Lư Sơn Kỳ Nữ

Chương 8

Phạm vi của Mã Tích khá lớn rộng. Độc Cô Sách cũng không hiểu Điền Thúy

Thúy hẹn mình ở nơi nào? Chàng cứ thủng thẳng đi ven theo mép núi một mặt

thưởng thức cảnh mặt trời lặn, một mặt ngắm nhìn những hàng động ở trước vách

núi, quả thực hang động nào trông cũng giống hệt vết chân ngựa vậy.

Mặt trời đã bắt đầu lặn, chàng bỗng nghe thấy trên mặt hồ chỗ đằng xa có tiếng

người ca vọng tới và có thấy bóng của một chiếc thuyền đang từ từ lướt tới.

Giọng ca của người này rất hùng hồn, hơi rất dài, lời ca cũng rất tự hào. Chàng

ngạc nhiên không tả liền nghĩ bụng:

-"Người đang ca hát này là ai thế?"

Chiếc thuyền đó càng tới gần, tiếng ca vừa dứt, thì phía khác lại bỗng có tiếng

sáo du dương nổi lên. Độc Cô Sách là một người sở trường cả về mộc tiêu, sáo và

đàn, nên có thể nói chàng là người tri âm được. Vừa nghe tiếng sáo, chàng nhận

thấy chân khi của người này rất mạnh, biết ngay người đó thể nào cũng là người có

nội công thâm hậu, nhưng trong tiếng sáo ấy chàng nhận thấy bá khí nhiều hơn dật

khí, cho nên chàng biết người này không phải chính nhân quân tử.

Một người ca, một người thổi sáo cùng tới một lúc như vô tình hay là họ hẹn ước

với nhau từ trước? Chàng muốn biết rõ sự bí mật của hai người này, nên vội khuất

vào một cái hang động ở gần đó để rình xem.

Người ca hát đến trước, người này là một ông cụ mặc áo ngắn râu tóc bạc phơ,

chân trần đi giày rơm, lưng đeo một cái búa. Búa của ông già ấy rất kỳ lạ, không

phải bằng sắt mà lại là bằng ngọc thạch. Tay trái của ông già ôm một hồ lô rượu

lớn, thỉnh thoảng lại đưa lên mồm tu luôn.

Vừa trông thấy hình dáng của ông già, Độc Cô Sách đã đoán ra được ông ta là

một võ lâm kỳ khách tiếng tăm lừng lẫy Giang Nam, họ Đổng tên là Bách Biểu,

biệt hiệu là Ngọc Phủ Tuý Tiều. Người này võ công chỉ vào hạng trung đẳng thôi,

nhưng tửu lượng có thể nói là vô địch được.

Ông già vừa mới tới trên bờ đã cắm búa ngọc vào ngang lưng, hai tay ôm hồ lô

đưa lên miệng tu không ngớt.

Lúc ấy tiếng sáo cũng vừa ngưng, người thổi sáo đã bơi thuyền vào bờ. Độc Cô

Sách đã nhận ra người này là một thư sinh mặc áo vàng. Thuyền còn cách bờ tới

bốn trượng, thư sinh nọ chỉ khẽ nhún chân, người đã nhẹ nhàng như một bông hoa

bay lướt thẳng lên trên bờ hạ chân xuống mặt đất không một tiếng động nào hết,

chiếc thuyền của y theo đà tiến thẳng vào trong bụi lau ở bên cạnh bờ.

Chỉ một môn khinh công đó cũng đủ thấy thư sinh áo vàng là một cao thủ thượng

thặng trong võ lâm rồi.

Độc Cô Sách thấy thế kinh hãi thầm vội đưa mắt nhìn thư sinh áo vàng thấy

người đó tuổi trạc bốn mươi lăm bốn mươi sáu, tay cầm một cây sáo bằng trúc,

lưng đeo một cái quạt màu vàng thật lớn. Trông thấy cái quạt ấy chàng đã đoán

được thư sinh này thế nào cũng là Kim Phiến Thư Sinh Giang Tử Kỳ, người thứ sáu

trong nhóm Lục Hung mới phục sinh.

Thư sinh áo vàng vừa lên tới bờ đã chắp tay chào ông già tóc bạc vừa cười vừa

hỏi:

-Đổng huynh thật là người có tín, lại còn đến sớm hơn tại hạ một bước.

Thấy thư sinh chào ông già là Đổng huynh, Độc Cô Sách biết là đoán không sai,

ông già này quả là Bách Biểu. Bách Biểu cũng chắp tay đáp lễ và hỏi lại thư sinh

áo vàng rằng:

-Bách Biểu này bình sinh tuy không có sở trường gì hết, nhưng không muốn hứa

hẹn bừa. Bây giờ ngài có thể cho tôi biết tên họ và hẹn Đổng mỗ đến đây làm gì

thế?

Thư sinh áo vàng mỉm cười đáp:

-Tiểu đệ là Giang Tử Kỳ.

