Lưỡng Đô Ký Sự

Chương 51

Nhàn mộng viễn,

nam quốc chính thanh thu.

Thiên lý giang sơn hàn sắc viễn,

lô hoa thâm xử bạc cô chu.

Đối với chuyện Tống Tắc bị điều đi nhậm chức ở Kinh Châu, Thái hậu dường như là chẳng hề quan tâm, khiến cho Đường Oanh càng lâm vào mâu thuẫn. Thái hậu không để tâm tới tiền đồ của Tống Tắc, Tống Tắc đối với nàng mà nói có cũng được không có cũng chẳng sao, nhưng thái độ hờ hững như thế là càng khiến cho Đường Oanh không hiểu sao có chút chột dạ.

Cũng may, ngày này qua ngày khác, sinh thần của Thái hậu cũng sắp tới, những việc vụn vặt kia cũng đều bị Đường Oanh quăng ra sau đầu, còn lại thời gian rảnh rỗi vẫn di giá Vị Ương cung.

Hôm ấy, lúc nàng tới, Thái hậu và Nhan Thù đang xem một bức họa.

Hai án kỷ hợp lại một chỗ, bức họa dài rộng trải bên trên. Đây là một bức vẽ tứ cảnh Kim Lăng, bốn mùa xuân hạ thu đông hiện ra trước mắt, khung cảnh phố phường phồn hoa náo nhiệt. Không khí trong ấy có ý vị đặc trưng chỉ Kim Lăng mới có, nét bút tin xảo xuất chúng, đây hẳn là bức của một cao nhân.

Hai người đang chăm chú xem tranh, Đường Oanh nhẹ bước đi tới, từ xa đã nhìn được hai câu đề: 'Lô hoa thâm xử bạc cô chu, địch tại nguyệt minh lâu.[1]

Đều là chăm chú ngắm nhìn, nhưng cách Nhan Thù và Thái hậu xem tranh lại hoàn toàn khác biệt. Nhan Thù xem tranh với ánh mắt tán thưởng, thi thoảng gật đầu tâm đắc, thi thoảng lại nheo mắt lắc đầu, chốc lát uống một ngụm trà. Đường Oanh nhìn bóng lưng của Thái hậu, dù chẳng thấy nét mặt nàng lại rõ ràng rằng nàng đang lạc mình vào trong tranh, như thể có nhìn thế nào cũng là không đủ.

Chỉ là bóng dáng mà thôi, Đường Oanh cũng đã có thể phác họa ra trong đầu mình một đôi mắt an tĩnh như làn nước, đôi mắt đã bao năm che giấu nỗi niềm cùng mong nhớ cố hương.

Kim Lăng, đây cũng đã trở thành một loại gánh nặng trong lòng Đường Oanh.

"A nương." Đường Oanh nhẹ giọng.

Nàng nâng bước đi tới ngồi xuống bên Thái hậu, lại cười với Nhan Thù, bộ dáng ung dung thong thả: "Hôm nay a cữu cũng ở đây." Từ đầu đến cuối đều tự nhiên.

Kim Lăng Nhan thị là đại gia tộc, con cháu hậu bối như cành lá xum xuê, người đông thì mâu thuẫn càng nhiều, Đường Oanh tuy không rõ năm xưa vì cớ gì mà Nhan Thù quyết tuyệt với gia tộc, nhưng nàng cũng không có tâm tư hiếu kỳ muốn tìm hiểu. Nhưng lại nói, giả như năm đó Nhan Thù còn tại gia thì đã không đến lượt Nhan Tốn chiếm dòng trưởng bối, ỷ thế làm loạn.

Ai có chí nấy, Nhan Thù nhập kinh đã mấy tháng lại chẳng lộ ra nửa phần ý tứ muốn xuất sĩ nhập quan, xem ra đích thực là ẩn sĩ quái tài, tới lui cũng chỉ muốn du hí đó đây mà thôi. Đường Oanh cũng biết Nhan Thù và Thái hậu tình nghĩa huynh muội sâu đậm, ban cho một chức suông, đi lại ở Yên Kinh cũng thuận lợi hơn nhiều.

