Lốc Xoáy Thời Gian

Chương 4

Học Viện Sử Học Quốc Gia

Rừng Bạch Mã, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Rừng Bạch Mã có phong cảnh núi non trùng trùng điệp điệp, mây bay ung dung thong thả, rừng cây xanh tươi vô tận, thác nước trong veo như gương xoi, róc ra róc rách chảy theo nhịp điệu. Đây là một khu rừng nguyên sinh rộng lớn, cây cối phong phú khác nhau, và nhiều các loại côn trùng, động vật đa dạng, quý hiếm.

Những chiếc xe buýt dừng lại xát bìa rừng, không dám bén mảng vô sâu, dường như sợ rằng chúng sẽ làm náo động cảnh rừng thần tiên, huyền bí.

Trước cửa rừng đã có một nhóm người nam nữ trung niên, sắc mặt trông rất nghiêm túc, đầu thì búi tóc, mang khăn vấn, sẵng đứng chờ đoàn xe, xem chừng bọn họ là các giáo sư trong học viện. Bọn họ ai cũng mặc đồ hiện đại, nhưng đầu lại vấn khăng kiểu xưa, tạo thành một cái phong cách nực cười, bất đồng. Tất nhiên, các em học sinh không ai dám hé răng, lên tiếng phê bình kiểu thời trang của các thầy cô, chỉ đành nuốt tiếng cười xuống bụng.

Cửa xe buýt mở ra, các em học sinh xô nhau xuống xe. Thiện Hùng cũng theo các bạn khác rời xe, ngỡ ngàng nhìn ngắm phong cảnh rừng cây oai phong, hùng vệ.

Thiện Hùng đang chìm đắm trong cảnh rừng đầy ấn tương, thì bỗng nhiên, cậu bất chợt cảm thấy không khí trở nên nặng nề, đáng sợ. Cậu sởn gai óc, đề cao cảnh giác. Cậu cảm thấy có một luồng gió mạnh mẽ, giứt khoát, từ đằng sau thổi tới. Cơ thể cậu theo phản xạ của một người tập võ, lập tức nghiên qua một bên để né tránh.

Mắt cậu liếc qua vai, nơi gió độc vừa chạm tới. Một nắm đấm phóng đại trước mắt. Lẹ tay, cậu đỡ nắm đấm, nhảy lùi bước, giữ khoảng cách.

“Cái đệt gì đây?” Hùng tức tối hướng người vừa đánh mình, lớn tiếng chửi.

Người đó là một thằng học sinh trung học gây rối, lỗ mãng, dáng người đoản mệnh, cau mày nhìn Hùng đầy căm ghét, oán hận.

“Vết sẹo trên mặt mày... mày là thằng Vũ Thiện Hùng phải không?” Thằng học sinh gây rối nặng giọng quát hỏi, tay chỉ vào mặt Hùng, mắt xăm xoi nhìn chằm chằm vào vết sẹo nổi bật trên mặt Hùng, lộ chút nét phong trần, trườn từ má trái xuống cổ.

“Ừ, thì sao?” Hùng nhìn thằng gây rối, ngơ ngác không hiểu tại sao nó lại vô duyên đánh cậu.

“Đủ mịa mày, hôm nay mày tới số rồi!” Thằng gây rối hung hăng, nhào tới Hùng, tung mấy đấm. Thằng này vóc dáng to cao hơn Hùng, lại, bất ngờ ra đòn, nên Hùng không thể cản cú đấm. Hùng lùi về sau, nghiêng mình né tránh.

“Tại sao lại đánh tôi? Tôi đã làm gì anh?” Hùng vẫn không hiểu cái mô tê gì đang xảy ra. Hôm nay hình như cậu thức dậy, đạp chân trái xuống giường trước* hay sao mà mới sáng sớm đã bị ăn đập. Hay chắc tại cậu không mặc cái áo đỏ của mẹ nên bị quả báo…

* Bước chân trái xuống giường trước: trong dị đoan, điều này mang lại xui xẻo nguyên ngày, bước chân phải xuống trước mới mang lại may mắn.

