Là Gã - Hỉ Hà Sơn

Chương 7

Vào giờ ra chơi, nhiều người hỏi thầy Triệu – giáo viên nhận lớp của Lý Tầm – có thấy phiền không. Ông đã nói với các giáo viên khác một câu trong phòng làm việc:

“Tôi đánh giá cao học sinh này, trên người cô bé có một ý chí liều mình.”

Ông nói như vậy vì lúc đó thành tích của cô giảm sút nghiêm trọng lại còn vi phạm nội quy nhà trường, nhà trường đã định đuổi học cô. Chính cô đã nhận lỗi và cam kết sẽ cải thiện điểm số lên 100 hạng trong vòng hai tháng.

Ở độ tuổi ấy, học sinh mắc lỗi là điều khó tránh khỏi. Điều đáng ngưỡng mộ là cô nhận ra mình đi nhầm đường đã lập tức quay đầu, không chìm đắm trong

cảm xúc, ngăn cơn sóng dữ, dọn dẹp mớ hỗn độn đâu ra đấy cấp kỳ. Một điều mà không phải người trưởng thành nào cũng làm nổi.

Thầy Triệu giữ cô lại không chỉ vì lý do đã nói với các giáo viên khác. Chính vì tính liều ấy, ông tò mò quá đỗi không biết cô sẽ đối mặt với những ánh mắt kỳ lạ và sự xa lánh của các bạn học như thế nào. Học sinh trường Trung học Bình Thành chịu áp lực lớn vô ngần, bạo lực học đường không hiếm chi.

Tuy nhiên chẳng có gì xảy ra cả. Là một giáo viên ông không thể thâm nhập sâu vào các nhóm học sinh, tuy nhiên qua các tiết học và giờ ra chơi, ông cảm thấy cô không hề bị bắt nạt, vẫn sống như cũ hệt cá gặp nước.

Ông hỏi lớp trưởng về vấn đề này, lớp trưởng trả lời: “Thầy ơi thầy cứ yên tâm, cả lớp chúng em đều rất quý mến bạn ấy, không ai bắt nạt bạn ấy cả.”

Thầy Triệu cảm thấy lạ lùng thật. Giả mà nói việc cô khắc phục tình hình rối rắm đầy nhanh chóng khiến ông ngạc nhiên thì việc cô giải quyết được những vấn đề tế nhị lại đâm khiến ông không hiểu thấu.

Có điều chẳng qua đâu chỉ là một sự thắc mắc thôi.

Ban đầu, ông xem cô là một trong những học sinh lạc lối biết quay đầu mà mình đã giúp đỡ. Mỗi tội nào ngờ ông lại nghe thấy giọng nói của cô trong tầng hầm.

(P1)

Khi nhận ra đó là Lý Tầm, trong lòng ông tràn đầy hy vọng. Ông bắt đầu tạo ra tiếng động, chờ đợi cô phát hiện.

Từ hôm qua đến nay những tiếng động mà thầy tạo ra đều không bị phát hiện dẫu là một lần, có lẽ đã bị phát hiện có chăng cô cố tình lờ đi.

Khoảng 3 giờ sáng, loáng thoáng nghe thấy tiếng xe rác đổ rác thật to bên ngoài.

“Tỉnh… tỉnh…”

Thầy Triệu cảm thấy có ai đó đang lay mình, mơ màng tỉnh dậy, trước mắt xuất hiện một cái gì đó màu trắng – ma?!

Ông giật thót một thoáng, nhìn kỹ lại thì ra là có một người đang đứng trước mặt, trên mặt người đó dán một tờ giấy A4, trên tờ giấy có khoét hai lỗ tròn để lộ ra đôi mắt.

Cái giọng nói giảm thấp kỳ lạ đó phát ra từ phía dưới tờ giấy A4 này. “Tỉnh rồi sao?”

Thầy Triệu vẫn bị trói chặt, miệng bị nhét một miếng giẻ rách, mắt thì không bị dán nữa.

Bây giờ ông đã không còn hoảng sợ như lúc ban đầu. Ông đã bị nhốt ở đây hai ngày không ăn không uống, ông tin chắc rằng nếu không nói ra được thông tin mà đối phương muốn, ông sẽ dần dà chết đói ở đây.

Ông lắc đầu, ra hiệu cho đối phương lấy thứ trong miệng mình ra, ông muốn nói chuyện với đối phương.

Người kia dùng chức năng đèn pin của điện thoại để chiếu sáng, ánh sáng trung bình.

