Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 262

Trương Ngạc kêu oan nói:
- Dựa vào cái gì mà Giới Tử có thể viết, đệ lại không được, sao có lý đo.

Trương Đại hỏi:
- Đệ từng gặp Kỳ tiểu thư chưa, đệ viết thư gì?

Trương Ngạc đột nhiên tức giận, vỗ bàn nói:
- Đệ thà cưới một kỹ nữ, chứ không thèm thành thân với một ngươì chưa từng gặp bao giờ.

Trương Đại và Trương Nguyên ngơ ngác nhìn nhau, Tiêu Nhuận Sinh và Tông Dực Thiện giả bộ không nghe thấy gì, đang bàn tán việc tiếng chuông sớm của Kê Minh tự có gây ồn tới đây không.

Trương Ngạc càng nghĩ càng đau đầu, lại phát tình khí nóng nảy, la hét nói sẽ đi cưới Vương Vi và Lý Tuyết Y về.

- Tam đệ, chớ có làm càn.
Trương Đại quát:
- Đệ muốn nạp thiếp cũng được, nhưng việt hối hôn lấy vợ khác là tuyệt không được. Mặc dù tam thúc mẫu rất yêu chiều đệ, cũng không để đệ dính vào việc đó, tổ phụ sẽ đánh gẫy chân đệ, đừng có nóng nảy, uống chén trà đi.

Trương Nguyên khuyên giải nói:
- Tam huynh, đệ và Thương tiểu thư là vì đã quen biết từ trước, đây cũng không có gì hâm mộ. Tam huynh không phải muốn đánh cược chứ, cuộc hôn nhân này của huynh cũng giống như là một vụ đánh cược vậy, ngày thành hôn, hai bên ngả bài, tướng mạo, tính cách hiện rõ, điều này há chẳng phải cũng rất thú vị sao?

Đói với tam huynh Trương Ngạc, Trương Nguyên chỉ có khai đạo y như vậy.

Trương Ngạc hết tức nói:
- Nếu tướng mạo xấu xí, tính khó chịu, sư tử hà đông, ta chẳng phải là thảm sao?

Trương Nguyên cười nói:
- Vậy là huynh cược thua rồi, nhận thua cuộc, không có gì đáng nói nữa.

Trương Đại, Tiêu Nhuận Sinh đều cười, Trương Đại nói:
- Không đến nỗi thua thảm như vậy đâu, đệ xem Kỳ Hồ Tử rất tuấn tú, hơn nữa Kỳ thị nữ lang là do đích thân tam thúc mẫu sai người xem mặt, bảo đảm ngày đệ thành thân sẽ mừng đến cười toe toét.

Trương Ngạc cũng là vui buồn không rõ, bị Trương Đại, Trương Nguyên nói như vậy, liền chuyển tức thành vui, nói:
- Giới Tử, ngày thân nghênh của ta và đại huynh Trương Đại đã định rồi, đại huynh mùng hai tháng hai đầu năm sau, ta thì mười sáu tháng hai, hai người chúng ta đều phải cược thắng thua rồi, đệ và Thương tiểu thư bao giờ sẽ thành thân?
Trương Nguyên nói:
- Hai vị huynh trưởng đều là thành thân năm mười chín tuổi, tiểu đệ sao giám tranh lên trước, cũng phải mười chính tuổi chứ?

Trương Ngạc nói:
- Vậy Thương thị nữ lang lớn hơn đệ một tuổi, đệ mười chín tuổi cô ấy hai mươi tuổi rồi.

Trương Nguyên cười nói:
- Tam huynh thật là, đây cũng là việc tam huynh phải lo lắng sao.

Viết thư xong, vẫn như trước nhờ Tiêu Nhuận Sinh đem thư tới dịch trạm lần lượt gửi đi, nếu có hồi âm, cũng sẽ gửi đến chỗ Tiêu thái sử.

Vì các giám sinh mới nhập học phải dùng bữa tối trong Hội Soạn đường ở nội giám. Thời gian của bữa tối là đúng giờ Dậu, cho nên ba huynh đệ Trương Nguyên liền rời khỏi Thính Thiền cư về Quốc Tử Giám. Chỗ Trương Nguyên, Vũ Lăng cõng sách, Mục Chân Chân mang đồ tới Quốc Tử Giám, trên đường Trương Nguyên dặn dò Vũ Lăng chịu khó đọc sách một chút, luyện chữ, sau này việc Hàn Xã cũng có thể giúp một tay, không nên na phận với một kẻ sai vặt. Bổn phận của thư đồng là của Mục Chân Chân, Trương Nguyên nói:
- Chân Chân ngoài đọc sách viết chữ ra, võ nghệ chớ có xao nhãng.

Mục Chân Chân gật đầu nói:
- Nô tì biết rồi.
Lại nói:
- Thiếu gia ở trong Giám phải chăm sóc tốt cho bản thân.