Nghe thấy ba chữ "Giang Tử Kỳ" Bách Biểu ngạc nhiên trố mắt lên nhìn vào cái

quạt vàng đeo ở ngang thắt lưng của đối phương không chớp.

Tử Kỳ thấy thế mỉm cười hỏi tiếp:

-Đổng huynh là lão giang hồ, kinh nghiệm nhiều, kiến thức rộng, có lẽ đã nhận

ra được lai lịch của tiểu đệ rồi?

Bách Biểu đưa hồ lô rượu lên tu một hớp thực lớn rồi gật đầu đáp:

-Kim Phiến Thư Sinh Giang Tử Kỳ năm xửa ở trong Thái Hồ nửa đêm trời giết

chết cả Giang Hồ Thập Hiệp một lúc, oai phong sát khí chấn động cả võ lâm! Lão

tiều phu này vừa trông thấy cái quạt vàng đã kinh hãi đến run lẩy bẩy rồi.

Tử Kỳ nghe thấy đối phương nói như thế có vẻ đắc trí tủm tỉm cười lắc đầu:

-Lời của Đổng huynh vừa nói đó là chuyện cũ và hồi ba mươi năm về trước, bây

giờ còn nhắc nhở đến làm gì nữa.

Độc Cô Sách nghĩ bụng:

"Kim Phiến Thư Sinh Giang Tử Kỳ đã nổi danh từ hồi ba mươi năm về trước và

là người trong nhóm Cửu Đại Hung Tà, như vậy người này ít nhất cũng phải trên

sáu mươi tuổi rồi nhưng sao trông mặt y chỉ độ bốn mươi sáu thôi, đủ thấy y có

cách trụ nhan và công lực luyện cũng tới mức thượng thừa rồi!"

Bách Biểu lại ngắm nhìn Tử Kỳ một hồi nữa rồi mỉm cười hỏi tiếp:

-Giang huynh ẩn dật đã lâu năm như vậy, đột nhiên xuất hiện lại đi kiếm Đổng

mỗ ngay, hay có việc gì thế?

Tử Kỳ ngồi xuống một tảng đá ở gần đó, tay cầm cây sáo trúc múa động một

hồi, rồi mỉm cười đáp:

-Không có việc gì thì đâu dám làm kinh động đến Đổng huynh, Đổng huynh thử

đoán xem đó là việc gì?

Bách Biểu nghĩ ngợi giây lát, rồi lắc đầu đáp:

-Việc này khó khăn lắm, vì Đổng mỗ vớ mấy vị chưa hề kết thù kết oán với

nhau bao giờ. Vụ Ly Hồn cốc ở núi Dã Nhân và hồi ba mươi năm về trước lại

không có liên quan gì đến mỗ hết.

Tử Kỳ vội đỡ lời:

-Đổng huynh cứ yên tâm, mục đích của mỗ đến để kiếm huynh đây không phải

là vì thù. Bách Biểu tay rờ cái búa ngọc ở ngang lưng ngơ ngác hỏi lại:

-Không phải vì thù thì tức là vì lợi, nhưng Đổng mỗ có tiếng là nghèo nàn, tuy

được liệt danh là Ngọc Phủ Tuý Tiều, nhưng đó chỉ là hư danh thôi, vì cái búa này

không phải là ngọc tốt mà thực sự nó chỉ là một tảng đá trắng tầm thường thôi.

-Đổng huynh khỏi phải lo âu gì hết, không ai dòm ngó đến cái búa của huynh

đâu. Đệ tìm huynh không phải vì thù, cũng không phải vì lợi mà là vì danh, nên

mới định cầu huynh một việc.

-Chả lẽ chỗ ẩn cư của Giang huynh mọc nhiều cây đại quá, định nhờ tiều phu

này đến quét dọn hộ phải không?

-Đệ hãy bảo cho huynh biết một tin này trước.

-Tin gì thế, xin Giang huynh cứ nói?

-Vụ Ly Hồn Cốc ở núi Dã Nhân vào hồi ba mươi năm về trước người đời đều

yên trí Cửu Đại Hung Tà đã chết sạch, sự thật thì không đúng chút nào. Ngoài đại

ca, thất đệ và cửu đệ của anh em mỗ bị lão tặc Đại Bi với Nam Môn tặc đạo giết

chết rồi, còn lão nhị, lão tam, lão tứ, lão ngũ, lão bát, với đệ đây vẫn còn khoẻ

mạnh và tồn tại như thường.

Bách Biểu nghe nói mặt hơi lộ vẻ kinh hãi kêu ồ lên một tiếng không biết nên

đối đáp như thế nào cho phải. Ông ta chỉ buột miệng nói:

-Mừng cho quý vị.

Tử Kỳ lại nói tiếp:

-Anh chị em đệ tái sinh rồi, định kiếm lão giặc sói đầu Đại Bi với tặc đạo Nam

Môn để đòi lại nợ máu ở Ly Hồn Cốc năm xưa, nên đã chuẩn bị tổ chức một đại

hội triệu tập thiên hạ quần hào lấy tên là Nam Thiên đại hội.