“Mày là thằng chó chết, đánh anh tao đến tàn phế!” Thằng gây rối nói, mặt hầm hầm giận dữ. “Tám năm trước, trong giải Võ Thuật Thiếu Niên, anh tao đã đánh với mày. Đáng lẽ chỉ là một trận đấu lành mạnh, mang tính chất học hỏi, vậy mà mày lại tung ra những đòn hiểm ác, làm anh tao bây giờ bại liệt suốt đời. Tám năm trước, ngồi trên khán đài, tao đã nhìn hết trận đấu... Tao làm sao quên được thằng chó mày với cái vết sẹo xấu xí trên mặt, khinh bỉ nhìn anh tao bại trận! Hôm nay tao không nện cho mày một trận thì tao thành con chó!”

Nói xong, thằng gây rối lại tiếp tục ra một loạt cú đấm mạnh mẽ, nhắm tới Hùng.

Hùng vừa né tránh, vừa lục lọi trong trí óc, hi vọng kiếm ra một chút manh mối về người anh của thằng gây rối này. Tám năm trước... tám năm trước là lúc náo ấy nhỉ...

Tám năm trước, Hùng chỉ là một cậu nhóc con mười tuổi, dự thi vòng đấu tập thể. Lúc ấy, có mười người thi đấu trên võ đài, người nào cũng đã xem Hùng thi đấu mấy vòng trước, nên đều biết Hùng có khả năng chiến đấu hơn người. Cho nên, dù không ai nói gì, tất cả những thí sinh trên võ đài đều tự động hợp tác, tập thể đánh Hùng để nhanh chóng loại bỏ cậu.

Cho dù Hùng có giỏi cách mấy, lấy một đỡ mười thì chỉ có thần tiên mới làm được. Cho nên, Hùng đã không đỡ đòn. Thay vào đó, cậu dùng chiêu Mận Chết Thay Đào trong Tây Sơn hiệp đạo, hoán đổi vịa trí của cậu với vịa trí của một đối thủ khác, để người đó làm “lá chắn” đòn cho cậu. Mà cái người xui xẻo được Hùng chọn làm “bao cát” thay cho cậu chính là anh của thằng gây rối này. Vì vậy, không phải Hùng đã đánh ông anh thằng này đến tàn phế, mà là mấy đứa khác trên võ đài đánh ổng. Có trách thì cũng không thể trách Hùng được.

Trở lại hiện tại...

Thằng gây rối lại tiếp tục ra đòn, đấm đá Hùng, nhưng Hùng vẫn không đánh trả. Mặc dù cậu rất giỏi võ, nhưng nếu không cần thiết, cậu không muốn đánh nhau, hại người. Bẩm sanh, cậu đã có tính chất lương thiện, giống y như tên đệm của cậu, Thiện Hùng...

Hơn nữa, Hùng có thể cảm thấy hàng trăm cặp mắt đang quan sát cậu, trong đó có những cặp mắt sắc béng của các giáo sư, nên cậu cũng e dè, không muốn làm gì lộn xộn, sợ chưa thi thố thì đã bị đánh rớt vì tội gây rối.

Cũng thật ngộ, các giáo sư thấy học sinh đánh nhau, vậy mà không một ai can thiệp, làm Hùng không biết cậu có nên đạp thằng gây rối này qua một bên cho đỡ phiền toái hay không.

Sau nhiều đòn, thằng gây rối vẫn không chạm được cọng tóc nào của Hùng, nên thằng đó trở nên hung hăng hơn. Một con dao găm trườn ra từ cổ tay, nhắm vào ngực Hùng, đâm.