Trương Nguyên đúng là khó có thể thích ứng với trong giám này, trong giám và trong ngục dường như không khác gì nhau mấy, cười nói:
- Biết rồi.

Quốc Tử Giám không cho phép người không có phận sự vào, Trương Nguyên và Trương Đại đành tự mình vai khiêng nách kẹp, mang đồ đạc và quần áo tới phòng ở Quảng Nghiệp đường. Trương Ngạc lại nhàn nhã, có tạp dịch trong giám đã sớm đợi ở cửa Thái Học môn để giúp y, chỉ cần có tiền là có thể sai khiến cả ma quỷ. Xem ra Trương Đại, Trương Nguyên lo lắng thừa rồi, chỉ cần có ít tiền tiêu, Trương Ngạc tuyệt sẽ thích ý hơn so với đám người Trương Nguyên khi ở trong giám.

Đối với Ngụy Đại Trung đệ nhất trung liệt, Trương Nguyên đương nhiên là rất kính ý, lại không muốn ở cùng hiệu phòng với Ngụy Đại Trung, nói với Trương Đại:
- Đại huynh, ở cùng phòng với huynh là ai vậy? Hay là mình đổi nhé, đệ và đại huynh cùng phòng.

Trương Đại cầm tay nải, từ trước tới giờ chưa từng mệt như vậy, thở hồng hộc nói:
- Cùng phòng là Nguyễn Đại Thành, tự Tập Chi.

- Nguyễn Đại Thành!

Trương Nguyên ngạc nhiên, vào một ngày cuối tháng mười năm kia, hắn tới Hội Kê thăm Thương Chu Đức, lúc về, nghe Thạch Đầu huynh đệ nói có người tên Nguyễn Đại Thành tới thăm, để lại mấy câu “hóa ra nợ một mạng”, khiến hắn không hiểu gì. Xem ra Thạch Đầu huynh đệ nhớ nhầm rồi, không ngờ có thể gặp Nguyễn Đại Thành ở Nam Kinh Quốc Tử Giám, lại cùng phòng với đại huynh. Ngụy Đại Trung là đảng Đông Lâm, Nguyễn Đại Thành là Yêm đảng, nếu đổi phòng, Ngụy Đại Trung và Nguyễn Đại Thành sẽ ở cùng một phòng.

Trương Nguyên mang đồ đạc và quần áo về phòng, thấy Ngụy Đại Trung kia đã thay khăn phục giám sinh, đang ngồi bên bàn đọc sách, thấy Trương Nguyên vào, ấn đầu xuống, tiếp tục đọc sách.

Căn phòng này bày trí rất đơn giản, hai chiếc giường gỗ rộng chừng ba thước, hai cái bàn gỗ tùng, hai cái ghế vuông, không có đồ gì khác. Trương Nguyên đặt sách lên cái bàn gỗ tùng kia, đặt quần áo lên đầu giường, chắp tay nói với Ngụy Đại Trung:
- Ngụy trai trưởng, tại hạ Sơn Âm Trương Nguyên, cùng nhập giám cầu học với đại huynh Trương Đại, tại hạ muốn ở cùng phòng với đại huynh, mong Ngụy trai trưởng chấp thuận đổi phòng.

Ngụy Đại Trung đáp lễ, nói:
- Giám quy không cho phép được đổi phòng.
Nói một câu như vậy, không nói câu thứ hai, lại đọc sách tiếp.

Trương Nguyên liền biết Ngụy Đại Trung này là một người khó dàn xếp, không đổi thì không đổi, không cần nhiều lời, ngồi trên ghế nghỉ ngơi, lại nghe thấy một giọng nói sang sảng bên ngoài cửa vang vào:
- Giới Tử hiền huynh, ngưỡng mộ đại danh đã lâu, hôm nay cuối cùng cũng được gặp, Đồng Thành Nguyễn Đại Thành có lễ.

Nói đến năm chữ “ Đồng Thành Nguyễn Đại Thành”, người đã vào phòng, vái chào một cái rất sâu với Trương Nguyên, sau đó đứng thẳng người, mỉm cười. Là một nam tử phóng khoáng, tuổi chừng hai mươi sáu, hai mươi bảy, tuy là một khăn phục giám sinh bình thường, nhưng chiều rộng của tay áo mặc trên người lại toát ra vẻ phóng khoáng. Nguyễn Đại Thành vì “Đào hoa quạt” mà để lại tiếng xấu cho đời sau này, không ngờ lại có bộ dáng anh tuấn tự nhiên như vậy sao? Nhìn còn dễ ưa hơn Ngụy Đại Trung kia nhiều, hơn nữa thoải mái nhiệt tình, rõ ràng là khiến người ta mới quen mà đã thân.