-Đó là thường tình của người võ lâm.

-Trước khi triệu tập Nam Thiên đại hội anh em đệ cần phải bổ túc đủ con số

Chín Đại hung tà, như vậy mới đủ hãnh diện với đời được.

Hình như Bách Biểu đã hiểu rõ ý nghĩa lời nói của Tử Kỳ rồi nên liền thất thanh

hỏi tiếp:

-Chả lẽ Giang huynh lại định kéo lão tiều phu này vào bổ túc con số khiếm

khuyết của Cửu Đại Hung Tà chăng?

Tử Kỳ nhìn Bách Biểu khẽ gật đầu mỉm cười đáp:

-Đổng huynh đoán đúng đấy! Đệ rõ ý muốn mời huynh kết minh với các anh em

của nhóm Cửu Đại Hung Tà chúng đệ.

Bách Biểu vừa cau mày lắc đầu, thì Tử Kỳ lại nói tiếp:

-Đổng huynh không nên hiểu cái tên Cửu Đại Hung Tà ấy khó nghe, huynh nên

nhớ bát hoang tứ hải, ngũ nhạc tam sơ có hàng nghìn hàng vạn nhân vật võ lâm,

nhưng trong đó chỉ có nhóm Cửu Đại Hung Tà là đã làm cho thiên hạ trấn động

được thôi. Như vậy huynh được dự vào nhóm của anh em mỗ, cho vẻ vang hơn là

chỉ làm Ngọc Phủ Tuý Tiều hay sao?

-Giang huynh không nên lấy đông để mong vá vàng như vậy. Đổng mỗ chỉ biết

có mấy miếng võ công rất tầm thường, thực là xách dép cho mấy vị cũng không

đáng.

Độc Cô Sách núp ở trong hang động trên vách núi nghe tới đây cũng phải ngạc

nhiên vô cùng. Chàng nhận thấy nếu Giang Tử Kỳ dụ Điền Thúy Thúy tham gia

vào nhóm Cửu Đại Hung Tà thì còn có lý, không hiểu tại sao y lại mời Đổng Bách

Biểu nhập bọn để làm gì?

Lúc ấy Tử Kỳ đã dùng cây sáo trúc vẽ năm chữ Giang Nam Đệ Nhất Hiệp lên

trên mặt tảng dá, rồi y từ từ đứng dậy mỉm cười nói tiếp:

-Đổng huynh sở dĩ đệ rủ huynh nhập bọn không phải là mộ tài của huynh,mà chỉ

mộ danh của huynh. Cổ nhân đã nói, tay cũng có ngón dài ngón ngắn...

-Đổng Bách Biểu này ngoài biệt tài nhậu rượu không chịu thua ai ra, thì quả thật

không có gì mà gọi là sở trường được cả.

-Đổng huynh đoán rất đúng, chính đệ mộ danh đại huynh là có thể uống trăm hũ

rượu không say, mới mời huynh dự vào nhóm Cửu Đại Hung Tà mà kết làm anh

em.

Bách Biểu có vẻ không tin, gượng hỏi tiếp:

-Có phải Giang huynh được rỗi rảnh quá, mới định rủ Đổng mỗ tới đây nói

chuyện phiếm cho vui đấy không? Chẳng lẽ chỉ uống được có mấy chén rượu như

thế, mà cũng xưng...

Tử Kỳ xua tay, vừa cười vừa đỡ lời:

-Đổng huynh đừng có lấy làm lạ, tửu lượng của huynh rất hữu dụng cho anh em

chúng tôi, không kém gì Trản Thế Thần Công tuyệt nghệ khoáng đại vậy.

Bách Biểu càng hồ nghi thêm nhìn thẳng vào mặt Tử Kỳ hỏi tiếp:

-Xin Giang huynh nói trắng nguyên nhân ra cho Đổng mỗ biết thì hơn?

Tử Kỳ mỉm cười hỏi lại Bách Biểu:

-Đổng huynh còn nhớ vụ Ly Hồn Cốc ai là người dẫn đầu đối phó với Cửu Đại

Hung Tà chúng tôi không?

Vì việc đó không phải là câu chuyện bí mật, nên Bách Biểu vừa cười vừa đáp:

-Đại Bi Tôn Giả với Nam Môn Vệ hai người.

-Ta hãy không nói đến tên giặc sói đầu Đại Bi vội, Đổng huynh có biết tặc đạo

Nam Môn Vệ tại sao lại được cái tên là Tam Kỳ Vũ Sĩ không?