Tư lự một thoáng, người đó đưa tay ra rồi lại rút tay về. Thầy Triệu đã đoán được đó là ai, nghĩ rằng đối phương không muốn mình nói để rồi thấy người đó lấy ra một tờ giấy khỏi túi, bọc lấy miếng giẻ trong miệng ông xong mới lấy ra.

Là một học sinh cấp ba.

“Lý Tầm.” Ông vừa mở miệng tiết lộ thân phận của đối phương. “Lý Tầm là ai?”

(P2)

“Tôi biết là em, tôi cũng nhận ra mẹ em rồi.” Thầy Triệu không chửi bới um trời, cũng không ép buộc đối phương thả mình, mà rằng, “Tôi biết bây giờ em quá hoảng loạn và sợ hãi.”

“Em không hề hoảng loạn.”

Rốt cuộc Lý Tầm cũng tháo tờ giấy A4 khỏi mặt, hỏi: “Thầy nói nhận ra mẹ em à? Thầy phát hiện ra mẹ em là thân nhân của nạn nhân vụ án giết người hàng loạt ư?”

Thầy Triệu: “Vụ án giết người hàng loạt nào? Tại sao mẹ em lại trói tôi ở đây? Còn bắt tôi nói địa chỉ gì nữa?”

Lý Tầm nhìn ông, nói: “... Thầy từng nhận được một tờ báo lá cải ở trường mà

thầy lại không biết?”

Ông có vẻ tỉnh ngộ cho hay: “Ra là chuyện đó, vì bức chân dung giống tôi nên cho rằng tôi là hung thủ? Mẹ của em là người nhà nạn nhân nên mới bắt cóc tôi? Hai ngày nay tôi đã suy nghĩ muốn bể đầu mà không hiểu thấu.”

“Thật sao? Em không tin.” Lý Tầm nhìn chòng chọc vào ông, cố gắng tìm ra sơ hở trong biểu cảm của ông.

Ông nói: “Bạn Lý Tầm, em hãy nghĩ kỹ lại đi, bức chân dung đó giống hệt tôi bây giờ trong khi vụ án xảy ra cách đây mười mấy năm ròng, lúc đó làm sao tôi có thể giống hệt bây giờ?”

Thầy Triệu nhìn vào biểu cảm của học sinh mình, cố gắng dựa vào nét mặt tìm thêm nhiều thông tin hơn.

Quả nhiên, cô học sinh cấp ba không dám nhìn thẳng vào ông nữa. Ông cảm thấy cô bé đã tin rồi dù rằng ngoài miệng vẫn nói: “Bạn kia mơ thấy, nói không chừng đã mơ thấy hình dáng của thầy bây giờ.”

Thầy Triệu hỏi: “Chính em có tin lời mình nói không?”

Khi đối mặt với vấn đề lớn này, ban đầu cô học sinh cấp ba còn dè dặt nhìn thầy giáo, đoạn thấy thầy giáo của mình bị trói ra bộ dáng ấy, khóe miệng còn chảy máu, mắt lộ tia máu đỏ ngầu; bất chợt cô nhìn thầy với ánh mắt kiên định: “Thầy Triệu, có khả năng nào thầy chính là kẻ giết người hàng loạt không?”

“Em đã nói chuyện với con trai thầy, anh ta nói hồi nhỏ hay khóc lắm, là đứa trẻ đòi hỏi nhiều, khiến tất cả mọi người đều muốn giết anh ta.”

Thầy Triệu có vẻ không hiểu ý cô: “Vì con trai tôi là đứa trẻ đòi hỏi nhiều nên tôi phải đi ra ngoài giết người à? Em tự nghe đi, nghe xem có hợp lý không?”

(P3)

Lý Tầm, với tư cách là một học sinh xuất sắc, ngay lập tức đưa ra một ví dụ thực tế nhằm giải thích rõ ràng ý của mình.

“Thầy nhìn đi, trong xã hội có một số người đàn ông bên ngoài thì lịch sự tử tế, nhã nhặn với mọi người, thân thiện cùng cực, nhưng chả là lại chất chứa rất nhiều tức giận bên trong về xã hội. Họ vừa về tới nhà sẽ đánh vợ đánh con để giải tỏa cơn rồ dại của mình.”

Thầy Triệu: “Em đi hỏi vợ cũ của tôi xem tôi có đánh cô ấy bao giờ chưa.”

