Chương 1769: Nhân tâm thay đổi (2)
Chương 1769: Nhân tâm thay đổi (2)
- Ngược lại, ô nhiễm là vấn đề thứ hai. Ta đã lĩnh ngộ được cảnh giới cao nhất của Vô Long Tâm Pháp, đến lúc đó một khi thành công thì có thể biến ô nhiễm thành công đức, hoá tham, giận và si thành thực, thiện và mỹ.
Cổ Trần Sa nói:
- Tuy nhiên, Thiên Đế có một đám người trợ giúp nên ta cũng sẽ luống cuống tay chân. Chúng ta cũng có thể có khả năng diệt thế giống như Thiên Đạo, vào thời điểm nhân tâm không thể khống chế được cũng như không có cách nào cứu chữa thì sẽ lập tức diệt thế, tẩy trừ dơ bẩn, tái tạo Càn Khôn. Tuy ta có năng lực có thể làm được chuyện này nhưng ta tuyệt đối không làm.
Thiên Đạo cũng không khống chế được nhân tâm. Tuy nhiên vào thời điểm Thiên Đạo không thể kiểm soát được cục diện nữa thì sẽ hủy diệt thiên địa, giống như nền văn minh khoa học kỹ thuật thời tiền sử đã đạt tới đỉnh phong nhưng nhân loại lại muốn tự mình chế tạo ra hệ thống để thay thế Thiên Đạo nên Thiên Đạo chắc chắn không còn cách nào làm cho những người này hồi tâm chuyển ý. Kết quả là Thiên Đạo đã lập tức hủy diệt thế giới rồi một lần nữa sáng lập ra nền văn minh Tiên Đạo.
Nền văn minh Tiên Đạo chính là thân trên của Thiên Tâm, thuận thiên tu đức, kính sợ thượng thương.
Thế nhưng bây giờ, những người như Cổ Trần Sa đã được sinh ra.
Tương tự, hiện tại Cổ Trần Sa đứng ở đỉnh cao nơi này mà quản lý Thần Châu Tứ Hoang. Vô số dân chúng trong nước, trong những dân chúng này cũng sẽ sinh ra nhân tố không có cách nào khống chế được.
Đây là một vấn đề nan giải mà Thiên Đạo không thể giải quyết.
Nếu như Cổ Trần Sa có thể giải quyết được vấn đề khó khăn này thì hắn sẽ thật sự vượt qua Thiên Đạo.
- Cuối cùng ta cũng hiểu được tại sao chiêu cuối cùng của Tế Thiên Phù Chiếu lại là Chúng Sinh Đồng Tâm.
Cổ Trần Sa lại lần nữa hiểu được:
- Chúng Sinh Đồng Tâm là điều mà Thiên Đạo không thể làm được. Vì vậy Thiên Đạo đã để cho Thiên Tử lần lượt nếm thử trong dân gian rồi lần lượt thất bại, mặc dù cuối cùng vẫn không làm được nhưng dù sao cũng tích lũy được không ít kinh nghiệm để làm cho Thiên Đạo sinh ra tiến hóa. Thiên Đạo một mực tự mình tiến hóa ở bên trong.
Ngay lúc Cổ Trần Sa đang nói chuyện trao đổi với Lâu Bái Nguyệt thì đột nhiên Gia Cát Nha đến bẩm báo:
- Tế Tự Trì của chúng ta hình như đã xảy ra vấn đề, Tế Tự Chi Lực đang giảm đi rất nhiều.
- Hả?
Thân hình Cổ Trần Sa hơi chuyển động rồi đi vào một không gian khổng lồ ở nơi sâu nhất của Vô Long Hồ Lô. Không gian này là một cái hồ lớn, bên trong hồ có vô số đường cong đang thẩm thấu vào trong hư không. Những đường cong kia giống như là đường ống vô hình nối liền với nhân tâm trong thiên hạ, tâm linh của dân chúng dưới sự thống trị của Vĩnh Triều.
Quả nhiên, bên trong Tế Tự Chi Trì này dường như có một phần ba đường cong héo rũ, đã không còn bất cứ Tế Tự Chi Lực nào được đưa vào. Điều này cũng có nghĩa là ở bên trong thiên hạ có một phần ba dân chúng đang lựa chọn không tế tự triều đình, nhân tâm bắt đầu thay đổi. Đây chính là nhân tâm biến hóa, cho dù là triều đình cũng không thể giám sát được.
- Quả nhiên, theo thực lực gia tăng của con người thì nhân tâm cũng sẽ thay đổi, đối với triều đình cũng đã mất đi sự thành tâm tế tự và kính sợ mỗi ngày. Thậm chí dần dà sẽ sinh ra dị tâm, cảm giác mình cũng có thể thống lĩnh thiên hạ, vì vậy dường như đã tạo thành một cục diện bị chia rẽ.