-Võ lâm chưởng cố ấy Đổng mỗ cũng biết đôi chút, Nam Môn Vệ vì sở trường

Bốc, Tửu, Thuỳ (Xem bói, uống rượu và ngủ), nên mới được người trong giang hồ

ban cho y cái tên là Tam Kỳ Vũ Sĩ như thế. Cũng vì vậy mà có câu ca dao rằng:

"Một giấc ngủ khiến trời đất bao la, một bữa say làm nàn khôn chật hẹp lại, một

quẻ bói khiến quỷ thần đều kinh hãi, Tam Kỳ Vũ Sĩ đã mấy ai sánh bằng"

-Cách dụng binh cần ở như biết người biết ta và lại cần trí dũng kiêm toàn. Nam

Môn Vệ đã nổi tiếng về rượu, thì anh em mỗ muốn tên tuổi của y bị táng tận bởi

môn rượu đó.

Lúc này Bách Biểu mới vỡ lẽ liền nói tiếp:

-Thế ra Giang huynh muốn Đổng mỗ nhập bọn như vậy là để tỷ thí tửu lượng với

Nam Môn Vệ phải không?

-Trong đại hội Nam Thiên anh em mỗ muốn Đổng huynh so tài tửu lượng với tặc

đạo rồi mới áp chiến thần công của chúng tôi. Như vậy khi y so tài tửu lượng với

huynh đã say sưa rồi, tất nhiên công lực của y phải kém sút, như thế có phải là tên

tuổi của y sẽ bị tiêu tan bởi chúng ta không?

Độc Cô Sách nghe thấy Tử Kỳ nói như vậy rất kinh hoàng và nghĩ bụng:

"Không ngờ bọn hung tàn này có võ công đã kinh người mà tâm địa lại còn độc

ác vô cùng nữa".

Bách Biểu nghe Tử Kỳ nói xong, liền cau mày lại hỏi:

-Giang huynh đã chắc chắn Đổng mỗ thế nào cũng nhập bọn với các vị hay sao?

-Theo sự nhận xét của mỗ, người thích uống rượu hễ gặp một người địch thủ

tương đương với mình thì thực là một sự khoái lạc nhất trong đời, thì thế nào cũng

phải thi đua với đối thủ cho tới cùng khi say luý tuý mới thôi, nhưng Đổng huynh

lại không muốn thế, đệ đâu dám miễn cưỡng.

Nói tới đó, y trỏ năm chữ "Giang Nam đệ nhất hiệp" khắc ở trên miếng đá xanh

mà cười khẩy hỏi tiếp:

-Đổng huynh là người giàu kinh nghiệm rộng kiến thức, chắc huynh còn nhớ

năm xưa ở nơi đây, trong nửa đêm trời, đệ đã giết sạch Giang Nam thập tam hiệp,

như vậy chắc huynh cũng đã biết Giang Nam đệ nhất hiệp bị chết như thế nào?

Bách Biểu lắc đầu thở dài đáp:

-Tao ngộ của Giang Nam đệ nhất hiệp thảm khốc nhất. Ông ta bị thương trước

mười hai hiệp kia, nhưng lại bị giết sau mười hai người đó. Ông ta đã bị điểm vào

Ngũ Âm tuyệt mạch, chân tay không cử động được, mồm ông không nói năng gì

được, người khác muốn cứu ông ta, nhưng không có cách nào cứu giúp, chỉ chờ đến

lúc gan ruột đứt ra từng khúc rồi mới tắt thở thôi. Sau cùng, tắc sáng ngày hôm sau,

Thiếu Lâm thiền sư tới thăm nom thấy ông ta thảm khốc như vậy, đành phải nhắm

mắt ra tay bồi cho ông ta một thế Kim Cương chưởng. Nhờ vậy Giang Nam đệ nhất

hiệp mới thoát khỏi bị khổ.

Tử Kỳ nghe nói mặt vênh váo, gật đầu, vừa cười vừa nói tiếp:

-Đổng huynh nói đúng lắm...

Y nói tới đó đã sầm nét mặt lại, hai mắt tia ra hai luồng ánh sáng hung ác, cười

khẩy một tiếng rồi tiếp:

-Đáng lẽ Đổng huynh có bằng lòng nhập bọn với Giang mỗ hay không, dó là

quyền riêng của huynh, nhưng huynh đã nói hết sự bí mật của ta nên Giang mỗ

phải đặt hai con đường để cho Đổng huynh lựa chọn.

Bách Biểu cau mày lại, vội hỏi:

-Hai con đường gì, Giang huynh cứ nói để Đổng mỗ suy tính xem nên chọn con

đường nào?

Tử Kỳ đáp:

-Con đường thứ nhất, huynh phải theo lời mời của Giang mỗ chúng ta đồng minh

kết làm anh em.

Bách Biểu cười khẩy mấy tiếng lại tiếp:

-Còn con đường thứ hai?

Tử Kỳ lắc đầu, cười giọng xảo trá, đáp:

-Giang mỗ không muốn Đổng huynh lựa chọn con đường thứ hai thảm tuyệt trần

gian ấy.