Nhan Thù cười với nàng: "Có người bằng hữu tặng một bức tranh, ta liền mang vào cung để Thái hậu đánh giá một chút."

Hai người nói qua lại vài câu, Thái hậu đã không nói không rằng cho người cuộn tranh lại. Phàm là tranh vẽ hay thư pháp, mặt ngoài đều có dấu đỏ và ghi chú ngày tháng. Đường Oanh nhanh mắt nhìn một phen, con dấu kia không phải là dấu của danh gia mà nàng biết, cũng chẳng có ngày tháng chú giải. Cho nên, nói có bằng hữu tặng tranh, chi bằng nói có bằng hữu cố ý vẽ tranh gửi tới.

Giấu suy đoán trong lòng, đưa mắt nhìn sang lại thấy thần sắc Thái hậu vẫn như cũ, bỗng nhiên trong lòng Đường Oanh lại trào ra một cỗ chua xót không tả rõ được. Hoàng cung này như một lồng sắt rộng lớn tinh xảo, khóa trái nàng ở đây hơn mười năm, nàng chưa từng vì mình mà sống. Tỉ như trước mắt bây giờ, Đường Oanh biết Thái hậu sợ mình kiên quyết dời đô, cho nên mới giấu đi hết tình cảm và tâm tư như thế này.

Dời đô quả là một chuyện lớn. Yến Kinh là đất long hưng của triều đại, có được ưu thế trời ban về mạt địa lý, đương nhiên không cần phải nói. Giả như Đường Oanh muốn dời đô Kim Lăng, văn võ cả triều nhất định sẽ kiên quyết phản đối, thậm chí là lấy cái chết ra can gián. Kim lăng là đất phồn hoa vương giả không sai, nhưng triều đại trước đây định đô Kim Lăng, cuối cùng đã sụp đổ ngay ở nơi ấy.

Vô luận có làm hay không làm, việc này cũng không thể gấp, càng không thể nói ra miệng dễ dàng.

Đường Oanh cúi đầu, lặng lẽ thở dài, ngẩng đầu lên thần sắc đã trở về như cũ, thuận tiện tán ngẫu vài chuyện trong cung.

- --

Ngày mười ba tháng Chạp là sinh thần Thái hậu.

Văn võ bá quan tiến cung chúc mừng, vương công tôn thất dâng đủ loại vật phẩm. Quan Lộc tử chấp chưởng tứ yến tiền triều, Thượng Thiện giám lo gia yến hậu đình. Ăn uống linh đình, trà rượu mấy hồi, khoái hoạt hòa thuận, tới khi yến đã qua sáu bảy phần, mọi người cười khen rượu của Sở Vương không chỉ giúp người say mà còn giúp giải sầu. Sở Vương nghe thế hết sức vừa ý, uống đến say sưa chẳng biết trời đất.

Nam nhân ngồi bên bàn tiệc rượu, trước bàn quốc chính sau bàn gia sự, có rượu trợ hứng lại càng náo nhiệt. Chư công dù đã ngà say, ai nấy cũng đều được bố trí cung nga nội thị hầu hạ tiễn về phủ. Mệnh phụ nữ quyến cũng không thể lưu lại trong cung, sau khi thỉnh an Thái hậu cũng nối nhau cáo lui xuất cung.

Gia yến thiết ở Thượng lâm uyển. Tiệc đã tàn, vào đông gió lạnh thấu xương, thoảng về đây, mang theo tiếng đàn sáo du dương tới bên tai. Dưới chân là con đường đá, cung nhân đứng hai bên, cầm trên tay ngọn đèn lồng, soi rọi sáng bốn phía đình uyển.

