Một người đàn ông thành công đều có chỗ hơn người. Lưu Nham luôn tôn thờ câu nói này. Dù chỉ là nhân vật cấp thấp nhưng có thể thành công cũng là có lý của họ.
Ví dụ như Thái Chánh Dương, Lưu Nham cũng đã nghiên cứu qua về người này. Thái Chánh Dương xuất thân trong quân đội rồi đến học viện Nông nghiệp học, rồi đến làm nhân viên bình thường ở Ban Tổ chức cán bộ Thị ủy, sau đó đến Ủy ban, Huyện ủy Huyện Hoa Dương, sau đó nhảy vọt vài bước, có lẽ sau Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc năm sau thì sẽ thành cán bộ cấp Bộ trưởng.
Lưu Nham đã phân tích vài điểm quan trọng nhất trong bước tiến của Thái Chánh Dương.
Bước một là quật khởi ở Huyện Hoa Dương. Huyện Hoa Dương vốn là một tỉnh bình thường, nhưng cuối những năm 80, đầu 90 do Thái Chánh Dương lãnh đạo mà phát triển mạnh về kinh tế tư nhân, trở thành huyện phát triển nhất trong tỉnh.
Bởi vì có cơ sở này nên y mới được chủ tịch tỉnh lúc đó là Tô Giác Hoa ưu ái, cũng mới có thể được Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng mới được điều tới làm Phó bí thư Tỉnh ủy kiêm Bí thư Thị ủy An Đô – Ninh Pháp coi trọng.
Bước thứ hai là khi y đảm nhiệm chứ Thường vụ thị ủy, Phó thị trưởng An Đô đã tiến hành thí điểm công tác cải cách các nhà máy tập thể, nhất là khi một loạt các nơi khác còn đang bị trói buộc thì y đã được Tô Giác Hoa và Ninh Pháp toàn lực ủng hộ, khiến các xí nghiệp vừa và nhỏ của An Đô được cải cách mạnh. Đồng thời nhờ đúc rút kinh nghiệm các nơi đi trước khiến việc cải cách của An Đô không gặp nhiều sóng gió, cũng khiến Phó Thủ tướng Hồng coi trọng, mới khiến y từ chức giám đốc Sở Giao thông, trợ lý chủ tịch tỉnh nhảy vọt lên làm Phó bộ trưởng.
Có đôi khi nếu nắm bắt được cơ hội là anh bước dài vài bước, anh có thể từ một người không ai biết thành nhân vật tài danh.
Lưu Nham cũng phải thừa nhận chỗ hơn người của Thái Chánh Dương. Khi Thái Chánh Dương còn làm giám đốc Sở Giao thông đã cùng lúc làm hai còn đường cao tốc, can đảm đưa ra chiến lược phát triển nguồn năng lượng và phát triển khu vực Tây Bắc, tất cả đều là các hoạt động kinh người nhưng có tầm nhìn rất rộng.
Mà người có thể được Thái Chánh Dương tôn sùng và tín nhiệm thì Lưu Nham tất nhiên muốn xem tên Triệu Quốc Đống này là kỳ tài như thế nào.
Lưu gia bây giờ đã không còn là Lưu gia trước đây, nó đã bắt đầu suy yếu.
Đời hai của Lưu gia có bốn nam, một nữ. Trong nhánh của con cả thì chỉ có y và ông anh cả Lưu Thác còn gánh vác được trọng trách, nhưng bây giờ y đang còn giãy dụa ở chức Cục trưởng.
Nhánh thứ hai thì ngoài Lưu Kiều đã vào thương trường và tạo được tiếng vang, Lưu Lũy cũng đã chính thứ xuống cơ sở làm chính trị. Nhánh của Tam thúc thì bám rễ trong ngành ngoại giao. Theo Lưu Nham thấy thì khó có thể phát triển mạnh trong chính trị. Nhánh bên Tứ thúc thì coi như đã kế thừa ý nguyện của ông nội Lưu Nham là phát triển trong quân đội. Nhánh thứ năm mặc dù phát triển cũng được ở Quảng Đông nhưng lại là nhà gái nên ít qua lại với Lưu gia.
Sau gần 20 năm cải cách, chế độ dân chủ đã xâm nhập lòng người. Rất nhiều chính trị gia xuất thân bình thường đang đánh sâu vào và uy hiếp các gia tộc cách mạng. Nếu như con cháu các gia tộc cách mạng nghĩ rằng nhờ ơn của ông cha là hơn người khác vậy thì không thể được. Bây giờ không còn như thời phong kiến.
Nhân tài chính trị có thể nói hàng trăm ngàn người mới có một, nhất là chính trị gia xuất thân bình thường. Hai bên đều có ưu thế, các chính trị gia của gia tộc cách mạng có lợi thế là được trong nhà bồi dưỡng mạnh, khiến bọn họ có trụ cột và ưu thế mạnh.
