Lạc Vào Tình Anh

Chương 6

Hai năm sau

Bên cạnh công viên trung tâm, phía trên chiếc ghế đá, tôi ngồi hát rong với chiếc mũ đựng tiền mặt đặt dưới chân cùng vài đồng tiền mồi ánh lên màu sáng xanh trên nền mũ nhung nâu. Vài tháng nay tôi đã không làm công việc này. Cửa hàng của tôi quá đông đúc, quá nhiều đơn đặt hàng, quá nhiều những công việc tái xây dựng và tùy chỉnh lại sản phẩm. Nhưng nơi này mới thực sự là nơi tôi được tồn tại - một không gian mở và không có những mong chờ hy vọng. Nơi mà tâm hồn tôi được bay bổng. Giống như buổi biểu diễn hàng tuần của tôi tại quán bar của Kelly. Công việc này không phải vì tiền dù tôi cũng đã kiếm được rất nhiều tiền hợp pháp từ việc đó. Công việc này đơn thuần chỉ vì tôi muốn để âm nhạc đang chảy trong máu mình được tuôn ra theo cây đàn guitar, và để nó ngân lên qua những thanh âm trong cuống họng mình.

Tôi điều chỉnh lại những dây đàn và hợp âm cho bài hát tiếp theo của mình. Tôi cúi đầu xuống, nghiêng sang một bên để lắng nghe những âm thanh sâu lắng hoàn hảo. Khi đã nắm bắt được nhịp điệu, đầu tôi lắc lư như đồng tình.

Tôi bắt đầu với bài “I and Love and You” của Avett Brother. Bản nhạc này luôn luôn thành công trong việc thu hút đám đông. Thực sự thì bài hát thu hut đám đông nhiều hơn tôi. Nó là một bản nhạc rực rỡ. Một bản nhạc với những ca từ đầy ý nghĩa. Tôi ngước lên nhìn sau khi hát xong câu đầu tiên và quét mắt qua vỉa hè trước mặt. Một người đàn ông già mặc bộ đồ đi làm, áp điện thoại lên tai, một cái quét mắt khác ngang qua chiếc đồng hồ dây da đắt tiền trên cổ tay người đó; một người phụ nữ trẻ với những lọn tóc vàng lộn xộn, đang nắm chặt tay cậu con trai với khuôn mặt bướng bỉnh, cả hai đều ngưng lại và lắng nghe; một cặp đôi đồng tính nam, hai gã trai trẻ nắm chặt tay nhau, mái tóc bồng bềnh rực rỡ và đeo những chiếc khăn sặc sỡ; ba cô gái trẻ còn ở tuổi thành niên, cười khúc khích và thì thầm với nhau sau những bàn tay đang bụm lên che miệng, hẳn nhiên cho rằng tôi trông thật dễ thương.

Và em.

Nell.

Tôi có thể viết một bài hát, và tên cô ấy có thể sẽ là tên của bản nhạc. Tôi có thể hát, có thể gẩy cây đàn guitar của mình, và cơ thể cô ấy sẽ là giai điệu. Em đang đứng ở phía cuối đám đông, một phần bị che khuất, em dựa lưng lên chiếc đồng hồ đo giờ ở bãi đỗ xe, trên vai đeo một chiếc túi vải chắp vá. Chiếc váy màu xanh nhạt dài đến đầu gối ôm lấy những đường cong trên cơ thể em, mái tóc màu vàng dâu tây xoăn vặn lại thành bím tóc và nằm yên ả trên một bên vai em. Làn da nhợt nhạt của em trông như màu ngà voi, hoàn mỹ và như đang cầu xin được ai đó vuốt ve, được ai đó dịu dàng hôn lên đó.

Tôi không phải là một vị thánh. Tôi đã quan hệ với rất nhiều những cô gái khác kể từ lần đó, nhưng họ không đủ. Họ không phải là người mà tôi cần. Chưa bao giờ tôi có thể gắn bó được với ai quá lâu.