Nguy hiểm bất ngờ, Hùng theo phản xạ, chuẩn bị tung ra chiêu Gậy Ông Đập Lưng Ông, dùng kỹ thuật đổi hướng đi của đường dao đâm, cho quay ngược về đối thủ của cậu.

Nhưng, Hùng chưa ra đòn, con dao đã bất chợt bị đánh bay, rơi xuống đất. Một viên đạn sỏi rớt cộp theo sau.

Thằng gây rối và Thiện Hùng ngưng đánh nhau, ngạc nhiên, nhìn về hướng viên sỏi đã bay ra.

Trong tầm mắt họ là một cô nhóc mặc chiếc áo cánh màu phấn tím, váy trắng thanh thoát. Cô nhóc có nét đẹp sống động, dáng người lãnh đạm, tỏ vẻ không quan tâm. Bàn tay phải vẫn còn trong tư thế búng ngón tay. Từ một khoảng cách không gần, cô đã chuẩn xác bắn rớt con dao găm trên tay thằng gây rối.

“Đần độn.” Cô nói, giọng đầy chán ghét, khinh thường, không biết là nói với thằng gây rối hay là nói với Hùng, mà cũng có thể là nói với cả hai.

“Con mịa mày!” Thằng gây rối bực mình quát cô. “Không phải việc của mày, đừng có xía vào!”

Thằng gây rối tức giận chửi cô... Xém chút nữa là mình đã đâm trúng thằng Hùng. Vậy mà con nhóc này không biết từ đâu chui ra, làm mình đang đánh ngon trớn bị cụt hứng...

Nhưng, sự thật không như thằng gây rối nghĩ... Nó không biết rằng nếu như cô nhóc không kịp thời bắn rớt con dao, thì người bị dao đâm chính là nó chứ không phải là Hùng. Lúc đó, Hùng đã sẵn tư thế, chuẩn bị sử dụng chiêu Gậy Ông Đập Lưng Ông, dùng dao của đối thủ đâm ngược vào nó.

Điều này, cô nhóc đó đã nhìn ra. Không chỉ mình cô nhóc... một vị giáo sư râu ngắn, mặt mày nghiêm nghị đứng gần đó, cũng đã quan sát thấy mọi chuyện. Trong lòng bàn tay phải của ông ta đang cầm một viên sỏi, thấy không cần nó nữa, nên ông thả lỏng viên sỏi xuống đất. Tất nhiên, cô nhóc cũng đã chú ý hết những động tác này của ông ta... khóe miệng cô khẽ cong lên.

Ông giáo sư vội bước tới giữa Thiện Hùng và thằng gây rối, nhanh chóng tách hai người ra xa, ngăn cách bọn họ trước khi họ lại đánh nhau tiếp.

“Dừng tay lại!” Ông giáo sư khí phái ra lệnh. “Hai em đừng lộn xộn, ráng chờ chút nữa đi. Sau khi cuộc trắc nghiệm bắt đầu, các em sẽ được tha hồ đánh nhau.”

Ông giáo sư cau mày, liếc nhìn Thiện Hùng và thằng gây rối rồi nói tiếp: “Còn bây giờ, tất cả hãy trật tự, nghe theo sự hướng dẫn của các giáo sư phụ trách ở đây!”

Hùng thở phào nhẹ nhõm, không ý kiến, ngoan ngoãn vâng lời. Còn thằng gây rối thì hậm hực muốn cãi lại, nhưng cũng nén cơn tức giận, bỏ đi.

“Tao chưa xong với mày đâu, mày liệu hồn đấy!” Thằng gây rối đe dọa.

Sau khi trận đánh đã được giải tỏa, những học sinh khác đang vây quanh xem cuộc ẩu đả cũng lần lượt giải tán, đi theo các vị giáo sư trên một con đường mòn được phủ đầy những phiến lá khô rơi, bước sâu thẳm vào trong lòng rừng.