“Thầy nên biết từ một suy ra ba. Con người đều có những cảm xúc tiêu cực, những người đàn ông bạo hành gia đình thường trút hết sự tức giận của mình lên người thân trong gia đình để cân bằng cảm xúc bên trong. Vì họ dành sự tử tế cho người ngoài nên khi bị phát hiện bạo hành gia đình, tất cả mọi người quen bọn họ đều không tin, cho rằng điều đó không thể xảy ra. Em gọi hiện tượng này là bảo toàn cảm xúc, những ác ý đi vào bên trong con người nhất định sẽ được giải tỏa bằng một phương thức nào đó.”

“Em nói như vậy là muốn chứng tỏ gì? Ý em là thầy cũng có dạng bảo toàn cảm xúc như vậy?”

“Thầy có cho rằng có một dạng người ác tới cực đoan, họ lớn lên trong một môi trường tồi tệ cùng cực, không được giáo dục tử tế, trong nhà lại có một đứa trẻ đòi hỏi nhiều, trong khi đó họ không biết cách giải tỏa một phần áp lực trong gia đình thế là đã trút hết sự tàn ác đó lên những người không dính dáng đến mình bên ngoài xã hội. Bởi vì khi trút hết sự xấu xa ra ngoài, họ có thể giữ được sự bình tĩnh khi ở nhà.”

Cô học sinh cấp ba chống cằm, nhìn vào thầy giáo của mình. Vì ánh đèn pin của điện thoại chiếu thẳng vào thầy nên cả người Lý Tầm hoàn toàn chìm trong bóng tối, thầy Triệu không cách gì quan sát được biểu cảm của học sinh mình.

Ông chỉ nghe thấy cô bé nói: “Thầy có cảm thấy tình huống này hết sức quen thuộc?”

“Có chăng đấy là suy đoán của em thôi. Thầy thật sự không phải là hung thủ, chẳng qua có người nào đó kiên nhẫn giống thầy. Cái lý thuyết của em chỉ là suy đoán.”

Theo thầy Triệu, Lý Tầm vẫn đang cố tỏ ra bình tĩnh, đây là phản ứng đầu tiên của một nữ sinh trung học khi phát hiện ra mẹ đã bắt cóc giáo viên chủ nhiệm của mình.

Cô bé hy vọng ông thật sự là kẻ giết người liên hoàn, như vậy mọi chuyện sẽ đơn giản hơn hẳn.

Mẹ cô bé sẽ trở thành người hùng chính nghĩa, có thể pháp luật sẽ không tha thứ song nhất định tốt hơn nhiều so với việc bắt cóc và tra tấn một người bình thường.

Thầy Triệu nhìn cô bé, dù chỉ nhìn thấy một vùng tăm tối, ông vẫn tỏ ra chân thành và giãi bày: “Tôi thật sự không phải là kẻ giết người.”

(P4)

Lý Tầm nhìn thầy một thoáng, cho hay: “Em lại thấy thầy không cần phải giải thích mãi về vấn đề này.”

“Mấy em đều cho rằng tôi là kẻ thủ ác giết người, tôi còn không thể không giải thích chắc?”

“Thầy giải thích cũng vô ích, mẹ em không tin. Chẳng hóa ra hai người cứ giằng co như vậy thôi ư? Bà ấy hoàn toàn có thể nhốt thầy đến chết cho đến khi thầy nói ra nơi con bà ở đâu.” Lý Tầm đề nghị, “Hay là vầy, thầy hãy nói cho bà ấy biết vị trí con bà.”

“Tôi thật sự không biết.”

“Cam đoan mẹ của em mắc bệnh tâm thần, em đừng lo lắng về việc tôi sẽ tố cáo bà ấy khi ra khỏi đây.”

Ông tốt bụng và ân cần bực này, còn nói với học sinh của mình: “Tôi không bị tổn thương nặng có chăng hơi đau một chút thôi, không ảnh hưởng gì đến xương cốt. Miễn là em thả tôi ra, sau đấy về nhà tôi sẽ nói rằng mình say rượu ngã vào cống.”

Lý Tầm: “... Chính thầy có tin lời mình nói không?” Thầy Triệu im lặng một lúc.

Lý Tầm: “Chúng ta đang lâm vào một tình huống khó cả đôi đường, một trong hai người chúng ta phải nhượng bộ.”

Thầy Triệu đã nhận ra cô bé không có khái niệm về cảm giác đạo đức, nó biết mình muốn gì nên nói gì vẫn hoài công.

Ông đành thốt lên: “Vậy em định làm gì?”