Giờ thì, cô ấy đang ở đây. Tại sao lại như thế? Tôi đã cố gắng vất vả thế nào để cố quên em, nhưng giờ khuôn mặt em đang ở đây, đôi môi em, cơ thể em, loáng thoáng xuất hiện bên dưới bộ váy đen ướt nhẹp… Em ám ảnh tôi.

Em đang cắn môi giữa hai hàm răng, lo lắng điều gì đó, đôi mắt màu xanh lục xám dán lên tôi ngồi trên băng ghế. Khỉ thật. Vì vài lý do nào đó tôi không thể hiểu nổi, thói quen đó, thói quen cắn môi của em… Tôi không thể dời mắt khỏi nó được. Tôi muốn ném quách cây đàn đi và tiến về phía em, áp đôi môi đầy đặn đến hoàn hảo đó lên môi tôi, gặm nhấm nó và không bao giờ buông ra nữa.

Tôi gần như đông cứng lại khi ánh mắt chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên, nhưng tôi đã kiểm soát được. Tôi bắt được cái nhìn của em, và tiếp tục chơi đàn.

Tôi đang hát bài hát này cho em, khi chạm đến những giai điệu cuối cùng. “I and Love and You”.

Em biết điều đó. Em nhìn thấy nó trong mắt tôi. Thật quá mức điên rồ khi hát bài hát này cho em nghe, nhưng tôi không thể ngừng lại. Tôi dõi theo đôi môi em đang chuyển động, hát từng từ cùng với tôi. Ánh mắt em đang đau đớn và ám ảnh.

Người đứng trước mặt em rời đi, tôi thấy túi đựng đàn guitar đang nghỉ ngơi trên đùi em, thân đàn tròn trịa dựng trên vỉa hè, bàn tay em đang giữ đỉnh đàn. Tôi không hề biết rằng em cũng chơi guitar.

Bài hát kết thúc cũng là lúc đám đông bắt đầu dời đi, vài người bỏ lại cho tôi những đồng một đồng và năm đồng. Người đàn ông doanh nhân - vẫn đang nói chuyện điện thoại - bỏ lại cho tôi năm mươi đồng cùng tấm card visit cho biết ông ta làm trong một hãng thu âm và sản xuất nhạc. Tôi gật đầu với ông ta, ông ta giơ cánh tay ra ám hiệu mang ý nghĩa “Gọi cho tôi”. Có thể tôi sẽ gọi cho người đó. Cũng có thể không. Âm nhạc là để giãi bày, không phải một vụ làm ăn.

Em tiến đến gần tôi, nhấc đầu gối và nâng cây đàn guitar lên, trượt vào băng ghế ngồi cạnh tôi. Mắt em không rời khỏi tôi ngay cả khi đã ngồi xuống, mở túi đựng đàn, rút ra một nhạc cụ cổ điển xinh đẹp mang hiệu Taylor. Em lại cắn môi và gảy một vài dây đàn, gõ nhẹ lên thân thùng, bất đầu ngân điệu “Barton Hollow”.

Tôi bật cười dịu dàng, nhận ra nỗi đau chưa bao giờ rời khỏi em. Em đã mang nó bên mình từ khoảnh khắc đó đến giờ. Tôi bắt đầu hòa cùng với điệu nhạc của em, rồi tôi hát. Những ca từ rời khỏi tôi một cách dễ dàng, nhưng tôi hầu như không nghe được chính mình đang hát. Em chơi điệu nhạc một cách đơn giản và điệu nghệ, nhưng rõ ràng là em đã không chơi bản nhạc này một thời gian rất lâu. Thỉnh thoảng mắt em vẫn liếc xuống những ngón tay trên phím đàn khi chuyển qua phần hợp âm, và có một vài nốt em gảy sai. Nhưng giọng em… nó tinh khiết một cách ma mị, nó êm dịu và trong suốt, ngọt ngào.

