Lam Y Nữ Hiệp

Chương 1

Kể từ đời Chu Nguyên Chương đánh đuổi giặc Nguyên Mông Cổ thâu phục lại sơn hà Hán tộc, lập quốc lấy hiệu Minh Thái Tổ, thì năm nào cũng vậy, cứ tới rằm tháng Giêng là ngày Thái Tổ thể quốc, toàn thể Trung Hoa từ thành thị tới thôn quê đây đâu cũng đại hội hoa đăng mừng ngày quốc khánh.

Toàn dân nhà nào cũng yên tiếc ca múa xênh xang, treo đèn kết, cờ xí tung bay muôn hồng ngàn tía trước gió xuân tươi. Thêm vào đó, mọi người còn đang ngây ngất về tết Nguyên Đán, các tiết liên gian nhân thế được kéo dài, tưng bừng náo nhiệt vô cùng.

Tài tử giai nhân dập dìu, ngựa xe như nước, làn sóng người cuồn cuộn trên các ngã đường hướng về những nơi có chùa chiền miếu tạo dâng hương rằm tháng Giêng, trước là cầu phúc sau là dự các cuộc vui chơi buổi xuân về.

Từ mọi nơi xa gần, những tay giang hồ tài tử mãi võ cũng nhân dịp này kéo về các thị trấn phô diễn tài nghệ kiếm tiền thưởng đầu năm của khách nhàn du.

Thực khách đông nghẹt tửu quán, trà đình tiếng cầm ca vang vọng chốn ca lâu.

Thị trấn Trấn Giang, thủ phủ của đất Giang Tô, trên bến dưới thuyền, dân cư đông đảo, tấp nập phồn thịnh, nhà nào cũng chăng đèn lết hoa màu sắc lung linh.

Từ ngọn Giang Đầu sơn nhìn xuống, toàn thể Trấn Giang như là một thành hoa muôn sắc, nhất là dinh quan Thủy sư Đề đốc và quan Tổng trấn, ngoài đèn kết hoa treo còn muôn ngàn cờ xí tung bay trước gió.

Trên hai vọng lầu cao ngất, phấp phới hai lá cờ cực lớn. Cờ bên Thủy sư Đề đốc màu xanh chữ đỏ đề ba đại tự "BÌNH THIÊN HẠ". Cờ bên Tổng trấn màu đỏ chữ kim tuyến lóng lánh "ĐẠI MINH VẠN TUẾ"...

Thủy sư Đề đốc Trấn Giang, họ Đàm tên Bá Phúc, là cháu đích tôn của Đàm Bá Thành một vị công thần theo Minh Thái Tổ từ lúc mới bắt đầu khởi nghĩa có công đại phá thủy quân Nguyên triều...

Sẵn có dòng máu trung nghĩa trong huyết quán, Đàm Bá Phúc là một tay lương đống triều Minh, lãnh trọng trách xuất mặt thủy tại Trấn Giang trên cửa sông Dương Tử, được quần thần kính nể. Tánh tình cương trực liêm khiết khoan dung nên binh tướng và toàn thể Trấn Giang rất trọng mến...

Trái lại với Đàm Bá Phúc, quan Tổng trấn họ Dương tên Trường Hỷ cậy mình là cháu vợ Thái sư Trần Chí Hòa, thường hành động khiến dân chúng phải ca thán...

Dương Trường Hỷ thấy Đàm Bá Phúc được mọi người kính mến thì có ý ghen tị, bởi vậy tuy là bạn đồng liêu, nhưng hai người không ưa nhau. Trừ những buổi gặp mặt công khai vì lẽ công vụ, họ không hề cùng nhau giao hảo với tư cách bạn đồng triều.

Thật ra thì tư cách Dương Trường Hỷ không đến nỗi nào nếu họ Dương không bênh đứa con quá lộng hành.

Nguyên quan Tổng trấn hiếm hoi, năm ấy đã trên 50 tuổi mà chỉ sanh được hai đứa con, một trai là Dương Tấn Đình, một gái là Dương Mỹ Vân nên vợ chồng Dương Trường Hỷ quí báu nuông chiều vô hạn.

Dương Tấn Đình được nương chiều quá đỗi thành ra lêu lổng ngay từ bé, không chịu học hành quen sống trong gấm lụa núi vàng đồi bạc xa hoa của hạng kim chí ngọc điệp nên đã biết mê luyến chơi bời ra vào nơi ca kỹ từ năm tuổi.

Hiếm con muốn có cháu sớm, vợ chồng Tổng trấn cưới vợ cho Dương Tấn Đình từ năm y 18 tuổi. Nhưng Dương Tấn Đình trác táng sớm nên cũng không đẻ chi cả. Tới năm 23, Tấn Đình nạp thêm hai tỳ thiếp nữa cũng vẫn không có con.