Bách Biểu nghe y nói xong đưa mắt nhìn năm chữ "Giang Nam đệ nhất hiệp"

khắc ở trên tảng đá giây lát mới vỡ nhẽ:

-Đổng mỗ hiểu rõ rồi. Nếu Bách Biểu không chịu tham gia minh ước của Cửu

Đại Hung Tà, thì giang huynh sẽ đối xử với Đổng mỗ như Giang Nam đệ nhất hiệp

năm xưa phải không?

Tử Kỳ trợn ngược đôi ngươi lên, cất tiếng cười như điên như cuồng, gật đầu đáp:

-Đổng huynh là người thông minh như thế, chắc huynh không khi nào lại lựa

chọn con đường thứ hai ấy đâu.

Bách Biểu nhìn xuống những làn sóng ở trên mặt hồ, lẳng lặng không nói năng

gì cả.

Lúc ấy mặt trăng đã mọc lên cao, Điền Thúy Thúy đang một mình bơi chiếc

thuyền nhỏ lướt trên cảnh đẹp như tiên, từ từ tiến thẳng về phía núi Mã Tích.

Độc Cô Sách vẫn ẩn núp trong bóng tối. Chàng muốn nghe xem Đổng Bách

Biểu bị kẻ hung ác dùng Sinh Tử để uy hiếp mà vị lão hiệp ấy sẽ lựa chọn con

đường nào?

Một lát sau, Bách Biểu mới lên tiếng trả lời. Lời lẽ của y đáp lại đối phương

không những khiến Độc Cô Sách ngạc nhiên, mà cả Giang Tử Kỳ cũng ngạc nhiên

nốt.

Vì Tử Kỳ biết Bách Biểu đã hiểu rõ cái chết thảm khốc của Giang Nam nhất

hiệp chắc không khi nào lại dại dột mà lựa con đường thứ hai, thể nào cũng phải

chọn con đường thứ nhất.

Còn Độc Cô Sách biết Đổng Bách Biểu nổi hiệp danh đã lâu, không khi nào lại

tham sống sợ chết, thế nào cũng phải quyết chiến với đối phương một phen, và

chọn con đường thứ hai.

Không ngờ Đổng Bách Biểu trả lời Tử Kỳ rằng:

-Hai con đường mà Giang huynh vừa nói đó, Bách Biểu này không muốn lựa

chọn, mà chỉ muốn lựa chọn con đường thứ ba thôi.

Tử Kỳ kêu "ủa" một tiếng vội nói:

-Giang mỗ chỉ nói có hai đường, chứ có con đường thứ ba nào đâu?

Bách Biểu cầm hồ lô rượu lên tu hai hớp tỏ vẻ rất hào khí, cười ào ạt đáp:

-Giang huynh muốn dụ Đổng mỗ kết làm anh em với quý vị, chả lẽ Giang huynh

lại không để quyền cho Đổng mỗ được mở thêm một con đường nữa hay sao?

Tử Kỳ hơi cau mày lại, giọng cười hỏi:

-Đổng huynh nói có lý lắm. Chẳng hay con đường thứ ba mà Đổng hunh lựa

chọn đó là con đường gì? Xin huynh cứ cho Giang mỗ hay.

Bách Biểu chỉ cười chứ không trả lời, trái lại còn hỏi Tử Kỳ:

-Giang huynh có thần công tuyệt thế như vậy, nếu đấu với Đổng mỗ, một kẻ tài

hèn sức mọn này, thì Giang huynh phải đấu mấy hiệp mới có thể thắng nổi Đổng

mỗ?

Tử Kỳ nghe nói càng ngạc nhiên thêm, nhìn Bách Biểu một hồi, rồi dơ tay trái

ra, chìa ba ngón tay lên, vẻ mặt rất kiêu ngạo dõng dạc đáp:

-Ba hiệp.

Bách Biểu thấy Tử Kỳ nói như vậy, hớn hở mỉm cười.

Độc Cô Sách núp ở trong bóng tối thấy Bách Biểu có vẻ đắc trí như vậy cũng

khoan tâm phần nào. Tử Kỳ ngạc nhiên hỏi:

-Tại sao Đổng huynh lại tươi cười như thế Đổng huynh đã nói rõ con đường thứ

ba cho Giang mỗ nghe đâu?

Bách Biểu mỉm cười đáp:

-Con đường thứ ba rất giản dị, mà cũng là con đường của các nhân vật võ lâm

vẫn thường hay đi.

Tử Kỳ kêu "ồ" một tiếng, tỏ vẻ đã vỡ nhẽ nhưng vẫn hỏi tiếp:

-Chả nhẽ Đổng huynh muốn ra tay đấu mấy thế võ với Giang mỗ hay sao?

Bách Biểu gật đầu đáp:

-Vừa rồi Giang huynh đã tự khoe chỉ đấu ba hiệp thôi, thể nào cũng thẳng nổi

mỗ...