Chúng tôi thu hút được một đám đông khủng khiếp. Hàng chục người. Tầm nhìn của chúng tôi tới con phố phía trước bị những thân hình chắn ngang khóa lại. Tôi có thể nói rằng em đang cảm thấy không thoải mái với sự chú ý đó. Em bắt chéo chân, thả mình vào nhịp điệu, lắc lư đầu như thể em ước gì có thể trải xuống để có thể ẩn mình phía sau nó. Em trượt một âm, hụt mất một nhịp. Tôi xoay người sang để nhìn vào mắt em, khóa lại những ánh mắt và gật đầu với em, chậm rãi và nhấn mạnh nhịp strum. Em thở sâu, ngực phập phồng phía sau cây Taylor, và tìm lại được nhịp điệu hòa chung cùng tôi.

Cuối cùng thì bài hát cũng kết thúc, nhưng quá sớm. Tôi đã nửa mong em đứng dậy, cất cây đàn đi và biến mất mà không cần nói lời nào, chỉ cần em ra đi một lần nữa, bí ẩn như cách em xuất hiện. Nhưng em đã không làm thế. Cảm ơn Chúa vì điều đó. Em chỉ liếc quanh đám đông, cắn môi mình rồi liếc nhìn tôi. Tôi chờ đợi em, bàn tay em áp lên thân đàn phẳng lặng.

Em hít một hơi thật sâu, gảy gảy những dây đàn. Em ngồi yên như thể đang quyết định điều gì đó, rồi gật đầu với chính mình, một hành động nhanh và dứt khoát như muốn nói: “Rồi, tôi bắt đầu làm đây”. Và em bắt đầu đánh một điệu mà tôi chắc là mình biết, nhưng không thể xác định được là điệu gì. Rồi em cất tiếng hát. Và lại một lần nữa, sự nhạt nhòa trong cách chơi guitar của em bị tan biến bởi giọng hát đẹp đến sững sờ. Em hát bài “Make You Feel My Love” của Adele. Nguyên bản của nó là một bản nhạc đơn giản và đầy sức mạnh, chỉ có tiếng piano và giọng hát độc đáo của Adele. Nhưng khi Nell hát, em nâng nó lên và biến tấu nó đi, khiến nó trở nên ám ảnh và buồn bã, giai điệu giống như một bản nhạc đồng quê. Em hát nhỏ, gần như thì thầm những ca từ.

Và em đang hát nó cho tôi.

Điều này thật vô nghĩa. Nhưng em vẫn nhìn tôi khi hát, và tôi có thể nhìn thấy những nỗi đau cùng tội lỗi dài đằng đẵng hàng năm gắn chặt trong cái nhìn của em.

Em vẫn đang tự kết tội chính mình. Tôi biết em đã làm thế, và tôi từng hy vọng thời gian sẽ khiến vết thương trong em lành lại, nhưng chỉ cần nhìn em là tôi biết em vẫn mang trong lòng gánh nặng đó.

Xung quanh cô gái này chỉ có bóng tối. Tôi gần như không muốn để bản thân dính dáng đến người con gái này chút nào. Cô ấy sẽ khiến tôi bị tổn thương. Tôi biết điều đó. Tôi có thể linh cảm trước và cảm nhận nó đang đến. Trái tim cô gái đó là những nỗi đau, những vết nứt, những mảnh vỡ của tâm hồn. Nếu không cẩn thận có lẽ chính tôi sẽ bị những mảnh vỡ đó cắt phải.

Tôi không thể hàn gắn được cô ấy, tôi cũng biết cả điều này nữa. Tôi sẽ không cố thử làm điều đó. Tôi biết vì tôi cũng từng được rất nhiều cô gái ngoan hiền tử tế ở bên cạnh, họ đã nghĩ rằng có thể cứu rỗi được tôi.

Tôi cũng biết tôi sẽ không thể tránh xa em. Tôi đang bấu víu lấy em và chấp nhận để da thịt mình bị cắt. Tôi có thể chịu đựng được nỗi đau. Tôi sợ gì việc tâm hồn và thể xác mình chảy máu cơ chứ.