Tuy đã có tới ba bà vợ, Dương Tấn Đình mau chán, mặc vợ ở nhà phòng khuê lạnh lẽo, ngày đêm mải miết truy hoan, tụ tập một số thanh niên công tử đồng hạng và một bọn vệ tướng, tên nào cũng như hùm beo lang sói, ra đường hễ thấy phụ nữ nào sắc đẹp vừa ý là trêu ghẹo, bắt đi gian dâm hãm hiếp cho kỳ được mới hả lòng.

Cái trò quan lớn thế dư lực đủ, tiền vung như rác nên có lắm kẻ a dua xu nịnh, Dương Tấn Đình lại càng vênh vang tự đắc coi trời bằng vung không biết kiêng nể ai hết.

Hơn nữa, Dương phu nhân thương con, việc gì cũng che đậy giấu diếm. Dương Trường Hỷ thấy con tụ tập bạn bè, vệ tướng đông, lúc nào ở nhà thì lại hoa côn, múa đao quyền cước ra sức đua tài, yên trí rằng Dương Tấn Đình ưa chuộng võ nghệ nên cũng mặc không để ý tới. Chỉ khổ dân chúng bị quấy nhiễu chịu muôn cay ngàn đắng mà không dám hé miệng kêu vang nơi đâu.

Gia đình nào có vợ, con bị Dương Tấn Đình giam hãm biết điều chịu nhục im miệng thì không sao, nhưng người nào khẳng khái vào đơn khởi tố thì trước sau lá đơn cũng tới tay Dương Tấn Đình, vì lẽ các quan hạ thuộc đều được "Đại công tử" mua chuộc.

Thế là Tấn Đình phái bộ hạ đến tận nhà hỏi tội, đánh đập có khi tới vong mạng hay mang tội lao tù cũng chưa biết chừng.

Bởi vậy ở Trấn Giang, ai cũng gọi Dương Tấn Đình là "Tham Hoa Quỷ", nghĩa là thằng quỷ hiếu sắc.

Hằng ngày tụ tập với Dương Tấn Đình có mấy thanh niên trạc tuổi ấy như Hoa Tử Năng, con của Hoa tham tướng, Diệp Phước Hoa, Huỳnh Việt Ấn là con hai tay cường hào, tiền của như nước ở Trấn Giang.

Còn một tên nữa ăn ở liền trong phủ Tổng trấn với Dương Tấn Đình, nhất nhất đều do Tấn Đình và Hoa Tử Năng, Diệp Phước Hoa, Huỳnh Việt Ấn bao, thân hình gầy ốm mặt chuột mắt ti hí, tên là Tạ Kỳ Quang chuyên môn nịnh hót.

Hắn thường la cà chỗ nọ chỗ kia, hễ thấy nơi nào có phụ nữ đẹp là về hót với "Đại công tử", làm quân sư bày mưu hiến kế gian đoạt.

Ở Trấn Giang ai nấy đều ghét tên thầy dùi này nên đặt tước hiệu cho y là Trư Diện Thử.

Chính Trư Diện Thử đã tìm ra bốn vệ sĩ giới thiệu cho Tham Hoa Quỷ Dương Tấn Đình.

Tên thứ nhất là Ngô Định, biệt hiệu Trường Vĩ Thử, quen dùng cây côn bịt đồng.

Tên thứ hai là Triệu Quang Tân, biệt hiệu Thanh Mao Thử, thiện dùng cặp roi.

Tên thứ ba là Mai Quí, biệt hiệu Bạch Túc Thử, dùng đoản đao.

Tên thứ tư là Phàn Thuận, biệt hiệu Phong Hỏa Thử, thiện dụng cây đoản phủ.

Cả bốn tên dương dương tự đắc, cậy thế Đại công tử không coi ai ra gì cả. Chúng họp với Tạ Kỳ Quang thành năm người rất đắc lực cho Dương Tấn Đình nên người Trấn Giang gọi chúng là Dương gia ngũ thử.

Bọn Dương Tấn Đình, Hoa Tử Năng và Diệp Phước Hoa còn chung tiền lập một ngôi tửu lầu ở ngay mé sông trang nhã nhất Trấn Giang, đặt tên Xuân Phong quán.

Hàng ngày, chúng kéo nhau tới đó chè chén. Mỗi khi bắt được phụ nữ nào thì chúng đưa ngay xuống thuyền chở, ra mé sau Xuân Phong quán đưa lên ở tầng lầu trên hành lạc.

Từ khi Xuân Phong quán được thành lập, Dương Tấn Đình ủy cho Tạ Kỳ Quang làm quản lý và ở liền đó.