Tử Kỳ rất kiêu ngạo vội đỡ lời:

-Đó không phải là tự khoe. Xưa nay Giang mỗ đã nói được là phải làm được. Dù

việc khó khăn đến đâu cũng vậy, huống hồ là tỉ võ.

Bách Biểu đặt hồ lô rượu xuống, từ từ rút cây búa bằng ngọc treo ở ngang lưng

ra, mỉm cười hỏi tiếp:

-Nếu vậy Đổng Bách Biểu muốn thỉnh giáo ba hiệp. Trong ba hiệp tỉ võ đó,

Giang huynh thắng nổi Đổng mỗ, thì Đổng mỗ xin tuân theo mệnh lệnh của huynh

ngay. Bằng không, mỗi người đi một ngả, khôg ai được can thiệp ai. Chẳng hay

Giang huynh nghĩ sao?

-Đó là ý kiến của Đổng huynh đề nghị. Chắc Đổng huynh không hối hận đấy

chứ?

-Chúng ta quân tử nhất ngôn. Xin Giang huynh lấy cái quạt vàng ra đi!

Tử Kỳ liếc nhìn Bách Biểu một cái, cười ngạo đáp:

-Khỏi cần phải sử dụng quạt vàng, Giang mỗ chỉ tay không đấu với Đổng huynh

là được rồi. Chỉ trong ba hiệp là cùng, Giang mỗ thể nào cũng cướp được cây búa

ngọc của Đổng huynh.

Bách Biểu mừng thầm, vội đỡ lời:

-Cửu Đại Hung Tà oai trấn vũ trụ, Giang huynh đã nói như vậy thể nào cũng có

tuyệt học nắm chắc phần thắng Bách Biểu cung kính tuân lệnh, xin Giang huynh

hãy đỡ ba hiệp Ngọc phủ của Đổng mỗ.

Nói xong y giở ngay thế "Trầm Hương Cửu Mẫu" ra tấn công, cây búa ngọc của

y nhữ vũ bão nhằm hai vai của Tử Kỳ công xuống.

Độc Cô Sách thấy thế võ của Đổng Bách Biểu lợi hại như vậy rất kinh ngạc nghĩ

thầm:

-"Việc gì cũng thế, mắt có trông thấy mới là thật, chứ lời nói của người ta không

sao tin cậy được. Theo như thiên hạ đồn đại, võ công của Ngọc Phủ Tuý Tiều chỉ

thuộc vào hạng trung bình thôi, sao thế búa của y lại oai hùng đến như vậy? Trong

phủ thức bao hàm vô cùng thần diệu".

Độc Cô Sách thấy thế búa của Bách Biểu thần diệu như thế, rất kinh ngạc Giang

Tử Kỳ cũng vậy, y phải giở tuyệt kỹ khinh công môn "Di Hình Hoán ảnh" ra tránh

né liên tiếp, miễn cưỡng lắm mới tránh thoát được thế Trầm Hương Cửu Mẫu của

đối phương.

Bách Biểu thấy hiệp thứ nhất của mình đã làm cho đối phương cuống quít, lại

giở ngay hai thế "Ngô vương phạt quế" với Ngũ Đinh khai sơn" ra một lúc, thế búa

của y như sấm như sét còn oai mãnh hơn thế thứ nhất nhiều.

Tử Kỳ kinh ngạc khôn tả y ẩn tích trong Ly Hồn Cốc ở núi Dã Nhân, khổ luyện

võ công thân pháp gần ba mươi năm, bây giờ đã giở hết những tài ba tuyệt diệu ra

mới không bị búa của Bách Biểu đả thương. Như vậy, y làm gì còn có cơ hội trả

đũa nữa? Y là một kẻ hung ác ghê gớm năm xưa chỉ bị thua có Đại Bi Tôn Giả với

Nam Môn Vệ thôi, còn ngoài ra y chưa hề bị thua một người nào hết. Vì vậy y hổ

thẹn quá hoá tức giận cười khẩy một tiếng, vội rút cái quạt vàng ra cầm ở trong

tay.

Bách Biểu tấn công xong ba thế búa ấy dù đối phương đã phải gắng sức lắm mới

né tránh nổi, nhưng y vội cắm búa ngọc vào ngang lưng không tấn công tiếp nữa

rồi chấp tay chào Tử Kỳ và nói:

-Có lẽ Giang huynh thương Đổng mỗ già nua lẩm cẩm nên mới nhường luôn cho

mỗ ba hiệp như thế. Xin chào Giang huynh chúng ta sẽ tái ngộ sau.

Tử Kỳ đã chót nói khoác, chỉ trong ba hiệp là có thể đánh bại được đối phương,

nay đấu ba hiệp liền không trả đũa được một thế nào, tất nhiên y phải hổ thẹn

khôn tả. Nhưng chả lẽ lại bảo là không kể hay sao, y đang phân vân khó xử, thì

bỗng nghe thấy phía đằng xa có tiếng cười lanh lảnh vọng tới. Tiếp theo đó, có một

thiếu nữ tuyệt sắc mặc áo xanh bơi một chiếc thuyền đi nhanh như bay tới. Kim

Phiến Thư Sinh Giang Tử Kỳ ở Miêu Cương lâu năm không những không biết tên

tuổi của Điền Thúy Thúy, cả mặt và hình dáng của nàng ra sao, y cũng không hay

nốt. Y chỉ trông bề ngoài đã nhận biết thiếu phụ này là người có võ công khá cao

siêu rồi.

