Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 318.2

Thương Đạm Nhiên và Kỳ thị đều nghe phu quân của mình nói về hội cua mùng chín tháng chín năm ngoái ở đỉnh Hương Lô, vô cùng mong chờ.

Năng Trụ dùng dây cỏ xuyên qua con cá, rồi lại cho nó xuống ao dưới đình đề phòng cá chết, ăn không ngon.

Trương Ngạc lấy cần câu của Trương Nguyên, y muốn dạy Kỳ thị câu cá, Trương Nguyên liền dẫn Thương Đạm Nhiên đi du ngoạn ở Hà Sảng hiên, Vô Lậu am, vừa đi vừa nói:
- Đạm Nhiên, nàng nhìn xem tiểu Vũ hôm nay không làm bộ dạng buồn cười nữa, tìm mọi cách lấy lòng Vân Cẩm, tới đây không phải là vì hầu hạ thiếu gia này mà chỉ xun xoe với Vân Cẩm, Vân Cẩn lại rất xa cách với tiểu Vũ.

Thương Đạm Nhiên mím môi cười, quay đầu lại nhìn, Vũ Lăng và Vân Cẩm đều ở trên đình không đi theo bọn họ tới đây, nói một câu:
- Cuối cùng tiểu Vũ cũng bắt đầu lớn rồi.

Trương Nguyên nói:
- Tiểu Vũ mười bảy tuổi, Vân Cẩm năm nay mười lăm đúng không, không biết ý tứ của Vân Cẩm đối với Tiểu Vũ thế nào, hôm nào đó nàng giúp ta hỏi Vân Cẩm một chút.

Thương Đạm Nhiên "Ha ha" cười, nói:
- Trương lang muốn kết đôi uyên ương cho họ à.

Trương Nguyên nói:
- Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng, nếu đôi bên đều vừa ý, năm sau có thể cho bọn chúng thành hôn.

Thương Đạm Nhiên "Ừ" một tiếng.

Phía sau Vô Lậu am có vườn tre, Tiết Đồng đã bẻ tre ở đây để làm cần câu. Đi qua phía sau am, nhìn thấy tất cả đều một màu xanh, sau vườn tre còn có một vườn rau xanh nữa, chắc là lão Tạ trồng, giàn đậu giàn mướp, rất có phong vị nhà nông, Trương Nguyên đi vào hái hai quả mướp đắng ra, Thương Đạm Nhiên khanh khách cười, nói:
- Trộm rau.

- Trộm rau.
Trương Nguyên cũng cười, giơ hai cái quả mướp đắng nói:
- Cây mướp đắng này là Tam Bảo thái giám mang về từ Nam Dương, Trung Hoa ta trước kia không có quả mướp đắng. Ngày mùa hè mà ăn quả mướp đắng có thể thanh nhiệt, rất mát.

Đi một vòng vườn, trở lại Hương Lô đình, thấy Trương Ngạc cũng câu được một con cá lư bốn mang, đang cười to với Kỳ thị. Trương Ngạc nói:
- Năm đó tổ phụ xây dựng Giới Viên, sai người tới Tùng Giang mua mấy trăm con cá lư bốn mang thả trong ao này, giờ đã sinh sôi đầy đàn rồi.

Một lát sau. Trương Đại đến, dẫn theo tỳ nữ Tố Chi đến, còn có hai tên người hầu mang bếp lò và than củi, và một đầu bếp nữ đi theo, mang rượu Ma Cô, giác kê, dầu ăn, thịt xông khói đến.

Trương Đại là một người sành ăn, mặc dù không tự tay cầm muôi nhưng ở một bên chỉ điểm đầu bếp nữ kia chế biến thế nào, cá lư phải hấp cùng chân giò Kim Hoa hun khói, măng, nấm hương và rau thơm, khi đã hơi tái thì bỏ thêm gừng, hành tây, hoàng tửu và gia vị.

Bữa cơm trưa thịnh soạn. Trên Hương Lô đình bày ba chiếc bàn, vợ chồng Trương Ngạc, Trương Nguyên đều ngồi cùng nhau khiến Trương Đại rất hâm mộ, đành phải mượn thức ăn ngon giải sầu.

Dùng xong cơm trưa, Trương Đại tự mình pha trà, Trương Đại độc chế một loại trà lan tuyết, lấy Nhật Đúc trà ở chân núi phía bắc của Long sơn. Dùng phương pháp sao khô của trà Tùng La, khi pha trà cho vào vài bông hoa nhài, màu trà như màu măng tre lại xanh như sắc hoàng hôn bao trùm lên ngọn núi, như ánh sáng xuyên qua tờ giấy. Nước trà rót xuống chiếc chén trắng muốt, hương như hoa lan, màu như tuyết.Bởi vậy nên gọi là trà Lan Tuyết, ngay cả Trương Nguyên không biết thưởng trà nhưng vừa uống nửa chén cũng cảm nhận được hương trà lưu trong miệng, khen:
- Trà nghệ của Đại huynh phải hơn cả Đào Diệp Độ Mẫn Vấn Thuỷ đấy.