Cổ Trần Sa quan sát Tế Tự Chi Trì này. Ở bên trong hồ, toàn bộ đều là Tế Tự Chi Lực của chúng sinh thiên hạ, kỳ lạ là cái gì cần có thì đều có.
Tế Tự này chẳng khác nào là Hỗn Độn Nguyên Lực, phải có sức mạnh và thủ đoạn vô cùng mạnh mẽ thì mới có thể lấy được vật chất bất hủ mà bản thân mình cần từ trong đó ra.
Cổ Trần Sa có loại thủ đoạn và sức mạnh này.
Tuy nhiên, nếu như một khi Tế Tự Chi Trì đã mất đi hạ tín ngưỡng và sự kính sợ của nhân tâm trong thiên hạ thì sẽ khô cạn và Cổ Trần Sa cũng không thể lấy ra được các loại vật chất từ trong đó, sức mạnh của hắn cũng không phải là cái gì cũng có thể làm được.
Tuy nhiên đáng mừng là mặc dù hiện tại nhân tâm trong thiên hạ biến hoá rất nhiều nhưng đại thế vẫn còn ở trong tay Cổ Trần Sa, vẫn còn ở trong tay triều đình. Nếu như có thể trì hoãn loại xu thế này thì thời gian có thể chiến thắng, lại để cho Cổ Trần Sa hoàn toàn lĩnh ngộ được bí mật cao nhất của Vô Long Tâm Pháp khiến cho mỗi người tu luyện đều có thể hóa thành Dị Sổ, nhân tâm cải biến cũng có thể hoàn toàn hóa giải.
Cổ Trần Sa có lòng tin có thể cải biến được nhân tâm và thao túng dục vọng.
- Nếu cứ tiếp tục như vậy thì trong vòng vài năm, nhân tâm của triều đình chúng ta sẽ mất sạch.
Gia Cát Nha nói:
- Các triều đại đổi thay vương triều đều là vì mục nát, thiên tai làm cho dân chúng lầm than, do đó mất đi nhân tâm, không thể tưởng được Vĩnh Triều chúng ta lại là bởi vì quá cường đại, tu vi của dân chúng càng ngày càng cao nên mới tạo thành tình trạng mất đi nhân tâm.
- Chuyện này cũng không kỳ quái, dân gian đều có thuyết pháp ân tăng gạo, đấu gạo thù, đại ân như đại thù, vật cực tất phản, đây chính là lẽ phải.
Cổ Trần Sa cũng không cảm thấy kỳ quái.
- Ta sẽ tới dân gian để tự mình chứng kiến biến hóa, nhìn xem nhân tâm rốt cuộc đã biến hoá như thế nào. Chúng ta đã nhận được nhân tâm là bởi vì cho dân chúng thiên hạ quá nhiều thứ nên ngược lại đã mất đi nhân tâm. Loại biến hóa này đối với tu vi của chúng ta có lợi ích rất lớn, chúng ta có thể cẩn thận tìm hiểu, hiểu rõ càng nhiều bí mật hơn nữa.
- Kỳ thật biện pháp tốt nhất chính là làm suy yếu thiên hạ, đình chỉ sức mạnh tu luyện của người trong thiên hạ, giam cầm dân trí.
Gia Cát Nha nói:
- Các triều đại đổi thay chính sách cũng đều là như thế. Có thể ép buộc dân chúng theo con đường của ta nhưng không thể cấm đoán suy nghĩ của dân chúng.
(*): 打草惊蛇 (đả thảo kinh xà) (đánh rắn động cỏ): Ban đầu thành ngữ này có nghĩa là nghiêm trị một người trở thành một lời cảnh cáo cho những người khác, nhưng bây giờ người ta sử dụng nó như một phép ẩn dụ cho hành vi thiếu chín chắn khiến đối phương phải dè chừng; được sử dụng để miêu tả một hành động không kín kẽ cẩn mật, để cho người ta phòng bị. Nó cũng có nghĩa là hành động hấp tấp, khiến địch thủ cảnh giác.
(*): 狗急跳墙 (chó cùng rứt giậu): ví tình thế bị đẩy đến bước đường cùng phải làm liều, kể cả điều xằng bậy.
(*): 万劫不复 (vạn kiếp bất phục): Trên thực tế, thành ngữ này bắt nguồn từ một câu trong kinh Phật: "Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục", nghĩa là: Một phen mất thân người, vạn kiếp cũng không thể có lại được nữa. Ngoài ra nó còn có nghĩa là ngàn kiếp không phục, chỉ vì một nỗi oan ức không thể giải tỏa mà dẫu có trải qua vạn kiếp cũng không thể tha thứ.