Tôi để em hát. Tôi không hát cùng em, chỉ muốn để em được phiêu trong khoảnh khắc của mình, để em được sở hữu nó. Đám đông huýt sáo và vỗ tay, tung những đồng đô la vào trong chiếc túi đựng đàn guitar đang mở của em.

Giờ thì em ngồi đó, chờ đợi và quan sát. Đến lượt tôi. Tôi biết em phải chọn bài hát của mình thật cẩn thận. Ở đây, lúc này, chúng tôi đang vẽ ra một đoạn đối thoại. Chúng tôi giao tiếp với nhau bằng âm nhạc, thảo luận trong những nốt hợp âm, giai điệu và tên bài hát. Tôi gảy những tiếng đàn vô nghĩa và suy tư. Và rồi ý tưởng cũng nảy ra trong đầu.

“Can’t Break Her Fall” của Matt Kearney. Bài hát như được viết cho tôi. Nó là một bài hát độc đáo, một bài hát ghi dấu ấn trong bất cứ người nào nghe nó. Và tôi biết em sẽ nghe tôi, nghe những gì tôi muốn nói với em trong khi tôi hát. Nửa hát, nửa đọc. Ca từ của bài hát là một câu chuyện sống động và mạnh mẽ đến thế. Bỗng nhiên tôi thấy em và tôi trong đó.

Em lắng nghe chăm chú. Ánh nhìn từ đôi mắt xanh lục xám của em cứng lại, hàm răng trắng cắn mạnh lên đôi môi. Ôi. Em đã nghe tôi. Tôi bắt được sự run rẩy trong tay em khi em cất chiếc guitar vào túi, kéo khóa lên và đóng nó lại, cố không vấp ngã khi tháo chạy khỏi tôi. Mái tóc tết trải lên lưng em, nảy qua nảy lại giữa hai bả vai, bắp chân em lấp lánh màu trắng nhạt trong ánh mặt trời New York. Tôi để em ra đi, kết thúc bài hát, thêm hai điệu nhạc nữa, nhấn nút đóng nắp hộp guitar lại và chạy theo sau em. Tôi chạy ngang qua con phố, qua những chiếc xe tải màu vàng vang lên tiếng còi xe sốt ruột, qua thành phố ồn ào xuống một trạm tàu điện ngầm. Em đang quét chiếc thẻ lần nữa, nhưng những chiếc cửa quay không nhúc nhích khiến em lầm bầm chửi rủa. Mọi người đang xếp thành hàng dài sau lưng chúng tôi, nhưng rõ ràng là em chẳng hề hay biết đến họ, về tôi - người chỉ cách em có vài inch ngắn ngủi. Em hất đầu lên thôi không loay hoay nữa và hít một hơi thật sâu. Vào khoảnh khắc đó, tôi vươn tay qua người em, dùng thẻ của mình để quẹt và nhẹ nhàng đẩy em qua cánh cổng. Em nghe lời tôi như thể đang bàng hoàng, em để tôi cầm cây đàn guitar của em và trượt nó đeo lên vai, chỉ còn giữ chiếc hộp cứng đựng đàn trên tay. Bàn tay còn lại được tự do áp lên lưng dưới của em, đẩy em lên tàu điện đang chờ. Em không nhìn tôi, không tự đặt câu hỏi rằng đó là tôi. Em chỉ là biết điều đó. Em vẫn thở sâu một cách đều đặn, tập trung vào chính mình. Tôi để em thở, để cho sự im lặng kéo dài. Em sẽ không quay người lại nhìn tôi, dựa về sau, dù chỉ rất nhẹ, nhưng lưng em đang cọ lên ngực tôi. Em không dựa người vào tôi, mà chỉ cho phép một sự gợi ý đụng chạm nhẹ nhàng.

