Triệu Quốc Đống đang suy nghĩ lời vừa rồi của Thái Chánh Dương, Thái Chánh Dương đã tiện tay đưa một tập tài liệu cho hắn:
- Chú xem cái này đi.
Triệu Quốc Đống có chút khó hiểu cầm lấy mở ra xem. Đây là một tập tài liệu rất dày nói về việc khai thác dòng Nộ Giang. Trong đó có các tài liệu liên quan đến từ Ủy ban kế hoạch phát triển tỉnh, từ sở Thủy lợi tỉnh, cục Bảo vệ môi trường tỉnh, sở Văn hóa tỉnh… cũng có đến từ mấy tập đoàn năng lượng lớn của quốc gia như Quốc điện, Đức năng, cũng có yêu cầu đến từ Thị ủy, Ủy ban Tam Giang.
Triệu Quốc Đống lập tức hiểu nguyên nhân tại sao mà Thái Chánh Dương lại thấy phiền lòng. Thái Chánh Dương đến đây nghỉ ngơi chỉ là lấy cớ, mục đích thật sự là muốn mượn hoàn cảnh yên tĩnh ở đây để sửa lại suy nghĩ của mình.
Việc tranh chấp khai thác Nộ Giang đã duy trì liên tục gần hai năm. Tháng sau Thủ tướng sẽ đến tham gia hội nghị lãnh đạo các quốc gia lưu vực sông Mê Koong, đến lúc đó sẽ đi qua và khảo sát Điền Nam. Có lẽ đề tài này lại được đưa ra. Thủ tướng sẽ nghe Tỉnh ủy, Ủy ban Điền Nam báo cáo về vấn đề này.
Bây giờ Tỉnh ủy, Ủy ban cũng rất mâu thuẫn. Thị xã Tam Giang do có ba dòng sông chảy qua nên được đặt tên là như vậy. Nhưng ba dòng sông chảy qua mặc dù được công nhận là di sản thế giới nhưng thực tế nó lại mang lại không nhiều lợi ích cho địa phương. Thị xã Tam Giang vẫn là một trong những thị xã nghèo nhất tỉnh, quần chúng nhân dân sống ở núi cao có một bộ phận lớn đều sống dưới mức nghèo khổ, làm thế nào để những người này thoát nghèo chính là vấn đề mà Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh Điền Nam quan tâm nhất.
Triệu Quốc Đống khẽ thở dài một tiếng, lại là một vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Mâu thuẫn này ở thị xã Tam Giang khác với những nơi khác, ngoài vị trí địa lý và văn hóa dân tộc ra thì nơi này còn có mấy trăm ngàn dân sống dưới mức nghèo khổ, làm như thế nào giúp người dân thoát nghèo giàu lên cũng là một vấn đề khó giải quyết.
Tam Giang chiếm trên 70% tài nguyên nước của Điền Nam, điều kiện rất ưu việt, đất đai nhiều, di dân ít, còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhìn như tất cả đều hợp logic để phát triển. Phát triển khai thác thủy điện sau đó lợi dụng thủy điện để phát triển ngành khai khoáng, luyện kim. Nếu là mấy chục năm trước thì kế hoạch này nhất định được đẩy mạnh nhưng bây giờ thì khác.
- Hắc hắc có một số người tự nhận là nhà bảo vệ môi trường thậm chí còn chưa đến Tam Giang xem xét mà dám nói cái gì mà tai nạn sinh thái, hủy diệt văn hóa, em rất coi thường những người này. Nhưng điều này cũng không có nghĩa em cho rằng khai thác phát triển thị xã Tam Giang là bất chấp thủ đoạn.
Triệu Quốc Đống nghiêm túc nói:
- Thái ca, chúng ta không quá quen với mấy vấn đề mang tính chuyên môn này cho nên quyền lên tiếng không thuộc về chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể có quyền lực hành chính nhưng em thấy ở vấn đề liên quan đến hoàn cảnh sinh thái thì chúng ta cần phải có thái độ cẩn thanaja, nhất là loại hành vi ảnh hưởng không thể vãn hồi này thì càng cần có luận chứng khoa học đầy đủ, trước khi có luận chứng tuyệt đối đáng tin cậy thì em thấy nên giữ nguyên hiện trạng. Đương nhiên Tỉnh ủy, Ủy ban chúng ta có thái độ này không phải là nhân nhượng mấy kẻ gọi là nhà bảo vệ môi trường mà đây là thái độ phụ trách với dân chúng Tam Giang.