Trương Đại rất vui vẻ, nhưng lại khiêm tốn:
- Không dám, Vấn lão chìm đắm trong trà kỹ mấy chục năm, ta đây hậu sinh tiểu tử làm sao có thể sánh bằng được.

Khoảng giờ Mùi, nghe thấy nhịp trống của thuyền rồng bên kia sông rộn rã hơn, chắc là sắp bắt đầu thi đấu thuyền rồng. Mùng ba đấu trận nhỏ, mùng năm đấu trận lớn. Trương Nguyên cùng mấy người kia đang định sang bên sông xem đua thuyền rồng thì một người hầu Tây Trương chạy tới, mướt mồ hôi, nói với Trương Ngạc:
- Tam thiếu gia, Lục Mai sắp sinh, phu nhân bảo thiếu gia nhanh về.

Trương Ngạc không biết làm sao, y còn chưa chuẩn bị tâm lí làm cha nữa.

Kỳ thị nói với Trương Ngạc:
- Phu quân, chúng ta nhanh đi về thôi.
Sau đó nói lời từ biệt Thương Đạm Nhiên, hẹn sau này sẽ lui tới nhiều hơn.

Thương Đạm Nhiên gọi Kỳ thị là "Tam tẩu tẩu", Kỳ thị gọi Thương Đạm Nhiên là "Thương tỷ tỷ", bởi vì Thương Đạm Nhiên lớn hơn Kỳ thị một tuổi.

Sau giờ Ngọ mặt trời lên cao, từ Giới viên tới bờ phủ Hà khoảng năm, sáu dặm đường, nhưng Thương Đạm Nhiên vẫn không chịu đi kiệu, muốn theo Trương Nguyên đi bộ, nói không mệt, Trương Nguyên cũng chiều theo ý nàng. Đoàn người tới ngoài Tây Quách Thuỷ môn, nghe được tiếng trống rộn rã, trên mặt sông bốn chiếc thuyền rồng dài năm trượng đang lướt nhanh trên mặt nước, tranh giành nhau, hai bên bờ sông và trên cầu Việt Vương dân chúng đến xem đua thuyền rồng liên tiếp hò hét cổ vũ.

Nhưng Trương Nguyên lại bận việc xã giao, bởi không ngừng có người đến hàn huyên chào hỏi với hắn, Thương Đạm Nhiên liền cùng Mục Chân Chân, Vân Cẩm lui sang một bên, đứng dưới bóng cây hoè trên bờ xem thi đấu thuyền rồng, lại không biết cách xa nửa dặm trên cầu Việt Vương, có người đang nhìn nàng và Trương Nguyên.

Đó là Vương Anh Tư, và tỷ tỷ Vương Tĩnh Thục. Hia tỷ muội họ đi một chiếc xe ngựa đến trên cầu xem thi đấu thuyền rồng, nhìn thấy Trương Nguyên và Thương Đạm Nhiên từ xa, Vương Tĩnh Thục nói:
- Anh Tư, nhìn thấy không, vợ chồng người ta rất ân ái, cầm tay nhau cùng du ngoạn.

Vương Anh Tư im lặng một lúc lâu sau, nói:
- Tỷ tỷ, về thôi, đi đọc sách viết văn.

Vương Tĩnh Thục nói:
- Trong sách có ngôi nhà vàng, trong sách có ngàn tấn hạt kê, trong sách có Nhan Như Ngọc... Anh Tư, trong sách muội đọc có những gì?

Vương Anh Tư nói:
- Tỷ tỷ hà tất phải thực dụng như vậy, đọc sách nhất định phải có những thứ đó ư, muội chỉ là thích đọc sách, đọc sách để hiểu lí lẽ, mở mang kiến thức, như vậy là đủ rồi.
Lại nói:
- Ngày mai bảo đại huynh kêu người hầu mang một ít sách muội sưu tầm được đưa cho Giới Tử sư huynh, những quyển sách đó rất có ích với kì thi hương, thi hội.

Vương Tĩnh Thục lắc đầu nói:
- Tỷ tỷ thật sự không hiểu được muội.

Xe ngựa quay đầu hướng về phía đông cầu Việt Vương mà đi, Vương Anh Tư từ cửa xe nhìn Trương Nguyên đang nói chuyện với các chư sinh, nói thầm:
- Rất đơn giản, chỉ là muội rất thích mà thôi.

...