Thiên Thu yến hôm nay Dư Sênh và Bạc Ngọc cũng tới. Đường Oanh đã cho Thanh Đại và Trì Tái đi tiễn hai người xuất cung, lúc này trừ cung nga và nội thị cũng chỉ còn có nàng và Thái hậu mà thôi.

"A nương, mì trường thọ hôm nay ngon không?" Đường Oanh nhẹ giọng hỏi.

Thái hậu nghiêng đầu nhìn, thấy người đó đang cúi đầu nhìn đất, như thể đang hồi hộp bất an. Nàng cong môi, làm như không biết gì: "Ngon, xem ra Thượng Thiện giám đổi người, mì này hôm nay còn hợp khẩu vị hơn trước."

"Thật sao?" Đường Oanh cao giọng hỏi lại, "Mì trường thọ là ta tự tay làm." Đây là lần đầu tiên nàng tự mình xuống bếp.

Thái hậu suy nghĩ một hồi, lại nói: "A? Giờ nghĩ lại mới thấy sợi mì có hơi lớn."

"Nhưng mì không phải do ta nhào."

"Nước dùng cũng chưa đủ ngon."

"Có lẽ lúc chọn nguyên liệu không được tốt."

"Thêm nữa, nhớ không nhầm thì hơi mặn."

"Mặn? Có lẽ... ai đó bỏ thêm muối a?"

Thái hậu dừng bước, quay lại đối diện với Đường Oanh: "Nói vậy thì mì trường thọ rốt cuộc là do ai làm?" Khóe môi nàng chất chứa ý cười xảo quyết hiếm thấy, nếu nói nụ cười của nàng xưa nay dịu nhẹ như hoa lê, nụ cười lúc này có lẽ là sáng lạn như nắng chiều, tựa hồ còn chói mắt hơn cả đèn đuốc bốn phía.

Đường Oanh lần đầu thấy nàng cười đến vui vẻ như thế, dù hiểu mình đang bị trêu đùa một phen, thế nhưng cũng rất phối hợp: "A nương thật là..." Cúi đầu, vành tai hồng lên, đầu mày nhăn lại, rõ là không có khí độ quân vương chấn nhiếp triều thần, lúc này lại trở về làm tiểu nữ tử chọc người yêu mến.

"Ngốc nghếch, đương nhiên ta biết ngươi tự tay nấu, sao ta có thể không thích được?" Thái hậu tiến lại gần, bàn tay vốn đang giấu trong áo khoác lông chồn lúc này đưa lên phủ trên sườn mặt người kia, ngữ điệu ôn nhu dịu dàng: "Tâm ý của ngươi, ta vẫn luôn rõ ràng."

Một câu này khiến sống lưng Đường Oanh cứng ngắc, giọng nói ẩn ẩn run: "A nương, ta..."

"Thực hiếu thuận, mỗi ngày đều thế, luôn luôn như thế." Giọng nàng như cơn gió, thổi bay mọi loại cảm xúc phức tạp trong lòng Đường Oanh, chỉ chừa lại hổ thẹn và áy náy.

Đường Oanh cúi đầu, Thái hậu nhìn nàng, nghi ngờ trong đáy mắt càng thêm nồng đậm.

"Đèn Khổng Minh!" Nhẫn Đông giật mình thất thanh, quay đầu chỉ lên trời đêm phía xa.

Hai người đều nhìn về hướng ấy.

Cách đây không xa, ở phía Trường Đình giữa Thượng Lâm uyển, từng chiếc đèn Khổng Minh chầm chậm bay lên không trung. Gió lạnh phương Bắc vẫn đang gào thét, ngọn lửa trong đèn Khổng Minh lúc sáng lúc tối mà chưa khi nào tắt, cứ thế bay lên tầng không, lẫn vào với sao trời, chiếu sáng cả trời đêm đen như mực.

Chuyện thế này, dùng ngón tay cũng biết là do ai làm nên.

