Chương 1854: Đại tế bắt đầu (2)
Chương 1854: Đại tế bắt đầu (2)
Hôm nay, cuối cùng cũng đã tới thời điểm diễn ra đại tế.
Đại tế được tổ chức ở địa điểm ban đầu của Vô Để Nghiệt Hải ở Nghiệt Châu Thành.
Ban đầu, Vô Để Nghiệt Hải vốn là lối vào nối liền với Ma Vực nhưng hiện tại Ma Vực đã hoàn toàn biến mất, một bộ phận biến thành Địa Phủ, một bộ phận còn lại thì biến thành Ma Giới. Tất cả đều nằm trong tay Địa Hoàng và Ma Ha Thần, nói cách khác thì hiện tại đã không còn có ma đầu xông ra khỏi mặt đất mà tạo thành uy hiếp đối với triều đình nữa rồi.
Chuyện này có cả mặt tốt cũng như mặt xấu. Chuyện tốt chính là dân chúng có thể an tâm khi không còn bị ma đầu quấy rầy, ít nhất cũng có thể an tâm ngủ ngon, còn chuyện xấu chính là nếu như không còn ma đầu thì sau này mọi người cũng không cần phải rèn luyện và mạo hiểm để đạt được tài phú.
Nói tóm lại, hiện tại địa điểm cũ của Vô Để Nghiệt Hải đã tạo dựng lên một tòa tế đàn.
Nghiệt Châu là trung tâm của Thần Châu mà Vô Để Nghiệt Hải lại chính là trung tâm của Nghiệt Châu.
Nói cách khác, toàn bộ Vô Để Nghiệt Hải chính là trung tâm của Thần Châu, trung tâm của Thiên Giới và thậm chí là trung tâm của cả Vạn Giới.
Trong tương lai, Thần Châu hóa thành Thiên Đình, nơi có Vô Để Nghiệt Hải cũng chính là trung tâm của Thiên Đình. Tại nơi đây sẽ có một cây cột đứng vững, đó chính là Hỗn Nguyên Thiên Trụ.
Hiện tại Hỗn Nguyên Thiên Trụ vẫn chưa xuất thế, trụ cột của Thiên Đình đã rơi vào trong tay Nam Cung Huân.
Pháp bảo của Hỗn Nguyên Thiên Trụ này không phải là chuyện đùa, ở ngay giữa thiên địa ngưng tụ ra một luồng Hỗn Nguyên Pháp Tắc cuối cùng hóa thành một hình thể thì mới có thể trở thành trụ cột của Thiên Đình, thuộc về tính duy nhất. Uy năng của hắn đã vượt xa Hồng Mông Thụ, Hồng Hoang Long Môn và Tế Thiên Phù Chiếu.
Hỗn chính là Hỗn Độn còn Nguyên chính là Chung Cực.
Hỗn Nguyên chính là Hỗn Độn Chung Cực.
Nếu như Hỗn Nguyên Thiên Trụ này rơi vào bên trong Vô Để Nghiệt Hải thì Thiên đình sẽ lập tức ngưng tụ thành hình thể.
Tuy nhiên, hiện tại toàn bộ Vô Để Nghiệt Hải đều bị tu kiến mà biến thành một tòa tế đàn.
Tế đàn này chính là nơi dùng để cử hành đại tế.
Trên quảng trường ở bên ngoài tế đàn, giờ phút này có không ít người trong thế gia đang đứng thẳng, còn có cả quan viên của triều đình, ngoài ra còn có một số cao thủ do triều đình mời đến.
Về phía quan viên của triều đình, bây giờ trong đám Thần Công đông đúc của Vô Long Nội Các do Lâu Bái Nguyệt cầm đầu có Cổ Hoa Sa và đám người Gia Cát Nha, Văn Hồng, Võ Thánh, Thường Vũ Trụ, Thường Vị Ương, Đấu Nhất Vũ, Cổ Hình Kiếm, Lưu Vũ, Long Vũ Vân, Long Tại Phi, Ngọc Hàn Lộ, Tiểu Nghĩa Tử phụ trợ.
Những người này vẫn luôn là nòng cốt của triều đình, là cấp lãnh đạo thật sự.
Đương nhiên còn có cả Tam Công Bát Hầu, Phương Lâm và các đại thần triều đình khác nữa. Hiện tại bọn họ cũng đang ở trong một trạng thái trụ cột vững vàng để phụ trợ Thương Sinh Đại Soái làm nhiều việc khác nhau, nhiệm vụ vô cùng nặng nề.
Lần này, người đại diện tới tham gia tế tự gồm có ba bộ phận, một phần là các quan viên triều đình và các đại thần Vô Long Nội Các, bộ phận thứ hai chính là thế gia và thế lực lớn, các chủ sự và cấp cao của Đại Thương Hội. Bộ phận này được cầm đầu bởi Hư Tử Vũ, Đoàn Tiếu Tiên và Nam Cung Huân. Bộ phận thứ ba chính là rất nhiều các cao thủ được mời đến xem lễ.