Thái Chánh Dương khẽ gật đầu. Quan điểm của Triệu Quốc Đống phù hợp suy nghĩ của y. Thái Chánh Dương rất phản cảm một số kẻ lấy danh nghĩa bảo vệ môi trường mà làm loạn, nhưng y cũng không chấp nhận dễ dàng có kết luận ở chuyện quan trọng như vậy, ở vấn đề này y thà chấp nhận bảo thủ còn hơn.
- Quốc Đống, chú nói rất đúng. Tỉnh ủy, Ủy ban chúng ta cần phải lắng nghe ý kiến các nơi, nhất là ý kiến của các chuyên gia. Cá nhân anh đồng ý tiến chậm ở phương diện này, thậm chí dừng lại cũng có thể, xem nhiều một chút, nghe nhiều một chút cũng không có hại gì.
Thái Chánh Dương từ tốn nói.
- Nhưng chúng ta cũng phải xem xét vấn đề thực tế mà Thị ủy, Ủy ban Tam Giang đưa ra. Ưu thế phát triển của thị xã Tam Giang chính là dựa vào thủy điện và khai khoáng, luyện kim. Đồng thời dân chúng thị xã Tam Giang phá rừng làm rẫy sản xuất nông nghiệp cũng mang tới áp lực cho hệ sinh thái chỉ sợ không nhẹ hơn là khai thác thủy điện ở Tam Giang.
- Giúp dân chúng Tam Giang thoát nghèo chưa chắc chỉ có thể dựa vào phát triển thủy điện, em tin rằng chúng ta có thể tìm được phương thức khác để giải quyết. Chẳng qua có thể sẽ đầu tư lớn hơn, thời gian dài hơn nhưng như vậy sẽ hữu hiệu giảm bớt áp lực.
Triệu Quốc Đống trầm ngâm một chút và nói:
- Tóm lại khi khai thác phát triển ở thị xã Tam Giang thì không nên nóng lòng cầu thành, thà chậm từng bước còn hơn. Em thật ra cảm thấy chưa chắc chỉ có thể dựa vào phát triển thủy điện mới là hy vọng phát triển duy nhất của thị xã Tam Giang.
Vấn đề phát triển thị xã Tam Giang là rất cấp bách. Bí thư thị ủy Tam Giang Trương Tùng xem ra vừa mới nhận chức đã đặt tâm tư vào việc này, bây giờ lại làm đưa ra ý tưởng khai thác tài nguyên thủy điện của Tam Giang nên khiến không ít người chú ý tới.
- Quốc Đống, ý kiến của Thị ủy Tam Giang cũng có lý, muốn thuyết phục bọn họ thì Tỉnh ủy phải đưa ra lý lẽ xác đáng, nếu không chúng ta sao có thể khiến bên dưới phục tùng.
Thái Chánh Dương vừa nghĩ vừa nói:
- Tháng sau Thủ tướng sẽ tới Điền Nam khảo sát, anh sẽ nghĩ cơ hội nói về vấn đề phát triển thị xã Tam Giang, tranh thủ chính sách của trung ương. Đúng như chú nói, nếu như có thể vứt bỏ vấn đề gây nhiều tranh cãi là phát triển thủy điện, chúng ta có phải có thể tìm được con đường phát triển càng thích hợp với thực tế Tam Giang không? Hoặc là nói chúng ta có thể tránh mạo hiểm về bảo vệ môi trường mà chấp nhận đầu tư lớn hơn ở phương diện khác nhằm hóa giải mâu thuẫn này.
Thái Chánh Dương, Triệu Quốc Đống thảo luận khá chăm chú về vấn đề này. Việc khai thác phát triển thị xã Tam Giang có mâu thuẫn rất đột xuất, ngoài phát triển thủy điện có tiềm lực rất lớn ra, thị xã Tam Giang nếu muốn thông qua con đường khác phát triển thì đúng là không nhiều, nhưng không nhiều cũng không có nghĩa là không có.
Lợi dụng việc trung ương đang chú trọng khu vực biên giới, mượn việc nếu khai thác phát triển thủy điện ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường mà đưa ra phương án tổng hợp vừa phát triển được Tam Giang, vừa bảo vệ môi trường, tranh thủ tài chính xóa đói giảm nghèo và phát triển khu vực biên giới của quốc gia, cố gắng để quốc gia đầu tư phần nhiều, tỉnh phụ trách phần nhỏ, đảm bảo toàn bộ tiền đầu tư giải quyết trở ngại cho sự phát triển của Tam Giang là cơ sở vật chất, làm cho kinh tế Tam Giang vốn bị phong bế hòa nhập vào kinh tế của cả tỉnh, ở vấn đề này Thái Chánh Dương và Triệu Quốc Đống nói chuyện khá lâu.