Thật nhiều đèn Khổng Minh không ngừng được thả lên không trung, tức khắc bay lên, vừa hay có cơn gió thoảng qua, trăm hoa rơi rụng như sương.

Đèn Khổng Minh như sao trời, sao rơi như mưa.

Thái hậu nhìn, nét cong trên môi càng lúc càng sâu, đôi mắt luôn trầm tĩnh như nước của nàng lúc này phản chiếu cả bầu trời đêm, trời đêm chỉ vì mình nàng mà sáng như ban ngày. Đường Oanh nhìn, thấy Thái hậu nở nụ cười khi ấy mới có thể an lòng. Nàng lúc này nguyện chẳng làm minh quân như Nghiêu Thuấn, lại càng giống Chu U vương phóng hỏa hí chư hầu, mà người trước mắt này đã thành Bao Tự nhất tiếu khuynh thành.[2]

"A nương, người thích là tốt rồi, gió đêm lạnh chớ ở đây lâu." Đường Oanh kéo tay áo Thái hậu, khuyên nhủ.

Thái hậu gật đầu, lại đứng lặng một lát như lâm vào trầm tư, một chốc sau mới nhấc bước đi. Đi chưa được vài bước nàng đã vấp phải thứ gì đó, khiến Đường Oanh vội vàng đỡ lấy. "A nương?" Đường Oanh cảm nhận được Thái hậu đang nắm lấy tay mình gắt gao, dùng lực đến mức có chút khiến nàng lo lắng. Chỉ một khắc sau cái nắm tay đã lỏng ra, thần sắc chẳng đổi mà nói: "Trường Canh, Sở Vương thúc gia khi nãy uống nhiều, cung nhân chăm sóc ta không yên tâm. Ngươi nên quay về kiểm tra một chút xem sao."

Không yên tâm, sao bây giờ mới nói?

Đường Oanh do dự: "Ta đưa người về trước, sau sẽ quay lại."

"Ta nói ngài đi bây giờ, ngài có đi không?" Ngữ điệu lãnh ngạnh chưa từng có, cường thế khiến người ta khó lòng chống đối.

"Đường Oanh im lặng mà nhìn, lại chỉ thấy Thái hậu cúi đầu nhìn con đường dưới chân, không biểu lộ ra điều gì khác, cũng đành nhượng bộ: "Được, ta đi bây giờ." Trước khi đi còn không quên dặn dò Nhẫn Đông chăm sóc Thái hậu cho tốt.

Lát sau, Nhẫn Đông thấy thân ảnh của Hoàng đế biến mất trong tầm mắt, lúc ấy mới tới đỡ Thái hậu, lo lắng hỏi han: "Điện hạ, ngài..." Nhẫn Đông quan sát đôi mắt chủ tử, lại hướng về phía Từ Cửu Cửu mà nâng giọng: "Truyền phượng liễn!"

- -- Hết chương 47 ---

[1] Vọng Giang Nam (Lý Dục):

"Nhàn mộng viễn, nam quốc chính thanh thu.

Thiên lý giang sơn hàn sắc viễn.

Lô hoa thâm xử bạc cô chu.

Địch tại nguyệt minh lâu."

[2] Phóng hỏa hí chư hầu (烽火戲諸侯), điển tích nổi danh về mối họa hồng nhan, quân vương vì ham mê nữ sắc mà làm mất nước. Chu U vương nhà Chu nạp một mỹ nhân tên Bao Tự vào cung, nhưng nàng không vui và không bao giờ cười. Để Bao Tự cười, Chu U vương tìm mọi cách, thậm chí dùng nghìn lượng vàng để thưởng ai có thể khiến nàng cười. Sau đó Chu vương nghe Thạc Phụ nước Quắc đốt đài lửa đùa giỡn với chư hầu chỉ để mua vui khiến Bao Tự cười, cuối cùng làm cho nhà Chu diệt vong.
Bình Luận (0)
Comment