Trương Nguyên mở bì thư ngay tại chỗ, bên trong là một xấp sách, lần lượt là 6 cuốn
, cùng bản thảo sáu quyển , ngoài ra còn có một bức thư dài dằng dặc. Trong thư Từ Quang Khải nói vốn là y không quen biết Trương Nguyên nhưng vẫn nhiệt tình và kiên nhẫn trình bày con đường sự nghiệp của y, y có tư tưởng coi trọng khoa học công nghệ. Nhớ lại kinh nghiệm tìm tòi học hỏi và kết giao với người phương Tây, đối với thiên văn, địa lý, hình học, thủy lợi đều có chút hiểu biết. Từ Quang Khải có ý thức trách nhiệm mãnh liệt, hiểu biết cao, hiểu biết hơn những người phươngTtây về công dụng của khoa học. Y hy vọng sư đệ của y là Trương Nguyên trở thành đồng môn của y, phổ biến văn hóa phương Tây, làm lợi cho toàn dân. Trong thư Từ Quang Khải không có khuyên Trương Nguyên theo đạo Thiên Chúa.
Trương Nguyên nhận được thư của Từ Quang Khải, cực kỳ phấn khởi. Từ Quang Khải chỉ là ngẫu nhiên nghe được Trương Nguyên ngưỡng mộ khoa học phương Tây, mà đã lập tức viết bức thư nhiệt tình như vậy, thật khiến Trương Nguyên kính nể. Mà Trương Nguyên cũng muốn tìm người đồng môn sáng suốt giống như Từ Quang Khải, thế nên hắn viết thử trả lời suốt đêm, liền hai canh giờ mà chưa dừng bút. Trong thư Trương Nguyên nói cách nhìn của mình về khoa học, đạo đức, tài phúc, tình hình chính trị, ngoại xâm. Hắn tin tưởng bức thư này sẽ khiến Từ Quang Khải đồng tình và có niềm vui bất ngờ. Mục Chân Chân bưng nước ấm đến cho thiếu gia rửa tay. Trương Nguyên đang viết thư dài, Mục Chân Chân đành đứng một bên, Trương Nguyên vẫn không nghỉ, nàng cũng không chịu đi ngủ trước. Nhìn thiếu gia mặt mày hớn hở mà viết thư, Mục Chân Chân cũng cảm thấy vui vẻ, ừ, ngày mai là chuẩn bị về nhà rồi.
Bời vì đau lưng, mấy ngày hôm nay không có gì mới, nhưng vẫn muốn xin các thư hữu một tấm vế cổ vũ, bởi vì đã quyên thứ tư đã bắt đầu rồi, có tên: gió lanh nhiệt huyết, nhất bạn bè.
Sáng sớm Cựu Viện rất yên tĩnh, suốt đêm tụ tập uống rượu, hồng nhan bích xuyến, vũ nữ ca hát, phồn hoa tươi đẹp. Lúc này đều chìm xuống đáy sông Tần Hoài, trên mặt nước hình thành một lớp son phấn, lặng lẽ trôi đi.
Tiếng gõ cửa đã phá vỡ sự yên tĩnh vào buổi sáng mùa đông lạnh lẽo ở Tương Chân Quán. Vương Vi đứng dưới gốc cây mai trước cửa, nhìn Tiết Đồng gõ của, cười nói :
- Đừng đập vội vàng vậy, lẽ nào người ta đứng sẵn sau cửa, nghe thấy tiếng gõ của ngươi là mở luôn ra sao.
Một lát sau, một bã lão lưng còng ra mở cửa, mặt tươi cười nói :
- Chào Vi Cô nương, cô nương nhà ta vừa mới dậy, còn chưa rửa mặt chải đầu nữa.
Vương Vi nói :
-Ta đi vào xem tỷ ấy trang điểm.
Trước kia, người đứng đầu nghành ca múa Lý Tuyết Y mà trang điểm thì không mất nửa canh giờ sẽ không ra khỏi cửa. Lần này có Vương Vi giúp chải đầu búi tóc, nên nhanh hơn được một chút. Đầu giờ thìn, Lý Tuyết Y đã trang điểm, mặc xong quần áo, xinh đẹp, duyên dáng cùng với Vương Vi đi ra khỏi Tương Chân Quán. Tiểu muội của Lý Tuyết Y là Lý Khấu Nhi cũng theo sau, xuống thuyền ở phố Sao Khố. Xuôi dòng đến cầu Thông Tế thì lên bờ. Đào Thúc đã mướn hai chiếc kiệu đợi sẵn, Vương Vi và Lý Tuyết Y lên kiệu. Đi đến Thính Thiền Cư dưới chân núi Kê Minh, đã thấy đông như trẩy hội, học sinh Quốc Tử Giám đến để tiễn anh em Trương Thị. Hơn chục người cùng lúc nói chuyện, trời lạnh làm miệng tỏa ra làn khói trắng.