Em xuống tàu sau một vài trạm dừng, tôi bước theo em. Em bắt một tuyến khác và chúng tôi lại tiếp tục im lặng. Em không hề nhìn vào mắt tôi từ khi chạy khỏi chiếc ghế đá ở công viên Central Park. Tôi đã đứng phía sau em, và chỉ đi theo em. Tôi theo sau em đến một căn hộ trong tòa nhà ở Tribeca, theo em đi lên những bậc cầu thang vang vọng, cố không để mắt mình nhìn chằm chằm vào mông em đang đánh qua đánh lại khi em bước từng bước lên cầu thang. Nhưng mà, thật quá khó để có thể không làm như thế. Đó thực sự là một cặp mông đẹp, tròn căng và mẩy một cách khiêu khích dưới lớp vải cotton mỏng của chiếc váy chống nắng.

Em mở cửa nhà số 314, dùng móng tay đẩy nó ra và đi thẳng vào bếp, không nhìn lại để xem liệu tôi có còn lẽo đẽo theo sau em một cách vô duyên nữa hay không. Tôi đóng cửa lại sau lưng mình, đặt cây đàn của em lên sàn dưới công tắc đèn, ngay phía trong cửa ra vào, bên cạnh một chiếc bàn hình vuông nhỏ bé với những bản nhạc và sách học đàn xếp chồng lên nhau cùng những gói nylon đựng dây đàn. Chiếc túi của tôi được yên vị trên sàn, bên cạnh lối ra vào cửa bếp đang mở. Tôi quan sát em giật một cái thùng cạnh tủ lạnh, lôi ra một chai Jack, vặn mở nắp và ném nó lên trên kệ bếp. Nắm tay em bắt đầu lắc và nghiêng chiếc chai lên miệng, tu ba lần, mỗi lần đều là một hơi dài và lâu. Chết tiệt. Em đặt vỏ chai xuống một cách thô bạo, chống hai tay lên kệ bếp, đầu gục xuống giữa, một chân duỗi ra sau, chân còn lại gập xong sát vào kệ trong tư thế vươn chân của một vận động viên điền kinh. Em rùng mình trong một hơi thở, đứng thẳng người trở lại, lau đôi môi bằng mu bàn tay. Tôi băng qua khoảng cách giữa hai người, không bỏ lỡ tiếng nghẹn ngào của em khi tôi đến gần. Em ngừng thở khi đôi tay tôi vươn qua vai em và chụp lấy chiếc chai, đưa nó lên môi rồi tu ba hơi y hệt em. Nó đốt cháy cổ họng tôi, một nỗi đau quen thuộc.

Cuối cùng em cũng quay người, rút sang đứng ở rìa kệ bếp, nhìn chằm chằm vào tôi, mắt em mở to tìm kiếm. Em trông như thể một nhân vật hoạt hình với đôi mắt mở to đầy cảm xúc và sâu hun hút. Tôi muốn hôn em đến khủng khiếp nhưng tôi không làm thế. Tôi thậm chí còn chẳng đụng vào em, dù chỉ cách em có vài inch. Tôi giữ chai rượu bằng một tay, tay còn lại tựa lên kệ bếp bên cạnh khuỷu tay em.

“Sao anh lại ở đây?”, em hỏi. Giọng em như thì thầm đắng chát, giống như bị đối cháy bởi whiskey.

Tôi nở một nụ cười nhếch mép. “Ở nhà em sao? Hay ở New York?”

“Ở nhà tôi. Ở New York. Ở trong cuộc đời tôi. Ở đây. Tại sao anh lại ở đây?”

“Tôi sống ở New York. Tôi ở đây từ khi tôi mới mười bảy tuổi. Tôi ở trong nhà em vì tôi đã đi theo em từ Central Park”

“Nhưng vì sao?”

“Vì chúng ta chưa xong buổi nói chuyện.”

Em chun mũi trong bối rối, một cử chỉ thật ngốc nghếch và đáng yêu. Hơi thở như giật lên trong lồng ngực. “Nói chuyện á? Chúng ta còn chẳng nói với nhau một từ nào cơ.”

“Vẫn là một cuộc trò chuyện.” Tôi đưa chai rượu lên miệng và hớp một ngụm khác, cảm giác ruột gan như bị giày vò.