Lưu Nham và ông anh Lưu Thác đều có thể cảm nhận rõ đời thứ ba của Lưu gia đáng xuống dốc. Nhất là Lưu Kiều lại không lấy người mà Lưu gia hy vọng làm thông gia. Bây giờ làm như thế nào để Lưu gia quay lại thời hoàng kim là hy vọng lớn lao của hai anh em Lưu Nham.
Mà Triệu Quốc Đống trước mặt này chính là quân cờ mà Lưu Nham đặt cược vào.
Triệu Quốc Đống không thể biết suy nghĩ trong lòng Lưu Nham, hắn vẫn nói:
- Xu thế năng lượng vẫn ổn định? Xem việc cung cấp dầu từ những năm 80 đến 90 của nước ta, rồi so sánh với nhu cầu dầu mỏ của nước ta, tôi có thể đảm bảo kinh tế Trung Quốc nếu phát triển với tốc độ này thì không đầy mười năm thì nhu cầu dầu thô của Trung Quốc sẽ tăng vài lần. Mà dầu tự cung cấp không bằng nửa số đó.
- Bây giờ lại xem con đường cung cấp năng lượng cho chúng ta, hầu hết đến từ Trung Đông. Trung Đông là nơi có tình hình chính trị phức tạp, hơn nữa có nước Mỹ đứng đó. Trong tương lai tình hình chính trị ở Trung Đông càng rối ren hơn, chiến tranh chỉ là sớm muộn.
- Hơn nữa con đường vận chuyển dầu từ Trung Đông đến Trung Quốc chỉ có thể thông qua đường biển ở Somalia, Đài Loan, đây đều là nơi không ổn định. Một loạt quốc gia như Mỹ, còn có Ấn Độ, thậm chí ngay cả Đông Nam Á cũng có thể gây phiền phức cho Trung Quốc trong vận chuyển đường biển. Tôi cũng không phải nói chúng ta không thể đối phó được sự khiêu chiến, nhưng sao chúng ta lại phải đặt cổ mình dưới lưỡi đao của kẻ khác.
- Bây giờ nói sang Trung Á. Trung Á được công nhận có lượng dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, mà ở đây ngay sát phía tây nước ta, hơn nữa quan trọng nhất chính là mấy năm nay kinh tế Trung Á đang rơi vào khủng hoảng. Các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây đã sụp đổ và mang bệnh nặng trong người. Tuốc-mê-ni-xtan xung đột với Nga đã nói rõ vấn đề. Khi xung đột về lợi ích thì quan hệ mật thiết đến đâu cũng vứt đi, đây là cơ hội của chúng ta.
- Nhưng nếu Nga hồi phục hoặc Mỹ, Châu Âu có phản ứng, trên thực tế Mỹ và Châu Âu đã chú ý đến khu vực này. Thời gian trước Thủ tướng sang Kazakhstan đã khiến bọn họ chú ý và tỉnh lại. Như vậy nếu bọn họ dùng thực lực kinh tế mạnh mà cạnh tranh thì sao chúng ta sánh kịp.
- Bây giờ lại xem khu vực Trung tây của nước ta rõ ràng phát triển chậm hơn ven biển. Vì lạc hậu nên đầu tư không đủ. Quốc lộ, đường sắt, sân bay quá thiếu, điều này khiến khu vực Trung tây khó có thể phát triển, nó sẽ thành vòng tròn khó gỡ. Quốc gia mặc dù cũng muốn đầu tư tài chính nhưng mãi không có quyết định hoặc là nói mãi không biết nên làm như thế nào thay đổi tình hình khó khăn. Cho nên tôi cảm thấy nếu chúng ta có thể kết hợp với kế hoạch tiến vào Trung Á thì sẽ tạo ra ảnh hưởng sâu sắc, nhất là khi kinh tế đang khủng hoảng thì càng cần gấp hơn nữa.
Đây đâu phải lời một Bí thư huyện ủy nói ra được, quả thực chính là lời phân tích tình hình quốc tế và trong nước của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng, hoặc ít nhất là Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch phát triển quốc gia. Lưu Nham có chút buồn cười thầm nghĩ như vậy. Y phải thừa nhận quan điểm của Triệu Quốc Đống dễ làm người ta động tâm.
- Bộ trưởng Thái, gọi cả Quốc Đống đi ăn cùng. Tôi cũng muốn hỏi xem tình hình của cậu ấy và Daisily. Tam thúc tôi ngày mai muốn gặp Triệu Quốc Đống, tôi còn phải làm người đi nói giúp.
Lưu Nham không hỏi Triệu Quốc Đống tiếp mà nhìn Thái Chánh Dương:
- Hay là tôi gọi cả Daisily tới để Bộ trưởng Thái xem có xứng với Quốc Đống không?
- Ừ, tôi cũng sớm muốn gặp cô gái này, lần trước đi sang Châu Phi nên không được gặp.