Lý Tuyết Y xinh đẹp như hoa mẫu đơn , Vương Vi thanh lịch như mai trắng. Hai cô nương của Cựu Viện xuống kiệu, Thính Thiền Cư đột nhiên im lặng. Làn khói trắng tan đi, hơn chục thư sinh Quốc Tử Giám quay đầu nhìn hai vị mỹ nữ.
Trương Ngạc ra đón, vui vẻ nói :
- Tuyết Y cô nương, Vương Vi cô nương, đến sớm thật, có cả Khấu Nhi nữa, mời vào mời vào.
Đám thư sinh bây giờ mới rầm rộ trở lại. Danh tiếng Cự Viện Lý Tuyết Y, Vương Vi họ đều đã nghe qua, không ngờ rằng hai cô nương này lại đến tiễn anh em Trương Thị. Danh cơ tài tử, có ước hẹn gì chăng?
Vương Vi vẫn muốn đến gặp Trương Nguyên, rốt cuộc hôm nay cũng được gặp. Thính Thiền Cư, rất có thiền ý a. Ba anh em Trương Nguyên chỉ lúc nữa là rời khỏi nơi này, sau cũng không thể đến nơi này nữa. Người đi lầu trống, Vương Vi so với Trương Nguyên, Trương Ngạc thì phiền muộn hơn nhiều
Quốc Tử Giám ở Nam Kinh bắt đầu nghỉ từ mùng 5 tháng 11. Bởi vì có những thư sinh ở xa như Lĩnh Nam, Phúc Kiến muốn về nhà đón năm mới thì phải lên đường từ lúc đó. Không thì trước đêm 30 tết không kịp về đến nhà. Trương Nguyên muốn đi qua Thanh Phổ, nên cũng phải lên đường sớm.
Vương Vi thấy ở đây nhiều người ồn ào, nên nói nhỏ với Lý Tuyết Y vài câu, hai người chào từ biệt anh em Trương Thị, chúc họ lên đường thuận lời, rồi ra cửa lên kiệu.
Đám thư sinh thấy thế rất kinh ngạc, kiểu chào từ biệt này nhạt nhẽo quá chăng. Đến cầm tay nhìn nhau nói vài lời từ biệt cũng không có, là do thi sĩ bạc phước hay là thanh lâu vô tình, đều là gặp dịp thì chơi sao?
Lý Khấu Nhi im lặng quay lại nói với Trương Đại :
- Trương Đại công tử, Vương Vi cô nương và tỷ của ta đợi các vị ở quán trà của lão Vấn ở Đào Điệp Độ. Dứt lời, cười một tiếng, lắc lắc eo nhỏ rời đi.
Trương Đại nhìn cô đi khuất, thầm nghĩ :
- Còn nhỏ mà đã rất phong tình, cũng là một báu vật.
Hai cỗ xe ngựa, hai mươi người khuân vác, ra ra vào vào chuyển đồ dùng. Đến giờ Tỵ, đồ gì cần thiết đều đã mang lên thuyền rồi, ba anh em Trương Thị cùng người hầu tạm biệt năm mươi ,sáu mươi giám sinh đến tiễn rồi rời khỏi Thính Thiền Cư hướng đến cầu Thông Tế mà đi. Chủ nhà họ Từ khóa cửa lại. Vẻ huyên náo của Thính Thiền Cư lập tức vắng lặng.
Lúc đi qua Đạm Viên, Hoàng Ngôn Tố, Nguyễn Đại Thành và ba anh em Trương Thị đi vào chào từ biệt Tiêu Pháp. Trương Nguyên đem bức thư mình viết cho Từ Quang Khải giao cho Tiêu lão sư. Nhờ Tiêu lão sư gửi cho Từ Quang Khải. Tiêu Pháp động viên Trương Nguyên vài câu, tiễn ra đến cửa, thì để con trai là Tiêu Nhuận Sinh tiễn thêm một đoạn.
Tới đầu cầu Thông Tế, một con thuyền Ngũ Minh Ngõa đã chờ sẵn từ lâu. Đây là con thuyền mà Lai Phúc dùng hai mươi lượng bạc thuê hai ngày trước. Đi cùng thuyền với anh em Trương Nguyên, ngoài Nghê Nguyên Lộ còn có Hoàng Tôn Tố họ đều là người của phủ Thiệu Hưng.
Nguyễn Đại Thành cầm tay của Trương Nguyên, Trương Đại nói:
- Có thể kết giao với những người anh em tốt, thật là phúc của Nguyễn Đại Thành ta. Hẹn mùng 3 tháng 3 năm sau tái ngộ tại Sơn Âm.