Điền Thúy Thúy đậu chiếc thuyền vào bờ, từ từ đi lên trên bờ, đưa mắt liếc nhìn

Đổng Bách Biểu rồi mỉm cười hỏi:

-Lão già họ Đổng ở đây làm chi? Có phải muốn uống với tôi mấy chén rượu đấy

không?

Bách Biểu không những biết mặt biết tên thiếu phụ này mà còn nếm qua mùi

khốn khổ của nàng ta nữa, nên y thấy nàng bỗng xuất hiện ở đây đã phải cau mày

lại, gượng cười đáp:

-Điền cô nương khéo nói bông thật. Già này thì xứng làm sao với cô nương mà

dám uống rượu với cô nương như thế?

Thì ra Điền Thúy Thúy là người rất dâm đãng lời nói "uống rượu với tôi" của

nàng ta đó là tiếng lóng, ý nghĩa chính của nó là ngủ với nhau, chứ không phải là

uống rượu thật. Tuy nhiên Bách Biểu phải hiểu biết ý nghĩa câu nói ấy, nên y sợ

toát mồ hôi mà vội trả lời như trên.

Thúy Thúy nói bông chứ không phải là nói thật nhưng nghe thấy Bách Biểu trả

lời như thế, nàng vẫn lạnh lùng nói tiếp:

-Lão già họ Đổng đã không dám tiếp rượu với bổn cô nương, thì đi ngay, còn

đứng đó làm chi? Chả lẽ lão còn đợi ý trung nhân của ta đã hẹn tới đây để làm mất

hết hứng thú của ta với chàng hay sao?

Bách Biểu nghĩ ngay ra được một kế bụng bảo dạ rằng:

-"Hiện giờ hai người này: Giang Tử Kỳ là hung nhân khét tiếng vào hồi ba mươi

năm về trước, còn Điền Thúy Thúy là ác nữ nổi danh ngày nay. Sao ta không nhân

lúc này dùng lời lẽ khiêu khích để cho chúng đánh nhau một trận, dĩ ma giáng ma

có hơn không?"

Lão hiệp đã quyết định như vậy liền gượng cười đáp:

-Lão tiều phu này không dám trái lệnh của Điền cô nương. Lão xin đi ngay.

Nhưng bạn họ Giang này chưa chắc đã chịu để yên cho lão đi.

Điền Thúy Thúy vội quay người lại, trố mắt nhìn vào mặt Kim Phiến Thư Sinh,

người thứ sáu trong nhóm Cửu Đại Hung Tà, mà tiếng tăm đã lừng lẫy càn khôn

một hồi, rồi cười khẩy một tiếng, và nói:

-Họ Giang kia, ngươi là cái thá gì mà dám không nghe lời bổn cô nương?

Tử Kỳ đang kinh hoảng vì ba thế búa của Bách Biểu quá lợi hại trong lòng đang

nghĩ thầm:

-"Lão tiều phu nghiền rượu, coi rượu quý hơn cả tính mạng này, không ngờ công

lực lại cao siêu đến như thế".

Y vừa nghĩ tới đó, đã thấy Điền Thúy Thúy tới, và ra lệnh quát bảo Bách Biểu

một cách rất hống hách, y càng kinh ngạc thêm và nghĩ tiếp:

-"Đã ngót ba mươi năm, ta chưa hề bước chân vào Trung Nguyên, không ngờ

Trung Nguyên đã xuất hiện nhiều tài năng đến thế. Không hiểu thiếu phụ áo xanh

đẹp một cách đáng sợ, lẳng lơ một cách kỳ lạ này là ai? Lai lịch của nàng ta ra

sao?"

Nếu là người khác quát bảo như vậy, Tử Kỳ đã sớm giở thủ đoạn ác độc ra đối

phó rồi, nhưng y thấy Điền Thúy Thúy đẹp như tiên nữ, mới trông thấy y đã hồn

siêu phách lạc, nên nghe nàng nói, xong y vẫn tươi cười mà thủng thẳng đáp:

-Họ Giang này mai danh ẩn tích ở trong Ly Hồn Cốc trên núi Dã Nhân ngót ba

mươi năm, không khác gì một người bị đuổi ra khỏi võ lâm và bị các nhân vật ở

Trung Nguyên đã quên bẵng từ lâu. Thảo nào Điền cô nương...