“Về cái gì cơ?”

“Em nói tôi nghe xem nào.”

“Tôi không biết.” Em lấy cái chai từ tay tôi, đưa lên môi uống tiếp, sau đó vặn nút chai lại rồi đẩy nó ra xa. “Về… cái đêm hôm đó…trên cầu tàu sao?”

Tôi nhún vai, vặn cổ sang hai bên, “Đại loại thế, nhưng không hẳn là thế.”

“Vậy anh nghĩ chúng ta sẽ nói với nhau về chuyện gì chứ?”

“Về chúng ta.”

Em nghiêng người về phía tôi, đầu nghiêng sang một bên khiến đuôi tóc rũ xuống lúc lắc giữa không trung. “Không có chúng ta nào ở đây cả. Không bao giờ và sẽ không bao giờ có.”

Tôi không trả lời lại câu nói của em, vì em nói đúng. Nhưng cũng nói sai. Giữa chúng tôi rõ ràng có một “chúng ta” nào đó tồn tại. Em chỉ là vẫn chưa nhìn ra nó. Em khước từ nó vì nhìn từ khía cạnh nào thì nó cũng là một chuyện sai trái. Tôi là anh trai của người yêu em, người đã mất cách đây hai năm. Em chẳng biết gì về tôi. Tôi là một thứ gì đó xấu xa dành cho em. Em vẫn còn ở tuổi vị thành niên và tôi không nên khuyến khích em uống những chất kích thích. Em rõ ràng đang sử dụng loại rượu “Old Man Jack” để đối mặt với nó, tôi quá hiểu em. Nhưng em mới chỉ hai mươi tuổi, một độ tuổi quá trẻ để uống rượu kiểu như thế này, tu ừng ực từng chai cứ như thể một tên nghiện rượu đang chết khát.

Em kết thúc việc tháo từng lọn bím tóc và rũ tung ra, chải nó bằng những ngón tay. “Anh nên đi đi”, em nói và biến mất phía sau phòng ngủ. Tôi nghe tiếng loạt xoạt cởi đồ và tiếng vải rơi xuống đất. “Tôi có tiết học bây giờ.”

Tôi đúng là một tên khốn vô liêm sỉ. Tôi biết thế, vì chỉ có những tên khốn vô liêm sỉ mới có thể đi vòng qua kệ bếp để nhìn vào phòng em khi em đang thay đồ. Cái điều mà tôi đang làm lúc này. Em vẫn đang đóng chốt khóa bộ đồ lót đồng bộ màu hồng với những chấm bi màu đen. Em quay lưng về phía tôi, cặp mông căng đét tròn trịa nổi bật hoàn hảo trong chiếc quần lót ngắn. Ôi lạy Chúa, lạy Chúa. Em cảm nhận được sự hiện diện của tôi, ngoảnh đầu lại và nhìn tôi chằm chằm.

“Này, anh đúng là một tên vô loại đấy.”

“Đáng lẽ em nên đóng cửa phòng mới đúng.”

“Tôi đã bảo anh rời đi.” Em vươn tay mở ngăn kéo và lấy ra một chiếc quần jean, xỏ chân vào ống.

Cảnh tượng một cô gái đang mặc đồ cũng hot chẳng kém gì khi xem cô ấy cởi đồ.

“Nhưng tôi đã không bỏ đi và em biết điều đó.”

“Tôi không nghĩ là anh lại có thể ngang nhiên xem tôi thay đồ như thế. Kẻ vô loại khốn kiếp”.

Tôi cười với em, nụ cười mà bạn bè tôi gọi là Sát thủ tụt quần. “Tôi không phải một tên vô loại. Tôi chỉ yêu nghệ thuật thôi.”

Em cười nhếch mép nói, “Trơn tru lắm, Colton. Rất trơn tru”.