“Thầy có thể chọn tin vào em.” Lý Tầm trả lời, “Em nói được là làm được, tình huống khốn khó của em bây giờ là nếu thả thầy ra thì mẹ em sẽ phải vào tù. Còn tình huống khốn khó của thầy là nếu không thừa nhận mình là hung thủ thì mẹ em sẽ nhốt thầy đến chết; còn thừa nhận thì thầy sẽ phải đối mặt với án tử hình. Hy vọng duy nhất của thầy là ở em.”

“Vậy em muốn thế nào?”

Lý Tầm nói: “Em chỉ cần bảo vệ mẹ em thôi, vì vậy, em có thể thả thầy. Tuy

nhiên thầy phải cho em nắm thóp. Thầy nói cho em biết đứa trẻ năm đó được chôn ở đâu? Như vậy nếu thầy bắt em không tha, em sẽ tố cáo thầy là hung thủ. Giả dụ em tố cáo thầy, mẹ em cũng sẽ phải vào tù 10 năm trở lên.”

(P5)

Cô nghiêm túc khôn cùng, tiếp tục thuyết phục đối phương: “Đây là con đường sống duy nhất của thầy. Chỉ cần em nắm được điểm yếu của thầy, em sẽ tin rằng thầy sẽ không báo cảnh sát, đương nhiên sẽ thả thầy ra. Thầy thấy sao?”

“Ý tưởng hay đấy. Nhưng tôi không biết thật, tôi không phải là hung thủ, các em đã nhầm người rồi.”

Lý Tầm cúi đầu nhìn người thầy hiền lành của mình, bày tỏ: “Đây là vấn đề của thầy. Bây giờ em chỉ chấp nhận cách giải quyết này, cho nên nếu thầy không muốn chết thì tốt nhất thầy nên là hung thủ.”

Nói đoạn, cô lấy giấy gói miếng giẻ rách, định bịt miệng thầy giáo lại.

Thầy Triệu thấy sắp mất cơ hội đàm phán, vừa lắc đầu để loại bỏ miếng giẻ vừa thốt lên: “Tình trạng tinh thần của mẹ em không tốt, bây giờ bà ấy vẫn kiểm soát được và một mực yêu cầu tôi cho biết đứa con của mình ở đâu. Về sau ví dù bà ấy phát hiện ra tôi không nói thật có thể sẽ giết chết tôi thật.”

Lý Tầm dừng lại, nhíu mày, đây là một vấn đề lớn.

Thầy Triệu nói: “Giết người dễ nhưng phi tang xác lại khó.”

Bất thình lình Lý Tầm ngẩng đầu: “Sao thầy biết điều này? Có phải trước đây thầy từng làm việc như vậy không? Thầy cũng từng đau đầu vì việc xử lý thi thể?”

“Ai cũng biết điều đó.”

Lý Tầm ồ một tiếng, nhìn người đàn ông vẫn điềm tĩnh vô ngần ngay cả trong hoàn cảnh như vậy, cô đành bảo: “Thế em cũng hết cách rồi. Thầy à, thầy hẳn hiểu được lựa chọn của em. Em khó khăn lắm mới có một người mẹ như vậy.”

Lý Tầm một lần nữa bịt miệng thầy giáo lại bằng miếng giẻ.

Thầy Triệu không vùng vẫy cũng không cầu xin, biểu hiện ông bày ra không giống trạng thái một người bình thường.

Lý Tầm cũng không phải là một người bình thường.

Trong tình cảnh ấy, một người có mẹ bắt cóc người ta, một người bị giam giữ hai ngày.

Cả hai đều tĩnh trí khôn cùng, không ai suy sụp, lúc mặt đối mặt nói chuyện họ tựa đang thảo luận một câu hỏi khó trong lớp học, cùng đưa ra ý kiến trái chiều.

Tất nhiên một người muốn được đối phương thả ra, hậu quả là mẹ của người kia sẽ vào tù; một người hy vọng người kia thừa nhận mình là sát thủ liên hoàn, hậu quả có thể là án tử hình. Bài toán này không có lời giải.

Cuối cùng, Lý Tầm mang đi luồng sáng duy nhất trong tầng hầm, hết thảy trở về bóng tối.

Lý Tầm vô cùng bình tĩnh đi lên lầu, nằm trên giường, thở ra một hơi như thể đã trút một gánh nặng trong lòng. Trần nhà phòng ngủ trở nên trắng xóa lạnh lẽo dưới ánh đèn đường bên ngoài, cô mở điện thoại và bắt đầu tìm kiếm một cách vô cảm:

“Hình phạt cho việc giúp người khác phi tang xác chết là bao nhiêu năm?”
Bình Luận (0)
Comment