Tuy Xuân Phong quán trang nhã lịch sự thật nhưng người Giang không một ai tới đó ăn uống, sợ cháy thành vạ lây, vả nên họ cũng không ưa họ Dương. Cho nên tại đây khách hàng phần nhiều là những người từ xa đến.

Trái lại với anh là Dương Tấn Đình, Dương Mỹ Vân năm ấy tuổi thùy mị đoan trang, nàng đẹp dịu dàng, dáng mặt tiểu thư khuê các, suốt ngày may vá thêu thùa bên mẹ.

Dương phu nhân tuy buồn về con trai bất tử, nhưng thấy Dương Mỹ Vân ngoan ngoãn hiền lành thì cũng đỡ phiền muộn được phần nào.

Những lộng hành của Dương Tấn Đình, Đề đốc Thám Bá Phụ đều được biết rõ, nên định bụng sẽ cho chúng một bài học hay nếu chúng động tới nhân viên bên phủ Thủy sư Đề đốc.

Nhưng theo lời khuyên của Tạ Kỳ Quang, không bao giờ Dương Tấn Đình động chạm với người bên phủ Thủy sư cả cho nên họ Đàm cũng không thể căn cứ vào lẽ gì trừng phạt Dương Tấn Đình.

Theo niên lệ, sáng hôm quốc khánh, có cuộc thao diễn thủy quân trên Dương Tử giang.

Suốt mé sông dọc thành Trấn Giang, cờ xí cắm ngập trời, dân chúng kéo ra bờ sông coi cuộc biểu diễn rất đông đảo.

Quan Thủy sư Đề đốc, quan Tổng trấn và các hàng tướng tá phụ cận đứng cả trên nhà thủy tạ có chiếc nhu kiều nối liền với soái thuyền.

Các chiến thuyền nhiều như lá tre đậu thành hàng rất nghiêm chỉnh ở hữu ngạn sông Dương Tử.

Thuyền sơn đen kịt.

Quân lính từng đoàn màu cờ và màu quân phục khác nhau chia ra bốn phương bảy hướng theo bát quái. Chấn, Đoài màu trắng. Khảm màu xanh, Cấn màu đen, Tốn màu đỏ, Kiến màu tía, Ly màu xanh dương, Khôn màu vàng.

Ba hồi trống, ba hồi chiêng dứt, Đàm Bá Phục nai nịt giáp đồng màu đen, Dương Trường Hỷ mang triều phục màu đỏ xám từ thủy tạ qua nhu kiều xuống chiếc soái thuyền to lớn. theo sau là các hàng tướng tá.

Đàm Bá Phục uy nghi leo lên vọng lầu nhìn khắp cả một lượt truyền linh cho viên tướng đứng bên.

Lá cờ lệnh đuôi nheo màu trắng được kéo lên đứng dưới lá cờ "Soái" đỏ thắm.

Tức thì đoàn chiến thuyền Chấn, Đoài xạ quân áo quần trắng, cung tên đỏ theo hàng tám tiến lên đi đầu.

Chừng nào đoàn xạ quân tiến gần hết, lá cờ xanh được kéo lên cột buồm thay thế cờ trắng.

Theo màu lịnh, đoàn chiến thuyền chữ Khảm cờ và quân phục xanh từ từ tiến nối đuôi đoàn trên. Đó là Đoàn Xung phong, quân lính toàn dùng trường thương.

Lần lượt đến các đoàn Cấn Tốn hai màu đen, đỏ dã chiến quân lính dùng mộc và đoản đao. Đoàn Càn màu tía, Câu liêm sang. Đoàn Ly xanh dương, Kinh quân đoản kích. Sau cùng là đoàn Khôn màu vàng, thuyền độc mộc, Tiềm thủy quân là thứ quân lành nghề lặn dưới nước để đục thuyền địch.

Đoàn hải thuyền diễn ra trên sông Dương Tử cờ xí rợp trời, gươm đao sáng quắc, uy nghiêm tề chỉnh.

Một tiếng pháo nổ vang. Chiếc Soái thuyền đen kịt, to lớn bắt đầu chuyển lái, vô mái chèo nhịp nhàng khua nước đưa chiến thuyền khổng lồ đó theo các đoàn thuyền trước.

Xa trông toàn thể đoàn hải thuyền như một con rết khổng lồ đang lướt trên mặt nước xanh mờ.

Dân chúng trên bờ sông hoan hô vang dậy, pháo đốt rung chuyển cả khu thành Trấn Giang, xác pháo toàn hồng rụng đầy trên mặt nước như những cánh bông đào tỏa rơi trước gió...
Bình Luận (0)
Comment