Trương Nguyên đáp lễ, nói:
- Nguyễn huynh, ngưỡng mộ đã lâu, ngưỡng mộ đã lâu. Năm kia Nguyễn huynh ở Sơn Âm, tại hạ vô duyên nhìn thấy, hôm nay gặp lại, vô cùng vui mừng.

Nguyễn Đại Thành cười lớn, nói:
- Là tại hạ vô duyên, tại hạ đặc biệt tới Sơn Âm để thăm hỏi Giới Tử huynh, lại không thể gặp được, phiền muộn tới bây giờ.

Trương Đại đi theo sau, nói:
- Vừa rồi Nguyễn huynh hỏi ta có quen Trương Giới Tử của Sơn Âm không, ta nói rồi, Nguyễn huynh lập tức nhảy người lên tới đây ngay.

Nguyễn Đại Thành cười nói:
- Tại hạ đã hâm mộ Trương Giới Tử và hiền đệ Trương Tông Tử từ lâu.
Nói những câu này, ánh mắt y luôn nhìn về phía Trương Nguyên.

Ngụy Đại Trung đang đọc sách liền buông cuốn sách xuống, đứng lên lắc đầu nói:
- Nguyễn Tập Chi, giọng ngươi quả không nhỏ.

Trương Nguyên âm thầm kinh ngạc, nghe khẩu khí của Ngụy Đại Trung, không chỉ là quen biết với Nguyễn Đại Thành, mà giao tình còn không phải là nhạt.

Nguyễn Đại Thành cười nói:
- Ngụy sư huynh, tiểu đệ là gặp bạn tốt đã lâu không gặp mà, tình động bên trong, phát ra bên ngoài.
Thấy ánh mắt Trương Nguyên có vẻ thắc mắc, liền giải thích nói:
- Tại hạ và Ngụy huynh cùng là môn hạ của Cảnh Dật tiên sinh của Đông Lâm thư viện, học vấn và nhân phẩm của Ngụy sư huynh là khiến ta khâm phục nhất.

Cảnh Dật tiên sinh là Cao Phan Long, Nguyễn Đại Thành này và Ngụy Đại Trung lại là sư huynh đệ đồng môn.

Lần này từ Tô Châu đến Nam Kinh, đi qua Vô Tích, Trương Nguyên đã từng nghĩ tới muốn đi đến thư viện Đông Lâm để chào hỏi Cao Phan Long, nhưng vì thời gian gấp gáp sợ không kịp đến Nam Kinh tham gia kỳ thi tuyển học viên của Quốc Tử Giám, nên đành phải vội vàng đi qua, dự định cuối năm khi trở về sẽ đến thăm hỏi. Không nghĩ tới ở Nam Kinh Quốc Tử Giám hắn lại học cùng lớp với hai người đệ tử của Cao Phan Long. Đó chính là Ngụy Đại Trung và Nguyễn Đại Thành, sau này không biết thế nào nhưng hiện tại cả hai đều rất cố gắng, dốc lòng học tập, quyết tâm muốn tham gia khoa cử cùng các sư huynh đệ.

Nguyễn Đại Thành có tác phong nhanh nhẹn, cực kỳ nhiệt tình cùng với Trương Nguyên và Trương Đại bàn luận về Kỳ Bưu Giai, Nguyễn Đại Thành nói:
- Đầu tháng, lúc ta và Ngụy huynh rời khỏi Vô Tích, thì gặp Kỳ Hổ Tử vừa mới đến thư viện Đông Lâm. Ta có hỏi thăm y về Giới Tử huynh, y nói rằng ba huynh đệ của huynh đều tới Nam Kinh rồi. Ta rất mong muốn được gặp mặt ba anh em Trương huynh, vì nghe tiếng đã lâu nhưng chưa có cơ hội gặp mặt, thật vinh hạnh.

Nguyên Đại Thành tính tình sôi nổi, còn Ngụy Đại Trung thì lãnh đạm, tính tình hai người hoàn toàn khác biệt nhau.

Trong lúc đang nói chuyện, nghe thấy có tiếng trống gõ cửa phòng, lập tức có Giám Nội Chấp Dịch hô:
- Bữa tối đã dọn xong, mời các chư sinh đến Hội Soạn đường dùng bữa.

Trương Nguyên, Trương Đại, Nguyễn Đại Thành, Ngụy Đại Trung liền ra khỏi phòng đi đến Hội Soạn đường. Hội Soạn đường rất lớn, dựa vào sáu phòng dạy học mà phân ra sáu đại sảnh, chư sinh Quảng Nguyên đường dùng đại sảnh thứ ba bên trái, nơi này có thể chứa hơn một ngàn người cùng nhau dùng cơm. Phòng này được xây dựng thêm vào lúc Nam giám hưng thịnh nhất, chứ còn hiện tại thì không có nhiều giám sinh đến vậy.
Bình Luận (0)
Comment