Tôi lại cười. Chưa có ai trên đời này từng gọi tôi là Colton. Không một ai. Tên tôi là Colt. “Đó không phải là một lời nói dối, cưng ạ. Đó là sự thật.” Tôi bật cười hết công suất trong khi tiến về phía em.

Em nghẹn lời, tay nắm chặt chiếc áo phông màu xanh da trời đến nỗi nổi rõ các khớp ngón tay. “Anh muốn làm gì?”

Tôi không trả lời mà tiếp tục tiến về phía em, từng bước, từng bước một đầy chủ ý. Tôi thấy mình như một con thú đang đi săn mồi, một con sư tử đang rình rập thức ăn. Mắt em mở to trông như chú nai con đang ngơ ngác. Mũi em phập phồng, hai tay vặn vào chiếc áo, ngực em cũng phập phồng theo những hơi thở sâu, sưng lên trực nhảy ra ngoài. Chúa ơi, tôi ước gì chúng thoát khỏi cái nơi tù túng đó. Giống như tôi nói, vô lại. Em chỉ đứng trong một căn phòng nhỏ bé. Căn phòng với khoảng trống vừa đủ cho một chiếc giường và tủ quần áo. Tôi còn cách em có vài inch, và nếu nhìn xuống, tôi có thể thấy rõ hai núm ngực của em. Trường hợp xấu nhất là tôi sẽ trở thành đích đến của một đồ vật bằng sứ nào đó và nó sẽ vỡ tan tành. Nhưng tôi không làm thế. Tôi nhìn vào mắt em, để mặc nỗi khao khát nguyên thủy của mình, sự ngột ngạt sôi sục thèm muốn hiện lên trong ánh mắt khi tôi vươn tay qua em. Bàn tay tôi đặt lên vai em, lướt qua đó, ngay cạnh dây áo ngực của em khi tôi nắm tay vào mép cửa. Giờ thì tôi đã rất gần. Hai bầu ngực em đang áp lên ngực tôi, cánh tay tôi chạm lên cả vai và tai em. Mắt em nhắm nghiền, phá vỡ sự kết nối giữa hai chúng tôi, và tôi nghe thấy hơi thở của em dồn dập. Em trông có chút héo hon, vẻ căng thẳng toát ra từ em, và em nghiêng đầu dựa lên cánh tay tôi.

Mắt em bỗng bừng mở, sáng bừng như quyết tâm hồi sinh, em đứng thẳng người dậy để không phải chạm vào người tôi nữa. Tôi kéo cánh cửa đóng lại giữa hai chúng tôi. Chỉ trước khi bước khỏi cửa nhà em, tôi để lại một tấm card visit từ trong ví, đặt nó lên bàn, phía trên túi dây đàn. Tôi đóng cửa lại với một tiếng ồn ào cố ý để em có thể biết rằng tôi đã rời đi.

Quãng đường quay trở lại nhà tôi bằng tàu điện ngầm và đường dành cho người đi bộ ở đại lộ Queen thật dài, đủ dài để tôi có thời gian tự vấn bản thân rằng chính xác thì tôi đang để mình dính dáng vào cái thứ quái quỷ gì thế này. Nell là một bản tin tồi tệ. Cô ấy có cả một con tàu đầy hành lý và tổn thương trong một quãng thời gian rất dài. Và tôi cũng thế.

Tôi quẳng cây đàn guitar lên giường và đi xuống lầu, đến cửa hàng. Đặt điện thoại vào dock, bật bài “Stillborn” của Black Label Society đủ to để kéo mọi suy nghĩ ra khỏi đầu khi ném mình quay trở lại với tòa nhà 396 tôi đang xây lại. Nó được dành cho một chiếc Camaro cổ điển từ những năm 69, cái thứ chả có ý nghĩa khỉ gì với tôi cho đến khi Nell xuất hiện. Để rồi tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là chiếc Camaro của Kyle, cái thứ mà tôi đã phải khôi phục từ một đống sắt gỉ để nó có thể quay trở lại tình trạng khá khẩm hơn, và rồi bỏ nó khi tôi chuyển đến sống ở nơi này.

