Chương 110: Có Biến (3)
Chương 110: Có Biến (3)Chương 110: Có Biến (3)
Trân Hữu Phúc lắng nghe nghiêm túc. Đỗ Kim Hoa bảo con dâu lớn lấy chậu nước ra rót, nàng cũng dời cọc gỗ ngồi xuống, chuẩn bị lằng nghe.
"Ta nghe nói nhà các ngươi định xây học đường?"Tứ thúc hỏi.
Trân Hữu Phú giật mình, liếc nhìn đại ca mình rồi gật đầu: "Cũng không hắn là học đường, mà chỉ là chỗ cho mấy hài tử trong nhà cùng nhau đọc sách, nghĩ đến đám trẻ con rất đông nên xây cùng đáng, nên mới xây một gian phòng."
Cái gì mà học đường với chẳng không học đường. Bản thân họ chỉ cảm thấy một khi con cái bắt đầu được học hành thì sau này đều sẽ thành đạt, nhà họ sẽ trở thành một gia đình vừa làm ruộng vừa đọc sách. Nhưng có thể nói ra sao? Sẽ buồn cời chết mất.
"Ừ”" Tứ thúc hiển nhiên cũng có nghe nói, nhưng mà cũng không phải chuyện gì to tát: "Trong thôn chúng ta cũng muốn xây học đường."
Nghe câu này xong, Trần Hữu Phúc sững sờ.
Nó là ý gì? ông không hiểu, quay đầu nhìn về phía đại ca.
Trân Hữu Lương thản nhiên nói: "Bảo Nha có thể dạy hài tử. Tứ thúc có ý nói rằng học đường sẽ do thôn xây dựng, để Bảo Nha dạy cho đám trẻ trong thôn biết chữ" Nghe vậy, Trân Hữu Phúc ha hốc mồm, quay đầu sang nhìn thê tử mình.
Đỗ Kim Hoa lúc này cũng mở to hai mắt nhìn, trên mặt lộ ra vẻ kinh ngạc: "Tứ thúc, cái này, cái này..."
Tại sao đột nhiên muốn Bảo Nha dạy bọn trẻ trong thôn biết chữ? bà nhịn không được mới hỏi: "Bảo Nha nhà tôi chỉ là một cô nương thôi."
Cho dù nàng lợi hại hơn nữa, có năng lực hơn nữa thì Bảo Nha vẫn chỉ là một cô nương. Dạy hài tử trong nhà, người trong nhà không chê còn cảm thấy như vậy rất tốt. Nhưng dạy hài tử nhà khác sao? Lại còn là hài tử cả thôn sao?
"Mấy nhà khác bằng lòng sao?" Trân Hữu Phúc hỏi. Ai muốn được nữ nhi của mình dạy chứ? Đừng có nói là khi Bảo Nha dạy học trong thôn, mọi người lại gây rắc rối cho nữ nhi của ông.
Tứ thúc liền cười lên: "Các ngươi nghĩ tại sao ta lại đến đây?" Là bởi vì trong thôn có các nhà khác nhìn thấy con nhà Hữu Phúc, Hữu Lương được học hành, dung mạo cùng khí chất đều thay đổi, nên đến nhà tìm ông ta.
Triều đình rất hy vọng thi hành chính sách khai trí khai tâm cho bách tình. Nếu như người trong thôn có thể đọc hiểu lễ nghi, đây là hắn có công lao giáo hoá, tính là thành tích, triều đình sẽ ban thưởng.
Không cần phải thi ra mấy vị đồng sinh, tú tài. Lý do rất đơn giản, đọc sách tốn tiền, nhà bình thường đều không đủ khả năng chỉ trả. Không nói những cái khác, muốn thi đậu đồng sinh, phải bao nhiêu đọc sách, viết bao nhiêu chữ? Riêng luyện một nét chữ đẹp, hao phí cho bút, mực, giấy, nghiên đã có thể kéo đổ một nhà. Người trong thôn ai cũng không kham nổi, nếu có khả năng thì họ đã không đợi đến ngày hôm nay, đã cho con học trường tư từ lâu rồi.
"Chúng ta cùng nhau xây một cái Trần gia thị tộc học đường đi.' Tứ thúc bưng chén, nhấp một ngụm trà, chậm rãi nói.
Chỉ cần người trong thôn biết vài chữ, biết viết tên của chính mình, biết chút lễ nghị, là tốt rồi.
Mời một tiên sinh rất tốn kém, ông ta lúc trước chưa bao giờ dám nghĩ đến điều đó. Cơ mà ai làm cái này, ai từng đọc sách, ai từng biết chữ, là cô nương thì đã làm sao? Chỉ là dạy chữ, nàng sẽ không cảm thấy tài năng của mình đang bị chôn vùi, mấy tiên sinh bình thường không muốn làm việc này, nhưng Trần Bảo Nha có thể nhận lời.
Cả Trần Hữu Phúc và Đỗ Kim Hoa đều há to miệng, ngơ ngác mịt mờ, không kịp phản ứng.
Các nhi tử nhi tức đến nghe cũng cả kinh ngây đại.
Tôn Ngũ Nương giật giật áo Trân Nhị Lan, run rẩy nói: 'Bảo Nha, sắp làm tiên sinh sao?" Dạy hài tử của mình, gọi nàng một tiếng "tiên sinh" là đang tâng bốc nàng. Nhưng nếu dạy tất cả hài tử trong thôn, sẽ là tiên sinh đường đường chính chính. Trân Nhị Lang cũng run lên, muội muội cũng quá có tiền đồ rồi: "Đúng, hình như là vậy."