Y chưa nói dứt, Điền Thúy Thúy đã tươi cười, hỏi:

-Người đã ẩn danh ở Ly Hồn Cốc trên núi Dã Nhân ngót đã ba mươi năm, lưng

lại đeo cái quạt vàng như vậy, chắc ngươi là Kim Phiến Thư Sinh Giang Tử Kỳ

trong nhóm Cửu Đại Hung Tà năm xưa phải không?

Tử Kỳ kêu "ủa" một tiếng, gật đầu vừa cười vừa đáp:

-Cô nương biết cả tiện danh lẫn liệt hiệu của tại hạ như vậy thật là hiếm có.

Nói xong, y giơ hai tay phải lên, phất tay áo một cái, liền đó có ba sợi dây vàng

bay lên trên không ngay.

Thì ra, nhân lúc Điền Thúy Thúy nói chuyện với Tử Kỳ, Bách Biểu đã lẳng lặng

định thoát thân nhưng vừa đi tới đằng mũi thuyền, thì bị ba cái gai vàng như ba sợi

dây phi tới. Y chỉ kêu lên được một tiếng "hụ" rất khẽ, đã té vào trong khoang

thuyền ngay.

Tử Kỳ cười như điên như cuồng nói tiếp:

-Bách Biểu nghe ta nói đây. Ngươi đã trúng phải Tuyệt Mệnh Kim Mang của ta

thì giỏi lắm chỉ có thể sống được đến giờ Ngọ trưa mai thôi. Nếu ngươi chịu nghe

lời ta, đến giờ mão hay giờ Thìn ngày mai ngươi treo một lá phướn trắng lên chỗ

trước cửa, Giang Tử Kỳ này sẽ đến giải cứu cho ngươi thoát chết liền.

Bách Biểu nghiến răng mím môi chịu đựng lẳng lặng chèo thuyền đi ngay.

Đã biết rõ lai lịch của Giang Tử Kỳ rồi, Điền Thúy Thúy không còn vẻ kiêu

ngạo như trước nữa, đưa mắt nhìn theo Bách Biểu rồi mỉm cười hỏi Tử Kỳ rằng:

-Bạn họ Giang định sai bảo lão già họ Đổng đi làm việc gì thế? Sao lão phế vật

ấy không tuân lệnh bạn?

Giang Tử Kỳ không dại gì tiết lộ bí mật của mình cho nàng ta hay y chỉ lắc đầu

đáp:

-Điền cô nương chớ nên coi thường y, Đổng Bách Biểu không là phế vật như cô

nương tưởng tượng đâu, Võ công của y rất cao siêu đấy.

Thúy Thúy vừa cười vừa đỡ lời:

-Có phải bạn đã ra tay đấu với y phải không?

Tử Kỳ đáp:

-Phải, mỗ tay không đấu mấy thế búa với y, không ngờ oai lực của y lại rất cao

cường.

Thúy Thúy như cười mà không phải là cười nhìn Tử Kỳ nói tiếp:

-Có phải bạn chỉ đấu với y có 3 hiệp không?

Tử Kỳ ngạc nhiên hỏi lại:

-Lúc ấy Điền cô nương còn chưa tới núi Mã Tích này, sao cô nương lại biết rõ

như thế?

Thúy Thúy không sao nhịn được, liền cười khanh khách, trông mặt nàng tươi như

hoa nở và đầy tình tứ. Thấy nàng ta lẳng lơ như vậy Tử Kỳ cũng phải động lòng,

hai má nóng hổi ngay và ngạc nhiên hỏi:

-Tại sao Điền cô nương lại cười như vậy?

Thúy Thúy vẫn cười hoài:

-Tôi cười người lừng danh thiên hạ như Kim Phiến Thư Sinh mà còn bị mắc lỡm

Đổng Bách Biểu như thế.

Càng ngạc nhiên thêm, Tử Kỳ hỏi tiếp:

-Tại hạ có mắc hỡm gì đâu?

-Võ công của Bách Biểu rất tầm thường, nhưng hồi còn tráng niên, y vào rừng

đốn củi, ngẫu nhiên gặp một dị nhân truyền ba thế Giáo Kim Phủ Pháp cho y. Ba

thế búa ấy lợi hại lắm. Người không biết rõ căn bản của y thì thể nào cũng phải

kinh hãi, nhưng nếu đấu tới thế thứ tư y sẽ lộ tẩy tài hèn sức yếu ngay. Sự thực, y

không chịu đựng nổi một cái đánh.

Tử Kỳ nghe nói với vỡ nhẽ, thảo nào mình ném ba mũi Tuyệt Mệnh Kim Mang

mà y không tránh thoát nổi một mũi nào hết.

Thúy Thúy nói xong đưa mắt nhìn hồ nước và cau mày lại. Tử Kỳ mỉm cười hỏi:

-Điền cô nương nhìn gì thế?

Điền Thúy Thúy kêu "ủa" và đáp:

-Vừa rồi tôi chả nói là gì, tôi có hẹn ước với một người bạn tới đây uống rượu với

tôi.
Bình Luận (0)
Comment