Tôi yêu chiếc xe đó, thật đau đớn biết bao khi phải bỏ nó lại, nhưng bố tôi là người đã mua chiếc xe đó, vì thế tôi không thể mang nó theo. Mặc kệ rằng mỗi đồng penny của các bộ phận của nó là tiền tôi bỏ ra, hoặc tôi đã phải tốn bao nhiêu mồ hôi, công sức, thậm chí đổi cả máu để khôi phục lại nó. Tiền mua xe là của bố, và nếu tôi chuyển đến New York thay vì xuất hiện ở Harvard, thì cái mà tôi đang đi được cũng chẳng có gì ngoài chính bản thân mình. Đó là thỏa thuận giữa hai bố con.

Ít nhất thì Kyle đã chăm sóc cho nó.

Tôi khịt mũi khi nghĩ tới những kỳ vọng của bố rằng tôi sẽ đến học ở Harvard. Ông thực sự đã nghĩ rằng việc đó sẽ xảy ra. Nực cười đến chết tiệt. Thậm chí đến cả bây giờ, khi mười năm trời đã trôi qua, tôi vẫn không hiểu nổi bố tôi đã nghĩ gì nữa. Harvard với tôi hợp nhau chẳng khác gì một con bò ngồi trong cửa hàng đồ sứ.

Tôi lại nghĩ đến Nell. Chà nhám những chiếc vòng là một công việc bận bịu và buồn chán, vì thế dĩ nhiên là tôi chẳng thể nào mà không nghĩ đến em. Nghĩ đến giọng hát ngọt ngào trong suốt của em, nghĩ đến đôi mắt màu xanh lục xám và cơ thể đẹp đến chết người của em. Chết tiệt thật, tôi gặp rắc rối rồi đây. Đặc biệt là khi tôi nghĩ đến những nỗi đau sâu xa ẩn chứa trong đôi mắt em, trong cái cách em uống whiskey đến tuyệt vọng đó, như thể em muốn làm bạn với tình trạng tê cứng, như thể cảm giác nóng rát đến cháy bỏng giống với khoảnh khắc được nghỉ ngơi mà em đang chờ đón. Tôi biết nỗi đau đó, và tôi muốn lôi nó ra khỏi con người em. Tôi muốn biết mọi suy nghĩ của em, muốn biết cái quái gì đang ám ảnh em. Ý tôi là, dĩ nhiên tôi biết mọi thứ. Kyle đã chết, và em là người chứng kiến điều đó. Nhưng cũng không thực sự là thế. Một điều gì đó đang chi phối em. Điều gì đó đang gặm nhấm em, một tội lỗi nào đó. Tôi muốn biết đó là cái gì, để tôi có thể giúp em bào chữa cho nó. Cái thứ mà dĩ nhiên là vô lý, không thể xảy ra, ngu ngốc và phi lý.

Tôi đặt mảnh giấy nhám 400 grit xuống rồi xem xét chiếc vòng, phát hiện ra nó vẫn chưa được như mình mong muốn. Tôi tiếp tục với phần đầu và những thứ này, cũng tương tự, chỉ khiến sự chú ý của tôi lại chạy đi lang thang. Suy nghĩ của tôi tiếp tục tự do trở lại với khoảnh khắc em tựa đầu lên cánh tay tôi chỉ trong một giây ngắn ngủi, như thể em đang ước rằng có thể để mặc kệ mọi thứ, ước rằng em có thể dựa lên tôi lâu hơn. Nhưng em đã không làm thế, tôi chẳng có cách nào ngoài việc tôn trọng em về điều đó, thậm chí khi tôi biết rằng khả năng kiểm soát của em đang mất dần đi, thay vào đó là sự run rẩy và mất chủ động do rượu.

Một ngày nào đó, sớm thôi, những dầm cầu sẽ sụp đổ, và thế giới của em cũng sẽ vỡ vụn. Tôi biết mình sẽ phải ở đó khi mọi thứ diễn ra.
Bình Luận (0)
Comment