Nguyễn Đại Thành biết Trương Nguyên là chủ của Hàn Xã, quyết tâm tham gia, Trương Nguyên tất nhiên là nhiệt tình kết giao. Bây giờ, Nguyễn Đại Thành là đệ tử của Cao Phan Long đảng Đông Lâm. Tổ tiên là Nguyễn Hàm là Trúc LâmThất hiền, là đồng hương với Tả Quang Đẩu tên tuổi lẫy lừng, cùng Chính Miêu Hồng, giao du rộng rãi, tài danh chân chính. Nói ra thì Nguyễn Đại Thành đúng là xui xẻo, vào đầu năm Thiên Khải chức quan Cấp sự trung vẫn còn đang bỏ trống, Tả Quang Đẩu muốn triệu người đồng hương Nguyễn Đại Thành vào kinh bổ sung vào chức vụ còn trống đó. Nhưng lúc này đảng Đông Lâm lại nội chiến, Triệu Nam Tinh và Tả Quang Đẩu không hòa thuận với nhau, nên không dùng Nguyễn Đại Thành nữa, mà bổ nhiệm một đệ tử khác của Cao Phan Long là Ngụy Đại Trung giữ chức Cấp sự trung.
Lúc ấy Ngụy Trung Hiền nghe nói đến tài danh của Nguyễn Đại Thành. Căn cứ vào nguyên tắc của người trong đảng Đông Lâm, thì lại bổ nhiệm Nguyễn Đại Thành làm quan Cấp sự trung, cuộc đời Nguyễn Đại thành coi như bị hủy từ lúc đó. Mang tiếng phản bội sư môn, phản bội đảng, đảm nhiệm chức vụ chưa được một tháng thì không chịu nổi áp lực sư môn và đảng Đông Lâm, từ quan chạy về quê ở Đồng Thành. Hai năm sau, Ngụy Trung Hiền nắm hết quyền hành, gọi Nguyễn Đại Thành vào kinh đảm nhiệm chức vụ Thái Thường Tự Thiếu Khanh. Nguyễn Đại Thành là đệ tử của Cao Phan Long, Yêm Đảng không tín nhiệm y, đảng Đông Lâm lại khinh bỉ y, Nguyễn Đại Thành không hòa hợp được với hai bên. Không được vài tháng lại cáo quan về quê, sau đó Sùng Trinh hoàng đế lên ngôi. Vì Nguyễn Đại Thành bị liệt vào danh sách phản nghịch, nên bị người Phục Xã lấy làm đối tượng đả kích. Thực chất Nguyễn Đại Thành vẫn muốn quay lại Đông Lâm, muốn lấy lại lòng tin của Đảng Đông Lâm, nhưng người của đảng Đông Lâm không phân biệt ngay phải, không cho y cơ hội. Cuối triều đại Trùng Sinh, Nguyễn Đại Thành chưa từng làm quan. Thời Nam Minh, Nguyễn Đại Thành đảm nhiệm chức Binh bộ Thị lang được vài ngày, ngay sau đó triều đình đầu hàng Mãn Thanh, chết ở đỉnh Tiên Hà.
Bi kịch cả đời Nguyễn Đại Thành là bài học cho Trương Nguyên. Trương Nguyên muốn qua lại giao du với hoạn quan và người đảng Đông lâm là con đường rất nguy hiểm, một chút sơ ý là sẽ giống Trương Đại Thành, không là người của bên nào cả. Tất nhiên, bây giờ Yêm Đảng chưa hình thành, tranh chấp giữa các đảng chưa đến mức bên sống bên chết. Thực chất cái gọi là Yêm Đảng chính là do Ngụy Trung Hiền mà ra. Sơ Đảng, Tề Đảng, lấy Chiết Đảng là lớn nhất, thúc tổ Trưng Nhữ Lâm của Trương Nguyên là người Chiết Đảng, vì vậy mà Trương Nguyên trở thành người của Yêm Đảng xem ra là rất có cơ sở.
Ba anh em Trương Thị và Hoàng Tôn Tố đứng ở đầu thuyền hướng lên bờ từ biệt các chư sinh đồng môn. Con thuyền Ngũ Minh Ngõa chạy nhanh qua cầu Thông Tế, ngược dòng sông Tần Hoài lướt về phía trước. Trời âm u, gió Bắc lạnh thấu xương, nước sông xanh nặng nề, mấy ngày nữa chắc sẽ có tuyết.
Trương Đại dặn dò người lái đò là đến bến Đào Diệp Độ, cười với Trương Ngạc, Trương Nguyên nói:
- Lý Tuyết Y và Vương Vi đợi tiễn biệt chúng ta tại quán trà lãoVấn.
EndFragment--> -special-character:line-break'>