Lúc này, mặt trời đã bắt đầu lên cao, tỏa ra ánh nắng oi bức. Một số học sinh đã lấm tấm mồ hôi trên trán, bắt đầu cảm thấy mệt và khát. Cũng may, các em không phải đi đâu xa, vì chỉ chừng mười lăm phút, các em đã có thể nhìn thấy một ngôi viện, hài hòa ẩn hiện trong những tán lá rừng cây nguyên sinh.

Đây là một ngôi viện to lớn, được xây dựng với kiểu kiến trúc đặt trưng của thời phong kiến Việt Nam cổ xưa. Cửa chính diện hướng Đông, tường sơn màu vân gỗ, mái nhà màu đỏ, dông dốc thẳng xuống hai mặt trước sau, được chống đỡ bởi các cột vững chắc, được điêu luyện trạm trổ hình ảnh thần rồng mềm mại xoán lên, biểu hiện cho niềm tự hào của người Việt, con rồng, cháu tiên.

Trên viền mái và đỉnh mái được tinh tế điêu khắc những con Nhai Xế, đứa con của Rồng, cũng là một trong những linh vật truyền thuyết của Việt Nam. Những con Nhai Xế có vóc dáng thị uy, dũng mãnh, miệng ngậm đao, mắt to tròn, thể hiện sự oai phong của nó. Chúng nó hòa hợp với cảnh rừng nguyên sinh, trông như đang bay nhảy trên những tán lá cây xanh tươi, vô tận.

Trước cửa viện là những bậc thang đá tam cấp, có chuẩn xác tất cả là chín bậc, là một con số đẹp trong cung sinh của vòng tuần hoàn con người – sinh, lão, bệnh, tử1. Con số này tượng trưng cho sự may mắn, hài hòa với phong thủy của viện.

Các em học sinh theo sau các vị giáo sư đi vào trong, tụ tập chật ních trong gian chính của viện. Đồ đạt, bàn ghế trong phòng đã được xếp chồng chất lên nhau, gọn gàng trong một góc phòng, dường như cố ý để thu dọn chỗ cho các em học sinh đông đảo đến dự thi ngày hôm nay.

Các vị giáo sư từng người bước đến chính diện phòng, đứng giữa bọn họ là một người đàn ông trung niên với cặp chân mày lưỡi mác đầy ấn tượng. Vóc dáng ông thông thái, lịch lãm, người mặc áo giao lãnh màu xanh, được thêu hình hoa văn cầu kì, quần trắng, tóc vấn khăn xanh. Nếu quan sát kĩ thì trông ông ta có nét hao hao giống cô nhóc bắn sỏi lúc nãy, làm cho nhiều học sinh cảm thấy rất lạ kỳ.

Ông ta nghiêm nghị đảo tầm mắt nhìn mọi người trong phòng, tỏ ý muốn tất cả im lặng, trật tự. Căn phòng đông người trở nên im ắng đến lạ thường. Một vài em học sinh bồi hồi nuốt nướng miếng xuống cổ họng, hồi hộp chờ đợi điều gì đó sắp sửa xảy ra.

Tay chắp nghiêm nghị sau lưng, ông giáo sư lịch lãm bắt đầu lớn tiếng nói...

“Chào mừng các em đến với Học Viện Sử Học Quốc Gia.”

Chú thích:

1. Sinh, Lão, Bệnh Tử: theo quy luật tử vi, số một thuộc về Sinh, số hai thuộc về Lão, số ba tương ứng với Bệnh và số bốn là Tử. Sau đó, quy luật Sinh Lão Bệnh Tử lập lại, số năm là Sinh, số sáu là Lão, bảy là Bệnh, tám là Tử và vân vân. Vì vậy, theo quy luật, số chín rơi vào cung Sinh, nên bật tam cấp xây chín bậc là điều may mắn. Lưu ý, những số nào chia hết cho bốn đều rơi vào cung Tử, là điềm rủi ro.
Bình Luận (0)
Comment