Sau tết Đoan Ngọ một ngày, Vương Bính Lân tự mình đến Sơn Âm mang tới một hòm sách cho Trương Nguyên, nói:
- Giới Tử, những sách này đệ nhìn xem, ta đã đọc qua, rất hữu ích, chỉ là ta ngu dốt, lĩnh hội không sâu.

Trương Nguyên lật ra xem một chút, biết những quyển sách này là Anh Tư sư muội thu thập, có một vài quyển là Anh Tư tự tay viết, sửa sang lại, nói với Vương Bính Lân:
- Thay mặt đệ cảm ơn sư muội.

Vương Bính Lân vỗ vỗ cánh tay Trương Nguyên, cười nói:
- Mong đệ liên tiếp đỗ đạt.
Chuyển chủ đề nói:
- Đại Tông sư đã đến các phủ để chủ trì khoa thi, cuối tháng sẽ tới Thiệu Hưng trước, năm trước đệ được tiến cử không cần thi, còn ta vẫn phải thi.

Không phải tất cả tú tài đều có thể tham gia thi hương, cũng phải tiến hành chọn lựa. Cuối tháng năm trước khi thi hương năm tí, ngọ, mão, dậu, đề học quan phải triệu tập sinh đồ của các phủ để kiểm tra, bậc một, hai mới có tư cách tham gia thi hương vào tháng tám. Năm ngoái Trương Nguyên là án đầu của kì thi đó, không cần phải chờ khoa khảo mà đã đủ tư cách thi hương rồi. Nếu là lần này thi hương không đỗ, như vậy khoa kế tiếp Trương Nguyên muốn tham gia thi hương cũng phải thi khoa khảo trước.

Trương Nguyên nói:
- Sư huynh nhất định có thể được bậc một, đến lúc đó chúng ta cùng đi Hàng Châu.

Vương Bính Lân lắc đầu nói:
- Ta thật sự không có đủ lòng tin, không sợ Giới Tử giễu cợt. Nếu như Anh Tư là ta, đỗ bậc một kỳ thi kia không thành vấn đề, đệ xem muội ấy tổng kết cách làm bát cổ đi, ta mãi không theo kịp.
Đứng lên nói:
- Thôi được rồi, ta đi đây.

Trương Nguyên nói:
- Vương sư huynh dùng cơm trưa đã rồi hẵng về.

Vương Bính Lân khéo léo từ chối.

Tiễn Vương Bính Lân đi rồi, Trương Nguyên trở lại thư phòng bên sông Đầu Lao, bây giờ hắn đều tiếp khách, bạn bè ở bên này. Thương Đạm Nhiên đến lầu gỗ phía trước để Vân Cẩm đến trước xem có khách lạ hay không, hầu hạ ở lầu gỗ bên này là Mục Chân Chân.

Hòm sách Vương Bính Lân đưa tới lẳng lặng nằm yên ở trên bàn, chiếc hòm được làm từ trúc, không thấm nước, cứng cáp, đây là chiếc hòm mới được làm, vẫn còn mùi trúc thơm ngát.

Trương Nguyên cẩn thận xem sách bên trong, ngoài mấy quyển sách luận xuân thu như "xuân thu định chỉ", "độc tả phụ nghĩa" ra, còn có tuyển tập văn bát cổ của các bát cổ danh gia như Quy Hữu Quang, Thang Hiển Tổ, Đổng Kỳ Hưng , còn có ba quyển "Bảy tác phầm xuất sắc nhất trong kì thi Hương Chiết Giang", đây đều là Vương Anh Tư chọn lọc từ trong đống bát cổ thư mênh mông ra đấy, quyển sách cực kỳ có ích, ở góc dưới của hòm sách là hai cuốn bút ký và tổng kết làm cách làm bát cổ của Vương Anh Tư.

Trương Nguyên giở quyển sách "Phương pháp làm bát cổ" ra xem. Vương Anh Tư viết chữ rất đẹp: "Phương pháp làm bát cổ, có thể biết rõ cảnh tượng tuyệt vời ảo diệu của cổ văn, mà khi học quy củ của văn bát cổ, có thể dưỡng tâm tính, thấy rõ ý của đầu đề bài văn. Mở rộng cảm thụ, bày tỏ rõ ràng. Thì tự nhiên không hiện đại mà hiện đại, không cổ mà cổ, không bát cổ mà bát cổ, không tiền bối mà tiền bối. Nếu như có một trái tim ngưỡng mộ văn bát cổ, tức phi văn bát cổ; có một trái tim ngưỡng mộ tiền bối, tức phi tiền bối. Làm thi gia tất nhiên câu nào cũng phải có chừng mực; định phi chân đỗ, trì gia thì nét nào cũng là vua, định phi chân vương, hoặc là vì gông cùm mà không phát huy được tài.
Bình Luận (0)
Comment