Giờ phút này, toàn bộ Nghiệt Châu đã hoàn toàn được giới nghiêm, người dám gây rối loạn sẽ giết không tha.
Hơn nữa, ở phía trên bầu trời đã xuất hiện một đôi mắt khổng lồ. Đôi mắt này đang nhìn chằm chằm vào từng sinh linh. Đôi mắt này chính là toàn bộ sức mạnh của Hệ Tinh Bích.
Hệ Tinh Bích của Thần Châu và Tứ Hoang dung hợp với Thượng Đế Hệ Thống đã vô cùng bí ẩn. Sau khi Thượng Đế Hệ Thống bị Vô Long Tâm Pháp của Cổ Trần Sa luyện hóa thì lại sinh ra thêm một biến hóa không tưởng tượng được.
Giờ phút này, bất kỳ cao thủ nào khi nhìn vào đôi mắt khổng lồ ở phía trên bầu trời kia thì trong lòng bọn họ đều cảm thấy sợ hãi, giống như nhất cử nhất động của mình, bất cứ một động tĩnh nào, thậm chí là cả suy nghĩ trong lòng cũng đều bị đôi mắt này nhìn thấu. Vì vậy toàn bộ các cao thủ mang tâm tư khác thường cũng không dám có bất kỳ động tác nào.
- Tử Vũ huynh, lần này chúng ta nên làm thế nào cho phải, dường như triều đình đang lai giả bất thiện (*).
Nam Cung Huân hơi động thần niệm một cái, hắn ta cẩn thận từng li từng tí trao đổi với Hư Tử Vũ thông qua một con đường bí mật:
- Ngươi nhìn vào đôi mắt phía trên bầu trời kia đi, trong lòng ta cũng cảm thấy vô cùng sợ hãi. Ta cảm giác đôi mắt này có năng lực giết chết ta, chẳng lẽ sức mạnh của triều đình lại thật sự mạnh tới vậy sao?
- Quả thật quá khủng bố, khủng bố đến mức cực hạn.
Sắc mặt của Hư Tử Vũ cũng vô cùng lúng túng.
- Ta không thể tưởng tượng được sức mạnh của Cổ Trần Sa thật sự đã đạt tới loại cảnh giới này. Ta cũng cảm giác chỉ cần ta có chút kỳ quái gì thì sẽ lập tức giáng Hủy Diệt Chi Lực xuống để giết chết ta nên kế hoạch lần này của chúng ta chỉ sợ phải thay đổi rồi, không thể tiến hành dựa theo kế hoạch ban đầu.
- Kế hoạch ban đầu của ta chính là vào thời điểm đại tế đột nhiên tế ra Hỗn Nguyên Thiên Trụ rồi chúng ta liên thủ để cắm nó vào bên trong Vô Để Nghiệt Hải thì lập tức có thể phá vỡ toàn bộ Hệ Tinh Bích của Thần Châu khiến cho Thần Châu trở thành Thiên Đình. Vào lúc đó, Cổ Trần Sa cũng không thể trấn áp được nữa, hiện tại xem ra dường như kế hoạch này cũng có chút huyền diệu quá.
Nam Cung Huân cũng do dự.
- Đúng vậy, Hỗn Nguyên Thiên Trụ chính là trụ cột của Thiên Đình, tương truyền rằng, một khi cắm vào bên trong trung tâm của Thiên Đình thì lập tức sẽ sinh ra Thần Lực Bất Hủ Vô Cực Vô Lượng khiến cho Thiên Đình trở về chính đạo. Cho dù là Cổ Trần Sa cũng không thể ngăn cản được nhưng đáng tiếc chính là thực lực của Cổ Trần Sa dường như đã vượt qua cực hạn nào đó.
Hư Tử Vũ nói:
- Xem ra chỉ có thể làm cho Thiên Đế xuất thủ.
(*): 身不由己 (thân bất do kỷ): thân không do tự mình làm chủ, tóm lại là không có tự do được làm theo ý muốn của mình, chữ trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
(*): 万劫不复 (vạn kiếp bất phục): Trên thực tế, thành ngữ này bắt nguồn từ một câu trong kinh Phật: "Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục", nghĩa là: Một phen mất thân người, vạn kiếp cũng không thể có lại được nữa. Ngoài ra nó còn có nghĩa là ngàn kiếp không phục, chỉ vì một nỗi oan ức không thể giải tỏa mà dẫu có trải qua vạn kiếp cũng không thể tha thứ.
(*): 來者不善, 善者不來 (lai giả bất thiện, thiện giả bất lai): ý muốn nói người đến thì không có ý tốt, còn người có ý tốt thì không đến.