cô ấy: “Con còn nhớ bao nhiêu về kiếp trước? Có nhớ rõ mẹ không?”

Quách Anh đáp: “Con chỉ nhớ một phần nhỏ, phần lớn đều không nhớ rõ.”

Cô ấy nói những điều khá an toàn: “Con nhớ hình như có người phụ nữ gọi con đi ăn cơm.”

Cam đoan mỗi người mẹ trong từng gia đình đều có kinh nghiệm này, gọi con mình ăn cơm.

“Vậy con còn nhớ rõ chị gái mình không?” Quách Anh lắc đầu: “Con không nhớ.”

Lý Tầm ngồi bên cạnh không nói gì.

Đối phương nói tiếp: “Không nhớ rõ cũng tốt, không nhớ rõ cũng tốt. Sau này chị gái của con cũng gặp chuyện.”

Quách Anh hỏi: “Chị ấy sao rồi ạ?”

“Sau... sau khi con mất, năm đó chúng ta về quê ăn Tết, chị gái con bị người ta bắt cóc ở nhà ga.” Bà ta nói đến đây thì đỏ hoe mắt.

Quách Anh ồ một tiếng, thật chất trong lòng có phần trách móc. Họ đã mất một đứa con rồi sao hãy còn sơ suất chủ quan nhường này.

Nhưng người ta đã khóc rồi.

Hầu hết mọi người đều có chung nhận thức khi mất đi đứa con, người khổ đau nhất phải là người thân. Bây giờ mà trách móc họ thì có vẻ không hay lắm thành ra cô ấy đáp: “Hầy, mẹ đừng khóc nữa, chị gái biết chuyện này chắc chắn cũng không dễ chịu.”

Cô vô cùng tự nhiên khi thừa nhận thân phận đầu thai kiếp sau của mình.

“Cả đời này mẹ không có duyên với con gái, ban đầu có hai đứa con gái vậy mà lại không giữ được đứa nào cả.” Người phụ nữ nắm lấy tay cô ấy, “Bây giờ nhìn thấy con sống khỏe mạnh, thông minh, lại cao ráo thế này âu mẹ cũng yên tâm rồi.”

Quách Anh nghe vậy, không biết phải trả lời ra làm sao. (P5)

Mẹ Đào lau nước mắt, nói: “Thôi đừng nói về chuyện này nữa, đừng nhắc đến những chuyện buồn. Mẹ nghe người ta nói con đang học cấp ba ở Bình Thành. Hồi trước em trai con cũng đang học cấp ba ở Bình Thành đấy bây giờ thì lên trường Đại học Bình Thành rồi. Có dịp thì để các con gặp mặt một lần.”

Lý Tầm đứng bên cạnh, lặng lẽ làm người bạn không thích nói chuyện của Quách Anh.

Quách Anh trả lời: “Chờ con thi xong đại học, đến lúc đó mọi người cùng nhau ăn một bữa cơm, nhận thân nhân luôn.”

Trong lòng cô ấy nghĩ chắc là không chờ được đến chừng đó, cô ấy đang sắn đó vẽ vời thôi.

Họ hối hả đến khu dân cư, quay về nhà.

Mẹ Đào mở cửa, Quách Anh đi theo sau, vừa ngẩng đầu lên thì giật mình lùi lại.

Ở vị trí huyền quan* của nhà họ có một bức tượng thần, tay cầm đàn tỳ bà, mắt trợn trừng, trông rất đáng sợ.

*Huyền quan (theo phong thủy): một khu vực sảnh trống ở gần cửa ra vào và kết nối với phòng khách; là nơi ngăn cách cửa chính và phòng khách, có ý nghĩa như một tấm rèm, một bức bình phong cho phòng khách

Thấy Quách Anh bị hù dọa, mẹ Đào có vẻ như nhớ ra điều gì đó bèn hoảng hốt lấy một tấm vải đỏ che bức tượng lại rồi bái lạy, khấn thầm trong lòng: “Ngài

đừng bắt nó, nó là người, không đến để báo thù đâu.”

Khấn xong, bà ta mới quay sang nói với Quách Anh: “Đừng sợ, đây là thần hộ mệnh của nhà chúng ta, phù hộ ra vào bình an.”

Quách Anh nhìn quanh quất căn nhà, đây là một căn hộ khoảng bốn mươi mét vuông, nhìn từ cổng chắc là loại hai phòng ngủ một phòng khách. Phòng khách chỉ khoảng mười mấy mét vuông, không có so|a hay tivi thay vào đó là một chiếc giường sắt, chăn bông trên giường còn chưa kịp gấp lại; giờ phút này chúng trông nhăn nheo lại bừa bộn trước mặt các vị khách.

Một căn nhà túng thiếu.

“Vào trong ngồi đi, để mẹ đi lấy đồ cho con.”

Mỗi một chỗ trong căn nhà này tới những nếp nhăn lúng túng trên khuôn mặt của mẹ Đào đều kể về nỗi khó khăn trong cuộc sống.

Trên tường phòng khách toàn là giấy khen, mỗi tờ giấy khen đều thể hiện niềm tự hào của gia đình này.

Có vẻ như gia đình này có một đứa con học rất giỏi.
Bình Luận (0)
Comment